Trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu, Kiểm toán viên nên xem xét các thông tin về kiểm toán nội bộ như: Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ, chính sách và quy trình kiểm toán nội bộ, quy trình báo cáo của kiểm toán nội bộ, căn cứ vào những thông tin nói trên và kết hợp với việc xem xét thái độ của Ban giám đốc đơn vị đối với sự tồn tại của bộ phận này hay nói khác đi là nguồn gốc hình thành bộ phận này, Kiểm toán viên độc lập có thể nhận định về tính hữu hiệu của nó. Nếu Kiểm toán viên nội bộ của khách hàng hoạt động hữu hiệu thì Kiểm toán viên nên chú ý đến việc sử dụng kết quả của Kiểm toán viên nội bộ. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên độc lập và Kiểm toán viên nội bộ có thể áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán như nhau. Vì thế Kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng những tư liệu của Kiểm toán viên nội bộ để trợ giúp việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán độc lập. Nếu Kiểm toán viên nội bộ hoạt động không hiệu quả thì Kiểm toán viên độc lập có thể góp ý để Kiểm toán viên nội bộ để hoàn thiện hơn.
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Báo cáo tốt nghiệp ngành kiểm toán tại công ty TNHH tư vấn kiểm toán Trung Tín Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính thức.
3.1.1.2.4 Kế hoạch kiểm toán:
Trước khi thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chiến lược kiểm toán. Trong đó bao gồm cả kế hoạch kiểm toán và chiến lược kiểm toán cho khoản mục doanh thu.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá sơ bộ các thông tin nền tảng thu thập được từ khách hàng trong cuộc khảo sát, nhóm trưởng tiến hành lập chiến lược kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán được lập sau khi Công ty khảo sát tình hình khách hàng và chấp nhận kiểm toán; giữa khách hàng và Công ty đạt được sự thống nhất về tất cả các mặt như: thời gian, địa điểm, giá phí, đối tượng kiểm toán, thời gian cần hoàn thành Báo cáo kiểm toán…Kế hoạch kiểm toán tổng thể là một bảng kế hoạch về thời gian và nhân sự cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán. Trong đó, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ chỉ định những phần việc cho từng thành viên tùy theo trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực kiểm toán; các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ thực hiện kế hoạch đã được lập. Trưởng nhóm kiểm toán là người rà soát, thực hiện rà soát lại các công việc trước khi trình kết quả kiểm toán đã thực hiện được trong cuộc kiểm toán cho Giám đốc kiểm toán xét duyệt.
MÔ TẢ BƯỚC CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN CỤ THỂ KHI KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG KZTA.
* Thông tin khách hàng:
Tên đầy đủ của khách hàng: Cty TNHH KZTA
Hình thức vốn đầu tư: 100% nước ngoài
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm điện tử - tin học
Thị trường: trong và ngoài nước
* Cơ cấu tổ chức và quản lý:
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Các phòng ban: Phòng kế toán – tài chính, phòng kinh doanh, phòng sản xuất, phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng IT.
* Tình hình kinh doanh:
Thị trường hoạt động rộng rãi, thuận lợi trong xuất khẩu vì thế doanh thu năm nay cao hơn năm trước. Công ty có kế hoạch gia tăng xuất khẩu trong các năm tới. Trong năm 2006 công ty đã đầu tư trang thiết bị mới và xây mới nhà xưởng để đưa vào sử dụng trong năm 2007.
* Chính sách kế toán áp dụng:
Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01/2006, kết thúc ngày 31/12/2006.
* Chu trình doanh thu:
Nhận đơn đặt hàng, thông báo cho bộ phận kinh doanh kiểm tra lượng hàng tồn kho, lập hợp đồng, thông báo cho bộ phận giao nhận hàng. Chính sách thu nợ 45 ngày kể từ ngày nhận hàng.
3.1.2 Thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai công việc chính là tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Thứ nhất: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Trong chu trình doanh thu, Kiểm toán viên của Công ty thực hiện tìm hiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát thông qua việc xem xét các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến chu trình doanh thu; trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và kế toán trưởng của khách hàng để hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ và tìm hiểu và nhận thức, thái độ cũng như hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Kiểm toán tiến hành quan sát thực tế quy trình doanh thu, về cách thức thực hiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ kế toán.
Đánh giá hệ thống kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:
Sau khi xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên so sánh với những yếu tố cần thiết đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu phù hợp với điều kiện của khách hàng để đánh giá rủi ro kiểm soát. Nếu Kiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiết lập hoặc còn nhiều yếu kém thì sẽ tiến hành ngay vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản mà không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Ngược lại, nếu cơ chế kiểm soát nội bộ được xác định là có đủ các yếu tố cần thiết thì Kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để sự hiểu biết chính xác về hoạt động kiểm soát của đơn vị.
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát :
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được Kiểm toán viên thực hiện song song với các thử nghiệm cơ bản trên cơ sở các mẫu đã được lựa chọn nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.
Đối với những khách hàng cũ, trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu Kiểm toán viên nhận thấy không có những biến động mạnh làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thì Kiểm toán viên thực hiện ngay vào các bước thử nghiệm cơ bản, đồng thời kết hợp với một số thử nghiệm kiểm soát để điều chỉnh kích cỡ mẫu cho phù hợp. Kiểm toán viên không chú trọng và thực hiện nhiều các thử nghiệm kiểm soát trong trường hợp này. Riêng đối với khách hàng mới thì việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được chú trọng hơn nhằm thu thập bằng chứng về rủi ro kiểm soát trên từng mục tiêu kiểm toán.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là kiểm tra sổ sách, chứng từ, phương pháp làm lại và phương pháp phỏng vấn, còn phương pháp quan sát ít được sử dụng do bị hạn chế về mặt thời gian.
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản :
Do việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành song song với việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản, nên Kiểm toán viên kết hợp thực hiện kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ với các mục tiêu kiểm toán như: sự hiện hữu, tính chính xác, đầy đủ,…của khoản mục doanh thu. Trong quá trình kiểm toán, nếu nhận thấy có nhiều thiếu sót, rủi ro cao thì Kiểm toán viên sẽ mở rộng hợp lý các thử nghiệm chi tiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cho nhận xét của mình trên Báo cáo kiểm toán.
Thứ hai: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Trong khâu thực hiện các thử nghiệm cơ bản, trước khi thực hiện các thử nghiệm chi tiết, Kiểm toán viên của Công ty cũng thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu.
Thực hiện các thủ tục phân tích:
Thử nghiệm 1: So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay so với năm trước và so sánh giữa các tháng trong năm, tìm lời giải thích cho những biến động bất thường. Thông thường tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu ít biến động. Nếu có sự biến đổi bất thường có thể do doanh thu trong kỳ bị khai khống so với năm trước hoặc giá vốn hàng bán bị khai thiếu nhằm làm cho người đọc Báo cáo tài chính có cái nhìn tốt hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lãi gộp giảm bất thường thì có thể do doanh thu trong lỳ không được ghi nhận đầy đủ hoặc do giá vốn hàng bán bị thổi phồng nhằm mục đích chốn thuế. Tuy nhiên, cũng có thể tỷ lệ này biến động là do sự tác động của các nhân tố như: giá bán, giá thành, số lượng bán,…Kiểm toán viên kết hợp với các thủ tục khác và trao đổi với kế toán trưởng để tìm ra nguyên nhân.
Thử nghiệm 2: So sánh doanh thu của năm nay so với doanh thu của năm trước và với số kế hoạch cả về số lượng tổng cộng lẫn từng tháng nhằm kiểm tra sự hợp lý của doanh thu trong kỳ. Nếu doanh nghiệp có nhiều cửa hàng hay đại lý tiêu thụ sản phẩm, hoặc đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng thì so sánh doanh thu của từng cửa hàng, của từng mặt hàng năm nay so với năm trước.
Thử nghiệm 3: Thực hiện thủ tục phân tích “Ước tính doanh thu bán hàng”. Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp liệt kê số lượng, đơn giá bán của các loại sản phẩm khác nhau của từng tháng trong năm kiểm toán, từ đó tính ra giá trị hàng bán trong tháng và trong năm kiểm toán. Với số lượng hàng bán của các tháng trong kỳ được lấy từ bảng kê chi tiết nhập – xuất – tồn kho thành phẩm, hàng hóa; đơn giá được lấy trong bảng giá được phê duyệt trong từng giai đoạn.
Thực hiện các thử nghiệm chi tiết
Sau khi đưa ra các kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện một số thủ tục phân tích, Kiểm toán viên sẽ quyết định sử dụng thử nghiệm chi tiết nào và phạm vi áp dụng để có được những bằng chứng đáng tin cậy nhất.
Sau đây là những thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục doanh thu mà Công ty thường áp dụng:
Thử nghiệm 1: Từ sổ chi tiết, lập bảng biến động doanh thu và bảng báo cáo doanh thu theo từng mặt hàng trong một năm. Tiến hành đối chiếu theo doanh thu theo tháng và số tổng cộng với Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời tham chiếu với các tài khoản có liên quan nhằm đảm bảo số liệu được tập hợp chính xác trên sổ chi tiết và khớp với sổ cái cũng như khớp với Báo cáo tài chính.
Thử nghiệm 2: Chọn mẫu để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc ghi chép doanh thu là chính xác về số liệu, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và đảm bảo mọi khoản doanh thu trong kỳ đều được ghi nhận. Kiểm tra sự liên tục của việc ghi chép số liệu nhằm phát hiện một số chứng từ chưa được ghi chép lên tài khoản doanh thu hay phát hiện một số chứng từ bị hủy…Có thể kết hợp việc vận dụng xem bảng kê khai doanh thu và bảng kê khai hóa đơn sử dụng. Chọn mẫu trong một số tháng trong năm có doanh thu cao trên sổ chi tiết, kiểm tra lại chứng từ gốc ở những mặt sau:
- Xem xét nội dung trên hóa đơn ( tên người bán, tên người mua, mã số thuế, số tiền trên hóa đơn, số thuế, số sêri, số hóa đơn, ngày hóa đơn, sự phê duyệt);
- Đối chiếu số tiền trên hóa đơn với số tiền trên sổ sách, kiểm tra sự tính toán số tiền;
- Kiểm tra đơn giá trên hóa đơn phải phù hợp với hợp đồng thỏa thuận hay bảng giá của đơn vị, xem sự phê duyệt của người có thẩm quyền;
- Số liệu trên hóa đơn phải khớp với số liệu trên các báo cáo khác như: Báo cáo nhập – xuất – tồn, bảng tính giá vốn hàng bán;
- Xem xét sự phù hợp giữa hóa đơn, phiếu xuất kho và các hồ sơ khác có liên quan.
Thử nghiệm 3: Đối chiếu giữa số liệu xuất kho và số lượng bán, nếu có chênh lệch thì phải tìm hiểu và xem xét sự hợp lý, hợp lệ.
Thử nghiệm 4: Kiểm tra các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại để đảm bảo các khoản này là thực sự phát sinh trong kỳ, được ghi chép đầy đủ và chính xác. Tiến hành đối chiếu giữa sổ chi tiết theo dõi các khoản ghi giảm doanh thu với chứng từ gốc. Tính toán lại, kiểm tra sự chính xác. Xem xét việc chấp thuận chiết khấu, kiểm tra biên bản hàng hóa bị trả lại, và cách hạch toán các khoản giảm trừ này.
Thử nghiệm 5: Kiểm tra sự phân chia niên độ bán hàng, tìm ra những khoản doanh thu ghi nhận không đúng kỳ. Chọn một số hóa đơn trước ngày báo sổ và một số hóa đơn sau ngày báo sổ để xem chúng có được hạch toán đúng niên độ hay không. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ khác, đối chiếu ngày trên hóa đơn với ngày trên chứng từ vận chuyển, các chứng từ khác có liên quan. Kiểm toán viên cũng đối chiếu ngày ghi nhận doanh thu với ngày ghi nhận các khoản phải thu hay thu được tiền trên sổ chi tiết công nợ sổ quỹ. Kiểm toán viên tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán quy định để xác định niên độ cho các khoản doanh thu trên. Nếu có khoản doanh thu nào bị ghi nhầm niên độ thì lập bút toán đề nghị điều chỉnh.
Thử nghiệm 6: Xem xét hạch toán tỷ giá hối đoái với những khoản doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp hạch toán tỷ giá theo phương pháp tỷ giá thực tế hay tỷ giá hạch toán, đề nghị bút toán điều chỉnh cho những trường hợp hạch toán sai.
MÔ TẢ BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CỤ THỂ KHI KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG KZTA.
* Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Khách hàng có thực hiện việc xét duyệt các đơn đặt hàng trước khi chấp nhận ký hợp đồng kinh tế. Khách hàng có thực hiện việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận. Bộ phận gửi hàng có thực hiện đối chiếu, kiểm tra giữa hàng sẽ giao với lệnh bán hàng và phiếu xuất kho. Hóa đơn được lập trên cơ sở kiểm tra đối chiếu giữa lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu báo gửi hàng. Các khoản tiền bán hàng thu về trong ngày sẽ được thủ quỹ gửi vào ngân hàng vào thời điểm cuối mỗi ngày giao dịch. Hóa đơn được kiểm tra kỹ trước khi mang đi ký duyệt và giao cho khách hàng. Các hợp đồng xuất khẩu được xem xét kiểm tra cẩn thận, chứng từ được lưu giữ cẩn thận theo từng hợp đồng xuất hàng.
* Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán:
- Mức trọng yếu tổng thể:
Chỉ tiêu
Giá trị
Mức tối thiểu
Mức tối đa
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Lợi nhuận trước thuế
25 tỷ
5%
1,25 tỷ
10%
2,5tỷ
Tổng doanh thu
230 tỷ
0,5%
1,15 tỷ
1%
2,3tỷ
Tổng tài sản
150 tỷ
1%
1,5 tỷ
2%
3 tỷ
Mức trọng yếu được chọn: 2,5 tỷ
* Đánh giá rủi ro kiểm toán: Qua nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trên cho thấy rủi ro tiềm tàng ở mức cao, rủi ro phát hiện ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức thấp.
* Thử nghiệm kiểm soát:
- Thử nghiệm đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền:
Tên khách hàng: Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 7/3/2007
Khoản mục: Doanh thu
Người thực hiện: V.T.H
KIỂM TRA HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Số
hóa đơn
Ngày
hóa đơn
Khách hàng
Tên hàng
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
7708
31/01/2006
Cty PT
Monitor
320
1.680.000
537.600.000ü
7725
20/06/2006
Cty H&H
DVD
1.200
1.530.000
1.836.000.000ü
7745
12/12/2006
Cty Folow
Compo TV
530
540.000
286.200.000ü
ü: Đã kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn, đã đối chiếu thông tin với phiếu xuất kho, phiếu gửi hàng, đã ghi vào sổ nhật ký bán hàng.
- Thử nghiệm đối với nghiệp vụ bán chịu:
Tên khách hàng: Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 10/3/2007
Khoản mục: Phải thu khách hàng
Người thực hiện: N.T.T.H
CHỌN MẪU CÁC NGHIỆP VỤ BÁN CHỊU
Số
hóa đơn
Ngày
hóa đơn
Tên khách hàng
Tên hàng
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
45501
17/01/2006
Phương Trần
DVD
2.000
880.000
1.760.000.000ü
45515
23/03/2006
Samyoung
SCAP L
30.000
51.000
1.530.000.000ü
45523
15/10/2006
Wissbell
SOUND
2.100
1.200.000
2.520.000.000ü
45544
11/12/2006
Radane
IPON N
797
556.000
443.132.000 ü
ü Đã kiểm tra nhật ký bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng, đã có gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng.
- Thử nghiệm đối với nghiệp vụ hàng bán bị trả lại:
Tên khách hàng:Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 10/3/2007
Khoản mục: Doanh thu hàng bán bị trả lại
Người thực hiện: N.T.P.T
CHỌN MẪU NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG BỊ TRẢ LẠI
Số hóa đơn
Ngày hóa đơn
TK đối ứng
Giá trị
66651
11/01/2006
112
104.000.000ü
66662
28/04/2006
111
77.900.000ü
66677
15/09/2006
111
157.500.000ü
66689
27/12/2006
131
92.800.000ü
ü Đã đối chiếu phiếu nhập kho của đơn vị, đã đối chiếu với sổ chi tiết hàng bán bị trả lại. Đã kiểm tra thư của khách hàng về lý do phải trả hàng của công ty.
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là khá hữu hiệu nên rủi ro kiểm soát được hạn chế.
* Thử nghiệm cơ bản:
- Thủ tục phân tích doanh thu năm nay so với năm trước:
Tên khách hàng:Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 15/3/2007
Khoản mục: Doanh thu
Người thực hiện: N.N.P.U
SO SÁNH DOANH THU NĂM NAY VÀ NĂM TRƯỚC
Chỉ tiêu
Năm nay
Năm trước
Biến động
Tăng (giảm)
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
32.777.890.000ü
28.528.600.000
4.249.290.000
14,89%
Chiết khấu
245.325.000ü
197.800.500
47.524.500
24,03%
Hàng bán bị trả lại
211.500.000ü
174.567.000
36.933.000
21,16%
Giá vốn hàng bán
29.792.050.000ü
26.231.450.000
3.560.600.000
13,57%
Lợi nhuận gộp
2.529.015.000ü
1.924.782.500
604.232.500
31,39%
Tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu
7,72%
6,75%
ü Đã đối chiếu số liệu trên sổ sách và, chứng từ gốc
Tổng doanh thu năm 2006 đã tăng hơn 14,89% so với năm 2005 làm cho lợi nhuận gộp tăng cao với tỷ lệ tăng 31,39%. Có thể nói đây là bước phát triển của công ty. Tuy nhiên cần phải giảm bớt lượng hàng bán bị trả lại hơn nữa.
- Thử nghiệm chi tiết:
Tên khách hàng:Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 15/3/2007
Khoản mục: Doanh thu
Người thực hiện: N.N.P.U
Tháng
Số đơn vị
Số kiểm toán
Chênh lệch
1
30.827.095.317ü
30.827.095.317
-
2
24.635.892.146ü
24.635.892.146
-
3
21.254.368.956ü
21.254.368.956
-
4
27.153.247.658ü
27.153.247.658
-
5
26.156.238.982ü
26.156.238.982
-
6
26.987.356.145ü
26.987.356.145
-
7
25.156.956.235ü
25.156.956.235
-
8
27.563.289.964ü
27.563.289.964
-
9
25.987.965.152ü
25.987.965.152
-
10
26.586.258.548ü
26.586.258.548
-
11
25.623.214.987ü
25.623.214.987
-
12
32.254.362.125ü
32.254.362.125
-
Cộng
320.186.246.215ü
320.186.246.215
-
ü: Đã đối chiếu giữa sổ chi tiết, sổ cái, chứng từ. Đã đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh .
- Thử nghiệm chi tiết với nghiệp vụ bán hàng:
Tên khách hàng:Cty TNHH KZTA
Niên độ: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 17/3/2007
Khoản mục: Doanh thu
Người thực hiện: H.T.K
Số hóa đơn
Ngày HĐ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
22331
12/01/2006
2.300
1.000.800
2.301.840.000ü
22339
27/03/2006
2.500
1.200.000
3.000.000.000ü
22342
13/05/2006
1.025
1.230.000
1.260.750.000ü
22350
22/07/2006
1.520
1.505.000
2.287.600.000ü
43551
03/09/2006
235
3.540.500
832.017.500ü
43567
14/10/2006
3.200
850.400
2.721.280.000ü
43583
28/11/2006
850
2.025.000
1.721.250.000ü
ü: Đã kiểm tra phù hợp với hóa đơn, phiếu xuất kho
Doanh thu đã được ghi chép đúng với sự phát sinh trong kỳ.
3.1.3 Phát hành Báo cáo kiểm toán và tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán.
Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, công việc còn lại của cuộc kiểm toán là kiểm tra lại các công việc đã thực hiện, tìm hiểu những vấn đề phát sinh, tổ chức hồ sơ kiểm toán và thực hiện các công việc chuẩn bị phát hành báo cáo. Cụ thể gồm các công việc chủ yếu sau:
Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý:
Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán các Kiểm toán viên tổng hợp và rà soát lại những công việc đã thực hiện, lưu trữ toàn bộ những bằng chứng thu thập được vào hồ sơ có tham chiếu đầy đủ. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra lại và lập báo cáo sơ bộ, lên bút toán điều chỉnh và trình Giám đốc kiểm toán.
Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp các bút toán đề nghị điều chỉnh và thảo luận với khách hàng về những bút toán điều chỉnh này, đồng thời lên báo cáo dự thảo. Sau khi khách hàng xem xét bản dự thảo và nếu không có gì cần sửa đổi, kiểm toán viên sẽ đưa cho khách hàng bản chính để ký tên và đóng dấu. Nếu không đồng ý các bút toán điều chỉnh, hai bên sẽ trao đổi để đi đến thống nhất.
Sau khi nhận được báo cáo đã được ký tên và đóng dấu từ khách hàng, Kiểm toán viên chính lập bản những vấn đề cần lưu ý cho cấp trên, cùng với hồ sơ, thư quản lý và báo cáo trình Giám đốc kiểm toán rà soát và ký. Sau đó, cả Báo cáo kiểm toán và thư quản lý được đóng dấu và giao cho khách hàng. Hoàn tất cuộc kiểm toán và lưu trữ những thông tin cần thiết vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng và phục vụ cho kỳ kiểm toán sau.
Cách thức lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán:
Hồ sơ kiểm toán thể hiện đầy đủ các chứng cứ mà Kiểm toán viên thực hiện, đó là các dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của Kiểm toán viên, các bằng chứng thu thập được nhằm hỗ trợ cho quá trình kiểm toán những kỳ sau và là cơ sở cho ý kiến của Kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán.
Chính vì vai trò quan trọng của hồ sơ kiểm toán nên công việc lưu trữ hồ sơ phải rõ ràng, khoa học, đảm bảo cho việc tìm kiếm những thông tin và hồ sơ là nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Cách bố trí trên hồ sơ kiểm toán của Công ty:
Hồ sơ kiểm toán được tổ chức theo từng phần, mỗi phần được ký hiệu theo chữ cái A, B, C,…
Phần A: Hồ sơ và các chứng từ liên quan đến kiểm toán như: giấy xác nhận, thư từ trao đổi, các fax giao dịch
Phần B: Phân tích tổng quát chiến lược kiểm toán, kế hoạch kiểm toán.
Phần C: Các khoản phải thu, tạm ứng.
Phần D: Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Phần E: Doanh thu, chi phí, giá vốn
Phần F: Kết quả kinh doanh
Phần G: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh, các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, và những trở ngại khách quan và chủ quan đến kết quả kiểm toán.
Phần H: Những sự kiện, biến cố phát sinh sau ngày kết thúc niên độ.
Phần I: Các hồ sơ khác liên quan đến cuộc kiểm toán.
Các khoản mục mà Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đều được Kiểm toán viên ghi nhận lại trên giấy làm việc do Công ty thiết kế.
3.2 CÁC SAI PHẠM THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ SAI PHẠM CỦA CÁC KIỂM TOÁN VIÊN
3.2.1 Chênh lệch doanh thu trên tờ khai thuế với bảng kê doanh thu:
3.2.1.1 Mô tả tình huống:
Tên khách hàng: Công ty TNHH SJC
Niên độ kế toán: 31/12/2006
Ngày thực hiện: 12/03/2007
Khoản mục: Doanh thu
Người thực hiện: N.H.M
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THEO THÁNG
Tháng
Số liệu trên tờ khai thuế
Số liệu trên sổ sách
Tổng doanh thu
Trong nước
Xuất khẩu
1
21.254.368.956ü
16.102.121.970
5.152.246.986
21.254.368.956
2
32.227.458.954ü
25.692.140.077
6.535.318.877
32.254.362.125
3
26.586.258.548ü
20.371.008.573
6.215.249.975
26.586.258.548
4
24.635.892.146ü
19.120.656.200
5.515.235.946
24.635.892.146
5
26.987.356.145ü
22.975.110.891
4.012.245.254
26.987.356.145
6
27.563.289.964ü
21.017.074.606
6.546.215.358
27.563.289.964
7
25.623.214.987ü
19.091.961.005
6.531.253.982
25.623.214.987
8
25.987.965.152ü
19.746.708.507
6.241.256.645
25.987.965.152
9
25.156.956.235ü
18.203.409.979
6.953.546.256
25.156.956.235
10
27.153.247.658ü
20.772.198.846
6.318.048.812
27.153.247.658
11
26.156.238.982ü
20.050.992.736
6.105.246.246
26.156.238.982
12
30.980.489.872ü
24.237.233.619
6.743.256.253
30.827.095.317
Cộng
320.312.737.590W
247.380.617.000W
72.932.120.590W
320.186.246.215W
Chênh lệch: 126.419.380
ü: Đã đối chiếu với sổ cái
W: Đã kiểm tra
3.2.1.2 Nhận định của Kiểm toán viên:
Nhìn chung doanh thu bán hàng của doanh nghiệp biến động tương đối đều qua các tháng. Doanh thu chủ yếu là doanh thu trong nước, chủ yếu tăng nhanh trong tháng 2 và tháng 12, doanh thu xuất khẩu thì tương đối ổn định. Nguyên nhân do nhu cầu mua sắm trong hai tháng này tăng vì cận tết nguyên đán. Việc doanh thu tăng trong hai tháng này cũng là hợp lý.
Tuy nhiên, doanh thu trên tờ khai xuất khẩu ở hai tháng 2 và 12 có phần chênh lệch. Nguyên nhân như sau: Doanh thu đã kê thuế năm 2006 nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu năm 2006, hàng đang đi đường chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu năm 2006.
Khi kiểm tra tờ khai xuất khẩu và vận đơn Kiểm toán viên nhận thấy tờ khai số P274 và vận đơn số MN 742 đã ghi nhận vào ngày 30 và 31 tháng 12 năm 2006 số tiền : 56.268.756 . Theo Chuẩn mực kế toán VAS-14
3.2.1.3 Cách xử lý:
Điều chỉnh : Ghi nhận thêm doanh thu.
Nợ TK 131 56.268.756
Có TK 511 56.268.756
3.2.2 Doanh thu bị sai lệch do tỷ giá trên hóa đơn và trên tờ khai xuất khẩu bị chênh lệch:
3.2.2.1 Mô tả tình huống :
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết chứng từ của Công ty TNHH AME với số liệu kiểm tra thống kê như sau:
Số hóa đơn
Tỷ giá ngoại tệ trên hóa đơn
Số tiền trên hóa đơn
Tỷ giá ngoại tệ trên tờ khai xuất khẩu
Số tiền trên tờ khai xuất khẩu
Chênh lệch
23112
15.950
47.850.000
16.000
48.000.000
150.000
23120
15.970
79.850.000
15.990
79.975.000
125.000
23137
15.560
93.360.000
15.867
95.202.000
1.842.000
23142
15.420
84.810.000
15.765
86.707.500
1.897.500
23150
15.655
39.137.000
15.885
39.712.500
575.000
Cộng
4.714.500
3.2.2.2 Nhận định của Kiểm toán viên:
Có sự sai lệch về tỷ giá ngoại tệ giữa hóa đơn và trên tờ khai xuất khẩu, điều này là do doanh nghiệp ghi nhận sai tỷ giá trên hóa đơn so với tỷ giá tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Do đó làm cho doanh thu trên hóa đơn và doanh thu trên tờ khai có sự chênh lệch.
3.2.2.3 Cách xử lý:
Đề nghị điều chỉnh tăng doanh thu năm 2006 lên thêm số tiền là : 4.714.500 đ.
3.2.3 Doanh thu bị giảm do kê thiếu hóa đơn:
3.2.3.1 Mô tả tình huống:
Khi tiến hành kiểm tra doanh thu quanh thời điểm khóa sổ của công ty TNHH TM – DV T&T, Kiểm toán viên phát hiện có một khoản doanh thu cho thuê văn phòng chưa phát hành hóa đơn, hợp đồng thuê văn phòng này có hiệu lực từ ngày 15/12/2006 đến 15/12/2007. Sau quá trình kiểm tra hợp đồng thuê văn phòng và phỏng vấn kế toán của công ty T&T, kế toán đã cho biết đã ghi thiếu hóa đơn của hợp đồng thuê này với tiền thuê hàng tháng công ty T&T được nhận là 60.000.000 đồng / tháng. Khách hàng đã thanh toán cho công ty T&T 3 tháng tiền thuê văn phòng
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán của công ty T&T thì phát hiện công ty T&T đã ghi nhận doanh thu toàn bộ khoản thanh toán 3 tháng tiền cho thuê nhà vào năm 2006.
3.2.3.2 Nhận định của Kiểm toán viên:
Công ty T&T đã ghi thiếu hóa đơn cho thuê văn phòng. Đề nghị công ty T&T điều chỉnh tăng thêm doanh thu cho thuê văn phòng, cũng như số tiền thuế đầu ra tương ứng với doanh thu này.
Còn với khoản tiền cho thuê văn phòng nhận trước 3 tháng, công ty đã ghi nhận sai bản chất của khoản tiền này dẫn đến sai lệch về doanh thu của năm 2006, cụ thể doanh thu đã được ghi nhận nhiều hơn thực tế phát sinh. Yêu cầu công ty T&T ghi điều chỉnh lại phần doanh thu này là: 30.000.000 đồng.
3.2.3.3 Cách xử lý:
Tăng phần doanh thu ghi thiếu
Ghi nhận doanh thu thực sự phát sinh ( Chỉ có 30.000.000 đồng vì chỉ mới thuê được nửa tháng thì hết năm tài chính)
Bút toán điều chỉnh đề nghị
Nợ TK 511 150.000.000
Có TK 3387 150.000.000
3.2.4:Doanh thu được ghi nhận khi xuất ra nước ngoài lên tàu sau ngày kết thúc niên độ
3.2.4.1 Mô tả tình huống:
Công ty kiểm toán cho công ty Ma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp ngành kiểm toán tại công ty TNHH tư vấn kiểm toán Trung Tín Đức.doc