MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VAT VÀ THẤT THU VAT CỦA NƯỚC TA. 4
1.1. Tổng quan về VAT. 4
1.1.1. VAT. 4
1.1.2.Vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế ở nước ta. 6
1.1.3.Thất thu thuế sự cần thiết phải chống thất thu thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay. 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THẤT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ VAT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN QUA. 12
2.1.Những vấn đề trong công tác quản lý thuế trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 12
2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 12
2.1.2. Tình hình quản lý thuế ở chi cục thuế thời gian qua. 15
2.2.Tình hình thất thu và chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 18
2.2.1.Tình hình thất thu trong việc quản lý ĐTNT. 18
2.2.2.Tình hình thất thu về căn cứ tính thuế: 24
2.2.3. Tình hình thất thu nợ đọng. 34
2.2.4.Công tác miễn giảm thuế. 36
2.3.Công tác thanh tra kiểm tra chống thất thu thuế. 37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG. 41
3.1. Về chính sách nhà nước. 42
3.1.1. Về chính sách thuế. 42
3.1.2.Một số biện pháp khác. 43
3.2. Một số biện pháp cụ thể. 44
3.2.2.Các biện pháp khác. 49
KẾT LUẬN 51
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực cá thể trên địa bàn quận HBT
Năm 2005
Đơn vị: 1000đ
Stt
Loại thuế
Thực hiện
1
GTGT
47.025.000
2
TNDN
55.256.000
3
Môn bài
14.568.000
4
Tiêu thụ đặc biệt
3.588.000
5
Thuế khác
2.399.000
Cộng
122.836.000
Việc quản lý nguồn thu từ khu vực kinh tế cá thể là một công việc hết sức khó khăn do đặc điểm của khu vực này là số cơ sở sản xuất kinh doanh đông, phân tán, ý thức chấp hành luật pháp của các đối tượng còn thấp… mà luật thuế GTGT tuy áp dụng được vài năm nhưng vẫn còn mới, nên khó tránh khỏi hiện tượng thất thu thuế GTGT ở khu vực này, đòi hỏi chi cuch thuế hải có những biện pháp hữu hiệu tăng cường chống thất thu thuế.
2.2.Tình hình thất thu và chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
2.2.1.Tình hình thất thu trong việc quản lý ĐTNT.
Theo quy định của pháp luật, tất cả các đối tượng muấn đứng ra tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đăng kí kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Song trên thực tế, đối tượng tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần xã hội và nhất là ở khu vực cá thể cứ có vốn, có địa điểm là họ có thể đứng ra kinh doanh, buôn bán nên sự hiểu biết của nhiều người về chính sách thuế còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, xu hướng chạy theo lợi nhuận là phổ biến. Vì vậy mà hiện tượng kinh doanh mà không đăng ký dinh doanh, đăng ký nộp thuế còn diễn ra rất nhiều và nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ĐTNT, ngay từ đầu mỗi năm, Chi cục thuế đã chỉ đạo cho các đội thuế phường, chợ tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh được đăng ký kê khai nộp thuế. Trên cơ sở đó kiểm tra, kiểm soát số hộ thực kinh doanh trên địa bàn phường đăng ký kinh doanh nộp thuế ở chi cục là bao nhiêu. Từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, phấn đấu đưa 100% các hộ sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thuế.
Để thực hiện tốt 2 luật thuế GTGT và TNDN chi cục thuế Hai Bà Trưng dưới sự chỉ đạo của Cục thuế Hà Nội và với sự phối hợp của các ngành các cấp có liên quan, đã tiến hành ra soát lại các cơ SXKD, cấp đăng ký mã số thuế cho các ĐTNT. Và mấy năm vừa rồi, thông qua công tác rà soát các đối tượng kinh doanh, cấp mã số thuế chi cục thuế đã đưa thêm được rất nhiều hộ vào quản lý thu thuế (năm 2004 đã đưa thêm 655 hộ), và đến cuối năm 2005 chi cục đã cấp mã số thuế cho 17855 đối tượng SXKD trong đó số thực tế quản lý là 17246 đối tượng.
Sở dĩ đạt được kết quả này là do chi cục nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý ĐTNT đối với việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đồng thời đảm bảo công bằng trong xã hội. Ban lãnh đạo chi cục đã nhắc nhở các cán bộ quản lý cần bám sát địa bàn được phân công, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan như: UBND phường, đội tư vấn thuế phường, ban quản lý thuế chợ… để nắm rõ tình hình những hộ mới ra SXKD mà chưa đăng ký kinh doanh để kịp thời thông báo, quy định về thuế. Đồng thời rà soát những hộ có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý. Bên cạnh đó, để tránh hiện tượng giảm, mất ĐTNT do nghỉ giả kinh doanh, chi cục thuế đã tăng cường công tác kiểm tra hộ xin nghỉ hẳn, giảI thể bằng cách thực hiện tốt, chặt chẽ quy trình quản lý đối với hộ nghỉ như: phảI có đơn nghỉ kinh doanh đã được hội đồng tư vấn thuế phường xác nhận, danh sách hộ nghỉ kinh doanh được kiểm tra thường xuyên. Đối với những hộ “nghỉ giả” (có đơn xin nghỉ nhưng vẫn kinh doanh) đều bị xử phạt theo pháp luật. Tuy nhiên, cho dù việc thực hiện quản lý ĐTNT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bỏ sót ĐTNT, gây thất thu cho NSNN.
Tuy việc rà xoát ĐTNT để cấp mã số thuế được tiến hành khá tốt song do địa bàn quận có nhiều hộ SXKD nhỏ, không thường xuyên, có tính mùa vụ, sự biến động ngành nghề, địa đIểm, thời gian kinh doanh lại diễn ra không thường xuyên nên bỏ sót hộ quản lý và ghi thu là việc khó tránh khỏi.
Để thấy rõ tình hình thất thu về số hộ, ta nghiên cứu bảng sau:
Tình hình quản lý ĐTNT ở chi cục Hai Bà Trưng
Qua các năm
Năm
Số hộ
kinh
doanh
Số hộ quản
lý thuê
% quản
lý/kinh doanh
Số hộ
ghi thu
% ghi
thu/quản
lý
2004
16.865
15.231
90%
12.869
76,3%
2005
17.885
16.763
93,7%
14.566
81,4%
Theo số liệu ở bảng ta thấy, trong năm 2005 chi cục đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý ĐTNT, tỷ lệ đối tượng nộp thuế so với số lượng hộ thực kinh doanh đạt 93,7% tăng 3,7% so với năm 2004. Đạt kết quả này là do có nhiều bám sát địa bàn, phát hiện các hộ mới ra SXKD hoạc các hộ kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh để đưa vào diện quản lý. Song vẫn còn tình trạng hộ không đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế mà thực tế vẫn kinh doanh. Những hộ này chủ yếu là những hộ kinh doanh sớm tối, không có địa đIểm ổn định hoạc những hộ SXKD phân tán, hoạt động tại nhà, ngõ, xóm rất khó phát hiện.
Còn về phần “nghỉ giả” của các hộ thì sao? Việc xin nghỉ giả kinh doanh hết sức phức tạp, nó không chỉ ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu của chi cục và sự công bằng giữa các hộ kinh doanh mà còn là một kẽ hở cho các hộ SXKD trốn lậu thuế. Chi cục đã đưa hộ nghỉ kinh doanh vào theo dõi trên sổ sách để nắm bắt tình hình.
Tình hình nghỉ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến số thu hàng tháng của chi cục, đặc biệt là thuế GTGT. Vì thuế GTGT được thu hàng tháng, sự biến động về số hộ trong tháng gây tình trạng thất thu vì thực tế có những hộ báo nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh hoạc kinh doanh ngầm dưới dạng khác để được miễn thuế. Hầu hết những hộ này thuộc ngành thương nghiệp vì ngành này không phức tạp, dễ dàng di chuyển địa đIểm kinh doanh, số hộ kinh doanh trong ngành phát sinh thường xuyên, khó quản lý, theo số liệu đIều tra của cơ quan quản lý thị trường thì trong năm 2005, mặc dù đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt rất nhiều trường hợp những cơ sở kinh doanh “nghỉ giả” song trung bình hàng tháng có 337 số hộ xin nghỉ, nhưng thực tế có khoảng 15% trong vẫn hoạt động kinh doanh.
Trong tổng số thuế GTGT thất thu, số thất thu từ hộ nghỉ giả thường khá cao. Ta có thể ước tính số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả thông qua bảng sau:
Ước tính số thuế GTGT thất thu do hiện tượng “nghỉ giả”
Chỉ tiêu
Năm 2005
Số hộ ghi thu bình quân tháng
16.540
Số hộ nghỉ kinh doanh bình quân tháng
337
Tỷ lệ nghỉ giả
2,1%
Số hộ nghỉ giả bình quân tháng
32
Số thuế GTGT ghi thu bình quân hộ/năm
1.367.660
Số thuế GTGT ghi thu bình quân hộ/tháng
115.940
Số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả bình quân/tháng
3.452.350
Số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả bình quân/năm
37.617.860
Qua việc phân tích đánh giá tình hình thất thu do quản lý ĐTNT chưa tốt, ta có thể rút ra nhận xét: mặc dù chi cục thuế đã có nhiều cố gắng song nhìn chung tình hình bỏ sót ĐTNT, hiện tượng “ghỉ giả” còn phổ biến gây ra một khối lượng thất thu khá lớn, chi cục thuế đã tìm hiểu nguyên nhân:
- Về mặt chủ quan:
+ Trong công tác quản lý, còn có cán bộ chưa nhận thức đúng trách nhiệm của mình, chưa đI sâu đI sát tình hình biến động trên địa bàn mình phụ trách. Vì vậy chưa theo dõi được sát tình hình các hộ sản xuất mới ra SXKD, chuyển địa đIểm kinh doanh, thay đổi tên chủ…
+ Đội thuế, cán bộ thuế còn nể nang, chưa cương quyết trong việc xử lý sai phạm.
+ Lực lượng quản lý, kiểm tra còn quá mỏng trong khi phảI quản lý số lượng ĐTNT lớn, hoạt động của cán bột thuế phảI làm việc đơn lẻ, phân tán gây khó khăn cho công tác quản lý.
+ Trình độ nghiệp vụ: kinh nghiệm của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần đối với công việc chưa cao, chưa đI sâu vào thực tế hoạt động SXKD.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh chưa cao, có xu hướng chạy theo lợi nhuận. Nhiều người còn cố tình lẩn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cán bộ thuế, cố tình trốn, lách thuế bằng nhiều thủ đoạn.
+ Số lượng ĐTKD có quy mô rất nhiều, hoạt động không ổn định, thường xuyên thay đổi địa đIểm… cũng làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý ĐTNT, gây thất thu cho NSNN.
+ Chế độ quản lý còn rườm rà, một đơn vị muốn ra kinh doanh phảI đăng ký với 2 cơ quan, gây phiền hà cho người ĐKKD.
NgoàI ra công tác cấp phát ĐKKD chưa phát huy được hiệu quả, chưa xử lý nghiêm minh các ĐTKD kinh doanh mà không ĐKKD. Việc phối hợp, trao đổi thông tin giữa các phòng kế toán quận (nơI cấp phát ĐKKD) và chi cục thuế còn chưa thường xuyên, chặt chẽ cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thất thu cho NSNN.
Qua phân tích tình hình quản lý ĐTNT ở chi cục thuế quận Hai Bà Trưng, ta nhận thấy tình hình thất thu thuế nói chung và thất thu thuế GTGT nói riêng trong quản lý ĐTNT còn rất lớn, mỗi năm có thể lên đến hàng trăm triệu.
Tuy nhiên đây mới chỉ là tình hình thất thu về việc quản lý ĐTNT trên địa bàn cả dạng quản lý được và dạng chưa quản lý được xảy ra chủ yếu ở ngành thương nghiệp và ăn uống. Và nó đã gây một số lượng thuế không nhỏ cho NSNN. Song bên cạnh đó số thuế thất thu do việc quản lý không sát căn cứ tính thuế xảy ra không kém phần nghiêm trọng. Để đạt được số thu sát với thực tế, công tác quản lý căn cứ t tính thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nừu quản lý căn cứ tính thuế không chặt chẽ, sát thực tế sẽ gây ra thất thu thuế lớn, không giảI quyết tốt được mối quan hệ giữa lợi ích của ĐTNT của nhà nước, đồng thời nó gây mất công bằng xã hội mà một trong những nhiệm vụ quan trọng của thuế là đảm bảo công bằng xã hội.
2.2.2.Tình hình thất thu về căn cứ tính thuế:
Ta biết, các thành phần kinh tế nhất là thành phần kinh tế cá thể (đối tượng quản lý chủ yếu của chi cục), có nhiều loại khác nhau, mức độ quy mô, tính chất kinh doanh cũng khác nhau, trình độ các chủ SXKD còn hạn chế. Hầu hết các hộ SXKD chưa thực hiện hoạc thực hiện chưa tốt chế độ sổ sách kế toán, nên hiện nay ở khu vực kinh tế này chủ yếu áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nên việc tính thuế GTGT phải nộp vẫn dựa trên doanh thu của các hộ SXKD. Vì vậy quản lý tốt doanh thu sẽ là việc quan trọng trong nhiệm vụ chống thất thu thuế GTGT. Hơn nữa việc sử dụng hoá đơn khi mua hàng hoá chưa trở thành thói quen của người dân. Do đó việc xác định đúng căn cứ tính thuế GTGT là rất khó khăn, đòi hỏi cán bộ thuế phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, đi sâu nắm bắt được tình hình SXKD của các hộ SXKD trên địa bàn, tốc độ lưu chuyển hàng hoá của từng ngành trên thị trường. Từ đó có căn cứ để kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế một cách chính xác. Tuỳ theo từng loại hình, quy mô sản xuất kinh doanh và mức độ thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mà yêu cầu về quản lý doanh thu sẽ khác nhau. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, căn cứ tính thuế sẽ là doanh thu mà hộ kê khai. Còn đối với những đối tượng mà không thực hiện tốt hoạc không thực hiện chế độ sổ sách thì căn cứ tính thuế sẽ là doanh thu do cơ quan thuế ấn định.
+ Thất thu trong quản lý doanh số ấn định.
Cơ quan thuế phải ấn định doanh thu tính thuế cho những hộ không hạch toán được đầu ra, đầu vào. Số lượng hộ này ở quận Hai Bà Trưmg là rất lớn chiếm 81,3% trên tổng số hộ.
Doanh thu tính thuế được ấn định trong một thời gian nhất định (3,6,12 tháng) tuỳ theo quy mô kinh doanh và mức độ thực hiện chế độ sổ sách kế toán của hộ SXKD, nếu trong thời gian ổn định thuế, nếu có số có bổ sung ngành nghề, mặt hàng kinh doanh thì phải khai báo với cơ quan thuế tính lại số thuế phải nộp.
Theo quy định, hộ mới ra kinh doanh hoạc sắp hết thời hạn ổn định thuế phải kê khai doanh số bình quân tháng, cán bộ thuế căn cứ vào kê khai của hộ SXKD kết hợp với điều tra doanh số trọng điểm của từng ngành, từng điạ bàn để xác định doanh số điển hình làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh số chung của các hộ hàng tháng.
Mứ doanh số ấn định thông qua hội đồng tư vấn thuế phường, chợ tham gia ý kiến cho từng hộ. Sau đó thực hiện công khai hoá mức doanh số dự kiến cho các hộ mới ra SXKD và các hộ phải điều chỉnh doanh số khi hết hạn ổn định thuế, nếu không có ý kiến thắc mắc của hộ kinh doanh thì mức doanh số này được lãnh đạo chi cục duyệt và làm căn cứ tính thuế.
Việc quản lý doanh thu đối với phương pháp ấn định là rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định hợp lý, sát với thực tế phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Nhưng nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cho việc quản lý doanh thu, đồng thời tạo tâm lý ổn định cho các ĐTNT. Trong quy trình ấn định doanh thu, việc kiểm tra của cán bộ thuế là rất quan trọng vì đối tượng nộp thuế chạy theo lợi nhuận, luân tìm cách giấu doanh số, hạ thấp doanh số nên chỉ căn cứ vào phần kê khai của ĐTNT sẽ có sự chênh lệch lớn gữa doanh số ấn định và doanh số thực tế. Cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho việc xác định doanh thu, đồng thời quan sát,ghi chép các yếu tố liên quan đến số thu: lưu lượng khách hàng, phương tiện chở hàng, hệ thống kho tàng, số lượng hàng hoá têu thụ … trong thời điểm kiểm tra. Sau đó so sánh đối chiếu với các hộ kinh doanh cùng ngành nghề, quy mô trên địa bàn. Nếu thực hiện tốt việc kiểm tra sẽ đảm bảo thu đúng , thu đủ vào NSNN, tránh được hiện tượng thất thu.
Do đặc điểm của thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn quận rất phức tạp, việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ còn kém, chi cục áp dụng thu theo phương pháp ấn định là chủ yếu. Vì vậy, việc xác định doanh số ấn định chính xác, sát với thực tế và được tiến hành thường xuyên kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của chi cục. Chính vì vậy việc điều chỉnh doanh số phải đựơc tiến hành một cách thường xuyên để đảm bảo công bằng giữa các hộ SXKD. Mức điều chỉnh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, tốc độ lưu chuyển hàng hoá trên thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của ĐTNT. Thông thường mức điều chỉnh được xác định dựa trên biên bản kiểm tra doanh số thực tế của cán bộ thuế. Song việc điều chỉnh doanh số rất khó khăn, tâm lý chung của các đối tượng nộp thuế là không muấn bị điều chỉnh mức doanh thu lên cao vì động chạm đến lợi ích của họ. Hơn nưa trên địa bàn quận nhiều hộ kinh doanh lớn được thuộc các lĩnh vực: kinh doanh vật liệu xây dựng, điện máy, mua bán xe máy… chỉ bày bán tại quầy với số lượng nhỏ nhưng trên thực tế lại đi thuê kho chứa hàng ở nơi khác, phân tán để tránh sự kiểm soát của cơ quan thuế. Chính vì vậy việc điều tra doanh số là rất khó khăn trong khi đội ngũ cãn bộ thuế còn ít, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan. Vì vậy dẫn đến hiện tượng thất thu NSNN.
Trong những năm qua, công tác quản lý doanh thu ấn định trên địa bàn đẫ đạt được những kết quả khích lệ. Năm 2005 chi cục thuế đã tiến hành điều chỉnh doanh số ấn định cho 3213 lượt hộ với:
- Tổng mức doanh thu cũ 22.304.341.000
- Tổng mức doanh thu mới 28.156.326.000
- Tổng thuế cũ 2.081.982.000
- Tổng thuế mới 2.721.867.000
Doanh thu tăng 5.851.985.000
Thuế tăng 639.885.000
Chi cục đã có nhiều cố gằng trong việc khảo sát điều chỉnh doanh số ấn định. Chi cục thuế đã tổ chức khảo sát địa bàn dựa trên chỉ tiêu điều chỉnh từng quý, từng tháng của Cục thuế giao. Cái khó khăn hơn là : do mức thu nhập của hộ cá thể còn thấp nên việc ra soát, điều chỉnh doanh thu còn nhiều khó khăn, và gặp phải nhiều phản đối quyết liệt từ phía người nộp. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn nhiều hộ chưa được điều chỉnh doanh số cho sát với thực tế, việc xác định lại doanh thu và mức thuế khởi điểm đối với các hộ mới ra sản xuất kinh doanh còn thấp hơn nhiều so với thực tế quy mô kinh doanh. Trong năm chi cục đã xác định lại doanh thu tới 3-4 lần nhưng nhìn chung mức doanh thu ấn định vẫn còn thấp hơn so với thực tế. Cá biệt có một số hộ sản xuất kinh doanh lớn hơn như: vật liệu xây dựng, ăn uống, bia hơi…, mức doanh thu khoán mới chỉ đạt 30- 40% so với doanh thu thực tế.
Theo điều tra của đội kiểm tra điển hình, tình hình thất thu doanh thu ấn định của một số hộ thuộc ngành nghề khác nhau của chi cục thuế trong năm 2004 như sau:
Bảng kết quả điều tra doanh số điển hình
Đơn vị: 1000đ
Tên hộ
Ngành
nghề
Doanh
số ấn
định
Doanh
số điều
tra
Phần trăm ấn
định/ điều tra
Lê Phú Hà
Bia hơi
30.620
36230
84%
Trần Bích thảo
Bi-a,tennis
22.058
29.131
75%
Vũ Thi Lan
Gội đầu
3000
4000
75%
Trần Văn Nam
BánVLXD
11.000
13.000
84%
Cộng
66.678
82.361
15.683
81%
Theo kêt quả điều tra trên ta thấy doanh số ấn định chỉ đạt 81% so với doanh thu điều tra, tình hình này gây một lượng thất thu không nhỏ cho NSNN. Thưc ra, doanh thu ở đây mới chỉ là dựa trên số liệu điều tra của cục thuế chứ thực tế doanh thu của các hộ có thể lớn hơn rất nhiều so với doanh số điều tra. Do vậy số thuế thất thu rất nhiều.
Nguyên nhân chính của việc xác định không đúng doanh số ấn định là:
- Do việc ấn định doanh thu thường mang tính chủ quan của cán bộ thuế, phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, kinh nghiêm quản lý và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế.
- Việc tự kê khai doanh số của các hộ SXKD còn mang tính hình thức, việc kiểm tra của cán bộ thuế chưa thường xuyên, còn có trường hợp cán bộ thuế còn dựa vào số thu do chi cục thuế giao xuống để đIều chỉnh doanh thu mà không quan tâm đến tình hình thực tế kinh doanh trên địa bàn mình phụ trách, nên mặc dù doanh số ấn định thường tăng 30% so với doanh thu kê khai nhưng vẫn chỉ bằng khoảng 80% so với doanh thu thực tế.
- Số lượng cơ sở SXKD trên địa bàn quận rất lớn, địa đIểm phân tán, quy mô, ngành nghề biến động liên tục. Do đó cán bộ thuế gặp rất nhiều khó khăn, số lượng cán bộ còn ít, một cán bộ phảI đảm nhận một số lượng lớn cơ sở SXKD trên một địa bàn rộng nên việc kiểm tra, giám sát còn khó khăn.
Chính vì những lý do trên mà doanh thu ấn định mới chỉ đạt khoảng 81% so với thực tế. Do vậy việc thất thu về doanh số là khá phổ biến và là vấn đề đáng lưu tâm không riêng của ngành thuế mà còn của các ngành có liên quan.
+ Thất thu trong quản lý doanh thu kê khai.
Các hộ SXKD có thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ hàng tháng sẽ tự kê khai, tự tính thuế GTGT và nộp tờ khai chi cục thuế. Dội thuế tiến hành kiểm tra phát hiện những lỗi sai, để nếu có ghi sai phảI liên hệ với ĐTNT để đIều chỉnh.
Qua hơn năm năm thực hiện luật thuế GTGT,nhưng thực tế kiểm tra của cơ quan thuế đã phát hiện nhiều cơ sở chưa đúng việc việc ghi chép hoá đơn, sổ sách kế toán, cố tình khai man trốn thuế. Việc kiểm tra, quan sát là rất khó khăn. Đối tượng phục vụ chủ yếu của khu vực này là người tiêu dùng, họ chưa có thói quen đòi hoá đơn khi mua hàng hoá lên người bán thường che giấu doanh số bán bằng cách không phát hoá đơn khi bán hoạc thoả thuận với khách hàng ghi hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế để trốn thuế. Hiện tượng trốn thuế ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và do đó ưu đIểm của việc áp dụng luật thuế GTGT là hạn chế trốn lậu thuế không phát huy được.
Để ngăn chặn tình trạng kê khai không đúng thực tế, không nhậnđược tờ khai, đội thuế tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nội dung tờ khai ( đặc biệt chú ý kiểm tra doanh số đầu ra, đầu vào) để đảm bảo tính hợp pháp của tờ khai. Trong khi kiểm tra tờ khai, bằng kinh nghiệm quản lý của mình, nếu cán bộ quản lý thu có nghi ngờ về việc khai không đúng thực tế sẽ chyển tổ kiểm tra đề nghị tiến hành kiểm tra thực tế.
Nhứng ĐTNT theo phương pháp này nếu chưa nộp tơ khai hoạc đã nộp tờ khai nhưng chưa đúng chỉ tiêu, không đủ căn cứ tính thuế thì cơ quan thuế tiến hành ấn định mức thuế GTGT cho hộ đó. Khi ấn định thuế, phảI đIều tra, xác định doanh thu kinh doanh của đối tượng, và tham khảo mức thuế của các ĐTNT khác có cùng ngành nghề, quy mô kinh doanh để mức thuế ấn định sát với thực tế.
Thời gian qua, chi cục đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý các đối tượng này, Chi cục đã thường xuyên kiểm tra việc tiến hành ghi chép sổ sách chứng từ, phát hiện những hộ trốn thuế, truy thu thuế.
Trong vàI năm vừa rồi, công tác quản lý các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai ở chi cục đã có nhiều tiến bộ do chi cục đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động ĐTNT hiểu và thực hiện chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai nộp thuế của ĐTNT vá sử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm kê khai doanh số thực tế phát sinh.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn có hộ cố tình kê khai doanh số thực tế thấp hơn thực tế kinh doanh. Tuy chi cục đã có nhiều cố gắng trong công tác đIều tra, giám sát việc thực hiện ghi chép sổ sách của những hộ sản xuất kinh doanh nhưng do số lượng công việc nhiều mà số cán bộ còn ít nên việc kiểm tra còn chưa được thường xuyên, kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, số hộ SXKD hoạt động dưới hình thức môI giới hay tay ba do hàng hoá mua của cơ sở này song khi vận chuyển lại giao ngay cơ sở khác nên cán bộ thuế rất khó phát hiện doanh thu trống lậu. Hiện tượng “ mất hoá đơn” giả để che giấu doanh thu còn phổ biến, việc ghi chép sai hoá đơn còn nhiều mà việc kiểm tra, đối chiếu giữa liên 1 và liên 2 đã giao cho khách hàng còn rất khó khăn đối với cán bộ quản lý thuế.
Vì thuế GTGT là luật thuế mới nên dù đã cố gắng trong việc quản lý các hộ kê khai nhưng vẫn còn tình trạng kê khai sai nhằm trốn lậu thuế.
Để thấy rõ tình hình thất thu này, ta xem xét kết quả đIều tra doanh thu đIển hình của một số hộ sau:
Kết quả đIều tra doanh số kê khai ở một số hộ đIển hinh
Năm 2004
Đơn vị: 1000 đ
Tên hộ KD
Ngành nghề
Doanh
thu kê
khai
Doanh
thu điều
tra
% chênh
lệch
Nguyễn Bích Vân
Lê Quôc Tuấn
Phan Kim Dũng
Nguyễn Kim Phụng
Vàng bạc
Bán đIện thoai
Bán VLXD
98.400
65.870
37.780
12.540
121.170
74.100
43.425
14.010
23%
12,5%
15%
11,7%
Cộng
214.594
252.705
17,8%
Qua số liệu đIều tra trên, ta thấy doanh số đIều tra so với doanh số kê khai còn chênh loch 17,8%. Như vậy tình hình thất thu về doanh số kê khai trên toàn quận vẫn còn nhiều. Nhưng đây mới chỉ là con số đIều tra, trên thực tế, lượng thất sẽ còn lớn hơn nhiều.
Vì vậy cần tăng cường các biện pháp quản lý doanh số kê khai, xử phạt thật nghiêm các trường hợp cố tình kê khai sai doanh số thấp hơn thực tế. Đặc biệt đối với các hộ SXKD nộp theo phương pháp khấu trừ, cần kiểm tra chặt chẽ hoá đơn đầu vào, phát hiện sử dụng hoá đơn giả, nếu có đIều kiện so sánh với liên 1 ( kết hợp với cục thuế, Tổng cục thuế, các nghành có liên quan).
2.2.3. Tình hình thất thu nợ đọng.
Hiện tượng nợ đọng thuế hàng năm không những không động viên đầy đủ kịp thời mà còn gây thất thu cho NSNN.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiện tượng nợ đọng thuế là khó tránh khỏi. Một mặt là do cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ. Mặt khác do ý thức chấp hành luật pháp của một số đối tượng còn thất, cố tình dây dưa trốn thuế.
Ta biết rằng, để thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phảI nộp vào ngân sách nhà nước, chi cục phảI chỉ đạo đồng thời công tác của các bộ phận: ghi thu thuế, ra thông báo thuế, đôn đốc thu nộp thuế vào kho bạc tránh tình trạng nợ đọng thuế, dây dưa, cố tình trốn thuế của các hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận.
Những năm gần đây công tác đôn đốc thu nộp thuế ở chi cục chuyển biến tích cực hơn trước. Chi cục coi công tác đôn đốc thu nộp hàng tháng là trọng tâm quản lý, chi cục đã chỉ đạo tuyệt đối không để nợ đọng sang tháng sau nên tỷ lệ nợ đọng hạn chế thấp nhất, dưới 3% so với số thuế ghi thu.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác đôn đốc thu nộp song ở vàI năm vừa rồi tình hình nợ đọng tuy có giảm đI rất nhiều so với trước nhưng hầu hết ở các chợ phường vẫn còn tồn tại: tính đến cuôI năm 2004, số thuế GTGT tồn đọng là 132.455.000đ, trong đó ngành thương nghiệp nợ đọng nhiều nhất là 4,2% so với ghi thu là do các hộ kinh doanh làm ăn kém hiệu quả và tự nghỉ bỏ kinh doanh, đồng thời cán bộ quản lý, chưa đI sâu đI sát thực tế nên không kịp thời báo cáo với ban lãnh đạo chi cục, gây nợ đọng lưu qua các tháng. Mặt khác còn có một số hộ chây ỳ trong việc nộp thuế làm giảm thu cho NSNN.
Chi cục đã phối hợp với công an phường, hội đồng tư vấn thuế phường, chợ, ban quản lý các chợ đã tiến hành xử lý cưỡng chế, thu hồi nợ đọng đối với các hộ dây dưa, chây ỳ. Kêt quả là trong năm 2005 đã thu hồi được 1.951 lượt hộ với với số thu thuế thu hồi là 143.298.000đ.
Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng có nhiều. NgoàI yếu tố khách quan từ phía đối tượng nộp thuế, còn yếu tố chủ quan từ phía chi cục.
- Còn có cán bộ quản lý chưa đôn đốc triệt để các đối tượng nộp thuế vào ngân sách kịp thời, chưa nghiêm khắc xử lý các trường hợp cố tình dây nợ tiền thuế.
- Số thuế nợ chủ yếu rơI vào những hộ buân bán nhỏ, khó thu và những hộ đã nghỉ hẳn, không còn khả năng đòi.
- Việc quản lý thu nộp thuế hiện nay vãn còn nhiều khó khăn do các đối tượng kinh doanh chưa nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, nên không chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế, vẫn còn có trường hợp đe doạ, hành hung người thi hành công vụ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, cấp liên quan.
- Xử phạt còn chưa nghiêm minh, mức tiền phạt còn thất cho nên không có tình răn đe.
2.2.4.Công tác miễn giảm thuế.
Chính sách miễn giảm thuế của nhà nước mang tính chất khuyến khích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32737.doc