Mục lục
Chương I: Lý luận chung về bảo đảm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp.
I- Khái niệm, vai trò của bảo đảm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp.
1- Khái niệm.
2- Vai trò.
II- Dự trữ vật tư trong doanh nghiệp.
1- Khái niệm.
2- Phương pháp dự trữ vật tư.
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI.
I- THÔNG TIN CHUNG
II- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1- Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty:
1.1- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1.2- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.3- Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty.
2- Hoạt động của công ty:
2.1- Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty.
2.2- Năng lực hoạt động .
2.3- Năng lực tài chính.
2.4- Trang thiết bị , công nghệ.
2.5- Chính sách đối với người lao động.
2.6- Hệ thống quản lý chất lượng và một số thành tích đã đạt được.
CHƯƠNG III: NỘI DUNG BẢO ĐẢM VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI.
I-nội dung bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc
1- Tổ chức mua sắm vật tư:
1.1- xác định nhu cầu.
1.2-Nghiên cứu thị trường vật tư.
1.3- lập kế hoạch mua sắm vật tư ở công ty ( chi nhánh ).
2- Bảo quản và chuẩn bị vật tư trong kho.
3- Cấp phát vật tư.
4- Kiểm tra vật tư.
5- Thanh quyết toán.
II- đánh giá hoạt động bảo đảm vật tư tại chi nhánh:
1- ưu điểm.
2- Hạn chế.
CHƯƠNG IV: MụC TIÊU, PHƯƠNG HƯớNG và các giải pháp hoàn thiện BảO ĐảM VầT TƯ CHO SảN XUấT TạI CHI NHáNH.
I- mục tiêu và phương hướng:
1- mục tiêu:
2- phương hướng:
II- các giải pháp hoàn thiện:
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc – tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớtubishi
- eo 2621
Nhật
nga
1994
1988
02
03
0,5 m3/gầu
0,5 m3/ gầu
Mỏy ủi
-d-50
-komatsu
-dt- 75h
Nhật
Nhật
nga
1984
1986
1975-1992
01
02
18
120 cv
120 cv
75 cv
Mỏy lu:
-Lu bỏnh sắt sakal
-Lu bỏnh sắt ammann
-Lu bỏnh sắt kawasakl
-Lu rung hamm2420d
Nhật
Nhật
Nhật
Đức
1998
1998
1992
2000
5
1
1
1
10-12 tấn
9,75 tấn
10 tấn
10-12 tấn
Trạm trộn bờ tụng:
-cb-134
-oru
-c45
-bm
Phỏp
Nga
Ytalia
Việt nam
1992
1988
1996
1997
01
02
01
02
40 m3/h
55 m3/h
60 m3/h
60 m3/h
Xe vận chuyển bờ tụng chuyờn dụng:
-sangyong
Hàn quốc
1994
10
6 m3
Mỏy thi cụng bờ tụng
- đầm rung
1985-1996
154
Bơm bờ tụng
-teka
Chlb đức
1994
01
60m3/h hmax=105m
Mỏy khoan cọc nhồi:
-bauer-15
-rm-21
-soilmech
Giỏ bỳa đúng cọc:
-Bỳa đúng cọc d35
-Mỏy ộp hơi
Chlb đức
Chlb đức
Ytalia
Trung quốc
Nhật bản
1995
2000
1997
1994
01
01
04
1
2
D max=1800 sõu64m
D max=2500 sõu82m
D max=2200
Q=3,5 tấn
Q=5 tấn
Mỏy cắt bờtụng:
mỏy khoan bờ tụng
mỏy ộp thủy lực
Nhật bản
Nhật bản
1996
1995
7
9
( Nguồn tổng công ty xây dựng Hà Nội)
2.5. Hệ thống quản lý chất lượng và một số thành tích đã đạt được:
- Hệ thống quản lý chất lượng:
Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói chung và chi nhánh phía Bắc nói riêng coi vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực là quan trọng và cần thiết.
Chi nhánh phía Bắc - Tổng công ty xây dựng Hà Nội với đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật được đào tạo trên nhiều lĩnh vực, nhiều kinh nghiệm trong quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, sáng tạo trong sản xuất, thi công các công trình trên quy mô vừa và l ớn, các công trình kết cấu phức tạp đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chi nhánh phía Bắc - Tổng công ty xây dựng Hà Nội đặc biệt rất chú trọng đến nhân tố con người, đặt người lao động vào đúng vị trí trung ntaam trong quá trình xây dựng phát triển Công ty. Công ty quan tâm đến đời sống, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt nhất để người lao động yên tâm gắn bó làm việc lâu dài với Công ty, tạo ra các giá trị mới vì sự phát triển bền vững của Công ty. Công ty thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt công ty quan tâm đến công tác đào tạo kỹ năng làm việc, đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên và theo từng yêu cầu cụ thể của công việc, thực hiện theo đúng văn hoá doanh nghiệp.
Chế độ BHXH, BHYT: Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đều được tham gia đầy đủ chế độ BHYT và BHXH theo đúng quy định của Nhà nước Công ty đã thực hiện tốt chế độ cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định, đảm bảo môi trường làm việc luôn thoáng mát, an toàn, sạch sẽ.
Một số chế độ khác: hàng năm, Công ty tổ chức cho các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh được đi tham quan nghỉ mát, tham quan, học tập trong và ngoài nước. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đảm bảo việc bố trí lao động phù hợp với năng lực chuyên môn và sức khoẻ. Quan tâm tặng quà đến con của nhân viên, công nhân trong các dịp Tết trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi, tổng kết năm học và khai giảng năm học. Tổ chức kỷ nhiệm, tặng quà các ngày 8/3 và 20/10 động viên các nhân viên, công nhân nữ. Tổ chức kỷ niệm, tặng quà cho nam nữ nhân viên, công nhân tham gia quân ngũ nhân ngày 22/12. Tổ chức kỷ niệm, tặng quà thăm hỏi các gia đình nhân viên, công nhân có công cách mạng nhân ngày 27/7. Đặc biệt quan tâm chăm lo đến nhân viên, công nhân nhân dịp các ngày lễ tết trong năm như 1/1; 1/5; 2/9 và tết âm lịch hàng năm.
* Khen thưởng:
Thưởng định kỳ:
Thưởng cuối năm: căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Mức thưởng do Công ty quyết định. Đối với cá nhân chưa đủ thời gian công tác là 12 tháng trong năm xét th ưởng thì mức thưởng tỷ lệ với số tháng đã công tác.
Thương nhân các ngày lễ lớn: Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ quyết định mức thưởng nhằm động viên cán bộ, công nhân viên, nhân các ngày lễ lớn.
Thưởng đột xuất:
Thương năng suất: Căn cứ khối lượng công việc hoàn thành, đảm bảo kế hoạch, tiến độ sản xuất kinh doanh của từng dự án, Công ty sẽ quyết định thưởng năng suất cho dự án đó.
Thưởng sáng kiến: áp dụng với các loa động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý. Mức thưởng cụ thể tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của sáng kiến.
Thưởng tập thể: áp dụng với tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm.
Hình thức khen thưởng
Hàng năm Công ty tổng kết vào dịp cuối năm, bình bầu các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh để xét khen thưởng.
Các hình thức khen thưởng: Biểu dương, giấy khen, bằng khen, cờ thi đua.
* Chính sách đào tạo
Đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, trung và dài hạn
Cán bộ, nhân viên có đủ thâm niên công tác theo tiêu chuẩn, hoặc theo yêu cầu công việc, có thành tích trong công tác, sẽ được xem xét cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Chính sách, tiêu chuẩn cụ thể, loại hình đào tạo, ngân sách dành cho công tác đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài sẽ được phòng Tổ chức lao động tiền lương hoạch định theo từng thời gian cụ thể trình Ban Giám đốc phê duyệt.
Việc thường xuyên đào tạo nâng cao cho cán bộ công nhân viên giúp cho đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng nhu cầu công việc và yên tâm gawnsn bó lâu dài với Công ty, điều này giúp cho công ty ổn định về mặt nhân sự để tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh.
Các hình thức đào tạo
+ Gửi công nhân đi đào tạo tại các trường.
+ Sử dụng công nhân bậc cao kèm cặp, hướng dẫn công nhân bậc thấp.
+ Mời giáo viên các trường đến giảng dạy theo từng đợt và kiểm tra đánh giá tay nghề, nâng bậc thợ.
+ Tổ chức đi học tập kinh nghiệm hàng năm ở các đơn vị khác trong và ngoài nước.
+ Gửi đi bồi dưỡng kiến thức, tay nghề do trung tâm dạy nghề hướng dẫn cho.
Một số thành tích đã đạt đựơc:
Tổng Công Ty xây dựng Hà Nội được tổ chức UKAS cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 về:
Quản lý và thi công các công trình xây dựng .
Quản lý và thực hiện các dự án đầu tư.
Từ năm 1990 đến nay Tổng Công Ty xây dựng Hà Nội luôn được bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng tặng huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng bằng chất lượng cao. Trong đó có một số công trình được công nhận công trình chất lượng tiêu biểu của thập niên 90:
Toà nhà đệ nhất trung tâm 18 tầng Hà Nội.
Khu nhà ở Giáp Bát Hà Nội.
Toà nhà Madison TP Hồ Chí Minh.
Số lượng huy chương vàng chất lượng cao qua từng năm:
Năm số lượng
1990-1994 25
1995 16
1996 10
1997 08
1998 16
1999 13
2000 08
2001 12
2002 11
2003 18
2004 10
Chương III: nội dung bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía bắc – tổng công ty xây dựng hà nội.
I-nội dung bảo đảm vật tư cho sản xuất tại chi nhánh phía Bắc
1- Tổ chức mua sắm vật tư:
quá trình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư ở công ty có thể khái quát ở sơ đồ sau:
Phân tích đánh giá quá trình quản lý
Xác định nhu cầu
Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư
Xác định các phương thức đảm bảo vật tư
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư
Quản lý dự trữ và bảo quản
Cấp phát vật tư nội bộ
Quyết toán vật tư
Tổ chức và quản lý vật tư nội bộ
Lựa chọn người cung ứng
Thương lượng và đặt hàng
Theo dõi đặt hàng và tiếp nhận vật tư
1.1-xác định nhu cầu:
1.1.1- các phương pháp xác định nhu cầu:
nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định theo 4 phương pháp sau:
phương pháp trực tiếp: theo phương pháp này việc xác định nhu cầu dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phương pháp này có 4 cách tính:
-phương pháp tính theo mức sản phẩm:
Công thức tính:
Nsx =
Trong đó:
Nsx : nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsf : số lượng công trình xây dựng trong kỳ kế hoạch.
Msf : Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm.
n: chủng loại sản phẩm.
- phương pháp tính theo mức chi tiết sản phẩm:
Công thức tính:
Nct =
Trong đó:
Nct : Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ.
Qct : số lượng chi tiết sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch .
mct ; mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm.
n : chủng loại chi tiết.
- phương pháp tính theo mức sản phẩm tương tự.
Công thức tính:
Nsx = Qsf x mtt x K
Trong đó:
Nsx : nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsf : số lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
mtt : mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự.
K : hệ số điều chỉnh giữa hai loại sản phẩm.
- phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện:
Công thức tính:
Nsx = Qsf x mđd
Trong đó:
Nsx : Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Qsf : số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch.
mđd : mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện.
b – phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm:
Nhiều loại sản phẩm như sản phẩm bê tông … được sản xuất từ nhiều loại nguyên, vật liệu khác nhau. Nhu cầu được xác định theo 3 bước:
Bước 1 : xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Nt =
Tr ong đó:
Qi : khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong kỳ.
Hi : trọng lượng tịnh của sản phẩm thứ i.
n : chủng loại sản phẩm.
Bước 2 : xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất sản phẩm có tính đến tổn thất trong quá trình sử dụng.
Công thức tính:
Nvt =
Trong đó:
Nvt : nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
K : hệ số thu thành phẩm.
Bước 3: xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá
Công thức tính:
Ni = Nvt x hi
Trong đó;
Ni : nhu cầu vật tư thứ i
hi : tỷ lệ % của loại vật tư thứ i.
phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng:
Nhu cầu vật tư hàng hoá ở mỗi công ty, ngoài những vật liệu chính trực tiếp để sản xuất còn có cả những hao phí vật liệu phụ. Một phần những vật tư đó hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất hoặc là sử dụng cho các tư liệu lao động, hao phí loại này không được điều tiết bởi các mức tiêu dùng cho đơn vị sản phẩm sản xuất mà bằng thời hạn sử dụng. Thuộc số vật tư này gồm có phụ tùng , thiết bị, dụng cụ, tài sản các loại dụng cụ bảo hộ lao động…
Nhu cầu được tính theo công thức:
Nsx =
Trong đó:
Pvt : nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng.
T : thời hạn sử dụng.
d- phương pháp tính theo hệ số biến động:
Tính nhu cầu vật tư theo phương pháp này cần dựa vào thực tế sản xuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo, phương án sản xuất kỳ kế hoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư, từ đó xác định hệ số sử dụng vật tư kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, cụ thể theo công thức:
Nsx = Nbc x Tsx x Htk
Trong đó:
Nbc : số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo.
Tsx : Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch.
Htk : Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo.
Lượng vật tư cần dùng cho thi công:
Lượng vật tư cần dùng cho thi công phụ thuộc vào khối lượng công tác thi công và định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị khối lượng tính bằng hiện vật:
Lượng vật tư cần dùng cho thi công = khối lượng công tác thi công tính bằng hiện vật theo thiết kế kỹ thuật x định mức tiêu hao vật tư cho đơn vị công việc.
Trong thực tế, bất cứ lượng vật tư nào cũng có một lượng hao hụt nhất định do quá trình vận chuyển, quá trình bảo quản và quá trình sử dụng gây nên. lượng vật tư hao hụt thường tính bằng tỷ lệ phần trăm so với lượng vật tư cần dùng.
Lượng vật tư cần cung cấp bao gồm lượng vật tư cần dùng và lượng vật tư hao hụt:
Lượng vật tư cần cung cấp = lượng vật tư cần dùng + lượng vật tư hao hụt tự nhiên.
Ngoài những chỉ tiêu trên đây, để bảo đảm cho quá trình thi công không bị gián đoạn do thiếu vật tư gây nên, phải xác định được lượng vật tư dự trữ thường xuyên và lượng vật tư dự trữ bảo hiểm. Tuy nhiên lượng vật tư dự trữ sẽ tạo ra hiện tượng làm tăng lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2- lập nhu cầu:
Dựa trên yêu cầu sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu ( NVL) của đơn vị. Từ đó lập nhu cầu vật tư theo các biểu mẫu sau:
Nhu cầu NVL.
Kế hoạch NVL
Kế hoạch kiểm định NVL năm.
Trước khi lập nhu cầu, các nhà máy rà soát thông tin liên quan do phòng xuất nhập khẩu, phòng khách hàng cung cấp.
Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty bao gồm: Xi măng, sắt, thép, cát, đá, que hàn và các phụ gia khác.
Vật tư mua về phải đảm bảo chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng, do đó công tác bảo quản vật tư trong kho rất quan trọng để có kế hoạch sử dụng vật liệu phù hợp, phục vụ tốt cho công tác sản xuất.
- Đơn vị có nhu cầu NVL khi lập nhu cầu phải chịu trách nhiệm độ chính xác về số lượng, chủng loại.
- Lập nhu cầu theo 3 mức: khẩn cấp, thường xuyên, dự trữ.
- Nhu cầu NVL khẩn cấp: căn cứ nhu cầu NVL phát sinh khẩn cấp khi xảy ra sự cố NVL tồn kho, cán bộ phụ trách của đơn vị lập nhu cầu NVL khẩn cấp kèm theo biên bản sự cố thiết bị. Trường hợp đặc biệt phải có bản giải trình kèm theo.
- Nhu cầu NVL thường xuyên: căn cứ vào số NVL hiện có, kế hoạch, mức độ hao mọn hư hỏng của các kỳ trước và lượng NVL tồn kho hàng quý các đơn vị lập nhu cầu NVL theo biểu mẫu chậm nhất ngày 15 của tháng cuối quý gửi nhu cầu quý sau về phòng xuất nhập khẩu và khách hàng.
- Nhu cầu NVL dự trữ: căn cứ vào NVL tồn kho, mức độ cần thiết phải dự trữ các đơn vị lập nhu cầu dự trữ theo biểu mẫu đã quy định.
Nhu cầu NVL phải ghi model hàng, mã số theo catalogue hoặc theo bản chào hàng ( nếu có) và mã số công ty.
Nhu cầu NVL được các đơn vị chức năng kiểm tra, trình tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền, sau đó chuyển cho đơn vị có chức năng mua hàng thực hiện, đồng thời đơn vị lập nhu cầu gửi cho phòng khách hàng 1 bản duyệt để theo dõi má hoá khi hàng về.
Nghiên cứu thị trường vật tư:
1.2.1 – thu thập thông tin:
Để đảm bảo cho kế hoạch mua sắm vật tư của công ty. Khâu thu thập thông rin về vật tư trên thị trường là quan trọng để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
ví dụ: nguồn cung xi măng trên thị trường hiện nay:
Theo hiệp hội xi măng Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2008, nhu cầu xi măng trong nước có tăng nhưng nguồn tăng vẫn đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên do giá nhập khẩu clinker tăng ( tăng 32% so với quý 1/2007 ), Cùng với tác động của chi phí sản xuất đầu vào ( than, xăng dầu, tiền lương…) và cước vận chuyển tăng nên giá xi măng đã tăng từ 7- 10% so với cuối năm 2007.
Riêng tháng 3/2008, giá xi măng trên thị trường tiếp tục tăng 15.000 – 20.000 đ/kg. Giá bán lẻ xi măng đen PC40 trên thị trường miền Bắc phổ biến ở mức 885 – 920 nghìn đồng/ tấn và tại Miền Nam 1.080 – 1.110 ngàn đồng/ tấn. Theo ước tính lượng xi măng sản xuất trong nước ( tháng 3/2008 )
Đạt 2.294.699 tấn (sản lượng quý I /2008 là 7.914.699 tấn); lượng nhập khẩu clinker quý I/2008 đạt 200.000 tấn; lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 3/2008 đạt 1.900.000 tấn (ước tính quý I/ 2008 đạt 6.930.000 tấn).
Đến ngày 31/3/2008, xi măng tồn kho khoảng 500.000 tấn và clinker khoảng 1.050.000 tấn. Hiện nay, nguồn cung xi măng trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xi măng cũng cam kết không tăng giá bán nếu giá than không tăng.
1.2.2- xử lý thông tin và ra quyết định:
- Từ các thông tin thu thập được, phòng kế hoạch có trách nhiệm, nhiệm vụ xử lý thông tin và lập kế hoạch mua sắm vật tư ở công ty.
- Ra các quyết định về:
Số lượng, chủng loại hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất.
Chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty.
Mua sắm vật tư .
Bảo quản và chuẩn bị vật tư trong kho.
Cấp phát vật tư.
Kiểm tra vật tư.
Thanh quyết toán.
1.3- Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp
đặc điểm kế hoạch mua sắm vật tư:
kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch sản xuất- kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với các kế hoạch khác, như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch tài chính…
đặc điểm kế hoạch mua sắm vật tư thể hiện ở hai điểm chính:
một là kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp là các bản tính toán nhu cầu và nguồn hàng rất phức tạp. tính chất phức tạp của nó thể hiện ở chỗ trong kế hoạch có rất nhiều loại vật tư với quy cách chủng loại rất khác nhau, với khối lượng mua sắm rất khác nhau có thứ hàng trăm tấn có thứ một vài ki lô gam với thời gian mua khác nhau, đơn vị tính khác nhau.
Hai là kế hoạch mua sắm vật tư có tính cụ thể và nghiệp vụ cao. đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản xuất bao giờ cũng mang tính cụ thể nên đòi hỏi kế hoạch mua sắm vật tư phải rất chi tiết cụ thể, phải đặt mua những vật tư thích hợp phục vụ tốt nhất cho sản xuất. tính cụ thể và nghiệp vụ cao của kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ số lượng mua sắm sẽ được phân chia ra cho từng phân xưởng nhất định, trong từng t.hời kỳ nhất định.
nội dung kế hoạch mua sắm vật tư:
Kế hoạch mua sắm vật tư thực chất là tập hợp những tài liệu tính toán kế hoạch gồm các biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và một hệ thống các biểu cân đối vật tư.
Nội dung cơ bản của kế hoạch là:
Thứ nhất, phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của doanh nghiệp sau kỳ kế hoạch như nhu cầu vật tư cho sản xuất cho xây dựng cơ bản, cho sửa chữa, cho dự trữ.. .
Thứ hai, phản ánh các nguồn vật tư để thoả mãn các nhu cầu nói trên bao gồm nguồn tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp ( tự chế tạo) và nguồn mua trên thị ttường.
1.3.3- trình tự lập kế hoạch mua sắm vật tư:
Xác định nhu cầu vật tư
Tìm và lựa chọn nhà cung ứng
Báo giá
Ký hợp đồng duyệt giá
Các bước mua và nhận hàng
Kiểm tra hàng
Nhập kho
Theo dõi, đánh giá nhà cung ứng
Trả lại nhà cung ứng
Sơ đồ 2: Quy trình mua sắm vật tư
B1: Xác định nhu cầu vật tư do phòng điều hành sản xuất thực hiện. Xác định nhu cầu vạt tư là giai đoạn đầu tiên của quá trình mua vật tư. Bước này nhằm xác định những danh mục vật tư có nhu cầu trong kỳ với số lượng bao nhiêu đối với mỗi loại vật tư có nhu cầu, xác định loại vật tư đối với mỗi loại vật tư.
B2: Tìm và lựa chọn nhà cung ứng do phòng điều hành sản xuất đảm nhiệm.
Tìm nhà cung ứng: Tìm từ nhiều nguồn thông tin như qua các bạn hàng, qua các mục quảng cáo. Những nhà cung ứng của công ty là:
Lựa chọn nhà cung ứng: Thông qua các tiêu chuẩn như chất lượng, giá cả, khả năng kỹ thuật, sự nổi tiếng, vị trí địa lý, dựa trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu của công ty để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công ty.
B3: Báo giá. Sau khi lựa chọn được nhà cung ứng phòng điều hành sản xuất sẽ nhận các báo cáo của nhà cung ứng.
B4: Ký hợp đồng duyệt giá. Giám đốc duyệt báo giá hoặc ký kết hợp đồng mua bán vật tư. Trưởng phòng điều hành sản xuất thông báo bằng văn bản đã được giám đốc công ty ký kết cho các nhà cung ứng để thực hiện.
B5: Các bước mua và nhận hàng. Căn cứ vào báo giá hoặc hợp đồng ký kết mua bán vật tư, phòng điều hành sản xuất chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và nhận hàng về kho theo đúng tiến độ, chất lượng, số lượng, quy cách.
B6 và B7: Kiểm tra hàng và nhập kho. Phòng điều hành sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra vật tư rồi tiến hành nhập kho.
chọn nhà cung ứng:
2.1- Nguồn cung ứng của doanh nghiệp:
Công ty cần phải quan hệ với các nhà cung ứng ( nguồn cung ứng ) khác nhau về hàng hoá vật tư, dịch vụ vận chuyển và tài chính…
Đó là các yếu tố đầu vào của công ty .
Trong số các yếu tố đầu vào, vấn đề nguồn hàng của công ty là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu tìm hiểu với loại hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng, chất lượng hàng hoá và khối lượng hàng hoá có khả năng đáp ứng trong từng thời gian cũng như giá cả hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về đến công ty là vấn đề cần phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Công ty cần phải hiểu rõ đặc điểm của nguồn cung ứng hàng hoá :
Nếu số lượng nhà cung ứng ít, nguồn hàng không nhiều, không có mặt hàng thay thế khác, nhà cung ứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm chất lượng dịch vụ đi kèm.
Nêú số lượng nhà cung ứng nhiều, nguồn hàng phong phú, có mặt hàng thay thế khác, công ty có thể lựa chọn nhà cung ứng với giá cả phải chăng, chất lượng tốt và dịch vụ thuận lợi.
Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo ổn định nguồn hàng, hàng hoá có chất lượng bảo đảm, số lượng mỗi lần giao hàng phù hợp, giá cả phải chăng.để đảm bảo đòi hỏi:
công ty phải đa dạng hoá nguồn cung ứng
công ty phải tăng cường mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện lẫn nhau trong việc tạo nguồn hàng như đầu tư, liên doanh, liên kết: giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, điều kiện sản xuất, bao bì, bảo quản và đặt hàng theo hợp đồng kinh tế ký trước để có nguồn cung ứng vững chắc, ổn định và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của thị trường.
Công ty có thể tìm cách hội nhập dọc bằng cách mua lại cơ sở cung cấp hàng cho chính họ hoặc mua giấy phép độc quyền…
để hợp lý hoá và giảm chi phí đầu vào, công ty còn quan hệ với nguồn cung ứng khác như tài chính, sức lao động, các dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, các dịch vụ quảng cáo … cũng giống như các đơn vị nguồn hàng … để giảm thiểu chi phí kinh doanh và ổn định các yếu tố đầu vào, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.
2.2- Các loại nguồn cung ứng của doanh nghiệp:
2.2.1- Nguồn trong nước:
Công ty có các nguồn cung ứng sản phẩm trong nước đó là các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu trong nước quen thuộc của công ty.
Đó là các loại nguyên vật liệu trong nước đáp ứng được.
Công ty cần có danh sách và số lượng, chủng loại sản phẩm cần cung ứng.
2.2.2- Nguồn nhập khẩu:
Do yêu cầu trong nước không đáp ứng đủ hoặc không có, công ty cần nhập khẩu một số loại NVL . Công ty sẽ trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá mà không mua lại của các doanh nghiệp khác.
Để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá, công ty thường tiến hành theo trình tự sau:
a- xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu:
Công ty phải xác định nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách chủng loại, số lượng, giá cả. Sau đó, doanh nghiệp tổng hợp nhu cầu, cân đối với lượng hàng hoá tồn kho, để quyết định hàng hoá cần nhập khẩu theo công thức:
Yêu cầu hàng hoá nhập khẩu = nhu cầu hàng hoá của công ty + nhu cầu dự trữ hàng hoá của công ty.
Yêu cầu các mặt hàng cần nhập khẩu sẽ là căn cứ để ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài.
b- Nghiên cứu thị trường nước ngoài chọn đối tác kinh doanh:
Xét các mặt hàng của công ty có nhiều thị trường các nước khác nhau cùng sản xuất, mỗi nước lại có nhiều hãng, ở mỗi hãng lại có thể sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mà kết quả kinh doanh lại phụ thuộc vào từng đối tác cụ thể .
Vì vậy công ty cần phải nắm được không chỉ khái quát về từng thị trường mà còn cần thông hiểu địa vị pháp lý, sức mạnh tài chính, quan điểm, triết lý kinh doanh và các sản phẩm hàng đầu của hãng để đặt hàng.
c- Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp động nhập khẩu hàng hóa.-
- trình tự giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế:
- Ngoài những thông tin về hai bên đối tác, các hợp đồng mua bán thường gồm các nội dung cơ bản sau:
+ tên hàng.
+ điều kiện phẩm chất .
+ Điều kiện về số lượng.
+ điều kiện về bao bì.
+ Điều kiện về giá cả.
+ Thời gian, địa điểm giao hàng, điều kiện giao hàng.
+ Điều kiện thanh toán.
+ Điều kiện khiếu nại, xử phát hợp đồng.
Và những điều kiện khác mà hai bên thoả thuận với nhau.
Hợp đồng này được ký kết là căn cứ quan trọng để tiến hành bước tiếp theo.
d- Thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm:
- Xin giấy phép nhập khẩu.
- Mở L/C theo yêu cầu của bên bán.
- Thuê phương tiện vân chuyển.
- Mua bảo hiểm hàng hoá.
- Làm thủ tục hải quan.
- Giao nhận hàng hoá với tàu.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập khẩu.
- Giao hàng cho đơn vị nhận hàng trong nước.
- Làm các thủ tục thanh toán.
- Khiếu nại với người bán, người vận chuyển, người bảo hiểm ( nều có).
2.3- Một số nhà cung ứng của công t y:
Một số công ty cung ứng vật tư cho chi nhánh như:
Công ty TNHH TM DV VLXD Nam Ngọc Minh.
Công ty TNHH TM DV XD Hải Châu.
Công ty cổ phần Siêu Cường.
Công ty TNHH TM DV Nghiệp Quyền.
Công ty LINH THàNH…
3. Hoạt động bảo quản và chuẩn bị vật tư trong kho:
Dựa vào nhu cầu thực tế của các xí nghiệp xây dựng, đưa ra kế hoạch bảo quản vật tư:
Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty bao gồm: Xi măng, sắt, thép, cát, đá, que hàn và các phụ gia khác.
Vật tư mua về phải đảm bảo chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng, do đó công tác bảo quản vật tư trong kho rất quan trọng để có kế hoạch sử dụng vật liệu phù hợp, phục vụ tốt cho công tác sản xuất.
Nội dung của công tác bảo quản vật tư như sau:
3.1. Xi măng
Kỹ thuật bảo quản xi măng
- Bao bì bảo quản
Loại bao PP (1 lớp nylon): Khả năng chống ẩm khá, thích hợp cho việc sử dụng ngay, không nên tồn trữ lâu.
Loại bao PK (2 lớp nylon) Khả năng chống ẩm tốt, vận chuyển đường dài, tồn trữ lâu.
Loại bao KPK (3 lớp giấy - nylon - giấy) Khả năng chống ẩm rất tốt, vận chuyển đường dài, trung chuyển nhiều lần, tồn trữ lâu.
- Bảo quản xi măng trong vận chuyển.
Sàn của xe, sàlan phải khôi trước khi nhận xi măng.
Phương tiện phải có đồ che để tránh bị ướt nước và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10733.doc