Chuyên đề Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 4

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI

I. Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm con người

1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm con người. 6

2. Đăc điểm của bảo hiểm con người. 8

II. Sự cần thiết khách quan, tác dụng và ý nghĩa của nghiệp vụ

bảo hiểm kết hợp con người.

1. Sự cần thiết của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người . 9

2. Tác dụng và ý nghĩa

2.1. Tác dụng. 11

2.2. Ý nghĩa . 12

III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người.

1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm.

1.1. Đối tượng bảo hiểm. 13

1.2. Phạm vi bảo hiểm. 14

1.3. Không thuộc phạm vi bảo hiểm.

a. Loại trừ chung. 15

b. Loại trừ áp dụng cho điều kiện bảo hiểm C. 16

2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.

2.1. Số tiền bảo hiểm. 17

2.2. Phí bảo hiểm. 17

3. Hiệu lực bảo hiểm. 18

3.1. Điều kiện bảo hiểm A.

3.2. Điều kiện bảo hiểm B.

3.3. Điều kiện bảo hiểm C.

4. Hợp đồng bảo hiểm và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.

4.1. Hợp đồng bảo hiểm. 20

4.2. Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. 20

5. Quyền lợi bảo hiểm.

5.1. Quyền lợi của người được bảo hiểm. 21

5.2. Quyền lợi của người bảo hiểm. 23

6. Thủ tục xét trả tiền bảo hiểm.

6.1. Thủ tục xét. 23

6.2. Chi trả tiền bảo hiểm. 24

7. Thời gian khiếu nại và giải quyết tranh chấp. 24

 

IV. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại Việt Nam.

1. Thị trường bảo hiểm kết hợp con người tại Việt Nam. 25

2. Triển vọng. 28

PHẦN II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI PIJCO.

I. Lịch sử hình thành và phát triển của PIJCO.

1. Sự ra đời của PIJCO. 30

2. Kết quả đạt được. 32

3. Thuận lợi, khó khăn.

3.1. Thuận lợi. 34

3.2. Khó khăn. 35

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại PIJCO.

1. Công tác khai thác.

1.1. Vai trò của công tác khai thác. 37

1.2. Các biện pháp khai thác. 38

1.3. Tình hình khai thác. 41

2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

2.1. Thuận lợi. 47

2.2. Khó khăn. 48

3. Công tác giám định và bồi thường.

3.1. Công tác giám định. 49

3.2. Công tác bồi thường. 51

4. Kết quả kinh doanh.

4.1. Kết quả kinh doanh. 56

4.2. Hiệu quả kinh doanh. 57

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN

NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI TẠI PIJCO

I. Đặc điểm tình hình. 61

II. Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới.

1. Mục tiêu. 63

2. Phương hướng.

2.1. Phương hướng chung. 64

2.2. Phương hướng trong từng khâu công việc. 65

 

 

 

 

 

 

III. Một số giải pháp.

1. Giải pháp vĩ mô. 69

2. Giải pháp vi mô.

2.1. Công tác khai thác. 70

2.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 73

2.3. Công tác giám định và bồi thường.

a. Công tác giám định. 74

b. Công tác bồi thường. 76

2.4. Đào tạo nhân sự. 77

2.5. Quan hệ với các cấp chính quyền. 79

2.6. Phí bảo hiểm. 80

2.7. Chống gian lận và trục lợi bảo hiểm. 80

Kết luận 83

Tài liệu tham khảo 85

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn thua lỗ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất và dịch vu làm cho ngành kinh doanh bảo hiểm cung gặp không ít khó khăn. Công tác giám định, bồi thường do các phòng trên công ty đảm nhận một số vụ tai nạn xảy ra công tác bồi thường chưa kịp thời, linh hoạt, quan hệ khách hàng chưa chặt chẽ, một số khách hàng đã không tái tục được hợp đồng và phàn nàn về công tác phục vụ. Một số chính sách đưa ra còn chậm. Một số doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang tham gia bảo hiểm tại các văn phòng nước ngoài. Các công ty bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt và họ đưa ra một số sản phẩm mới, chính sách mới phù hợp với thị trường. Trên thị trường hiện nay có nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. II. Thực trạng triển khai thác bảo hiểm kết hợp con người ở PIJCO . 1. Công tác khai thác. 1.1. Vai trò của công tác khai thác. Khai thác là công đoạn đầu tiên của toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nó có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người nói riêng. Thực chất làm tốt khâu này có nghĩa là công ty lôi kéo được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tức là đảm bảo được nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm là: “ số đông bù số ít”. Tuy nhiên bảo hiểm là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt với sản phẩm rất trừu tượng không thể nhận biết được bằng giác quan như các sản phẩm hàng hoá dịch vụ thông thường khác, không thấy được tính hữu dụng ngay sau khi mua. Mà nó chỉ là một lời hứa đảm bảo về tài chính cho khách hàng khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra. Mặt khác, khai thác bảo hiểm có liên quan đến hàng loạt các khâu tiếp theo của một nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể. Hơn nữa, nếu công tác khai thác được thực hiện tốt có nghĩa là công ty bảo hiểm đã thực hiện được canh tranh từ đó làm sản phẩm bảo hiểm được nhiều người biết đến và quy luật “ vết dầu loang” trong bảo hiểm mới phát triển. Do đó công tác khai thác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có một vai trò vô cùng quan trọng và khó khăn hơn nhiều so với công tác khai thác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông thường. Vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là làm thế nào để thực hiện tốt khâu khai thác . 1.2. Các biện pháp khai thác : Nhận thức được tầm quan trọng của công tác khai thác, PIJCO đã tiến hành các biện pháp để triển khai công tác này tức là làm sao để có thể làm tốt công tác khai thác. Một trong những biện pháp mà PIJCO tiến hành là làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo và tổ chức mạng lưới đại lý rộng khắp, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua bảo hiểm. Nhận thức rõ điều này cùng với thực tại ở Việt Nam trình độ dân trí còn thấp và đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp, nên mọi người chưa nhận thức được sự cần thiết của bảo hiểm, chưa đủ khả năng để mua bảo hiểm. Đặc biệt là trong thời gian dài sống trong chế độ bao cấp, người dân quen trông chờ vào sự trợ cấp của nhà nước, chưa tiếp xúc với bảo hiểm đích thực. Công ty đã chú trọng thực hiện thường xuyên, đều đặn và đa dạng việc tuyên truyền quảng cáo nghiệp vụ bảo hiểm. Công ty đã kết hợp cùng với các phương tiện thông tin đại chúng để làm nổi bật hình ảnh của PIJCO trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người là một nghiệp vụ triển khai ngay từ khi thành lập công ty nhưng cũng ngày càng đang được hoàn thiện, đa số khách hàng còn chưa thấy hết tầm quan trọng và lợi ích của loại hình bảo hiểm này. Nên công tác quảng cáo tuyên truyền là rất quan trọng. Bên cạnh đó, hàng ngày hàng tuần nhân viên của công ty đặc biệt là nhân viên của các văn phòng đại lý thường xuyên đến cơ sở, trực tiếp làm việc với các cơ quan, ban ngành để chào bán bảo hiểm, hướng dẫn cho người tham gia tiềm năng thấy được lợi ích cũng như tác dụng của bảo hiểm. Nếu như có sự thoả thuận đồng ý của các bên, PIJCO sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng, thường xuyên có mối quan hệ với khách hàng để vừa giữ mối làm ăn lâu dài vừa có điều kiện đi sâu đi sát tình hình nhằm kiểm soát, quản lý và thống kê rủi ro. Đây cũng là công việc quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính phí. Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm Việt Nam ngay cả trên địa bàn Hà Nội, với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty, văn phòng bảo hiểm, PIJCO đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp tích cực để lôi kéo và duy trì khách hàng. Một mặt công ty đối xử với khách hàng hết sức khéo léo làm cho họ thấy rằng bảo hiểm thực sự là bạn tạo cho họ có ý thức và thấy bảo hiểm con người là cần thiết, đem lại lợi ích thiết thực cho họ. Mặt khác công ty phân loại khách hàng theo thứ tự ưu tiên để có đối sách thích hợp, trước hết khách hàng là các cổ đông của công ty đối tượng này công ty phải tối đa khai thác triệt để không những có mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm với khách hàng mà còn có mối quan hệ như các thành viên tích cực đóng góp vào sự thành công của công ty. Tiếp đến là khách hàng có mối quan hệ làm ăn nhiều mặt với công ty là thành viên của PIJCO. Nhưng nếu không mở rộng các mối quan hệ với bên ngoài sẽ không thể có sự phát triển. Ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu: năm 1995 khách hàng chủ yếu của PIJCO là các cổ đông, các năm tiếp theo khách hàng đã được mở rộng ra các đối tượng khác. Tới nay đối tượng phục vụ không phải các cổ đông chiếm tỷ trọng lớn ( trên 70% tổng doanh thu bảo hiểm gốc ). Số lượng người biết đến PIJCO ngày một tăng. Đối với PIJCO khách hàng nào có tỷ lệ tổn thất thấp tham gia bảo hiểm thường xuyên sẽ được giảm phí, khách hàng tham gia với mức phí cao và những người môi giới đưa đến công ty một lượng khách hàng lớn sẽ được công ty trả một số tiền hoa hồng phù hợp. Tỷ lệ hoa hồng sẽ được nghiên cứu và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Về tổ chức mạng lưới khai thác nghiệp vụ này được phòng bảo hiểm phi hàng hải triển khai rộng khắp, phủ kín các địa bàn, đi sâu đi sát đến từng ngõ ngách thông qua các chi nhánh, các văn phòng đại diện và mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước. Đội ngũ cán bộ không ngừng được đào tạo về chuyên môn. Ngoài ra PIJCO còn có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, nhiệt tình, năng động tại các cơ sở. Việc tổ chức mạng lưới “chân rết” là rất có hiệu quả vì hơn ai hết các cộng tác viên là người hiểu rõ tâm lý, đời sống của người dân tại địa bàn đó. Việc giảng giải, thuyết phục động viên, tuyên truyền cho người tham gia bảo hiểm cũng được thuận lợi. Tất cả các văn phòng đều thực hiện các công đoạn khai thác theo một quy trình thống nhất: đầu tiên là xây dựng kế hoạch khai thác cụ thể cho cả năm dựa trên kết quả thực hiện của năm trước và xu hướng phát triển của nghiệp vụ trong thời gian tới. Thống kê các đơn vị tham gia bảo hiểm từ đó lập kế hoạch cho các công tác khai thác, đồng thời phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm trước dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được nhằm xây dựng kế hoạch sát với nhu cầu như việc phân chia các đối tượng bảo hiểm theo nhóm phụ thuộc vào mức trách nhiệm, lứa tuổi, điều kiện làm việc, kinh tế xã hội…để xây dựng các kế hoạch bộ phận cho các mức trách nhiệm khác nhau bằng việc so sánh số người tiềm năng và số người thực tế khai thác được sau đó tổng hợp cả năm. Dự kiến số lượng người tham gia của từng mức trách nhiệm ở các địa bàn nhằm đưa ra các kế hoạch khai thác xuống các văn phòng đại diện. Thủ tục k‎ý hợp đồng và giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng phải tiến hành nhanh gọn sau khi đã xem xét kiểm tra đối tượng bảo hiểm có đầy đủ điều kiện, cộng tác viên và cán bộ bảo hiểm tiến hành cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm có yêu cầu điều chỉnh số lượng người tham gia bảo hiểm thì phải điều chỉnh số phí cho hợp lý và thông báo cho khách hàng đồng thời thanh toán dứt điểm. Nếu khách hàng có yêu cầu huỷ hợp đồng thì phải thông báo cho thủ trưởng cơ quan để kịp thời bãi bỏ hợp đồng và hoàn phí cho khách hàng theo quy định. Hàng quý và cuối năm phòng phi hàng hải thu nhập tài kiệu và lập báo cáo qu‎ý, năm để đánh gía tình hình hoạt động khai thác trong quý, năm đó. Kịp thời bổ sung biện pháp cần thiết để không ngừng nâng cao hiệu suất của nghiệp vụ. 1.3. Tình hình khai thác . Trước những nỗ lực, cố gắng của Ban giám đốc, của cán bộ công nhân viên nói chung và của cán bộ công nhân viên phòng phi hàng hải nói riêng, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người đã từng bước khẳng định vị trí của mình và đi vào hoạt động ngày càng tốt hơn. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại PIJCO ( 1997- 2001) Năm Số người tham gia (người) Số phí bảo hiểm (1000đ) % tăng so với năm trước Số người Phí bảo hiểm tham gia 1997 49771 1750816 - - 1998 63145 1954611 126.87 111.64 1999 99679 3674476 157.85 187.99 2000 110717 3945075 11.07 107.36 2001 143779 5735235 129.86 145.38 Nguồn: Công ty PIJCO Số liệu bảng 4 cho ta thấy % tăng của phí bảo hiểm và số người tham gia của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người năm 2000 so với năm 1999 có vẻ chững lại so với số này năm 1999 so với năm 1998. Năm 1999 số phí nghiệp vụ tăng 87.99%, số người tham gia tăng 57.85% nhưng năm 2000 số tương ứng là: 7.36% và 11.07% phải chăng nghiệp vụ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế mà người dân không thích tham gia. Sự giảm sút này là do một số nguyên nhân sau: thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, sự kiện ngày 11/09/2001, cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính tiền tệ kinh tế của các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới... Thêm vào đó là sự ra đời của một số công ty bảo hiểm trong và ngoài ngành như công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện ( PTI ) đã gần như chia nhỏ mảnh đất màu mỡ của thị trường bảo hiểm Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của công ty. Doanh thu năm 2001 lại tăng : 45.38% và 29.86%. Đối với PIJCO chạy theo doanh thu không phải là mục tiêu mà lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh là chính. Điều này tác động trực tiếp đến việc tiếp tục triển khai nghiệp vụ. Để thấy rõ được xu thế phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người ta cần xem xét trong mối quan tâm với toàn công ty . Bảng 5: Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người Đơn vị : 1000 đồng Năm Tổng doanh thu phí bảo hiểm Doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người Cơ cấu doanh thu (%) 1998 52.240.000 1.954.611 3.74 1999 79.587.000 3674.476 4.62 2000 96.500.000 3.945.075 4.09 2001 98.300.000 5.735.235 5.83 Chung 326.627.000 15.309.397 4.69 Nguồn: Công ty PIJCO Qua bảng 5 ta thấy doanh thu phí bảo hiểm tăng qua các năm. Năm 1997 là 37.8 tỷ đến năm 2001 con số này lên tới 98.3 tỷ tương ứng chiếm 3.37% và 5.83% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Đây là con số không nhỏ nếu như ta biết rằng tổng doanh thu các nghiệp vụ của PIJCO tăng bình quân 35.9% / năm. Điều đó chứng tỏ nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người vẫn là mảnh đất hấp dẫn đối với bất kỳ ai kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Quá trình triển khai nói chung được coi trọng cán bộ khai thác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của công ty quán triệt tinh thần, phương hướng, đường lối do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đề ra. Cán bộ khai thác trẻ, năng động chịu khó lăn lộn bám thị trường, khách hàng tạo hình ảnh tốt về công ty cũng như lợi ích của nghiệp vụ gây được mối quan hệ thân tình với khách hàng. Công ty có chính sách khách hàng hợp lý đặc biệt là đối với khách hàng lớn, khách hàng đương nhiên, khách hàng có tổn thất nhỏ hoặc không có, khách hàng thường xuyên thể hiện trên các mặt ưu đãi về phí bảo hiểm và tiền thưởng. Ngoài việc duy trì lượng khách hàng đang tham gia tại công ty cần lôi kéo và khai thác khách hàng tiềm năng. Công tác khai thác phải luôn được chú trọng và có các biện pháp ngăn chặn hạn chế những mặt yếu của khâu này. Để khắc phục nhược điểm này năm 2001 phòng phi hàng hải đã phối hợp với phòng tổ chức tổng hợp tổ chức các lớp học để huấn luyện nghiệp vụ phi hàng hải nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người nói riêng. Trên đây là tình hình khai thác của toàn công ty. Cụ thể các chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng công ty đã có mức doanh thu nghiệp vụ như sau: Bảng 6: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người của các chi nhánh và văn phòng công ty năm 2001. Chi nhánh và văn phòng công ty Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người Tổng doanh thu phòng phi hàng hải Cơ cấu (%) Văn phòng công ty 1.671.853 10.896.720 15.34 Hải Phòng 356.368 3.457.061 10.31 Đà Nẵng 627.838 3.977.676 15.78 Thành phố Hồ Chí Minh 1.034.989 4.323.262 23.94 Cần Thơ 269.465 3.599.829 7.49 Quảng Ninh 580.196 2.483.383 23.36 Vinh 576.397 2.771.429 20.80 Khánh Hòa 233.593 1.779.390 13.13 Quảng Bình 242.653 1.607.390 15.10 Huế 141.883 1.649.483 8.60 Chung 5.735.235 36.545.624 15.69 Nguồn: Công ty PIJCO Qua bảng 6 ta thấy doanh thu các nghiệp vụ chủ yếu tập chung tại các thành phố lớn nơi tập chung đông các cơ quan, ban ngành, có mật độ dân số nói chung và người lao động nói riêng cao như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Mặc dù doanh thu của phòng phi hàng hải tập chung ở thành phố lớn nhưng về doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người cao phải là nơi tập chung đông lao động trong các đơn vị có tổ chức : thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh đã chứng minh điều đó. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức, xí nghiệp lớn trong cả nước còn Quảng Ninh là nơi tập trung nhiều lao động nhất là lao động ngành than đây là ngành được nhà nước quan tâm chú trọng để phát triển. Vì vậy mặc dù đứng sau Hà Nội về doanh thu nhưng lại dẫn đầu về cơ cấu. Sau đó là Vinh 20.8% và thấp nhất là Cần Thơ. Bên cạnh một số chi nhánh có cơ cấu doanh thu cao còn một số nơi có cơ cấu doanh thu thấp như: Huế, Khánh Hoà, Cần Thơ. Đối với chi nhánh Khánh Hoà bắt đầu đi vào hoạt động 1997 doanh thu của phòng phi hàng hải ở đó chủ yếu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ( doanh thu là 1.41 tỷ chiếm 53.57% năm 1998 ). Khánh Hoà chưa phải là nơi tập trung nhiều các cơ quan, ban ngành, quan trọng vì vậy lực lượng lao động ở đây ít hơn so với những nơi khác. Mặc dù nằm ở đấu mối giao thông nhưng quan hệ với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước lại khá xa điều này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người. Trái với Khánh Hoà là Cần Thơ đây là nơi tập trung lưu lượng giao thông của miền Đông Nam Bộ lại gồm các khu công nghiệp lớn, có lực lượng lao động rất đông phải chăng nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người ở đây chưa thực sự được quan tâm chú ý đúng mức. Công tác nghiệp vụ và quản lý nghiệp vụ chưa thực hiện chặt chẽ. Cùng với các nghiệp vụ khác trong 3 năm : 1999, 2000, 2001 chi nhánh Cần Thơ lại làm ăn không hiệu quả tỷ lệ bồi thường cao (86.85%, 101.6%, 98%). Đặc biệt là ở Huế tỷ lệ bồi thường là 130% năm 2000 điều này là do trong năm Huế là nơi bị thiệt hại nặng nhất trong 2 trận lũ hơn 200 người bị thiệt mạng. Vì thế mà số tiền bồi thường của PIJCO Huế phải chi trả cho những gia đình nạn nhân tăng lên đột ngột. Từ tình hình trên PIJCO nên có những biện pháp kiểm tra, phân tích, đánh giá, chỉ đạo cụ thể đến từng chi nhánh địa phương trong cả nước để hoạt động của các văn phòng đại diện và chi nhánh có hiệu quả hơn. Mặc dù có những tồn tại trên song không thể phủ nhận được các nỗ lực, cố gắng của các chi nhánh của PIJCO trên phạm vi cả nước ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại 3 miền của PIJCO năm 2001 Năm Doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người (1000đồng) Cơ cấu doanh thu (%) M.Bắc M.Trung M.Nam Cả nước M.Bắc M.Trung M.Nam 1998 1.213.188 347.960 393.463 1.954.611 62.07 17.80 20.13 1999 2.092.072 749.560 832.844 3.674.476 56.94 20.40 22.66 2000 1.905.241 1.112.845 926.989 3.945.075 48.29 28.21 23.50 2001 2.608.417 1.588.771 1.565.047 5.735.235 45.48 27.70 26.82 Chung 7.818.918 3.799.136 3.718.343 15.336.397 50.98 24.77 24.25 Nguồn: Công ty PIJCO Qua số liệu bảng 7 cho ta thấy doanh thu phí nghiệp vụ tại miền Bắc mặc dù tăng nhưng chậm và có xu hướng chững lại. Nếu nói như thế thì có vẻ không phản ánh đúng bản chất vấn đề bởi vì miền Bắc bao gồm: văn phòng công ty, chi nhánh Quảng Ninh và Hải Phòng trong đó văn phòng công ty vẫn là nơi có doanh thu cao nhất tuy nhiên năm 2000 văn phòng công ty đã không đạt được kết quả như dự tính mặc dù chi nhánh Quảng Ninh có tốc độ tăng nhanh. Vì vậy cơ cấu doanh thu trong tổng doanh thu nghiệp vụ của công ty tại miền Bắc không ngừng giảm. Tuy nhiên điều muốn nói ở đây là sự tiến bộ vượt bậc của các chi nhánh ở miền Trung, các chi nhánh này ngày càng được mở rộng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu phí nghiệp vụ vượt qua con số cơ cấu doanh thu của PIJCO ở miền Nam. Đây là một điều đáng mừng song cũng cần sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của công ty để PIJCO miền Trung vừa phát triển về tốc độ thu phí vừa đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh để tạo hình ảnh tốt hơn của PIJCO trong người dân miền Trung và có điều kiện mở rộng thị trường thực tế cũng như thị trường tiềm năng của PIJCO. 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất . Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được biểu hiện là những hoạt động cụ thể của con người nhằm ngăn ngừa hạn chế giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại tới đối tượng bảo hiểm. Công tác này là rất quan trọng nó là nhiệm vụ bắt buộc cho cả người được bảo hiểm, người bảo hiểm và người thứ 3 ( nếu có). Nó được áp dụng chung cho tất cả các loại hình bảo hiểm trong đó có bảo hiểm kết hợp con người. Nhận thức được vấn đề này, PIJCO hàng năm trích 3% doanh thu phí bảo hiểm để hình thành quỹ đề phòng hạn chế tổn thất. Việc lập quỹ này nhằm mục đích nhắc nhở trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm về ý thức đề phòng rủi ro. Đối với PIJCO đây là điều đương nhiên vì kinh doanh bảo hiểm tức là kinh doanh rủi ro mà lại là ngành kinh doanh chính. Tuy nhiên, đối với người được bảo hiểm nhiều khi họ không ý thức được rủi ro xảy ra và mức thiệt hại gây ra cho họ ( không biết rủi ro có xảy ra hay không và nếu thiệt hại xảy ra thì thiệt hại là bao nhiêu ). Đây không chỉ là công tác nghiệp vụ kinh doanh của công ty bảo hiểm mà nó còn góp phần ý thức cho những người tham gia góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh. 2.1. Thuận lợi trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Các công ty bảo hiểm nói chung và PIJCO nói riêng đều có thể lợi dụng được tác dụng của các thiết bị an toàn xã hội như: Các thiết bị bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, các biển báo khu vực nguy hiểm, các phương tiện y tế, thuốc men phòng bệnh…Các thiết bị này có tác dụng làm giảm tỷ lệ tai nạn và mức độ nghiêm trọng của mỗi vụ ( làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của mỗi loại rủi ro ). Như vậy nó đã gián tiếp mạng lại lợi ích cho các công ty bảo hiểm. Chi phí cho các thiết bị này do các cơ quan chức năng nhà nước chi như: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An. PIJCO ra đời sau Bảo Việt nên khi triển khai nghiệp vụ này đã có một số phương án, công cụ đề phòng hạn chế tổn thất mà Bảo Việt đã tiến hành. Vì các công cụ này có vai trò như một “ hàng hoá công cộng “ nên PIJCO có thể được hưởng lợi ích từ chúng một cách gián tiếp mà không cần phải mất chi phí. Ngoài ra các cơ quan chức năng của nhà nước cũng cung cấp những kiến thức và các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho các công ty bảo hiểm trong đó có PIJCO. Mọi người thường xuyên được giáo dục tuyên truyền các biện pháp để tự bảo vệ mình. Các rủi ro xảy ra đối với tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con người thường gây ra cho họ nỗi đau buồn về mặt tinh thần là rất lớn và không gì có thể bù đắp được. Do đó bản thân người được bảo hiểm luôn luôn có ý thức tự bảo vệ mình, tự phòng tránh tai nạn và bệnh tật cho mình. Nói cách khác trong nghiệp vụ bảo hiểm này hiện tượng trục lợi bảo hiểm là ít có ( trừ một số hiện tượng tiêu cực : tử tự, tệ nạn xã hội ). 2.2. Khó khăn trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất. ở nước ta, do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, do mức sống và điều kiện sinh hoạt của nhân dân còn thấp, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hàm lượng CO2 trong không khí gấp 5 lần mức cho phép ở một số thành phố lớn nên tình trạng ốm đau, bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật là khá phổ biến, có nhiều loại bệnh hiểm nghèo xuất hiện. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, mặc dù mạng lưới giao thông đã có sự nâng cấp nhưng mật độ các phương tiện giao thông tăng rất nhanh thêm vào đó ý thức chấp hành luật lệ giao thông của nhiều chủ phương tiện còn yếu kém nên khả năng xảy ra tai nạn là rất cao. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đặc biệt là vào mùa hè chưa được kiểm tra chặt chẽ. Năm 2001 vừa qua đã có rất nhiều ca bị ngộ độc thức ăn làm thiệt hại đến tính mạng của nhiều người. Thiên tai trong một số năm gần đây rất bất thường, hiện tượng Elnino và Nanino liên tục hoành hành, lũ lụt xảy ra với tần suất cao và mức độ thiệt hại lớn. Đặc biệt là năm 1999 đã xảy ra 2 trận lũ ở miền Trung làm thiệt hại tính mạng của gần 300 người chưa kể đến các chi phí y tế phát sinh do ô nhiễm môi trường sau trận lũ. Ngoài ra ý thức thực hiện quy chế tai nạn lao động tại cơ quan, nơi làm việc, ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cũng như các quy định tại nơi công cộng của người dân Việt Nam là chưa cao. Điều này không những gây rủi ro cho chính họ mà còn là nguyên nhân gây rủi ro cho người khác. 3. Công tác giám định và bồi thường. 3.1. Công tác giám định. a. Mục đích: Công tác giám định nhằm mục đích bồi thường được chính xác, kể cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế. Giám định là việc xác định thiệt hại của đối tượng bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Đây là khâu hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty và khách hàng nhằm nhanh chóng khắc phục khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm. Trong quá trình hoạt động, công tác, giải trí… mọi người đều có thể gặp rủi ro bất ngờ có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các rủi ro đó có thể xảy ra ở nhà, ở công sở hoặc bất cứ nơi nào khác đều đem lại tổn thất ngoài ý muốn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro là rất đa dạng thậm chí có nhiều vụ tai nạn xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế mà không có nghĩa là cứ tai nạn nào xảy ra là phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Do vậy làm tốt công tác giám định là rất cần thiết. Mục đích của công tác giám định trong bảo hiểm kết hợp con người là phải đảm bảo đánh giá được mức độ tai nạn xảy ra cho bản thân người được bảo hiểm. Nhưng trước hết cần xác định xem nó có thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty hay không. Nếu có thì mới triển khai các bước tiếp theo. Mặt khác qua công tác giám định công ty có thể tìm được nguyên nhân của các vụ tai nạn xảy ra từ đó đưa ra các biện pháp để hạn chế tổn thất có tính khả thi nhất. b. Nội dung: Khi tiến hành giám định cần xác định các yếu tố sau: -Xác định tình hình thực tế. -Tìm nguyên nhân gây tai nạn và xem rủi ro xảy ra có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. -Căn cứ vào các chứng từ y tế có liên quan để xem các chứng từ đó có hợp lệ không. Yêu cầu của công tác giám định là phải chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Công tác giám định có được tổ chức tốt thì việc chi trả bảo hiểm mới nhanh chóng, kịp thời, nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, có được số liệu chính xác để điều chỉnh phí cho phù hợp. Vì lẽ đó mà PIJCO rất coi trong công tác giám định. Công tác giám định trong bảo hiểm kết hợp con người là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, thực tế cho thấy địa bàn hoạt động, số lượng người tham gia đông, phân bố không tập trung nên hầu hết các vụ rủi ro, tai nạn xảy ra, các cán bộ phụ trách các địa bàn phải kết hợp với mạng lưới cộng tác viên tại các cơ quan, trường học để lập hồ sơ tai nạn và gửi về cấp trên quản lý trực tiếp của mình. Mỗi tuần 2 lần các cán bộ phụ trách các địa bàn đều phải xuống cơ sở để theo dõi tình hình và nhận hồ sơ tai nạn. Số hồ sơ tại nạn đều được xem xét kịp thời tránh tình trạng tồn đọng vì vậy hầu hết các hồ sơ đều được giải quyết trong tháng. Đây là một điểm rất tiến bộ của PIJCO trong nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người và nó cần phải được phát huy trong thời gian tới. Có được điểm mạnh đó là do trong những năm hoạt động công ty đã không ngừng củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết, tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ để giám định, bồi thường, cử các cán bộ sang đào tạo tại Trung tâm đào tạo của Bảo Việt. Tăng cường phân cấp cho các đơn vị để chủ động giải quyết các sự cố bảo hiểm theo phương châm: ” Giải quyết chính xác, kịp thời , khách quan, trung thực ” . Điều đó, một mặt làm cho trình độ nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao mặt khác quan trọng hơn là ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc được nâng lên một bước. 3.2. Công tác bồi thường. Gắn liền với công tác giám định là công tác chi trả bồi thường. Trong kinh doanh bảo h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100175.doc
Tài liệu liên quan