MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH 3
VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ 3
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm du lịch 3
1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm du lịch 3
1.2. Các khái niệm cơ bản 4
1.3. Vài nét về hoạt động du lịch tại Việt Nam 6
1.4. Vai trò của bảo hiểm du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội 11
II. Một số nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch 14
2.1. Đối tượng bảo hiểm 14
2.2. Phạm vi bảo hiểm 15
2.3. Thời hạn bảo hiểm 16
2.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 17
III. Đặc điểm của bảo hiểm du lịch và quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch 18
3.1. Đặc điểm của bảo hiểm du lịch 18
3.2. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch 19
IV. Kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại Anh 21
A. Phạm vi bảo biểm 21
B. Loại trừ 25
Chương II 26
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM DU LỊCH 26
TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU 26
I. Giới thiệu chung về thị trường Bảo hiểm du lịch Việt Nam 26
II. Giới thiệu chung công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu – Hội sở phía bắc 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển 27
2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty bảo hiểm Toàn Cầu 30
2.3. Kết quả kinh doanh trong thời gian gần đây 32
III. Thực trạng kinh doanh Bảo hiểm du lịch tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu – Hội sở phía Bắc 33
3.1. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (GIC). 33
3.2. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch 41
3.3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại GIC 45
3.4. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh 47
3.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh 48
3.6. Nguyên nhân 50
Chương III 52
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH 52
I. Phương hướng hoạt động của Hội sở trong giai đoạn sắp tới 52
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm du lịch 53
2.1. Đối với công ty 53
2.2. Đối với cơ quan Nhà nước 57
2.2. Đối với các cơ quan có liên quan 57
KẾT LUẬN 59
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu – Hội sở phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán khiếu nại bằng tiền, ví dụ 200 Bảng Anh cho một người và cho một vật dụng đơn lẻ. Các vật dụng đắt tiền (máy ảnh, đồ trang sức quý và những vật dụng có giá trị tương tự) cần phải được khai báo rõ ràng nếu giá trị của chúng vượt quá giới hạn của một vật dụng đơn lẻ.
A2: Hành lý bị chậm
Một vài công ty bảo hiểm Anh bảo hiểm cho hành lý bị chậm với số tiền bảo hiểm là 50 Bảng Anh hoặc 75 Bảng Anh và được thanh toán trong trường hợp hành lý của khách du lịch bị chậm quá 12 tiếng đồng hồ.
A3: Tiền cá nhân
Loại bảo hiểm này rất khác nhau ở nhiều công ty nhưng thường thì số tiền bảo hiểm vào khoảng 200 Bảng Anh, nếu bao gồm cả chi phiếu du lịch và thẻ tín dụng thì số tiền bảo hiểm có thể nhiều hơn. Đây là khoản mục rất nhạy cảm vì rất dễ xảy ra các hình thức trục lợi bảo hiểm. Do vậy, rất khó để các công ty bảo hiểm của Việt Nam thực hiện được điều khoản này. Chúng ta cần xây dựng một quy tắc bảo hiểm chặt chẽ, có hình thức quản lý hiệu quả và kết hợp với nhiều bên liên quan mới có thể thực hiện được điều khoản này.
A4: Chi phí y tế
Bảo hiểm tối đa có thể là 250.000 Bảng Anh, 500.000 Bảng Anh hoặc nhiều hơn. Các giới hạn được xem xét định kỳ. Các công ty bảo hiểm có thể áp dụng những giới hạn về số tiền bảo hiểm được thu thêm phí nếu người được bảo hiểm đi du lịch tới Bắc Mỹ. Bởi vì chi phí y tế rất cao ở cả Mỹ và (giảm xuống đôi chút) ở Canada. Chúng ta cũng nên tham khảo chi tiết này và có thể áp dụng với những du khách đi nước ngoài, đặc biệt tới khi vực Bắc Mỹ.
Bảo hiểm gồm:
- Điều trị y tế: Loại này bao gồm phí phẫu thuật, viện phí, chữa răng khẩn cấp. Một vài nước có các thỏa thuận tương hỗ theo đó du khách có thể được hưởng các dịch vụ y tế ở mỗi nước.
- Các khoản phụ phí trả cho khách sạn và đi lại của bệnh nhân hoặc của một người bạn hoặc của một thành viên trong gia đình hoặc với một y tá đi cùng với anh ta, với điều kiện là những chi phí này thực sự cần thiết.
- Các chi phí bổ sung cho việc chuyển bệnh nhân về nhà bao gồm cả việc sử dụng máy bay cứu thương. Hiện nay có nhiều công ty chuyên trách việc đưa những người bệnh hoặc thương tật hồi hương, các công ty bảo hiểm thường liên hệ với những công ty để việc hồi hương được diễn ra trong thời gian nhanh chóng nhất.
- Chi phí thêm cho những người đi cùng, những người đó bị chậm do hậu quả của ốm đau hoặc thương tật. Số tiền tối đa thường là 250 Bảng Anh.
Mức miễn thường (thường là 25 Bảng Anh) thường áp dụng cho loại hợp đồng này để tránh việc thanh toán cho những trường hợp ốm vặt.
A5: Trợ cấp nằm viện
Loại hợp đồng này thanh toán 10 Bảng Anh/ngày (tối đa là 200-250 Bảng Anh) chi trả cho các chi phí bổ sung nếu người du lịch đang được điều trị trong bệnh viện.
A6: Hủy bỏ hành trình.
Đôi khi được gọi là sự rút ngắn hoặc mất các khoản tiền đặt cọc hoặc thậm chí tách thành hai phần riêng biệt, những người không có khả năng đi du lịch và những người buộc phải quay về sớm hơn dự định.
Mục này được thiết kế cho những trường hợp người được bảo hiểm không thể đi du lịch theo kế hoạch do xảy ra một điều không may nào đó hoặc phải quay về sớm hơn dự định ban đầu. Những sự cố thường được liệt kê bao gồm: ốm đau, thương tật, tử vong và do có bãi công.
Sự cố có thể xảy ra đối với người được bảo hiểm hoặc đối với bất cứ người nào mà người đó dự định đi cùng hoặc đang đi cùng hoặc trong trường hợp ốm đau, thương tật, hoặc tử vong đối với người thân hoặc đồng nghiệp. Một vài công ty bảo hiểm quy định rõ nếu những thành viên nào của gia đình chết hoặc ốm đau, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho việc hủy bỏ hành trình.
Số tiền bảo hiểm tối đa ở đây thay đổi từ 1000-3500 Bảng Anh và mục này thường áp dụng mức miễn thường.
A7: Tai nạn cá nhân
Tiền bảo hiểm thay đổi từ 10.000-25.000 Bảng Anh có thể sẽ được thanh toán trong trường hợp chết do tai nạn (số tiền bảo hiểm ít hơn đối với trẻ em dưới 15 tuổi), mất chân tay hoặc mắt hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Các khoản trợ cấp hàng tuần đối với thương tật tạm thời thường bao gồm trong loại bảo hiểm này, cho dù không áp dụng đối với trẻ em.
Một vài hoạt động có thể bị loại trừ trong mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn. Các hoạt động này bao gồm trượt tuyết và leo núi. Điều này không có nghĩa là không có loại bảo hiểm này nhưng công ty bảo hiểm muốn biết phía người được bảo hiểm có tham gia vào các hoạt động này không bởi vì phí bảo hiểm sẽ cao hơn, chẳng hạn chi phí bảo hiểm trung bình đối với các rủi ro trượt tuyết cao hơn 6-7 lần so với mức phí bình thường.
A8: Trách nhiệm cá nhân
Ở đây, bảo hiểm lên quan đến trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm đối với thương tật gây ra cho người khác hoặc thiệt hại đối với tài sản của người khác. Việc bồi thường lên tới 1000 Bảng Anh. Đây cũng là một điểm mà trong các quy tắc của chúng ta chưa có.
Rất nhiều người có thể cho rằng loại bảo hiểm này là không cần thiết. Tuy nhiên, trong khi du lịch, chúng ta rất có thể gây ra thương tật về người và thiệt hại về tài sản cho người khác, nên cũng cần phải được bảo hiểm. Nếu vụ này được đưa ra tòa, thì sẽ rất khó cho một cá nhân (người đó có thể đã trở về nhà) bảo vệ cho bản thân anh ta một cách hợp lý mà không có sự ủng hộ của một công ty bảo hiểm với trình độ chuyên môn của công ty đó.
A9: Các lựa chọn bổ sung
Một vài loại bảo hiểm được đề cập dưới đây là một phần của bảo hiểm tiêu chuẩn trong một vài đơn bảo hiểm nhưng còn tùy thuộc vào phí bảo hiểm thu thêm cùng với các lựa chọn khác.
A9a. Chậm trễ hành trình.
- Loại bảo hiểm được mời chào rất khác nhau. Nó có thể chỉ đơn giản bồi thường cho các chuyến bay bị lỡ do sai sót của phương tiện công cộng đến sân bay trễ, do vậy phát sinh chi phí. Nó có thể bao gồm sự chậm trễ do thời tiết xấu hoặc hỏng hóc máy móc của mày bay hoặc tàu biển hoặc một cuộc đình công.
Số tiền bồi thường cũng khác nhau từ 20 Bảng Anh đối với trường hợp chậm 12h đồng hồ cho tới 800 Bảng Anh thanh toán cho chi phí của chuyến bay
- Trường hợp hủy bỏ dịch vụ: Do hậu quả của một cuộc tranh chấp trong ngành công nghiệp làm mất ngày nghỉ, bởi vì không có người phục vụ hoặc không có một số phương tiện quan trong trong một số ngày. Khoản bối thường là 30 Bảng Anh/ngày cho bất cứ khoảng thời gian nào từ 2-5 ngày.
A9b. Dịch vụ khẩn cấp
Dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến cho phép phục vụ 24h trong ngày và do vậy, các quyết định trong việc bố trí điều trị y tế và bối thường có thể được thực hiện rất nhanh chóng.
Hầu hết công ty bảo hiểm áp dụng mức miễn thường là 20 Bảng Anh đối với những khiếu nại trường hợp mất hành lý, mất tiền, chi phí y tế, rút ngắn hành trình, mất tiền đặt cọc hoặc chậm trễ.
B. Loại trừ
Những kiểu loại trừ này được lập ra nhằm bảo vệ công ty bảo hiểm tránh những tình huống bất thường và bằng cách này, giữ phí bảo hiểm ở mức thấp hơn. Một vài điểm loại trừ có thể được hủy bỏ trong trường hợp trả thêm phí. Một số điểm thì không thể hủy bỏ.
Dưới đây là những điểm loại trừ chính trong các đơn bảo hiểm điển hình.
Các công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho trường hợp chết, thương tích thân thể hoặc ốm đau:
- Do ma túy (trừ khi theo chỉ định của bác sĩ và không áp dụng đối với những người nghiện ma túy);
- Do dùng đồ uống có cồn;
- Do bị mất trí, bệnh da liễu, bệnh AIDS; có thai (một số hợp đồng bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trong trường hợp có thai cho tới tháng thứ 7), sinh con, hoặc bất cứ điều kiện nào xảy ra một cách tự nhiên hoặc nguyên nhân nào tiến triển từ từ;
- Hậu quả do bất cứ khuyết tật nào về thể chất hay tinh thần;
- Trong khi tham gia vào trò chơi khúc côn cầu trên băng, leo trèo (sử dụng dây), du lịch trắc địa hoặc thám hiểm hang động, đua xe hoặc trượt tuyết;
- Tự tử hoặc gây thương tích;
- Bay trên không mà không phải là một hành khách;
- Khai thác mỏ, lao động chân tay, đá bóng, bóng chày, đua xe mô tô, các loại xe đua, xe gắn máy;
- Mất hành lý do bị tịch thu;
- Mất mũ bảo vệ hoặc kính áp tròng hoặc tem, bản thảo hoặc các tài liệu, các thiết bị cắm trại;
- Tiền mặt/chi phiếu trừ khi đã khai báo cho cảnh sát trong vòng 24h;
- Hỏng hóc đối với những đồ dễ vỡ.
Chương II
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM DU LỊCH
TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU
I. Giới thiệu chung về thị trường Bảo hiểm du lịch Việt Nam
Như chương I đã phân tích, thị trường du lịch Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng, Việt Nam đang dần dần trở thành một điểm đến lý tưởng cho cả du khách trong nước lẫn quốc tế. Điều này rất dễ hiểu bởi Việt Nam là một điểm đến an toàn và lý thú. Đối với thị trường du lịch trong nước, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng thu nhập của người dân đang được cải thiện một cách rõ rệt, đặc biệt là những người trẻ. Họ có khả năng, họ có thu nhập ổn định và họ có nhu cầu được khám phá. Chính vì vậy, du lịch Việt Nam sẽ là một trong những ngành rất phát triển trong tương lai.
Và kéo theo đó, rất nhiều các ngành kinh tế khác cũng phải có sự chuyển mình để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của du lịch như ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng… Bảo hiểm cũng là một trong các ngành như vậy.
Thị trường bảo hiểm du lịch Việt Nam ra đời khá muộn, được đánh dấu bằng sự kiện hợp đồng bảo hiểm du lịch đầu tiên được cấp năm 1987. Đó là một hợp đồng du lịch nội địa do Công ty Bảo hiểm Vệt Nam cấp. Sau đó một năm, năm 1988 thì đơn bảo hiểm đầu tiên cho khách nước ngoài tại Việt Nam cũng được cấp. Kể từ đó tới nay, nghiệp vụ bảo hiểm này đã phát triển hơn rất nhiều.
Loại hình bảo hiểm du lịch được kinh doanh tại hầu như tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường bảo hiểm du lịch có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Hiện nay, thị trường bảo hiểm du lịch vẫn do Bảo Việt chiếm lĩnh thị trường với trên 40% thị phần, sau đó là Bảo Minh. GIC là một công ty mới thành lập, do đó, thị phần trên thị trường còn rất nhỏ. Trên thực tế, các công ty mới khai thác được một phần rất nhỏ của thị trường tiềm năng vì đây là một sản phẩm khá mới mẻ. Trong tương lai gần, thị trường bảo hiểm du lịch sẽ phát triển rất nhanh chóng, về cả số lượng lẫn chất lượng dịch vụ.
II. Giới thiệu chung công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu – Hội sở phía bắc
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu thành lập ngày 19/6/2006 theo giấy phép thành lập 37/GP/KDBH do Bộ Tài Chính cấp.
Tên Doanh Nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Tên tiếng Anh: GLOBAL INSURANCE COMPANY
Tên viết tắt: GIC
Trụ sở chính: Lầu 2 Tòa nhà ITAXA House, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84.8) 3933 0113 - 114 – 115 Fax: (84.8) 3933 0116
Website: www.gic.com.vn Email: toancau@gic.com.vn
Hội sở phía Bắc: Tầng 4 số 141 Lê Duẩn, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 3942 9136 Fax: (84.4) 3942 9123
Giấy phép thành lập số: 37/GP/KDBH do Bộ Tài Chính cấp ngày 19/06/2006
Loại hình hoạt động: Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính.
Định hướng hoạt động: "Xây dựng và phát triển GIC thành một Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Việt Nam hoạt động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm"
Phương châm hoạt động:
“VÌ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN”
Vốn điều lệ: Đến trước 2010: 1.000.000.000.000 VNĐ
Thực góp 2007: 300.000.000.000 VNĐ
Các cổ đông chính:
- Tập đoàn điện lực Việt Nam ( EVN): nắm giữ 30% vốn điều lệ
- Công ty bay dịch vụ Miền Nam (SFC)
- Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)
- Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á (DONGA BANK)
- Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO).
Nhân sự: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ năng động, giàu kinh nghiệm với phương châm:
"Giỏi chuyên môn nghiệp vụ - Giữ nghiêm đạo đức nghề nghiệp"
Mạng lưới hoạt động: Công ty có các đại lý trên 30 tỉnh thành trong cả nước với 14 chi nhánh và các phòng kinh doanh bảo hiểm tại các trung tâm kinh tế trọng điểm.
Hợp tác quốc tế: GIC nhận bảo hiểm & tái bảo hiểm với hầu hết các công ty Bảo hiểm & tái bảo hiểm có uy tín trên toàn thế giới, các công ty Môi giới bảo hiểm, các công ty Giám định và Luật sư quốc tế.
Các sản phẩm chính:
Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm hỏa hoạn & các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
- Bảo hiểm trộm cướp
- Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm lòng trung thành
- Bảo hiểm đèn quảng cáo
- Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
- Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
Bảo hiểm tàu biển
- Bảo hiểm tàu biển
- Bảo hiểm tàu ven biển, tàu song, tàu cá
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa
Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm vật chất xe Ô tô
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm sức khỏe toàn diện
- Bảo hiểm học sinh
- Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động
- Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện
- Bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm nằm viện phẩu thuật
- Bảo hiểm sức khỏe gia đình
Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do đổ vỡ máy móc- Bảo hiểm thiết bị điện tử
- Bảo hiểm nồi hơi
- Bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh
Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm trách nhiệm chung (trách nhiệm công cộng)
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảm hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm thân máy bay, hành khách, hành lý, phi hành đoàn
- Bảo hiểm trách nhiệm hàng không
Bảo hiểm hộ gia đình
Bảo hiểm cháy nổ
2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty bảo hiểm Toàn Cầu
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Trụ
sở
chính
Hội sở phía Bắc
Ban BH hàng hải
Ban BH XCG &
Con người
Ban TSKT
Ban Tái bảo hiểm
Ban Tổ chức
Hành chính
Ban Tài chính-kế toán
Ban Kiểm tra nội bộ
Bộ phận NV Hàng hải
Bộ phận NV Phi hàng hải
Ban TSKT
Ban Tái bảo hiểm
Ban Tài chính-kế toán
Chi nhánh các khu vực phía Nam (Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…)
Chi nhánh các khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…)
BAN KIỂM TRA NỘI BỘ
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu:
- Ban kiểm tra nội bộ có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý và kinh doanh của công ty theo sự chỉ đạo của Ban Điều hành
+ Tham mưu cho ban Điều hành trong việc xây dựng các cơ chế kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong các hoạt động của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện việc kiểm tra kiểm soát nội bộ công ty.
+ Báo các ban Điều hành về kết quả kiểm tra kiểm soát, kiến nghị các biện pháp ngăn chặn khắc phục và xử lý sai sót đã được phát hiện.
- Bộ phận Nghiệp vụ hàng hải có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải: bảo hiểm tàu (bảo hiểm thân tàu; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu); bảo hiểm hàng hóa (hàng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu)
+ Hỗ trợ nghiệp vụ hàng hải cho các chi nhánh khu vực phía Bắc
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ hàng hải.
- Bộ phận Nghiệp vụ phi hàng hàng hải có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải: bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm du lịch…
+ Thực hiện và quản lý công tác giám định bồi thường
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
+ Là đầu mối liên lạc với các Phòng ban chức năng thuộc công ty và các cơ quan liên quan khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
+ Phát triển và quản lý hệ thống đại lý hoạt động thuộc bộ phận phi hàng hải.
+ Hỗ trợ nghiệp vụ Phi hàng hải cho các chi nhánh khu vực phía Bắc
- Ban Tài sản – Kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Trực tiếp khai thác nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tài sản và kỹ thuật như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm xây dựng lắp đặt…
+ Hỗ trợ các loại hình bảo hiểm có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và Kỹ thuật, đối với các phòng ban của công ty, các chi nhánh theo phân cấp và phân công.
+ Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty để tổ chức thực hiện, triển khai các kế hoạch của Công ty đối với nghiệp vụ Tài sản và Kỹ thuật.
- Ban Tài chính – Kế toán có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Quản lý tài chính của công ty, kế toán thống kê hoạt động của công ty.
+ Tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề tài chính của công ty. Thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh, để lãnh đạo đưa ra các phương hướng chỉ đạo cụ thể.
2.3. Kết quả kinh doanh trong thời gian gần đây
Tính đến thời điểm hiện nay, GIC mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 3 năm. Tuy là một doanh nghiệp rất trẻ, song GIC đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đến nay, GIC đã hoạt động ngày càng hiệu quả và tăng dần thị phần của mình trên thị trường bảo hiểm. Chúng ta sẽ cùng xem kết quả kinh doanh trong hơn 3 năm qua của GIC để cùng làm rõ điều này
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của GIC từ 9/2006 - 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
4 tháng năm 2006
2007
2008
Doanh thu phí
2,558
112,818
385,810
Phí giữ lại
2,558
55,014
201,10
BT thuộc trách nhiệm giữ lại
0,465
10,949
45,861
Lợi nhuận sau thuế
(3,647)
5,343
25,34
( Nguồn: GIC )
Trong thời gian từ 2006-2008, công ty mới đi vào hoạt động và từng bước ổn định, do vậy ngay trong năm đầu tiên, công ty đã thua lỗ gần 3,65 tỷ đồng. Đây là kết quả kinh doanh của 4 tháng cuối năm 2006. Đến năm 2007, công ty đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả hơn với 5,343 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Và con số này đã tăng lên gần gấp 5 lần trong năm tiếp theo, 2008. Điều đó đã cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của GIC trong việc thiết lập nên thị trường riêng của mình và ngày càng mở rộng thị phần.
Năm 2009 là một năm khó khăn chung với toàn bộ nền kinh tế do sự khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Ngành bảo hiểm cũng bị ảnh hưởng xấu do người tiêu dùng cắt giảm các chi tiêu không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, một số cá nhân, tổ chức đã từng tham gia bảo hiểm cũng không đủ khả năng chi trả hoặc tiếp tục mua bảo hiểm. Năm 2009 vừa qua, Công ty CP bảo hiểm Toàn Cầu cũng đã cố gắng vượt qua các khó khăn chung của toàn thị trường, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng và đem đến cho khách hàng sự phục vụ tận tâm nhất. Doanh thu năm 2009 là 261.5 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 28,4% so với năm 2008. Đây là mức tăng trưởng khá tốt so với toàn thị trường nói chung. Tổng bồi thường năm 2009 là 59,6 tỷ đồng, chiếm 22,8% doanh thu, đây là tỷ lệ bồi thường rất tốt trong điều kiện hiện nay. Tỷ lệ bối thường trên phí giữ lại của công ty là 29,35%.
III. Thực trạng kinh doanh Bảo hiểm du lịch tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu – Hội sở phía Bắc
3.1. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (GIC).
Thông thường, các công ty bảo hiểm trên thị trường thường chia bảo hiểm du lịch thành 3 nhóm nghiệp vụ nhỏ: du lịch trong nước, người Việt Nam du lịch nước ngoài, người nước ngoài du lịch Việt Nam. Riêng với GIC, để phục vụ tốt hơn và tránh gây rắc rối cho khách hàng, GIC đã gộp 3 nghiệp vụ trên thành 2 nghiệp vụ: du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
3.1.1. Du lịch trong nước
a. Đối tượng bảo hiểm
a1. GIC nhận bảo hiểm cho những người đi tham quan, nghỉ mát, tắm biển, leo núi… hoặc nghỉ tại khách sạn, nhà khách trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
a2. Trường hợp người được bảo hiểm khảo sát, thám hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu thể thao có tính chất chuyên nghiệp các môn: bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván… thì chỉ được bảo hiểm với điều kiện phải nôp thêm phụ phí bảo hiểm cho GIC theo quy định tại Biểu phí và Số tiền bảo hiểm.
Ngoài ra, người được bảo hiểm theo quy tắc này của GIC vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác.
b. Phạm vi bảo hiểm
- Thương tật thân thể hoặc chết do tai nạn.
- Ốm đau hoặc chết không do tai nạn trong thời hạn bảo hiểm
(Tai nạn ở đây được hiểu là do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động nên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân duy nhất và trực tiếp làm cho người được bảo hiểm chết hoặc thương tật thân thể)
- Chết hoặc thương tật thân thể do người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.
c. Các rủi ro loại trừ
- Người được bảo hiểm cố ý vi phạm: pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan du lịch, của chính quyền địa phương nơi du lịch (hoặc của nước đến du lịch)
- Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc di chúc hay theo pháp luật)
- Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy hay các chất kích thích tương tự khác.
- Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của y, bác sĩ điều trị.
- Chiến tranh
d. Các hình thức bảo hiểm
d1. Bảo hiểm chuyến
GIC ký hợp đồng với các tập thể có nhu cầu tham gia bảo hiểm chuyến, kèm theo đó là danh sách các cá nhân được bảo hiểm. Trường hợp tham gia bảo hiểm cá nhân, GIC sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân.
Phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện tham gia bảo hiểm nộp cho GIC khi ký hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời gian bắt đầu chuyến du lịch tại nơi xuất phát và kết thúc khi chuyến du lịch hoàn thành theo thời gian và tại địa điểm ghi trê hợp đồng bảo hiểm.
d2. Bảo hiểm tại khách sạn
Trường hợp phí bảo hiểm được thu gộp cùng với tiền phòng ở khách sạn, hóa đơn thu tiền phòng có phần phí bảo hiểm được coi là bằng chứng người đó đã tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời điểm người được bảo hiểm hoàn thành thủ tục nhận phòng tại khách sạn cho đến khi người được bảo hiểm làm xong thủ tục trả phòng. Các cá nhân cũng có thể yêu cầu mua bỏa hiểm ngay tại khách sạn, khi đó GIC sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân sau khi đã nộp đủ phí bảo hiểm. Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời điểm người được bảo hiểm hoàn thành thủ tục nhận phòng tại khách sạn cho đến 12h ngày kết thúc bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
d3. Bảo hiểm tại điểm
Áp dụng đối với trường hợp vé vào cửa khu du lịch có thu phí bảo hiểm và được coi là hợp đồng bảo hiểm tại điểm. Bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi người được bảo hiểm qua cửa kiểm soát vé để vào khu du lịch và kết thúc ngay khi người đó ra khỏi cửa soát vé.
e. Biểu phí và Số tiền bảo hiểm
Biểu phí và Số tiền bảo hiểm của GIC do Bộ Tài chính phê chuẩn, được ban hành cùng với quy tắc bảo hiểm. Theo đó:
► Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của GIC đối với người được bảo hiểm về người trong một vụ tai nạn. STBH trong hợp đồng bảo hiểm du lịch của GIC: từ 1.000.000đ – 50.000.000đ/người/vụ
► Phí bảo hiểm được nộp bằng Đồng Việt Nam, đối với các đối tượng yêu cầu bảo hiểm theo Đô la Mỹ, thì phí thu và số tiền bồi thường (nếu có) phải quy đối thành Đồng Việt Nam, theo tỉ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với bảo hiểm chuyến:
Độ dài chuyến đi (ngày)
1 – 10
11 – 20
21 – 60
61 – 90
Trên 90
Tỉ lệ phí bảo hiểm (%)
/người/ngày
0,012
0,010
0,008
0,006
0,004
Đối với bảo hiểm tại khách sạn, khu vui chơi, giải trí:
Tỉ lệ phí bảo hiểm: 0,01% Số tiền bảo hiểm/người/ngày.
► Phụ phí: được tính cho các đối tượng tham gia vào các hoạt động khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nghệ thuật, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu thể thao có tính chất chuyên nghiệp các môn: bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván… là 0,1% Số tiền bảo hiểm/người/cuộc thi đấu (thám hiểm)
► Mức miễn thường: GIC áp dụng mức miễn thường không khấu trừ số tiền dưới 200.000đ/vụ (hai trăm ngàn đồng)
Phí bảo hiểm trong mỗi chuyến đi được tính theo công thức:
P = r x S x K x N
Trong đó : P : Phí bảo hiểm
r : Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
S : Số tiền bảo hiểm
K : Số người đi du lịch của một đoàn trong một chuyến (người)
N : Số ngày của cuộc hành trình (ngày)
f. Thời hạn bảo hiểm
Trường hợp gia hạn hợp đồng bảo hiểm chuyến, người được bảo hiểm phải thông báo cho GIC nơi gần nhất biết, trước khi hết hạn đã ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không gia hạn hoặc GIC không chấp thuận gia hạn thì bảo hiểm sẽ kết thúc.
Nếu chuyến đi của người được bảo hiểm không thực hiện được đúng như dự định trong thời hạn bảo hiểm do gặp phải lũ lụt, hỏa hoạn, động đất hoặc đướng sá, cầu cống, phương tiện chuyên chở bị hư hỏng thì thời hạn quy định trong hợp đồng bảo hiểm chuyến được tự động kéo dài cho đến khi hoàn thành chuyến đi mà không phải nộp thêm phí bảo hiểm. Tuy nhiên thời gian kéo dài không vượt quá 48h. Nếu quá thời hạn này thì khách hàng phải báo cho văn phòng GIC gần nhất để nhận bảo hiểm tiếp, tính thêm phí bảo hiểm hoặc đình chỉ bảo hiểm tùy từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp người được bảo hiểm tự ý chấm dứt hành trình du lịch thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31467.doc