Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bào hiểm bưu điện PTI

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3

I- Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3

II. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 7

III- Một số nội dung chính nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 9

1- Đối tượng bảo hiểm - Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe 9

2- Phạm vi bảo hiểm: 11

3- Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 13

4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 14

4.1. Số tiền bảo hiểm: 14

4.2. Phí bảo hiểm 15

4.3. Trách nhiệm đóng phí và thời gian thu nộp phí 18

4.4. Mức tăng, giảm phí: 20

5. Trách nhiệm của các bên có liên quan; 21

5.1 Đối với chủ xe: 21

IV. Quy trình khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thư ba; 23

1. Khâu khai thác : 23

2. Công tác giám định: 24

3. Công tác bồi thường 25

3.1. Bồi thường thiệt hại về tài sản: 29

3.2. Bồi thường về tính mạng, sức khoẻ: 29

3.3. Thiệt haị thu nhập 30

4. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 34

IV. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 35

1. Ý nghĩa các chỉ tiêu: 35

2. Nội dung các chi tiêu: 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM HƯU ĐIỆN (PTI) 37

I. Một số nét khái quát về công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 37

1.Sự ra đời và hoạt động của PTI: 37

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty: 40

2.1. Ban Giám Đốc : 41

2.2. Phòng Tổ chức- Cán bộ- Lao động Tiền lương 41

2.3.Phòng Hành chính- Quản trị: 42

2.4. Phòng Tài chính – Kế toán: 43

2.5. Phòng kế hoạch kinh doanh đầu tư : 44

2.6. Phòng giám định bồi thường: 45

2.7. Phòng Quản lý nghiệp vụ – Pháp chế: 46

2.8. Phòng tái bảo hiểm: 48

2.9. Phòng bảo hiểm hàng hóa. 49

2.10. Phòng bảo hiểm Tài sản- Kĩ thuật. 49

2.11. Phòng bảo hiểm Phi hàng hải. 50

2.12. Các phòng bảo hiểm khu vực ( 6 phòng). 50

3-Những thuận lợi và khó khăn: 51

3.1- Những thuận lợi: 51

3.2- Những khó khăn: 52

4-.Kết quả kinh doanh : 52

II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện giai đoạn 2001-2005 55

2.1-Quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với nười thứ ba của công ty bảo hiểm bưu điện được tiến hành theo các bước sau: 56

1. Khâu khai thác 56

2. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất 58

3-Khâu giám định bồi thường: 59

4- Lập biên bản giám định: 62

5- Khâu bồi thường: 62

II. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khi nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI 63

1. Kết quả đạt được: 63

2- Các tồn tại và nguyên nhân: 69

CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) 70

1. Khâu khai thác 71

2. Khâu giám định bồi thường 72

3- Đào tạo cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 73

4. Không ngừng nâng cấp hệ thống thông tin, các công cụ tin học 74

5-Công tác đề phòng hạn chế tổn thất : 75

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

MỤC LỤC 78

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bào hiểm bưu điện PTI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn về tài chính cho gia đình bản thân họ. Chi phí thực tế cho nạn nhân là khoản chi phí về gia đình nạn nhân hoặc cơ quan đoàn thể bỏ ra do có sự thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ của nạn nhân. Bao gồm: a. Chi phí mai táng: Là khoản chi cho việc đưa tang, chôn cất tìm kiếm xác (nếu có). Các khoản này giải quyết theo chi phí thực tế, nhưng tối đa không vượt quá 25% mức trách nhiệm. b. Chi phí cứu chữa nạn nhân: - Chi phí cấp cứu: Bao gồm chi phí cấp cứu ban đầu, chi phí di chuyển bệnh viện, chi phí đi lại khám chữa thương tích, chi phí đi lại của người chăm sóc nạn nhân (nếu có). - Tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác liên quan đến việc điều trị tai nạn như: tiền thuốc, máu, dịch tuyến, chụp phim, chi phí phẫu thuật, làm chân tay giả, viện phí.v.v… - Tiền bồi dưỡng nạn nhân: bằng 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm trên ngày tính từ ngày bị nạn cho đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày. - Tiền công chăm sóc nạn nhân (nếu nạn nhân không tự phục vụ được). Mức giải quyết 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm /ngày kể từ ngày nạn nhân bị tai nạn đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày. 3.3. Thiệt haị thu nhập Khoản thu nhập giảm sút hoặc bị mất gồm những khoản thu nhập do nạn nhân phải nằm điều trị. Thu nhập dùng làm cơ sở tính mức mất hoặc giảm thu nhập thực tế, ổn định ít nhất 6 tháng. Tiền của bản thân nạn nhân trước khi xẩy ra tai nạn. Thiệt hại nhập gồm: - Thu nhập trong và sau khi điều trị - Trường hợp bị thương: + Sau khi xẩy ra tai nạn, nếu nạn nhân không còn thu nhập nữa thì thu nhập bị mất là thu nhập trước khi xảy ra tai nạn. + Trong thời gian điều trị thương tích, nạn nhân phải ngừng lao động thì thu nhập bị mất là thu nhập của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn tương ứng với số ngày phải ngừng lao động. Nếu nạn nhân vẫn còn thu nhập về tiền lương thì thu nhập bị giảm là thu nhập trước khi xẩy ra tai nạn từ đi phần tiền lương đó. - Trường hợp chết: - Thu nhập bị mất đối với gia đình nạn nhân là thu nhập của nạn nhân trừ phàn chi tiêu của bản thân khi còn sống tạm thời quy định chi tieue cho bản thân nạn nhân là 60% thu nhập dành chi tiêu cho gia đình. + Trường hợp khi còn sống, nạn nhân không có trách nhiệm phải nuồi dưỡng hay trợ cấp cho người khác thì không phải bồi thường nốt thu nhập cho gia đình nạn nhân. - Thời gian tính bồi thường mất giảm thu nhập: + Thời gian tính mất giảm thu nhập thông thường là 3 năm, trường hợp gia đình có khó khăn thực sự thì thời gian có thể được tính đến 5 năm + Thu nhập của nạn nhân được tính cả phần thu nhập chính và thu nhập phụ thường xuyên. Không tính đến các khoản thu nhập do làm ăn trái phép. Đối với nạn nhân làm nghề tự do, thu nhập bi giảm, mất được tính bằng cán bộ công nhân viên chức Nhà nước có cùng nghề và trình độ thành thạo. + Ngoài ra khi tính toán thiệt hại thực tế của bên thứ ba, còn tính đến thiệt hại về kinh doanh do hậu quả vụ tai nạn gây ra như: xe hỏng trong thời gian sửa chữa phải ngừng hoạt động làm thiệt hại kinh doanh đến chủ xe trong những ngày sửa chữa.v.v… Về nguyên tắc, khi yêu cầu công ty, chủ xe phải thu thập đầy đủ hồ sơ như đã quy định trong quy tắc cung cấp cho công ty. Nếu có những văn bản chứng từ chủ xe không thu thập được thì công ty có thể phối hợp cùng chủ xe thu thập nhưng chủ xe phải thanh toán các chi phí sao chụp mà công ty đã chi cho CSGT. Việc tính toán và bồi thường dựa vào thông tư 03 và 173 của TAND tối cao và công văn số 1180/BH của Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam mà công ty áp dụng tức là việc bồi thường vẫn được tính toán theo thiệt hại thực tế. Thiệt hại bao nhiêu tính toán bấy nhiều cộng với chi phí hợp lý liên quan số tiền bồi thường tối đa không quá số tièn bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận, và đã đề ra 4 hạn mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3: Mức tối thiểu: Về người: 12 triệu đồng/người /vụ Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ Mức thứ hai: Về người: 15 triệu đồng/người vụ Về tài sản: 40 triệu đồng/ vụ Mức thứ ba : Về người : 20 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản : 80 triệu đồng / vụ Mức thứ tư : Về người: 30 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ Ngoài ra chủ xe còn có thể tham gia với hạn mức trách nhiệm bảo hiểm cao hơn tuỳ theo khả năng tài chính của mình. Trong khi tính toán số tiền bồi thường của bảo hiểm cần lưu ý: - Hai xe cùng thuộc một chủ đâm vào nhau ngoài thiệt hại của chủ xe còn gây thiệt hại cho người đi đường. Khi đó phần thiệt hại của bản thân hai xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm vì không thuộc TNDS của chủ xe. Nhưng phần thiệt hại của người đi đường lại phát sinh trách nhiệm dân sự và bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại của người đi đường. - Hai xe đâm va vào nhau, mức độ lỗi ngang nhau bảo hiểm vẫn bồi thường cho các chủ xe theo số tiền dược định bằng 50% thiệt hại của bên kia. - Hai xe thuộc hai chủ khác nhau, tham gia bảo hiểm cùng một đại diện bảo hiểm địa phương. Việc tính toán số tiền bồi thường vẫn được tính toán bình thường. Ví dụ: Về việc tính toán số tiền bồi thường Trên đường xe A là 30 triệu, xe B là 20 triệu, xe B hỏng phải sửa chữa trong 4 ngày, mỗi ngày chủ xe thất thu 200.000đ. Cả hai bên đều không có thiệt hại về người, lỗi mỗi bên là 50%. Yêu cầu: Xác định vụ tai nạn nói trên, biết rằng: + Xe A tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 4 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản: 10 triệu đồng/ vụ + Xe B tham gia với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 15 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ + Hai xe thuộc hai chủ khác nhau Lời giải: Bước 1: Xác định thiệt hại mỗi bên Thiệt hại thực tế của xe A: 30 triệu Thực hiện thực tế của xe B: 20 triệu Thiệt hại thực tế của xe B về kinh doanh là 4 x 200.000 = 800.000đ Tổng thiệt hại xe B là : 20.000.000 + 800.000 = 20.800.000đ Bước 2: Xác định bồi thường của chủ xe A đối với xe B: 50% x 30.000.000 = 15.000.000đ Số tiền bảo hiểm thay mặt A bồi thường cho Blà 10 triệu đồng Số tiền bảo hiểm thay mặt B bồi thường cho A tham gia mức trách nhiệm về tài sản là 10 triệu đồng / vụ . Mặt khác bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc bồi thường theo thiệt hại thực tế. Nên dù mức trách nhiệm về tài sản chủ xe B tham gia là 80 triệu dồng/ vụ nhưng vẫn chỉ được bồi thường 15triệu/ vụ. Tuy nhiên để giải quyết một cách linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra và nhằm nâng cao uy tín của Công ty, thu hút đông đảo khách hàng trên thực tế số tiền bồi thường của bảo hiểm được tiến hành chi trả trực tiếp cho nạn nhân để dảm bảo khắc phục hậu quả tai nạn một cách nhanh chóng . 4. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất không những chỉ mang lại cho công ty về hậu quả kinh doanh mà nó còn thực hiện mục tiêu cao cả và mang lại sự an toàn cho xã hội, tạo điều kiện cho con người luôn được yên tâm trong sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được ý nghĩa đó, Bảo Hiểm Bưu Điện thường cử cán bộ, nhân viên xuống các đơn vị tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để công tác này ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong mấy năm qua công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm tối đa số vụ tai nạn có thể xảy ra cũng như thiệt hại của nó: Đặt các panô, áp phích, biển báo tại các đầu mối giao thông hay tại một số đoạn đường nguy hiểm thường xảy ra tai nạn. Phối hợp cùng các ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân. Ngoài ra, phòng bảo hiểm số 2 còn áp dụng các biện pháp thưởng, phạt đối với những xe chấp hành tốt hoặc không đúng luật lệ giao thông. Hơn thế nữa, thỉnh thoảng phòng còn tổ chức các hội nghị khách hàng với mục đích nhằm khuyến khích và giáo dục các chủ xe luôn có ý thức trách nhiệm khi hoạt động xe của mình. Trong phạm vi kinh phí được duyệt, công ty luôn cố gắng làm hết sức mình để người tham gia bảo hiểm có ý thức, trách nhiệm tốt hơn trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. IV. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 1. Ý nghĩa các chỉ tiêu: Đánh giá kết quả và hiệu quả là để phân tích hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của từng nghiệp vụ bảo nói riêng. Vì các chỉ tiêu này là cơ sở chính xác, thực tế để xem xetsquas trinh kinh doanh. Dựa trên kết quả phân tích, chung ta đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, phương hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp bảo hiểm đặt ra đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm. Qua đó giúp doanh nghiệp lập được kế hoạch và chỉ tiêu và tìm ra các giảI pháp thích hợp hơn. Phân tích hoạt động kinh doanh qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nghiệp vụ còn giúp công ty kiểm tra vvaf hoàn thiện biểu phí và cách tính phí của từng nghiệp vụ. Đồng thời các báo cáo phân tích cũng là cơ sở để kiêm tra nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ta biết rằng, kết quả kinh doanh là các chỉ tiêu tàI chính tổng hợp phản ánh quá trình thực hiện nghiệp vụ qua các khâu từ khai thác đến bồi thường. Từ đó giúp công ty đánh giá việc triển khai cũng như khã năng mở rộng hay duy trì sự ổn định của nghiệp vụ. Khi kết quả kinh doanh có lãi thì việc xác định hiệu quả kinh doanh mới có ý nghĩa. Còn hệ thông chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ lại dùng để tổng kết hoạt động kinh doanh của từng nghiệp vụ và của cả công ty. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm là mức độ đáp ứng các yêu cầu kinh tế mà công ty đã đề ra, được do bằng sự phát triển của tất cả các nghiệp vụ riêng lẻ nó phản ánh trình độ sử dụng chí phí để tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định theo các chỉ tiêu. 2. Nội dung các chi tiêu: Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu thể hiện tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ). Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ việc phân tích kinh doanh. Cũng giống như doanh thu toàn công ty thì doanh thu của từng nghiệp vụ bảo hiểm là tổng doanh thu các mặt: hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái, nhưỡng tái, đàu tư và các khoản thu khác. Lợi nhuận của nghiệp vụ là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí trong năm. Trong đó tổng chi của nghiệp vụ gồm rất nhiều khoản như: chi bồi thường, chi quản lý, dự phòng chi hoa hồng thuế … NgoàI doanh thu và lợi nhuận, ta có thể tính thêm được tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trượng lợi nhuận…. để đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ bảo hiểm cũng gồm hai loại: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: Hiệu quả kinh tế được tính bằng hiệu quả tính theo doanh thu hay lợi nhuận : + Hiệu quả tính theo doanh thu: chỉ tiêu này được giữa trên số chi phí bọ ra của công ty và doanh thu tương ứng là bao nhiêu trong một kỳ hoạt động (thường là một năm ). + Hiệu quả tinhtheo lợi nhuận: chỉ tiêu này giữa trên chi phí bỏ ra và thu được bao nhiê lợi nhuận trong một kỳ Hiệu quả về mặ xã hội: chỉ tiêu này phản ánh số khách hàng tham gia bảo hiểm, số khách hàng được bồi thường và chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh chí phí bọ ra trong kỳ thu hút được bao nhiêu khchs hàng tham gia bảo hiểm và giảI quyết được bao nhiêu khach hàng gặp rủi ro. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM HƯU ĐIỆN (PTI) I. Một số nét khái quát về công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 1.Sự ra đời và hoạt động của PTI: Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, hoà nhập với thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực và thực sự có những tác động không nhỏ đến sản xuất, đời sống kinh tế- xã hội của các tổ chức và các tâng lớp dân cư trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường bảo hiểm thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh chóng là việc Chính Phủ cho phép thiết lập hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm tận dụng và phát huy hết khả năng và khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước. Nhận thức được định hướng trên của Chính phủ và tiềm năng phát triển của các đơn vị kinh tế lớn trong nước, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tư cách là cổ đông sáng lập đã chủ trì cùng sáu cổ đông khác xây dựng đề án, xin phép Bộ Tài chính và Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội thành lập công ty Cổ Phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Đề án trên đã được Bộ Tài Chính, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội chấp thuận. Được sự đồng ý của Bộ Tài Chính, ngày 01/8/1998 Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 3633/GP-UB thành lập Công ty Cổ Phần Bảo hiểm Bưu điện, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1998 với chức năng nhiệm vụ sau: Kinh doanh trực tiếp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong phạm vi trong nước và quốc tế. Kinh doanh nhận và nhượng Tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Tham mưu tư vấn cho các tổ chức kinh tế xã hội trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. Thực hiện các dịch vụ liên quan như: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét bồi thường và đòi người thứ ba. Hoạt động đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật. Giúp các tổ chức, khách hàng bảo hiểm đào tạo cán bộ chuyên ngành bảo hiểm . Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện có trụ sở chính tại 134 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng số vốn điều lệ của công ty là 70 tỷ VND, công ty có các cổ đông sáng lập là những Tổng công ty mạnh, các công ty bảo hiểm – tái bảo hiểm trong nước bao gồm: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare). Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế. Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam. Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Công ty vật tư Bưu điện I. Mặc dù ra đời muộn hơn nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác, song PTI đã kế thừa và tiếp thu các thành quả mà ngành bảo hiểm Việt Nam đã tích luỹ trong mấy chục năm qua trên mọi mặt như: Kinh nghiệm và phương pháp kinh doanh bảo hiểm; kỹ thuật bảo hiểm tiên tiến nhất; đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao cùng với sự giúp đỡ của các thành viên sáng lập về côn người, vật chất và công tác đào tạo cán bộ.Với phương châm “ củng cố hợp tác cùng phát triển” cùng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có năng lực, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, quan hệ hợp tác kinh doanh rộng rãi trên thị trường bảo hiểm, Tái bảo hiểm trong và ngoài nước, công ty PTI đã bước đầu tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm. Với hơn 30 sản phẩm bảo hiểm được triển khai rộng rãi, hệ thống chi nhánh và mạng lưới chuyên nghiệp khắp 61 tỉnh thành cả nước, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế đồng thời khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty: Các chi nhánh, VPđd Phòng bảo hiểm hàng hải Các phòng BH khu vực Phòng bảo hiểm phi hàng hải Phòng BH Tài sản kỹ thuật Hội đồng quản trị Giám Đốc Phó GĐ Phòng Hành chính Quản trị CÁC CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CÁC PHÒNG KHAI THÁC Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Quản lý NV & Pháp chế Phòng Tổ chức cán bộ PhòngTái bảo hiểm Phòng TC CB Tiền lương Phòng Giám định Bồi thường Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: 2.1. Ban Giám Đốc : Ban Giám Đốc công ty bao gồm 01 giám đốc và 04 phó giám đốc với chức năng nhiệm vụ như sau: * Giám đốc Nguyễn Mạnh Toàn: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty,lãnh đạo chung các mặt hoạt động của công ty. * Phó Giám đốc Trần Thị Minh: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty; trực tiếp quản lý và chỉ đạo các đơn vị theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. * Phó giám đốc Nguyễn Đức Bình: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty; trực tiếp quản lý và chỉ đạo các đơn vị theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. * Phó giám đốc Trần Văn Quang: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty; trực tiếp quản lý và chỉ đạo các đơn vị theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. * Phó giám đốc Nguyễn Văn Minh: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty; trực tiếp quản lý và chỉ đạo các đơn vị theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. 2.2. Phòng Tổ chức- Cán bộ- Lao động Tiền lương * Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc Công ty trong công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tiền lương, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách với người lao động. * Nhiệm vụ: Triển khai tổ chức, thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị tổ chức trong công ty. Tổ chức xây dựng, quản lý việc thực hiện các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức trong Công ty. Tổ chức xây dựng quản lý việc thực hiện các nội quy, quy chế làm việc, quy chế quản lý cán bộ, phân phối thu nhập và các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty. Tổ chức biên soạn lịch sử, truyền thống của công ty. Tổ chức thực hiện công tác quản lý cán bộ trong toàn công ty. Quản lý và thực hiện tuyển chọn, bố trí, điều chuyển, tạm ngừng và kết thúc sử dụng lao động theo phân cấp. Nghiên cứu trình Ban Giám Đốc công ty việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, nâng bậc lương và thực hiện các chính sách đối với cán bộ theo phân cấp. Quản lý tiền lương, sử dụng quỹ lương, đơn giá trả lương. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giảng viên tham gia công tác giảng dạy, đạo tạo cán bộ cho công ty. 2.3.Phòng Hành chính- Quản trị: * Chức năng: Tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị của công ty. * Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị của công ty. Thực hiện công tác văn thư lưu trữ của công ty. Quản lý con dấu. Quản lý cấp phát giấy giới thiệu, công lệnh khi cán bộ đi công tác, xác nhận các loại giấy tờ văn bản được Ban Giám Đốc phân cấp. Thực hiện in ấn, quản lý và cấp phát các loại ấn phẩm của công ty. Tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn cơ quan về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường nơi làm việc của công ty. Tổ chức thực hiện lễ tân khánh tiết. Tổ chức đảm bảo các hoạt động tiếp khách phục vụ các hội nghị, cuộc họp của công ty. Mua sắm vật tư, tài sản phục vụ công tác kinh doanh của văn phòng công ty. 2.4. Phòng Tài chính – Kế toán: * Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán theo các quy định của pháp luật và công ty. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức hệ thống kế toán của công ty. Nghiên cứu hướng dẫn việc quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác tài chính kế toán trong toàn công ty. Tổ chức thực hiện và ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời các hoạt động kế toán phát sinh của văn phòng công ty. Tổ chức thực hiện tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính của công ty. Quản lý giá mua bán, chi phí thanh toán tại văn phòng công ty và thực hiện thanh toán giữa các đơn vị trong công ty. Theo dõi và đôn đốc công nợ khách hàng của công ty. Tổ chức thực hiện việc nộp thuế và các khoản trách nhiệm khác. Quản lý kho quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của văn phòng công ty. Trích lập, quản lý tình hình sử dụng các quỹ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và công ty. Quản lý việc nhập xuất tài sản cố định của văn phòng công ty. Quyết toán hoạt động tài chính của văn phòng công ty. Tính bảng lương các đơn vị tại văn phòng công ty 2.5. Phòng kế hoạch kinh doanh đầu tư : * Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc việc chỉ đạo và quản lý công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, cơ chế kinh doanh và hệ thống định mức của công ty. Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong hoạt động và đầu tư vốn. Quản lý cổ đông, chia lãi cổ tức. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác phát triển hệ thống ứng dụng tin học. * Nhiệm vụ : Hướng dẫn và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh. Phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh phù hợp. Xây dựng đơn giá tiền lương chung của công ty. Xây dựng định mức chi. Xây dựng quản lý kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên hàng năm. Báo cáo kịp thời chính xác tình hình đầu tư vốn cho Ban Giám Đốc. Tổ chức quản lý công tác thống kê. Quản lý cổ đông và chia lãi cổ tức. Nghiên cứu, t.ổ chức thực hiện công tác phát triển hệ thống tin học của công ty. 2.6. Phòng giám định bồi thường: * Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám Đốc công tác quản lý, chỉ đạo công tác giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Thụ lý hồ sơ và trực tiếp tổ chức giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Trực tiếp thực hiện công tác đại lý giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba cho các công ty, tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước. * Nhiệm vụ : Nghiên cứu xây dựng và đề xuất công tác ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hướng dẫn mẫu biểu thống kê, báo cáo liên quan đến công tác giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba áp dụng thống nhất toàn công ty. Đề xuất, tổ chức thực hành công tác, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình liên quan đến giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Thụ lý hồ sơ và trực tiếp tổ chức giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Thu thập hỗ sơ và hướng dẫn khách hàng, đề xuất hướng giải quyết trình ban giám đốc công ty xét duyệt các vụ bồi thường, đòi người thứ ba. Đầu mối chỉ định giám định viên độc lập. Thực hiện công tác và tiến hành thu phí đại lý giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Đầu mối tổ chức công tác tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, lập báo cáo bồi thường nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu của công ty. 2.7. Phòng Quản lý nghiệp vụ – Pháp chế: * Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc trong việc quản lý và chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ và sản phẩm. Tham mưu giúp việc cho Ban Giám Đốc công ty trong công tác pháp chế, phát triển mạng lưới đại lý và công tác Marketing kinh doanh Thực hiện công tác thư ký tổng hợp cho Ban Giám Đốc. * Nhiệm vụ: Quản lý nghiệp vụ : + Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất công tác ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản nghiệp vụ. + Đề xuất tổ chức tiến hành công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình do công ty ban hành liên quan đến khi khai thác bảo hiểm tại các đơn vị trong toàn công ty. + Đầu mối đề xuất các biện pháp tháo gỡ, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình khai thác kinh doanh bảo hiểm tại các đơn vị trong toàn công ty. + Đầu mối hỗ trợ các đơn vị chào phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm. + Đầu mối tổ chức công tác tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, lập báo cáo về tình hình kiểm tra nghiệm vụ, sản phẩm, biểu phí, điều kiện bảo hiểm + Đầu mối tổ chức thực hiện công tác hội thảo, hướng dẫn và trao đổi nhiệm vụ liên quan đến khai thác trong toàn công ty. + Nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc nghiên cứu phát triển nghiệp vụ sản phẩm mới, ngừng hay chấm dứt khai thác sản phẩm hiện đang kinh doanh. + Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị triển khai sản phẩm, nghiệp vụ mới + Đề xuất trình ban giám đốc các biện pháp cải tiến sản phẩm, tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai nghiệp vụ và sản phẩm mới. Công tác pháp chế: + Tham mưu cho công ty ban hành, sửa đổi , bổ sung thay thế các quyết định quy định, hướng dẫn, biểu phí, điều kiện, điều khoản liên quan. + Tham mưu cho công ty trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. + Sưu tầm thực hiện công tác thư viện đối với các thông tin văn bản pháp luật liên quan. Rà soát tính pháp lý của các văn bản có tính quy định của công ty trước khi Ban Giám Đốc ban hành. + Kiểm tra việc thi hành các điều khoản pháp lý trong hoạt động kinh doanh tại các đơn vị. - Công tác tổ chức và quản lý đại lý: + Hoạch định chính sách, quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31964.doc
Tài liệu liên quan