MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỔ BHXH 4
I. Khái quát chung về BHXH 4
1. Vai trò của BHXH 4
2. Đối tượngcủa BHXH và công tác quản lý đối tượng tham gia. 6
3. Các chế độ BHXH 8
4. Quỹ BHXH 11
II. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. 16
1.Các phương thức quản lý đối tượng tham gia BHXH. 16
2. Điều kiện, đối tượng, phạm vị cấp sổ BHXH. 25
3. Quản lý sổ BHXH 29
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỔ BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
I. Khái quát chung về chính sách BHXH qua các giai đoạn. 31
1. Giai đoạn 1945- 1986. 31
2. Giai đoạn 1987 đến 1995. 33
3. Giai đoạn từ 1995 đến nay: 36
II. Thực trạng quản lý và sử dụng sổ BHXH trong giai đoạn 1996-2004. 38
1. Trình tự cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH. 38
2.Các quy định về sử dụng sổ BHXH. 44
3. Thực trạng cấp và quản lý sổ BHXH. 46
Chương III:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC CẤP VÀ QUẢN LÝ SỔ BHXH. 54
I. Phương hướng cơ bản. 54
1. Công cụ quản lý. 54
2. Tiêu chí và nội dung phản ánh. 54
II. Một số đề xuất và kiến nghị. 55
1. Kiến nghị chung 55
2. Một số đề xuất cụ thể 57
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bàn về công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH tại cơ quan BHXH Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
2.1.2. Đối tượng cấp sổ BHXH theo quy định tài điều 3 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị Định số 45/ CP cấp ngày 15/7/1993 của Chính phủ, bao gồm:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân;
- Cán bộ thuộc ngành cơ yếu hưởng lương theo hệ thống tiền lương lực lượng vũ trang;
Các đối tượng quy định tại điểm 1 và 2 ( gọi chung là người lao động) đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương do cơ quan đơn vị cũ trả thì cũng thuộc diện cấp sổ BHXH.
Trường hợp những người thuộc diện quy định thuộc nhóm 1 và 2 trên nhưng làm việc theo tính chất mùa vụ hoặc theo thể thức hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng thì không cấp sổ BHXH.
2.1.3. Cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, Điều 3, Nghị đinh số 09/1998/NĐ- CP ngay 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị Định 50/CP ngay 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, bao gồm:
Bí thư Đảng uỷ xã, Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội Đồng nhân dân (nơi Bí thư Đảng uỷ xã không kiệm nghiệm Chủ tịch Hội Đồng nhân dân xã), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội Đồng nhân dân xã; Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Chủ tịch mặt trận, trưởng các đoàn thể ( Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh), xã đội trưởng, trưởng, phó công an xã, uỷ viên uỷ ban nhân dân xã, các chức danh khác thuộc Uỷ Ban nhân dân cà 4 chức danh chuyên môn: Địa chính, Tư pháp, tài chính - kế toán, Văn phòng uỷ ban nhân dân xã.
2.1.4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại điều 2, điều 7- Nghị định số 152/1999/NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bao gồm:
Người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức:
- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động.
- Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
2.1.5. Người lao động làm việc ở các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/199/NĐ-CP ngày 19/08/199 của Chính Phủ.
Tất cả đối tượng trên đây gọi chung là người lao động.
2.2. Điều kiện và phạm vi cấp sổ BHXH.
2.2.1. Điều kiện để được cấp sổ BHXH:
- Các đối tượng là người lao động theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Người lao động có đóng BHXH và có đầy đủ quyền công dân theo quy định của Pháp luật.
- Người sử dụng lao động có đóng BHXH có đủ điều kiện về quản lý, sử dụng lao động và tham gia BHXH theo đúng quy định của Pháp luật.
2.2.2. Phạm vi cấp sổ BHXH:
* Nguyên tắc chung:
- Sổ BHXH do BHXH Việt Nam phát hành, được sử dụng thống nhất trong cả nước chỉ có một loại theo đúng mẫu, màu sắc, kích thước, nội dung quy định trong quyết định số 1443/ LĐTBXH ngày 09/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao Động- Thương binh xã hội về việc ban hành mẫu sổ BHXH.
- Người lao động thuộc các lĩnh vực: hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị, xãc hội thuộc khu vực Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, cơ quan nước ngoài hay trong lực lượng vũ trang hoặc ở khu vực xã, phường đều được thực hiện theo một quy trình, trình tự cấp sổ BHXH chung, một phương pháp đánh số, một phương pháp ghi, xác nhận thống nhất.
* Phân định phạm vi về cấp, quản lý và sử dụng BHXH:
Đối tượng là người lao động quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 73/1999/NĐ- CP ngày 19/08/1999 của Chính Phủ được thực hiện theo các quy định chung quy định tại Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 26/04/1996 của Bộ lao động- Thương Binh & Xã hội và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
- Các trường hợp quy định đặc thù:
+ Người lao động theo Nghị Định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ: Về nguyên tắc thực hiện theo quy định chung. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của lực lượng vũ trang, nên BHXH chỉ đóng dấu giáp lai bằng dấu của BHXH trên sổ BHXH chưa sử dụng trước khi cấp cho quân đội, công an. Quá trình cấp sổ, xét duyệt, thẩm định, xác nhận trên sổ BHXH phân cấp cho BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Công An.
+ Người lao động theo Nghị định số 152/ 1999/NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ: Do tính chất lao động của người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài nên việc thu nộp BHXH của người lao động ( cơ quan, đơn vị được phép tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài nộp thay) được quy định 6 tháng 1 lần, mức nộp cũng quy định khác nhau: nếu trong nước đang tham gia BHXH thu nộp bằng 15% trên mức lương, phụ cấp trước khi đi. Lao động phổ thông thì bằng 2 lần mức lương tối thiểu (thông tư số 17/TT-LĐTBXH ngày 24/04/1997 của Bộ lao động- Thương binh & Xã hội). Trường hợp người lao động chưa được cấp sổ BHXH, người sử dụng lao động lập sổ BHXH cho người lao động, khi người lao động mới ký ở trang 3 và thực hiện tiếp theo các quy định về sổ BHXH ( nếu người lao động thôi việc hưởng chế độ trợ cấp một lần, hay người lao động tiếp tục làm việc)
Riêng đối với trường hợp người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với phía nước ngoài thì mọi giao dịch về thanh toán, thu nộp BHXH và cấp sổ BHXH được thực hiện thông qua Sở LĐ- TB& XH nếu người lao động đăng ký trước khi đi.
+ Người lao động theo Nghị định 09/1998/NĐ- CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ: Về nguyên tắc là thực hiện theo quy định chung, nhưng có đặc thù riêng về mức nộp là 10% và 5% trên mức sinh hoạt phí và việc ký xác nhận trên sổ quy định bí thư huyện ủy xác nhận trên sổ BHXH cho Bí thư, phó Bí thư hoặc thường trực Đảng uỷ xã, phường có thời gian làm việc và đóng BHXH trước ngày 01/01/1998 còn các chức danh khác do Chủ tich UBND huyện ký xác nhận. Từ ngày 01/01/1998 trở đi do Chủ tịch UBND xã ký, xác nhận.
+ Người lao động thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ được tự đóng tiếp BHXH với mức 15% lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan BHXH quận huyện nơi cư trú. Người lao động ký trên cột 9, cơ quan BHXH quận huyện ký trên cột 10, người lao động trực tiếp quản lý sổ BHXH.
3. Quản lý sổ BHXH
3.1.Người lao động:
Người lao động trực tiếp quản lý sổ BHXH, nhận sổ BHXH và các giấy tờ liên quan trong các trường hợp di chuyển đơn vị làm việc hoặc khi tạm ngừng tham gia BHXH do thôi việc, chưa hưởng BHXH. Trong quá trình quản lý sổ BHXH không được tự ý sửa chữa, tẩy xóa, ghi chép trên sổ BHXH, phải đảm bảo an toàn, không để hư hỏng, mất mát. Trường hợp đặc biệt khi thay đổi, biến động về nhân thân ( họ, tên, ngày tháng năm sinh) người lao động phải có đơn trình bày kèm theo các giấy tờ liên quan gửi cho cơ quan BHXH để lưu cùng hồ sơ cấp sổ BHXH làm căn cứ khi giải quyết các chế độ BHXH sau này.
Người lao động có quyền được kiểm tra, xem xét các nội dung ghi trong sổ BHXH. Có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan BHXH hoặc các cơ quan có trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc kê khai, xác nhận, ghi và cấp sổ BHXH không đúng quy định cho bản thân cũng như đối với người lao động khác.
3.2. Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động quản lý sổ BHXH trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, đồng thời lập, ghi, xác nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi bổ sung kịp thời khi một trong những yếu tố liên quan đến mức đóng BHXH của người lao động thay đổi.
Khi người sử dụng lao động thay đổi về pháp nhân ( tên đơn vị,chức danh lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị) liên quan đến việc quản lý, ghi và xác nhận trên sổ BHXH phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH.
Người sử dụng lao động trong phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình quản lý sổ BHXH và các hồ sơ, giấy tờ liên quan của người lao động không để hư hỏng, mất mát. Những người không có thẩm quyền không được sao chụp, ghi chép, sửa chữa trên sổ BHXH. Trong các trường hợp thiên tai, hỏa hoạn làm mất, hỏng sổ BHXH, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH để phối hợp xử lý. Định kỳ phải tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng và bảo quản sổ BHXH.
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỔ BHXH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Khái quát chung về chính sách BHXH qua các giai đoạn.
1. Giai đoạn 1945- 1986.
1.1. Giai đoạn 1945- 1961.
BHXH là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội, nên ngay từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các vấn đề xã hội, trong đó chính sách đối với người lao động khi nghỉ hưu đã được quan tâm đáng kể. Nhà nước đã thành lập quỹ hưu bổng và quan hệ thu nộp tiền vào quỹ hưu bổng đầu tiên được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ quy định tại các Sắc lệnh số 105/SL( 1946), trong đó quy định người lao động được BHXH theo loại hình hưu trí phải đóng từ 6% đến 10% tiền lương hàng tháng và công quỹ trích 7% đến 10% nộp vào quỹ hưu bổng. Đến năm 1950 Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 77/SL ( 22/5/1950) ban hành quy chế công nhân bổ sung hoàn chỉnh mức nộp và mức hưởng BHXH.
Nhìn lại các chế độ đã ban hành ở giai đoạn này thấy rằng do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi dành được độc lập, trong hoàn cảnh kháng chiến kinh tế còn nhiều thiếu thốn nên chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới thực hiện được mốt số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiều cho công nhân viên chức Nhà nước. Các khoản về hưu trí và mất sức lao động còn lẫn lộn với tiền lương nên rất khó khăn cho việc hạch toán, chi BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện, 100% nguồn chi lấy từ Ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, chính sách BHXH giai đoạn này có ý nghiã giải quyết khó khăn cho công nhân viên chức Nhà nước khi tuổi già hoặc mất sức lao động đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến người lao động thông qua chính sách BHXH.
1.2.Giai đoạn 1/1/1962 đến 1986:
Đăc điểm: Giai đoạn này Nhà nước bắt đầu thành lập quỹ BHXH thuộc Ngân sách Nhà nước và quy định điều chỉnh các quan hệ thu nộp tiền vào quỹ BHXH, thay thế các quy định trước đó về các chế độ chỉ mang tính chất BHXH
Các quan hệ thu nộp BHXH được thiết lập như sau:
- Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước.
- Nghị định số 39/CP ngày 22/03/1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nội dung thu- chi quỹ BHXH của Nhà nước.
- Quyết định số 62/CP ngày 10/04/1964 của Hội đồng Chính phủ quy định Bộ Nội vụ được quản lý 1% trong tổng số 4,7% thu BHXH.
Trong các Nghị định và Quyết định trên của Chính phủ có một số nội dung điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và đối tượng thu nộp BHXH, chủ yếu trên những mặt cơ bản sau:
+ Tiền do các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường của Nhà nước nộp hành tháng vào tháng 04/1964 Quỹ BHXH được ấn định là 4,7% so với tổng quỹ tiền lương của công nhân viên chức Nhà nước.
+ Về quản lý Quỹ BHXH:
Tổng công đoàn quản lý từ tháng 01/01/1962 là 4,7% và từ còn quản lý 3,7%.
Bộ Nội vụ quản lý 1% từ tháng 04/1964
Tại văn bản quy phạm pháp luật này Chính phủ đã quy định thực hiện 6 chế độ chính sách về BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước là:
- Chế độ ốm đau.
- Chế độ thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ mất sức lao động.
- Chế độ tử tuất.
2. Giai đoạn 1987 đến 1995.
2.1. Giai đoạn từ 1987 đến 31/3/1993.
Đặc điểm : Giai đoạn này Nhà nước có một số thay đổi về chính sách BHXH và mối quan hệ thu nộp quỹ BHXH.
Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu nộp BHXH:
- Chính phủ có Quyết định số 131/HĐBT ngày 30/10/1986 nâng tỷ lệ trích nộp BHXH phân do Tổng công đoàn quản lý từ 3,7% lên 5% so với tổng quỹ lương của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước.
- Ngày 16/03/1988 Chính phủ có Quyết định số 40/HĐBT về việc sửa đổi tỷ lệ trích nộp BHXH do Bộ Lao động- Thương binh và xã hội quản lý. Trong đó, quy định nâng tỷ lệ trích nộp BHXH do các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp, công nông lâm trường nộp hàng tháng từ 1% lên 10% so với tổng quỹ lương công nhân viên chức Nhà nước.
Đến cuối năm 1988 trích lại 2% cho đơn vị sử dụng lao động để trợ cấp khó khăn cho cán bộ công nhân viên chức- phần quỹ BHXH 8% do Bộ LĐTBXH quản lý. Quy định này được thực hiện từ 01/04/1988.
Tại Thông tư Liên Bộ số 14/TT- LB ngày 09/06/1988 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Quyết đinh 40/HĐBT của Chính phủ đã quy định cụ thể về đối tượng thu nộp BHXH là: tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thông tin, y tế, giáo dục các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc kinh tế quốc doanh bao gồm cả xí nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng, Nội vụ có cán bộ, công nhân viên chức thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHXH khi về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động hoặc chết đều phải nộp một khoản tiền bằng 10% quỹ tiền lương thực trả hàng tháng cho công nhân viên chức vào quỹ BHXH do Bộ LĐTBXH quản lý.
Giai đoạn này người lao động hưởng các chế độ BHXH như giai đoạn 1962- 1986.
Như vậy, so với giai đoạn trước giai đoạn này chế độ BHXH đã được mở rộng hơn, công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Mức đóng BHXH có nâng lên: tổng số phải nộp là 15% trên tổng quỹ tiền lương. Tuy nhiên, giai đoạn này người lao động vẫn chưa phải đóng BHXH mà do đơn vị sử dụng lao động đóng, còn lại do Ngân sách Nhànước hỗ trợ; ở giai đoạn này vẫn chỉ có lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước.
2.2. Giai đoạn từ 1/4/1993 đến 31/12/1994:
Đặc điểm: Giai đoạn này quan hệ thu nộp BHXH đã được điều chỉnh thay đổi một các căn bản về nội dung lẫn nhận thức. Chính phủ đã có xu hướng tách quỹ BHXH ra khỏi Ngân sách Nhà nước, hình thành một Quỹ độc lập. mức đóng vào Quỹ BHXH đã tăng lên, đối tượng được mở rộng.
Cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH.
- Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH đối vớilực lượng vũ trang.
Nội dung chính của hai văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nêu trên đã quy định một số điểm mới là:
Điều chỉnh quan hệ thu nộp BHXH với đối tượng tham gia BHXH:
Bắt buộc đối với công nhân viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức Đảng, đoàn thể. Người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở doanh nghiệp cơ sử dụng từ 10 lao động trở lên. Người lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt.
Tự nguyện đối với lao động ngoài đối tượng nêu trên.
Hình thức bắt buộc người lao động phải đóng 5% tiền lương, chủ sử dụng lao động phải đóng 15% trên tổng quỹ tiền lương vào quỹ BHXH.
Người lao động được hưởng các chế độ BHXH sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau.
Chế độ trợ cấp thai sản.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chế độ trợ cấp hưu trí.
Chế độ trợ cấp tử tuất.
Thời gian thực hiện từ 01/04/1993.
Tóm lại: giai đoạn này Nhà nước đã điều chỉnh đối tượng tham gia và được hưởng chính sách chế độ BHXH, bao gồm cả lực lượng vũ trang và khu vực đầu tư nước ngoài. Mức tham gia BHXH tăng lên và đã quy định người lao động cũng phải đóng BHXH. Tuy Chính phủ đã đưa thêm hình thức BHXH tự nguyện nhưng chưa triển khai. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết chưa tham gia; quỹ BHXH chưa tách ra khỏi Ngân sách Nhà nước; tổ chức quản lý quỹ chưa thành lập, quản lý quỹ vẫn thuộc Bộ Tài chính.
3. Giai đoạn từ 1995 đến nay:
Trong giai đoạn này Nhà nước đã có những điều chỉnh căn bản về các chính sách xã hội trong đó có chế độ BHXH. Căn cứ Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua tại kỹ họp thứ 5, Quốc hội khoá IX ngày 23 tháng 6 năm 1994 và được thực hiện từ 1/1/1995, Chính phủ đã có Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 ban hành Điều lệ BHXH trong đó đã quy định rõ các đối tượng phải nộp BHXH bắt buộc bao gồm người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người lao động ở nước ngoài( riêng đối với lực lượng vũ trang Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP có những quy định mang tính đặc thù về BHXH cho lực lượng vũ trang)
Mức nộp BHXH đã được quy định là:
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH.
+ Người lao động đóng bằng 5% trên tiền lương, tiền công hàng tháng.
Về hình thức tham gia là bắt buộc đối với các đối tượng quy định và chưa thực hiện hình thức BHXH tự nguyện trong việc tham gia BHXH.
Ngoài ra, trong giai đoạn này các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH cũng được mở rộng và cụ thể hơn như: Ngày 19/08/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ- CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao..; ngày 20/09/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã quy định thêm đối tượng là cá nhân người lao động trực tiếp ký hợp động lao động với người sử dụng lao động nước ngoài; các đối tượng này được hưởng các chế độ BHXH như người lao động thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 12/CP nêu trên.
Đặc biệt, ngày 23/1/1998 Chính phủ có Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn trong đó quy định cán bộ xã phường thuộc các chức danh quy định được tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Người lao động được hưởng các chế độ BHXH sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau.
Chế độ trợ cấp thai sản.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp.
Chế độ hưu trí.
Chế độ tử tuất.
+ Đối tượng là cán bộ xã phường theo các chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đóng 5% và Ngân sách Nhà nước đóng 10% mức sinh hoạt phí, khi nghỉ việc được hưởng các chế độ trợ cấp sau:
Chế độ trợ cấp hàng tháng.
Chế độ trợ cấp một lần.
Chế độ mai táng phí.
Như vậy, trong giai đoạn này Nhà nước đã điều chỉnh chinh sách về BHXH, mở rộng đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, hình thức tham gia bắt buộc, người lao động cũng phải đóng BHXH và có một cơ quan quản lý quỹ được hình thành và bắt đầu hoạt động từ 1/7/1995 là BHXH Việt Nam. Quỹ BHXH đã được tách ra khỏi Ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập.
II. Thực trạng quản lý và sử dụng sổ BHXH trong giai đoạn 1996-2004.
1. Trình tự cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH.
1.1. Cấp phát, giao nhận, quản lý sổ BHXH chưa sử dụng.
ĐĂNG KÝ
TIẾP NHẬN
QUẢN LÝ
SỬ DỤNG
Cấp phát
Lao động tham gia
BHXH
- Sổ theo dõi
- Bảo quản
- Kiểm kê.
- Sổ cấp phát
- Giao nhận ( xuất)
Biên bản giao nhận
(Nhập)
BHXH huyện- tỉnh
BHXH Việt Nam tổ chức in, giao cho các tỉnh theo đăng ký.
Mở hồ sơ- quản lý
- Căn cứ số lượng người lao động tham gia BHXH chưa được cấp sổ BHXH, dự kiến khả năng tuyển mới về lao động cũng như các nhu cầu khác về sổ BHXH ( ví dụ thay thế sổ viết sai, sổ bị hỏng do bảo quản), người sử dụng lao động lập đăng ký nhu cầu sử dụng sổ BHXH với cơ quan BHXH.
- Việc cấp phát, giao nhận sổ BHXH chưa sử dụng chỉ được thực hiệngiữa các cơ quan BHXH với người sử dụng lao động, không cấp trực tiếp cho người lao động.
1.2. Đăng ký danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH.
Hồ sơ gốc
Chứng từ gốc
DANH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRÍCH NỘP BHXH
DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIẢM MỨC NỘP BHXH
Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH
Mẫu 02/SBH
Người sử dụng lao động căn cứ số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, đã đóng BHXH theo quy đinh của pháp luật, lập danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH ( theo mẫu 02/SBH) nộp cho cơ quan BHXH nơi đang quản lý thu BHXH.
[ Mẫu danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH ( mẫu số 02/SBH) xem tại phụ lục ]
1.3. Xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH.
BHXH xét duyệt xác nhận
Căn cứ pháp lý
Căn cứ tham khảo
Người SDLĐ xác nhận
Người lao động kê khai
1.3.1- "Tờ khai cấp sổ BHXH":
" Tờ khai cấp sổ BHXH" gồm 02 phần được bố trí như sau:
- Phần A: Kê khai thân nhân của người lao động
- Phần B: Xác nhận và xét duyệt thời gian tham gia BHXH của người lao động khi cấp sổ ( phần này do người sử dụng và cơ quan BHXH ghi).
[ Nội dung tờ khai cấp sổ BHXH (mẫu số: 01/SBH) xem phụ lục]
1.3.2- Kê khai trên " Tờ khai cấp sổ BHXH".
Người lao động kê khai các nội dung liên quan đến nhân thân và quá trình làm việc có đóng BHXH vào tờ khai cấp sổ BHXH; ghi đầy đủ các yếu tố, nội dung trong tờ khai.
Phần kê khai quá trình làm việc có đóng góp BHXH được ghi tách giai đoạn theo các quyết định, hợp đồng lao động, hoặc các văn bản pháp lý khác có liên quan đến các thời điểm bắt đầu hay tạm ngừng tham gia BHXH, các thời điểm thay đổi về đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng ( bao gồm cả thay đổi liên quan đến phụ cấp khu vực được hưởng), thay đổi về cấp bậc,chức vụ, chức danh nghề, tính chất công việc ( nặng nhọc, độc hại), căn cứ đóng BHXH ( tiền lương, tiền công, phụ cấp), thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước ( mức lương tối thiểu, tỷ lệ đóng BHXH).
1.3.3- Căn cứ kê khai, thẩm định " Tờ khai cấp sổ BHXH":
- Các căn cứ kê khai trên tờ khai cấp sổ BHXH là: Lý lịch gốc của người lao động khai quá trình làm việc trước và từ khi bắt đầu làm việc đến khi kê khai cấp sổ BHXH. Bao gồm hồ sơ xác định nhân thân của người lao động như hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư. Hồ sơ gốc liên quan xác định quá trình làm việc và đóng BHXH như: lý lịch công nhân viên chức, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân, các quyết định, hợp đồng lao động, thông báo, biên bản, phân công ra trường, gián đoạn thời gian công tác; tăng giảm lương, phụ cấp v.v
- Các căn cư để thẩm định, xác nhận tờ khai cấp sổ BHXH bao gồm hồ sơ, lý lịch gốc như nêu trên còn phải có các danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH của người sử dụng lao động, bản đối chiếu thu nộp BHXH giữa cơ quan BHXH với người sử dụng lao động hàng kỳ.
1.3.4- Phương pháp thẩm định, xác nhận " Tờ khai cấp sổ BHXH".
- Người sử dụng lao động căn cứ hồ sơ, lý lịch của người lao động, đối chiếu với tờ khai đảm bảo nguyên tắc trùng khớp giữa tờ khai với hồ sơ, lý lịch gốc mà đơn vị đang quản lý. Nếu đúng, ghi xác nhận, thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, chức danh , đóng dấu xác nhận lên chỗ quy định trên tờ khai.
- Cơ quan BHXH tiến hành thẩm định, đối chiếu giữa các nội dung mà người lao động kê khai trên tờ khai với hồ sơ, lý lịch gốc. Các giai đoạn còn thiếu hồ sơ lý lịch yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động bổ sung hoàn chỉnh tờ khai. Chỉ khi kiểm tra, đối chiếu thấy tờ khai đã kê khai đầy đủ nội dung các giai đoạn, ghi tách các thời kỳ theo đúng quy định, cơ quan BHXH mới thực hiện xác nhận quá trình đóng BHXH của người lao động vào chỗ quy định trên tờ khai.
1.4.Kiểm tra, ghi xác nhận trên danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH và ghi số trên sổ BHXH.
- Cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu "Danh sách lao động động đề nghị cấp sổ BHXH" với "Danh lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH" và "Danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH" của người sử dụng lao động, để xác định chính xác danh sách người lao động thuộc đối tượng được cấp sổ BHXH.
- Cơ quan BHXH sau khi đã duyệt được tờ khai, thực hiện đối chiếu giữa tờ khai; ghi thời gian tham gia BHXH, ghi số sổ BHXH và ký duyệt vào nơi quy định trên " Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH".
- Phương pháp ghi số trên sổ BHXH: Sổ BHXH được mã hiệu hoá nhằm thống nhất trong quá trình sử dụng và thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi, đối chiếu.
Số sổ BHXH là số được ghi trên sổ BHXH bao gồm 10 chữ số, trong đó 02 số đầu là mã số của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 02 số tiếp theo là 02 số cuối của năm duyệt cấp sổ, 06 số tiếp theo là số thứ tự của người lao động được duyệt cấp sổ BHXH trong năm. Mã số các tỉnh, thành phố do BHXH Việt Nam quy định thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Số ghi trên sổ BHXH khi cấp ra không trùng lặp. Mỗi người lao động chỉ có một số trong suốt quá trình tham gia BHXH và hưởng chế độ về BHXH. Nguyên tắc cấp sổ BHXH đảm bảo lần lượt, liên tục theo thời gian, không ngắt quãng, phân đoạn hay chia cụm trong năm phát hành.
1.5.Ghi, xác nhận trên sổ BHXH.
1.5.1- Căn cứ để ghi sổ BHXH:
- Tờ khai cấp sổ BHXH đã được duyệt.
- Hồ sơ lý lịch gốc của người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3848.doc