Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính có thể đưa ra các nhận xét như sau:
- Về khả năng thanh toán: nhìn chung trong những năm qua khả năng thanh toán của công ty khá ổn định không có sự biến động đáng kể, tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty chưa cao một phần do các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng lớn, điều này lại do ngành nghề kinh doanh của công ty là các sản phẩm xây dựng nên khả năng thanh toán còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công trình nên có lúc công ty không thể chủ động được.
- Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: một điểm cần lưu ý là hiện tại công ty có hệ số nợ cao (trên 90% tổng tài sản) qua đó ta thấy khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế và còn bị lệ thuộc trong vấn đề về vốn sản xuất, phụ thuộc nhiều vào các khoản vay vốn từ chủ nợ bên ngoài, do đó doanh nghiệp chịu sức ép về các khoản nợ nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn do đó trong trường hợp gặp khó khăn công ty buộc phải bán những tài sản với giá thấp dể trả nợ tuy nhiên cũng có ưu điểm là sử dụng được lợi thế là được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ và công ty sử dụng điều này như một chính sách tài chính của mình để gia tăng lợi nhuận .
Tóm lại, khả năng thanh toán của công ty chưa cao một phần do công ty có hệ số nợ cao chiếm trên 90% tổng tài sản tuy nhiên công ty có một thuận lợi lớn là chi phí bán hàng, chi phí quản lý giảm làm lợi nhuận của công ty tăng cao. Như vậy không thể phủ nhận rằng sự lớn mạnh của công ty đứng vững trên thị trường hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, dần dần nâng cao được đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
67 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội VIBEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Giai đoạn này, mục tiêu của công ty là chuyển từ cơ chế ”bao cấp” sang hạch toán kinh doanh, giữ vững sản xuất, ổn định cán bộ công nhân viên, tạo tiền đề để phát triển mở rộng qui mô sản xuất sản phẩm.
Từ năm 1989 đến năm 1997:
Nhà máy tách khỏi Tổng công ty xây dựng Hà Nội để phát triển thành xí nghiệp liên hiệp bê tông xây dựng Hà Nội, trực thuộc Bộ Xây dựng theo quyết định số 857/BXD-TCLĐ ngày 16/10/1989 của Bộ Xây dựng.
Để thực hiện việc đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa tại thành phố và nông thôn, công ty đã sản xuất các loại vật liệu xây dựng thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.
Từ năm 1998 đến năm 2004:
Chuyển về Tổng công ty và đổi tên thành công ty bê tông xây dựng Hà Nội. Giai đoạn này công ty tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp như: cột điện ly tâm, ống nước, panel, các loại cấu kiện… và các sản phẩm vật liệu xây dựng như: gạch không nung, gạch hoa xi măng, tấm lợp, đá xẻ, dầu chống dính, phụ gia bê tông…
Từ năm 2005 đến nay:
công ty được chuyển thành công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội theo quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tên tiếng Việt: công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Tên viết tắt: VIBEX
Tên giao dịch quốc tế: HA NOI CONCRETE CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: xã Đông Ngạc - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 25.883.000.000 đồng ( Hai mươi lăm tỉ tám trăm tám mươi ba triệu đồng chẵn )
Ngành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất và kinh doanh cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ kiện nước và phụ kiện kim loại, vật liệu xây dựng
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện; trang trí nội ngoại thất
Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà
Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, thẩm định dự án; khảo sát, thí nghiệm; tư vấn đấu thầu; thiết kế, thẩm tra thiết kế tổng dự toán, kiểm định chất lượng; quản lý dự án và các dịch vụ tư vấn khác
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
Một số sản phẩm chính của công ty trong giai đoạn 1961-1997
Sản phẩm
1961-1981
1982-1984
1985-1988
1989-1997
Cột điện
27.799 m3
3.127 m3
7.782 m3
-
Ống nước
26.745 m3
2.441 m3
4.367 m3
200 loại
Panel
85.399 m3
4.423 m3
14.278 m3
130 loại
Các cấu kiện
54.188 m3
35.183 m3
31.308 m3
-
2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại công ty cổ phần bê
tông xây dựng Hà Nội
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty bê tông xây dựng Hà Nội chuyển thành công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội. Hiện nay công ty bao gồm các đơn vị như sau:
Xí nghiệp bê tông ly tâm
Xưởng bê tông xây lắp
Xí nghiệp cơ khí sửa chữa điện và nước
Xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
Xí nghiệp bê tông thương phẩm
Xí nghiệp xây dựng số 1
Xí nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn
Xí nghiệp bê tông tại Quảng Ngãi
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 1
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 2
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 3
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội hiện nay có cơ cấu tổ chức như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc bao gồm:
+ Phó tổng giám đốc Kỹ thuật sản xuất xây lắp – Thủ trưởng cơ quan
+ Phó tổng giám đốc Kỹ thuật sản xuất xây lắp
+ Phó tổng giám đốc Kinh tế
- Kế toán trưởng
Các phòng ban bao gồm:
Phòng Kỹ thuật và Bảo hộ lao động
Phòng Thanh tra – Bảo vệ
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kinh tế
Phòng Dự án và Xây dựng
Phòng Y tế
Ban điều hành dự án Nga Sơn
Trường mầm non Ngựa Gióng
Bảng 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN bê TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI HIỆN NAY
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tông giám đốc kỹ thuật SX Xây lắp Thủ trưởng cơ quan
Phó tông giám đốc kỹ thuật SX Xây lắp
Phó tổng giám đốc kinh tế
XN bê tông ly tâm
Xưởng bê tông xây lắp
XN cơ khí sửa chữa điện và nước
XN kinh doanh vật tư và dịch vụ
XN bê tông đúc sẵn Chèm
XN bê tông thương phẩm
XN xây dựng số 1
XN xây dựng và phát triển nông thôn
XN bê tông tại Quảng Ngãi
Đội xe bơm bê tông
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 1
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 2
Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 3
Bảng 2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN bê TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI HIỆN NAY
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc kỹ thuật SXXL - Thủ trưởng cơ quan
Kế toán trưởng
Phó tổng giám đốc kỹ thuật SXXL
Phó tổng giám đốc kinh tế
Phòng Kỹ thuật và Bảo hộ lao động
Phòng Thanh tra - Bảo vệ
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Kinh tế
Ban điều hành dự án Nga Sơn
Phòng Y tế
Phòng Dự án và Xây dựng
Trường mầm non Ngựa Gióng
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tỏ chức sản xuất, điều kiện công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung tại công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phòng Kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty, tính giá thành, tính toán và trả lương cho công nhân. Hiên nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung và tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
Bộ máy kế toán chia thành các bộ phận:
Kế toán trưởng ( trưởng phòng ): phụ trách chung kế toán tổng hợp, đề ra các quy chế tài chính của công ty để tổ chức quản lý hệ thống kế toán thống kê của doanh nghiệp, sắp xếp, bố trí cán bộ kế toán.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán thanh toán, kế toán tiền lương theo công nợ.
Phó phòng kế toán phụ trách hạch toán kế toán kiêm phụ trách giải quyết 3 phân xưởng trộn.
Kế toán giá thành: tính giá thành sản phẩm hàng tháng theo từng loại sản phẩm, phân bổ chi phí đồng thời kiêm kế toán đội xe bơm.
Kế toán tiêu thụ và thành phẩm: theo dõi kho thành phẩm của công ty, kiểm tra tính doanh thu, thuế đầu ra hàng tháng, theo dõi thanh lý hợp đồng, đồng thời phụ trách kế toán phân xưởng trộn 1.
Kế toán vật tư: thực hiện theo dõi vật tư, công cụ lao động, thanh toán cho người bán đồng thời theo dõi việc thanh toán và công nợ của 2 chi nhánh.
Kế toán TSCĐ và ngân hàng: theo dõi tổng hợp chi tiết TSCĐ, trích va phân bổ khấu hao TSCĐ; theo dõi làm thủ tục vay vốn với ngân hàng, tính lãi vay vốn.
Thủ quĩ: theo dõi cấp phát và thu tiền kịp thời, chính xác, hàng ngày phải khóa sổ đối chiếu với kế toán thanh toán, đồng thời kiêm phụ trách kế toán phân xưởng trộn 2.
Thông kê tổng hợp: sắp xếp, bảo quản hồ sơ, lưu tại phòng một cách khoa học, hợp lý, làm nhiệm vụ thống kê tổng hợp đồng thời phụ trách kế toán phân xưởng trộn 3.
2.1.3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
2.1.3.1. Các đặc điểm sản xuất chủ yếu của công ty
2.1.3.1.1. Về dây truyền công nghệ sản xuất
Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội trước khi tiến hành cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước có gần 900 cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề, là đơn vị sản xuất kinh doanh có trên 40 năm lao động, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, là một công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất bê tông xây dựng. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Tổng công ty, công ty đã đầu tư mua sắm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, hiện công ty đang áp dụng hệ thông quản lý chất lượng 9001 tạo được niềm tin với nhiều bạn hàng. Nhờ vậy, công ty có điều kiện tham gia đấu thầu và thắng nhiều gói thầu lớn trong nước. Đây là những tiền đề cho sự phát triển của công ty.
Bảng 3
Cơ cấu sản phẩm của công ty
Đơn vị tính: m3
Khối lượng-
sản phẩm
Mã sản phẩm
Cột điện
915,7
10B
609,8
10C
306,9
12B
154,95
12D
610,8
14B
459,85
14C
1039,9
750
866,25
1000
511,95
1250
1038,9
1500
Bê tông tươi
54274,7
Mac 200 độ sụp 68
11693,3
Mac 300 độ sụp 68
1107,5
Đ 75
Cấu kiện
7610
Đ 100
1742
Đ 125
2.1.3.1.2. Về nguồn lao động
Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Việc phân công bố trí lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả sản suất.
Là một công ty sản xuất sản phẩm có khối lượng lớn lao động nặng nhọc, đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt. Do yêu cầu công việc đạt ra nên lực lượng lao động của công ty đều có trình độ và được đào tạo,phân công phù hợp với chuyên môn ngành nghề. công ty bê tông-xây dưng là công ty được thành lập lâu năm cho nên đặc điểm nổi bật về lao động có trình độ chuyên môn tương đối tốt. Nhìn vào bảng ta có thể thấy tỷ lệ cán bộ có trình độ chiếm đa số. Về lao động tuy đã qua đào tạo nhưng trình độ phân phối chưa hợp lý, hiện nay thợ bậc 4 chiếm 360 ngưòi mà thợ bậc 6 có 23 người. Vì đặc điểm trên làm ảnh hưởng đến năng suất thiết bị, trình độ không cân xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với dây chuyền sản xuất khép kín và đồng bộ nếu không đảm bảo máy móc ổn định, không hiểu công tác vận hành sẽ gây nên sự lãng phí thời gian. Tất cả các yếu tố trên sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung vốn lưu động.
2.1.3.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty
Theo các số liệu, doanh thu năm 2005 của công ty đạt 100,106 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 55.68% chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tăng trưởng ở mức cao. Lợi nhuận thực tế năm 2005 tăng so với năm 2004 là 724 triệu đồng (tăng 88.39%). Cùng với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận thì các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng theo, đời sống cán bộ công nhân viên cũng ổn định và từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 748.000 đồng/người/tháng năm 2004 lên 938.000 đồng/người/tháng năm 2005 (tăng hơn 24,2%).
Chi phí bán hàng năm 2005 giảm 11.6% so với năm 2004, chi phí quản lý trong năm 2005 cũng giảm 10.9% so với năm 2004, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty tăng cao (88.39% so với năm 2004).
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhìn chung là tốt, nó chứng tỏ được sự cố gắng của công ty trong việc tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 4
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004 và 2005.
Đơn vị:triệu đồng
Khoản mục
2004
2005
Tăng giảm
Số tiền
%DT
Số tiền
%DT
Số tiền
Tỉ lệ tăng giảm
%
A
1
2
3
4
5=3-1
6=4-2
7=5:1
1.Doanh thu thuần
64.303
100
100.106
100
35.803
-
55.68
2.Giá vốn hàng bán
58.988
93,8
93.178
95,3
34.619
1,5
58.69
3.Chi phí bán hàng
1.058
0,82
935
0,53
-123
-0,29
-11.6
4.Chi phí quản lý DN
3.087
3,33
3.789
2,18
702
1,15
22.80
5.Lợi nhuận từ hđkd
1170
1,96
2.204
2
1.034
0,04
88.37
6.Lợi nhuận sau thuế
819
0,56
1.543
0,34
724
-0,22
88.39
7.Thu nhập bình quân 1 công nhân
0.748
-
0.938
-
0.19
-
24.2
Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính có thể đưa ra các nhận xét như sau:
- Về khả năng thanh toán: nhìn chung trong những năm qua khả năng thanh toán của công ty khá ổn định không có sự biến động đáng kể, tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty chưa cao một phần do các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng lớn, điều này lại do ngành nghề kinh doanh của công ty là các sản phẩm xây dựng nên khả năng thanh toán còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công trình nên có lúc công ty không thể chủ động được.
- Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: một điểm cần lưu ý là hiện tại công ty có hệ số nợ cao (trên 90% tổng tài sản) qua đó ta thấy khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế và còn bị lệ thuộc trong vấn đề về vốn sản xuất, phụ thuộc nhiều vào các khoản vay vốn từ chủ nợ bên ngoài, do đó doanh nghiệp chịu sức ép về các khoản nợ nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn do đó trong trường hợp gặp khó khăn công ty buộc phải bán những tài sản với giá thấp dể trả nợ tuy nhiên cũng có ưu điểm là sử dụng được lợi thế là được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ và công ty sử dụng điều này như một chính sách tài chính của mình để gia tăng lợi nhuận .
Tóm lại, khả năng thanh toán của công ty chưa cao một phần do công ty có hệ số nợ cao chiếm trên 90% tổng tài sản tuy nhiên công ty có một thuận lợi lớn là chi phí bán hàng, chi phí quản lý giảm làm lợi nhuận của công ty tăng cao. Như vậy không thể phủ nhận rằng sự lớn mạnh của công ty đứng vững trên thị trường hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, dần dần nâng cao được đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây
dựng Hà Nội
2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của công ty trong năm 2005 chủ yếu được tài trợ từ vốn vay còn vốn tự bổ sung và vốn chiếm dụng của khách hàng là không đáng kể. công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, hiện đang tiến hành cổ phần hóa, hiện nay có tổng vốn là 98.960.550.587 đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 9.074.446.403 đồng còn lại là vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại. Qua bảng 9 ta thấy tổng vốn lưu động của công ty năm 2005 tăng 9.701.552.175 đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng là 14 %. Như vậy, quy mô của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng lên trong năm 2005.
Tỷ trọng của khoản vốn hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng lần lượt là 4.3 % và 5.8 % (năm 2004); 5 % và 3.8 % (năm 2005). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đạt mức 3.845.436.728 đồng phản ánh sự an toàn hơn trong kinh doanh, tăng mức độ tự chủ về mặt tài chính, bên cạnh đó cũng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là khá tốt, lợi nhuận thu được không chỉ giúp công ty bù trừ các khoản lỗ và chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh… mà còn giúp cho doanh nghiệp tái đầu tư bằng phần lợi nhuận sau thuế.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và để bù đắp sự thiếu hụt về vốn các doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại như một nguồn tài trợ thêm vốn cho mình. Vấn đề đặt ra là công ty phải chú ý tới việc sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phải có vật tư hàng hóa đảm bảo và phải thanh toán đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. Năm 2005 số vốn lưu động được tài trợ bằng tín dụng ngân hàng đã tăng 9.723.848.954 đồng, tương ứng là 16.05%. Sử dụng vốn tín dụng giúp công ty khắc phục được tình trạng thiếu hụt vốn, phân tán được rủi ro trong kinh doanh, nhưng chi phí vốn sẽ cao hơn do đó công ty phải lựa chọn, phân tích, đánh giá khi quyết định lựa chọn nguồn để huy động vốn nhất là trong tình trạng hiện nay hệ số nợ của công ty đã lên tới hơn 90 %.
Bảng 5
Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty trong năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: đồng
Nguồn
Năm 2004
Năm 2005
Chênh
lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
Tỷ
lệ
%
Tỷ trọng %
Vốn chủ sở hữu
2.897.648.843
4.3
3.845.436.728
5.0
956.787.885
33.02
0.7
Vốn tín dụng
60.581.076.968
89.9
70.304.925.923
91.2
9.723.848.955
16.05
1.3
Vốn chiếm dụng
3.908.456.578
5.8
2.929.371.913
3.8
-979.084.665
-25.05
-2.0
Tổng
67.387.182.389
100
77.088.734.564
100
9.071.552.175
14.4
0
2.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động và nguồn bảo đảm
2.2.2.1. Phương pháp xác định
Năm 2005 phòng Tài chính – Kế toán của công ty tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm 2005 bằng phương pháp dựa vào số vốn lưu động bình quân năm 2004, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2005 theo công thức:
B
Nhu cầu VLĐ = A x x (1 - a)
C
Trong đó:
A: Số dư bình quân vốn lưu động năm 2004
B: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ước tính năm 2005
C: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm 2004
a: Tỷ lệ rút ngắn số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004
Sau khi tính toán công ty thu được kết quả Nhu cầu vốn lưu động trong năm 2005 là 82.634.586.270 đồng, trên thực tế vốn lưu động trong sản xuất của công ty năm 2005 là 77.088.734.564 đồng, chênh lệch là 5.545.851.706 đồng. Như vậy công ty đã xác định Nhu cầu vốn lưu động cao hơn thực tế gây nên sự lãng phí vốn, làm chậm lại tốc độ luân chuyển vốn lưu động, mặt khác cũng làm phát sinh những chi phí không hợp lý làm ảnh hưởng tới giá thành và làm giảm lợi nhuận.
2.2.2.2. Nguồn bảo đảm
Thông thường tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên còn tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động tạm thời. Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa hai nguồn này nhằm bảo đảm nhu cầu chung về vốn lưu động của doanh nghiệp.
Dựa vào số liệu ở bảng cân đối kế toán để đánh giá mức độ sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên là:
Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Qua chỉ tiêu này thấy được mức độ chủ động về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu mức vốn lưu động thường xuyên càng lớn thì mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiepj càng cao. Tại thời điểm 31/12/2005 vốn lưu động thường xuyên của công ty là 4.156.809.760 đồng. Mức vốn lưu động thường xuyên này tạo ra mức độ an toàn cho công ty trong kinh doanh, bảo đảm cho tình trạng tài chính của công ty vững chắc hơn.
2.2.3. Kết cấu vốn lưu động
Qua bảng 6 ta thấy được kết cấu vốn lưu động theo tiêu thức phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số vốn lưu động của công ty là 77.088.734.564 đồng, chiếm 77.9 % trong tổng số vốn kinh doanh, tăng 9.701.552.175 đồng so với năm 2004. Kết cấu vốn lưu động tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình lớn do vậy vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, trong khâu sản xuất và trong khâu lưu thông chiếm giữ tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn lưu động. Ta xem xét cụ thể như sau:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
Đầu năm 2005 có 625.175.571 đồng tương ứng 0.93% đến cuối năm 2005 tỷ lệ loại vốn này giảm chỉ còn 0.32%, vốn trong khâu này chỉ còn 374.939.432 đồng (giảm 59.97%). Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy là do tới cuối năm hầu hết các hợp đồng đã được thực hiện và chuẩn bị hoàn thành do đó dẫn tới sự sụt giảm về lượng vật liệu dự trữ cho sản xuất do đó lượng vốn lưu động trong khâu này giảm. Đây cũng là đặc điểm của loại vốn này trong các doanh nghiệp sản xuất, đó là giảm dần theo tiến độ thực hiện các hợp đồng sản xuất, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào chính sách dự trữ của từng doanh nghiệp nhằm thực hiện được kế hoạch của mình trong năm.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển… Trong doanh nghệp sản xuất nói chung tỷ lệ phần sản phẩm dở dang thường lớn, thực tế chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ so với đầu năm tăng 5.234.154.195 đồng (25.49%). Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng là do giá trị sản lượng thực hiện trong năm 2005 tăng so với năm 2004, cụ thể: giá trị sản lượng thực hiện trong năm 2004 là 82.000.000.000 đồng, còn năm 2005 là 98.000.000.000 đồng, một phần khác là do khối lượng sản phẩm đã bán nhưng chưa nhận được thanh toán. Chi phí chờ kết chuyển cuối năm có chiều hướng tăng, 1166.134.568 đồng, đây là khoản chi phí thực tế đã phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến kỳ sản xuất kinh doanh kế tiếp, hoặc các chi phí thuộc loại phân bổ nhiều lần nhưng chưa phân bổ hết và phải kết chuyển sang các kỳ tiếp theo. Hai khoản chi phí này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vốn lưu động 34.16%. Để sử dụng có hiệu quả số vốn lưu động hiện có, bảo toàn được vốn lưu động của công ty thì phải chú ý tới quản lý quá trình sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng, sớm bàn giao sản phẩm để đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn và giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Loại vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động 67.93% vào đầu năm và giảm xuống còn 65.51% vào cuối kỳ nhưng thực tế số vốn lưu động trong khâu lưu thông tăng 4.726.202.844 đồng. vốn bằng tiền tăng 927.301.247 đồng với tỷ lệ tăng 17.31%. Lượng tiền mặt tồn quỹ tăng rất nhanh 106.22% , với lượng tiền mặt tồn quỹ (bao gồm cả ngân phiếu) là 165.362.330 đồng tương ứng 2.63% giúp công ty duy trì các chỉ số thanh toán ngắn hạn tạo điều kiện thuận lợi khi công ty mua hàng hóa phục vụ sản xuất, tuy nhiên lượng tiền mặt tồn quỹ quá nhiều lại ảnh hưởng không tốt tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. công ty tăng tiền gửi Ngân hàng 842.126.596 đồng, nâng mức tiền gửi lên thành 6.119.077.913 đồng, lượng tiền mặt nhìn chung là nhỏ so với lượng vốn lưu động trong kỳ. Thực tế cho thấy công ty chi bằng tiền mặt rất nhiều nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất bàn giao sản phẩm. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm giảm 51.91%. Xét các khoản vốn trong thanh toán, phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác, tạm ứng cuối ký so với đầu năm giảm bớt do công ty áp dụng các biện pháp hợp lý nhằm nhanh chóng thu hồi nợ. Riêng khoản phải thu nội bộ tăng 11.890.110.271 đồng (tăng 58.27%).
Qua phân tích trên thấy rằng sự phân bố vốn lưu động của công ty trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh là chưa hợp lý bởi số vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông quá nhiều còn phần vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất lại quá nhỏ, điều này phản ánh lượng vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng là khá lớn gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo toàn vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Để biết rõ hơn tình hình phân bổ vốn lưu động trong khâu lưu thông ta đi vào phân tích bảng số 6.
Do đặc điểm của nền kinh tế và do chế độ tài chính hiện hành mà trong quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội luôn tồn tại một khoản vốn trong thanh toán: đó là các khoản phải thu, phải trả. Các khoản phải thu nhìn chung tăng 3.950.751.597 đồng so với năm 2004 (tăng 9.84%). Xét cụ thể, phân tích từ bảng 7 cho thấy, phải thu từ khách hàng giảm, công ty thu lại số tiền trả trước cho nhà cung cấp vật liệu số tiền 647.669.343 đồng. Phải thu tạm ứng đầu năm là 7.551.901.339 đồng đến cuối năm còn 1.493.805.279 đồng, số tạm ứng này chủ yếu do luân chuyển chứng từ chậm. khoản phải thu khác cuối kỳ đã giảm chỉ còn 364.399.386 đồng. Phải thu khác là số tiền bảo hiểm xã hội mà công ty phải thu lại từ một số người. Các khoản phải thu trong năm biến động hợp lý chỉ có phải thu nội bộ tăng còn những khoản mục khác đều có xu hướng giảm với mức giảm đáng kể giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện. Có được những kết quả trên là do công ty đã áp dụng một số biện pháp như: phòng Tài chính – Kế toán trực tiếp mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng thời hạn không đẻ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, ngay khi xây dựng kế hoạch cho năm 2005 công ty đã chọn cách thức yêu cầu khách hàng đặt cọc trước một phần giá trị đơn hàng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh…
Nợ phải trả là nguồn vốn do công ty huy động và khai thác trên cơ sở các chính sách do Nhà nước quy định, các hợp đồng đã thỏa thuận, công ty chỉ được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định sau đó sẽ phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Trong năm tài chính 2005 công ty đã có được một lượng vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ, đó là: trả khoản nợ dài hạn (gồm vay dài hạn và nợ dài hạn) 4.228.136.686 đồng nên tính đến cuối năm 2005, nợ dài hạn của công ty chỉ còn 6.010.723.872 đồng. Đây là tìn hiệu tốt làm lành mạnh hơn tình hình tài chính của công ty. Đối với khoản nợ ngắn hạn năm 2005 đã tăng hơn năm trước 8.2%, trong đó khoản phải trả công nhân viên và người mua trả trước tăng nhanh lần lượt là 321.61% và 180.84% sau đó là khoản phải trả người bán tăng 11.77% so với năm 2004 các khoản này vừa là nguồn bổ sung cho nhu cầu Vón lưu động của công ty vừa làm gia tăng gánh nặng trả nợ cho công ty. Mặt khác công ty cũng đã trả 267.516.585 đồng cho khoản vay ngắn hạn, trả thuế 198.453.175 đồng, nộp cấp trên 2.865.961.633 đồng. Như vậy công ty thanh toán các khoản phải trả một cách hợp lý không có các khoản phải trả quá hạn, nâng cao uy tín đối với các khách hàng.
Ngoài ra, để đánh giá tình hình công nợ phải thu và phải trả ta tính hai chỉ tiêu: tỷ suất nợ phải thu và tỷ suất nợ phải trả. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy các khoản nợ phải thu (phải trả) chia cho tổng tài sản (tổng nguồn vốn) và cho kết quả như sau
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
Chênh lệch
Tỷ suất nợ phải thu
40.66%
44.56%
4.1%
Tỷ suất nợ phải trả
86.37%
79.77%
- 6.6%
Như vậy ta có thể thấy vốn chiếm dụng nhiều hơn vốn bị chiếm dụng, công ty có được một lượng vốn nhất định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Số vốn này được xem là hợp lý bởi các khoản phải thanh toán của công ty còn trong thời hạn hợp đồng ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội (VIBEX).doc