Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 4

I- Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với

người thứ ba 4

II- Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với

người thứ ba. 8

III- Một số nội dung chính của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của

chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 10

1- Đối tượng bảo hiểm - Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe 10

2- Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba 12

3- Người được bảo hiểm 13

4- Phạm vi bảo hiểm 15

5- Số tiền bảo hiểm - phí bảo hiểm 16

6- Trách nhiệm 23

7- Công tác giám định và bồi thường 24

Phần II: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì 35

I- Một số nét khái quát về phỏng bảo hiểm hyện Thanh Trì giai đoạn

1996 - 2001- 35

1- Thuận lợi 37

2- Khó khăn 38

II- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì giai đoạn 1996 - 2000 39

III- Đánh giá chung tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ

giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì trong thời gian tới. 53

Phần III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dan sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm huyện Thanh Trì - Hà Nội 56

Kết luận 60

 

 

 

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm của bảo hiểm. + Quyền bổ xung và khiếu nại đòi bồi thường trong thời hạn 2 năm kể từ khi có tai nạn xẩy ra. Quá thời hạn, nếu chủ xe không có yêu cầu gì thì trách nhiệm bảo hiểm mới kết thúc. 7. Công tác giám định và bồi thường. 7.1. Công tác giám định: Để đảm bảo tính trung thực, khách quan cho cả 3 bên : Người bị nạn, chủ xe, (lái xe) và bảo hiểm , cơ quan bảo hiểm đã xúc tiến việc giám định nguyên nhân và hậu quả vụ tai nạn. Qua đó xác định phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm nấu xét thấy tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, cơ quan bảo tiếp tục xúc tiến các công việc sau: - Phối hợp với cảnh sát giao thông tiến hành giám định hiện trường sau khi xẩy ra tai nạn, mức độ nỗi của các bên có liên quan trong vụ tai nạn. - Tranh thủ ý kiến của chủ xe và lời khai của nhân chứng qua tờ khai tai nạn với thực tế hiện trường để đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn. - Tranh thủ ý kiến của chủ xe và lời khai của nhân chứng qua tờ khai tai nạn với thực tế hiện trường để đi dến kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn. - Kiểm tra tính chính xác của vụ tai nạn qua việc đề nghị cơ quan CSGT, CSĐT cung cấp bản sao biên bản giám định, bao gồm. + Biên bản kiểm nghiệm hiện trường hiện tại. + Biên bản kiểm nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn. + Biên bản kết luận điều tra + Các chứng cứ khác có liện quan đến vụ tai nạn . - Đối chiếu thực tế vụ tai nạn đã được xác minh với quy tắc và điều khoản bảo hiểm hiện hành, có kết luận sơ bộ đi đến giải quyết bồi thường. - Trước khi xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba cần chú ý đến khái niệm bên thứ 3 trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe. Tai nạn xẩy ra không thuộc diện bên thứ ba thì không cần xác minh bên thiệt hại. Như vậy căn cứ vào biên bản xác minh và giám định mà cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe. Bởi vì số tiền bồi thường này căn cứ vào: + Thiệt hại thực tế của bên thứ ba. + Mức độ lỗi của chủ xe + Mức trách nhiệm bảo hiểm mà chủ xe tham gia. Xác định đúng đắn thiệt hại thực tế của ban thứ ba do hậu quả của vụ tai nạn gây ra là cơ sử đi đến kết luận số tiền bồi thường của bảo hiểm đúng đắn. Tuỳ theo thiệt hại thực tế của bên thứ ba là thiệt hại tài sản hay thiệt hại về con người việc tính bồi thường dựa vào các căn cứ khác nhau. 7.2. Công tác bồi thường * Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: + Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường và hình thức bồi thường do hai bên thoả thuận với nhau trong biên bản hoà giải hoặc do toàn án phán quyết. + Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Khi quá mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì hai bên có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. * Tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại: + Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại của nạn nhân. Trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây thiệt hại thì họ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân. + Trường hợp cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cùng có lỗ thì bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường phù hợp với mức độ lỗi của họ. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của một người nào khác thì người này phải bồi thường. Nếu lỗi của người này và lỗi của phía xe cơ giới đều là nguyên nhân gây tai nạn thì hai bên đều phải liên đới bồi thường cho nạn nhân theo mức độ lỗi của mình. Trách nhiệm bồi thường của mỗi bên = thiệt hại của nạn nhân x mức độ lỗi của từng bên. * Quy trình và hoàn chỉnh hồ sơ: Khi xẩy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, người bảo hiểm phải hướng dẫn và giúp chủ xe hoàn chỉnh hôg sơ bồi thường. Thông thường trong một bộ hồ sơ chủ xe phải cung cấp cho nhà bảo hiểm những giấy tờ tài liệu sau: + Tờ khai tai nạn của chủ xe + Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm + Biên bản khám nghiệm hiện trường + Biên bản khám nghiệm xe + Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có) + Biên bản hoà giải hoặc quyết định của toà án + Các chứng từ liên quan đến tổn thất, những khiến nại của nạn nhân như các hoá đớn chứng từ về viện phí, các chi phí y tế, tiền tàu xe, mai táng phí, hoá đơn sửa chữa mua mới tài sản .v.v… - Xác định số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm: Căn cứ vào hồ sơ tai nạn, căn cứ vào việc tính toán trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm, căn cứ vào han mức trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, nhà bảo hiểm có thể tính toán số tiền bồi thường. Nhà bảo hiểm có thể bồi thường cho chủ xe hoặc có thể yêu cầu họ bồi thường trực tiếp cho nạn nhân. Trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi của một người nào đó, sau khi bồi thường, nhà bảo hiểm sẽ thay chủ xe khiếu nại người có lỗi này. Trường hợp hai xe cùng chủ đâm vào nhau, thiệt hại của hai xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm, tuy nhiên nhà bảo hiểm sẽ phải bồi thường nếu vụ tai nạn này làm thiệt hại cho một người thứ ba nào khác. Nhà bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm vì áp lực, vì dễ dãi đã thoả hiệp với nạn nhân dù khồn có cơ sở. Nhà bảo hiểm cũng sẽ từ chối bồi thường nếu có bằng chứng chứng minh được sự thông đồng gian lận giữa nạn nhân và người được bảo hiểm. Việc bồi thường của nhà bảo hiểm được tiến hành trong một lần, tuy nhiên có những trường hợp để giảm bớt những khó khăn về tài chính cho chủ xe, nhà bảo hiểm có thể cho chủ xe ứng trước một số tiền bồi thường. Sau khi đã hoàn chỉnh hồ sơ, tính toán số tiền bồi thường cụ thể, nhà bảo hiểm sẽ trừ đi số tiền mà chủ xe đã ứng trước này. Trường hợp có bảo hiểm trùng, người được bảo hiểm có thể được những quyền lợi từ các hợp đồng đã ký song tổng số tiền bồi thường của các nhà bảo hiểm cũng không vượt quá trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với người thứ ba. * Toàn bộ thiệt hại thực tế của bên thứ ba được tính như sau: Thiệt hại thực tế của bên thứ ba bằng thiệt hại về tài sản công thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ bằng thiệt hại về tài sản cộng chi phí về nạn nhân cộng thu nhập của giảm sút hoặc bị mất. Khi có tai nạn xảy ra phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, số tiền bảo hiểm bồi thường được tính toán dự trên 2 cơ sở yếu tố: + Thiệt hại thực tế của bên thứ ba + Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn Trên cơ sở đó số tiền bồi thường được tính toán theo công thức sau: Số tiền bồi thường = lỗi của chủ xe x thiệt hại bên thứ ba + bồi thường nhân đạo Bồi thường nhân đạo: Được áp dụng trong các trường hợp thiệt hại không thuộc phạm vi bồi thường của Bảo Việt, mặc dù xe gây tai nạn có tham gia bảo hiểm. Mức bồi thường cho những thiệt hại đó tối đa là 2 triệu đồng/người/vụ. Được áp dụng cho các trường hợp sau: +) Nạn nhân có thu nhập bị mất, giảm nhưng không đòi bồi thường về mất giảm thu nhập. +) Nạn nhân có thu nhập thấp thuộc các đối tương chính sách Nhà nước (người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội) mặc dù thu nhập không bị mất, giảm. +) Nạn nhân không có thu nhập như: trẻ em chưa đến tuổi lao động, ngưòi già không còn sức lao động, người tàn tật. +) Nạn nhân bị chết nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng về bồi thường mất, giảm thu nhập, vì khi còn sống nạn nhân không phải nuôi dưỡng hay trợ cấp cho gia đình. +) Nạn nhân bị tai nạn ô to nhưng ô tô gây tai nạn bỏ chạy hoặc chủ xe chưa tham gia bảo hiểm hoặc bảo hiểm đã hết hiệu lực. Nạn nhân thuộc các đối tượng nói trên bị thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết được hưởng mức trợ cấp cao nhất 2 triệu đồng/ người. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ thương tật dưới 61% được hưởng trợ cấp theo tỷ lệ thương tật là 2 triệu x tỷ lệ thương tật. 7.2.1. Bồi thường thiệt hại về tài sản: Trường hợp tài sản bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm. Bảo Việt sẽ bồi thường toàn bộ những chi phí cần thiết, hợp lý phần sửa chữa khôi phục lại trạng thái ban đầu của tài sản. Tất cả bộ phận mới hay cũ đều phải trừ khấu hao theo dõi thời gian sử dụng. Nếu giá trị thiệt hại tài sản thuộc phạm vi bảo hiểm ước từ 500.000đ trở lên thì Bảo Việt phải trực tiếp giám định, phải được minh hoạ bằng ảnh chụp. Đối với những tài sản bị thiệt hại đã được Bảo Việt bồi thường toàn bộ giá trị phải thu hồi lại tài sản đó. Việc sử lý tài sản thu hồi phải thực hiện theo thông tư 04 ngày 7 tháng 5 năm 1996 của Bộ Tài chính. Giá trị tài sản thu hồi phải được ghi giảm số tiền đã bồi thường. 7.2.2. Bồi thường về tính mạng, sức khoẻ: Trên thực tế, thiệt hại về tính mạng là những khoản thiệt hại không thể tính được, bổi vì sức khoẻ của con người là vô giá. Tiền bồi thường thực chất là khoản đền bù một phần thiệt hại do tai nạn gây ra giúp gia đình nạn nhân khắc phục những khó khăn về tài chính cho gia đình bản thân họ. Chi phí thực tế cho nạn nhân là khoản chi phí về gia đình nạn nhân hoặc cơ quan đoàn thể bỏ ra do có sự thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ của nạn nhân. Bao gồm: 1. Chi phí mai táng: Là khoản chi cho việc đưa tang, chôn cất tìm kiếm xác (nếu có). Các khoản này giải quyết theo chi phí thực tế, nhưng tối đa không vượt quá 25% mức trách nhiệm. 2. Chi phí cứu chữa nạn nhân: - Chi phí cấp cứu: Bao gồm chi phí cấp cứu ban đầu, chi phí di chuyển bệnh viện, chi phí đi lại khám chữa thương tích, chi phí đi lại của người chăm sóc nạn nhân (nếu có). - Tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác liên quan đến việc điều trị tai nạn như: tiền thuốc, máu, dịch tuyến, chụp phim, chi phí phẫu thuật, làm chân tay giả, viện phí.v.v… - Tiền bồi dưỡng nạn nhân: bằng 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm trên ngày tính từ ngày bị nạn cho đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày. - Tiền công chăm sóc nạn nhân (nếu nạn nhân không tự phục vụ được). Mức giải quyết 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm /ngày kể từ ngày nạn nhân bị tai nạn đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày. 3. Thiệt hại thu nhập: Khoản thu nhập giảm sút hoặc bị mất gồm những khoản thu nhập do nạn nhân phải nằm điều trị. Thu nhập dùng làm cơ sở tính mức mất hoặc giảm thu nhập thực tế, ổn định ít nhất 6 tháng. Tiền của bản thân nạn nhân trước khi xẩy ra tai nạn. Thiệt hại nhập gồm: - Thu nhập trong và sau khi điều trị - Trường hợp bị thương: + Sau khi xảy ra tai nạn, nếu nạn nhân còn thu nhập thì mức chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai nạn và sau khi xảy ra tai nạn là thu nhập bị giảm. Nếu không xác định được mức giảm thu nhập thì có thể bồi thường theo tỷ lệ giảm sút sức khoẻ nạn nhân với thu nhập thực tế trước khi xảy ra tai nạn. Tỷ lệ giảm sút sức khoẻ được căn cứ vào bên bản giám định y khoa hoặc căn cứ vào bảng quy định tỷ lệ thương tật 4 hạng ban hành kèm theo thông tư số 32/thị trường/TB ngày 27/11/1995 của bộ y tế thương binh xã hội. + Sau khi xẩy ra tai nạn, nếu nạn nhân không còn thu nhập nữa thì thu nhập bị mất là thu nhập trước khi xảy ra tai nạn. + Trong thời gian điều trị thương tích, nạn nhân phải ngừng lao động thì thu nhập bị mất là thu nhập của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn tương ứng với số ngày phải ngừng lao động. Nếu nạn nhân vẫn còn thu nhập về tiền lương thì thu nhập bị giảm là thu nhập trước khi xẩy ra tai nạn từ đi phần tiền lương đó. - Trường hợp chết: - Thu nhập bị mất đối với gia đình nạn nhân là thu nhập của nạn nhân trừ phàn chi tiêu của bản thân khi còn sống tạm thời quy định chi tieue cho bản thân nạn nhân là 60% thu nhập dành chi tiêu cho gia đình. + Trường hợp khi còn sống, nạn nhân không có trách nhiệm phải nuồi dưỡng hay trợ cấp cho người khác thì không phải bồi thường nốt thu nhập cho gia đình nạn nhân. - Thời gian tính bồi thường mất giảm thu nhập: + Thời gian tính mất giảm thu nhập thông thường là 3 năm, trường hợp gia đình có khó khăn thực sự thì thời gian có thể được tính đến 5 năm + Thu nhập của nạn nhân được tính cả phần thu nhập chính và thu nhập phụ thường xuyên. Không tính đến các khoản thu nhập do làm ăn trái phép. Đối với nạn nhân làm nghề tự do, thu nhập bi giảm, mất được tính bằng cán bộ công nhân viên chức Nhà nước có cùng nghề và trình độ thành thạo. + Ngoài ra khi tính toán thiệt hại thực tế của bên thứ ba, còn tính đến thiệt hại về kinh doanh do hậu quả vụ tai nạn gây ra như: xe hỏng trong thời gian sửa chữa phải ngừng hoạt động làm thiệt hại kinh doanh đến chủ xe trong những ngày sửa chữa.v.v… Về nguyên tắc, khi yêu cầu Bảo Việt bồi thường, chủ xe phải thu thập đầy đủ hồ sơ như đã quy định trong quy tắc cung cấp cho Bảo Việt. Nếu có những văn bản chứng từ chủ xe không thu thập được thì Bảo Việt có thể phối hợp cùng chủ xe thu thập nhưng chủ xe phải thanh toán các chi phí sao chụp mà Bảo Việt đã chi cho CSGT. Việc tính toán và bồi thường dựa vào thông tư 03 và 173 của TAND tối cao và công văn số 1180/BH của Tổng Công ty Bảo Việt Việt Nam tức là việc bồi thường vẫn được túnh toán theo thiệt hại thực tế. Thiệt hại bao nhiêu tính toán bấy nhiều cộng với chi phí hợp lý liên quan số tiền bồi thường tối đa không quá số tièn bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận. Từ năm 1974, Bảo Việt đã đề ra 4 hạn mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3: Mức tối thiểu: Về người: 12 triệu đồng/người /vụ Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ Mức thứ hai: Về người: 15 triệu đồng/người vụ Về tài sản: 40 triệu đồng/ vụ Mức thứ ba : Về người : 20 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản : 80 triệu đồng / vụ Mức thứ tư : Về người: 30 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ Ngoài ra chủ xe còn có thể tham gia với hạn mức trách nhiệm bảo hiểm cao hơn tuỳ theo khả năng tài chính của mình. Trong khi tính toán số tiền bồi thường của bảo hiểm cần lưu ý: - Hai xe cùng thuộc một chủ đâm vào nhau ngoài thiệt hại của chủ xe còn gây thiệt hại cho người đi đường. Khi đó phần thiệt hại của bản thân hai xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm vì không thuộc TNDS của chủ xe. Nhưng phần thiệt hại của người đi đường lại phát sinh trách nhiệm dân sự và bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại của người đi đường. - Hai xe đâm va vào nhau, mức độ lỗi ngang nhau bảo hiểm vẫn bồi thường cho các chủ xe theo số tiền dược định bằng 50% thiệt hại của bên kia. - Hai xe thuộc hai chủ khác nhau, tham gia bảo hiểm cùng một đại diện bảo hiểm địa phương. Việc tính toán số tiền bồi thường vẫn được tính toán bình thường. Ví dụ: Về việc tính toán số tiền bồi thường Trên đường xe A là 30 triệu, xe B là 20 triệu, xe B hỏng phải sửa chữa trong 4 ngày, mỗi ngày chủ xe thất thu 200.000đ. Cả hai bên đều không có thiệt hại về người, lỗi mỗi bên là 50%. Yêu cầu: Xác định vụ tai nạn nói trên, biết rằng: + Xe A tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 4 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản: 10 triệu đồng/ vụ + Xe B tham gia với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 15 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ + Hai xe thuộc hai chủ khác nhau Lời giải: Bước 1: Xác định thiệt hại mỗi bên Thiệt hại thực tế của xe A: 30 triệu Thực hiện thực tế của xe B: 20 triệu Thiệt hại thực tế của xe B về kinh doanh là 4 x 200.000 = 800.000đ Tổng thiệt hại xe B là : 20.000.000 + 800.000 = 20.800.000đ Bước 2: Xác định bồi thường của chủ xe A đối với xe B: 50% x 30.000.000 = 15.000.000đ Số tiền bảo hiểm thay mặt A bồi thường cho Blà 10 triệu đồng Số tiền bảo hiểm thay mặt B bồi thường cho A tham gia mức trách nhiệm về tài sản là 10 triệu đồng / vụ . Mặt khác bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc bồi thường theo thiệt hại thực tế. Nên dù mức trách nhiệm về tài sản chủ xe B tham gia là 80 triệu dồng/ vụ nhưng vẫn chỉ được bồi thường 15triệu/ vụ. Tuy nhiên để giải quyết một cách linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra và nhằm nâng cao uy tín của Công ty, thu hút đông đảo khách hàng trên thực tế số tiền bồi thường của bảo hiểm được tiến hành chi trả trực tiếp cho nạn nhân để dảm bảo khắc phục hậu quả tai nạn một cách nhanh chóng . Phần II Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm huyện Thanh Trì - Hà Nội I- Một số nét khái quát về phòng bảo hiểm Thanh Trì. Huyện Thanh Trì là một huyện có số dân cư tương đối đông ở thành phố Hà Nội, có trên hàng trăm các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp .v.v...hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đồng thời có tuyền đường quốc lộ 1A chạy qua trên địa bàn. Đây là nguồn đối tượng vô cùng to lớn trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên ở địa bàn huyện không chỉ có văn phòng đại diện bảo hiểm huyện độc quyền khai thác mà còn phải cạnh tranh với nhiều đại lý của các Công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh , PJiCo, PVIC…nên thị trường này luôn sôi động. Với đặc điểm chỉ là văn phòng đại diện của Bảo Vịêt Hà Nội với 10 cán bộ trong đó: - 1 trưởng phòng chỉ đạo chung - 1 cán bộ kế toán kiêm tài vụ - 1 cán bộ thủ quỹ - 1 cán bộ thống kê - 1 cán bộ giám định kiêm khai thác - 5 cán bộ khai thác và thu thập hồ sơ . Tất cả đội ngũ khai thác đều thực hiện tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà Bảo Việt Hà Nội giao triển khai, chủ yếu là các loại hình bảo hiểm như: 1- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 2- Cảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa 3- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt 4- Bảo hiểm vật chất ô tô 5- Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách 6- Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe 7- Bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba 8- Bảo hiểm toàn diện học sinh 9- Bảo hiểm kết hợp con người 10- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật 11- Bảo hiểm sinh mạng cá nhân 12- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe 13- Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt . Nhiệm vụ chính của phòng là tuyên truyền quảng cáo về bảo hiểm đến từng cơ sở trong địa bàn, bán phí bảo hiểm cho đối tượng tham gia giải quyết bồi thường cho nạn nhân.. Hàng kỳ văn phòng phải có thông báo mức doanh thu đạt được trong kỳ, mức đã chi trả bồi thường. Bảo Việt Hà Nội cho phép văn phòng giữ lại từ 5 dến 7% doanh thu để chi phí hạn chế tổn thất và quản lý, riêng phần hoa hồng của cán bộ khai thác được chi trả hàng tháng. Tất cả việc bồi thường cho người tham gia dù lớn hay nhỏ đều phải có quyết định của trưởng phòng và trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trước Công ty. * Những thuận và khó khăn Trong những năm qua, nhất là từ khi nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, Hà Nội đã và đang có những bước chyển biến tích cực về nhiều mặt để trở thành thủ đo văn minh, trung tâm kinh tế, chính trị , văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Tình hình giá cả ngày càng ổn định, lạm pháp được kiềm chế, đời sống của nhân dân thủ độ không ngừng tăng lên. Có thể nói đây là một môi trường thuận lợi cho ngành Bảo hiểm nói chung và chúng tôi Bảo hiểm Việt Nam nói riêng có điều kiện phát triển đi lên. Phòng Bảo hiểm Thanh Trì, mọt trong mười hai văn phòng đại diện bảo hiểm trong thành phố trực thuộc chúng tôi Bảo hiểm Hà Nội cũng nắm bắt kịp thời những thuận lợi để từ đó cung cấp tốt nhất nhưng dịch vụ bảo hiểm mà Bảo Việt Hà Nội giao cho, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho mọi người. Với tình hình thực tiễn đó, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động kinh doanh của phòng bảo hiểm Thanh Trì gặp không ít khó khăn. 1- Về thuận lợi: Là một văn phòng đại diện bảo hiểm nằm trên địa bàn Hà Nội nơi mang đầy đủ tính chất của một nền kinh tế nhiều thành phần, có thể nói phòng bảo hiểm Thanh Trì là một trong những văn phòng đại diện bảo hiểm có điều kiện rất thuận lợi để hoạt động , cụ thể: * Do địa bàn của phòng nằm trên một huyện có số dân đông của thành phố mà mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ổn định, nhân dân lại có truyền thống tương thân, tương ái. Vì vậy nếu biết vận động và tổ chức tốt bằng nhiều hình thức thì Bảo Việt sẽ đạt hiệu quả cao. * Lãnh đạo phòng đã nhanh nhạy nắm bắt tình hình, xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ, có chủ trương và biện pháp đúng đắn, ra nghị quyết kịp thời đưa phòng bảo hiểm Thanh Trì ngày một tiến vững trong kinh doanh, bảo hiểm nhất là hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. * Điều quan trọng là sự đoàn kết nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, khai thác viên trong. Có sự hợp đồng chặt chẽ trong công việc giữa các bộ phận liên quan, giữa trên và dưới nhằm tạo nên một khí thế thi đua trong công việc cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo chúng tôi Bảo hiểm Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan, giữa trên và dưới nhằm tạo nên một khí thế thi đua trong công việc cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty Bảo hiểm Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan, các Công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện. Đặc biệt là các cấp chính quyền: Hyện uỷ, UBND huyệnkết hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu ngành trong huyện như phòng lao động - thương binh xã hội, phòng CSGT, phòng công nghiệp.v.v… đã tạo điều kiện giúp đỡ phòng bảo hiểm Thanh Trì hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện triển khai công tác bảo hiểm trên địa bàn được sâu rộng, có hiệu quả, tạo ra thế mạng trong kinh doanh và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 2- Về khó khăn: Đi đôi với điều kiện thuận lợi có được, trong quá trình hoạt động của mình phòng bảo hiểm Thanh Trì nói chung và bảo hiểm thách nhiệm dân sự nói riêng cũng còn gặp phải ít nhiều khó khăn cần được khắc phục: * Thứ nhất do trình độ dân trí chưa cao, nhân dân ta chưa có tập quán bảo hiểm sản xuất - kinh doanh, mặc dù ở thủ đô đang trên đang phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, nhiều đơn vị còn gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, mức sống của đa số người dân chưa cao. Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc tuyên truyền, thuyết phục quần chúng nhân dân tham gia bảo hiểm. * Thứ hai, kể từ năm 1994, đứng trước bối cảnh mới đó là việc Nhà nước ban hành "Nghị định về kinh doanh bảo hiểm" cho phép mọi thành phần kinh tế được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, phòng bảo hiểm Thanh Trì phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các chúng tôi bảo hiểm khác, làm ảnh hưởng đến nghệp vụ bảo hiểm trên địa bàn. * Thứ ba, phòn bảo hiểm thanh Trì chưa có nhiều cán bộ được đào tạo chuên dâu từng lĩnh vực. Các cộng tác viên, khai thác nên bảo hiểm còn thiếu nên chưa khai thác được một cách triệt để, sâu rộng nhu cầu đông đảo khách hàng tham gia bảo hiểm trong toàn huyện. Tất cả những khó khăn và thuận lợi trên đều có ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực đến hoạt động kinh doanh bao rhiểm của phòng Thanh Trì nói chung cũng như nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng. (Tuy nhiên trước tình hình biến động ngày mọt lớn của cơ chế thị trường. Phòng Thanh Trì cần phải năng động tìm ra những biện pháp hữu hiệu, khắc phục những khó khăn, nắm bắt những thuận lợi và những cơ hội mới để không ngừng phát triển kinh doanh. II- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm Thanh Trì Hà Nội giai đoạn 1996 - 2000 Trước sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự và đặc biệt là sự cấp thiết mang tính xã hội của vấn đề nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỷ cương của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của ngượi bị nạn trong các vụ tai nạn giao thông, ngày 10/3/1998 HĐBT ra nghị định 30/HĐBT quy định bắt buộc tất cả các chủ xe cơ giới lưu hành trên lãnh thổ nước CNXHCN Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm thực hiện theo quiy định này. Được sự đồng ý của Công ty Bảo Việt Hà Nội, phòng bảo hiểm Thanh Trì cũng đã tiến hành triền khai nghiệp vụ bao rhiểm trách nhiệm dan sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm đầu hoạt động của nghiệp vụ, do còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân dân chưa hiểu được đây là loại hình bắt buộc. Đời sống kinh tế tuy chưa được cải thiện song vẫn gặp nhiều khó khăn đối với người dân lao động. Hơn nưa, trình độ dân trí chưa cao chưa nhận thức đầy đủ công tác bảo hiểm nên công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng đều và rộng khắp, kết quả đạt được của nghiệp vụ này còn ở mức độ thấp. Cụ thể phí chi nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm dân sự chỉ chiếm 5% - 9%, tổng phí bảo hiểm thu được. trong những năm gần đây, đứng trước bói cảnh mới: Nền kinh tế chuyển sang tự hạch toán kinh doanh, sựk xoá bỏ lệnh cám vận kinh tế chuyên sang tự hạch toán kinh doanh, sự xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất là là sự cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm Hà Nội nói chung và phòng bảo hiểm Thanh Trì nói riêng đã sớm định ra hướng đi của mình nhằm đứng vững và phát triển khong ngừng trong cơ chế thị trường. Đáng chú ý nhất là sự ra tăng của nghiệp vụ bảo Hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Sau một thời gain hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100184.doc
Tài liệu liên quan