CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CỦA CÔNG TY.
1. Tháng 6-1994.
2. Tháng 2-1996
3. Năm 2002
4. Từ năm 2004 đến nay.
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VỀ THƯƠNG MẠI
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
1. Chức năng của công ty.
2. Nhiệm vụ của công ty
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TY.
1. Giám đốc
2. Phó giám đốc.
3. Kế toán.
IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Kết quả công tác bán hàng tại công ty.
3. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà công ty kinh doanh qua các năm
4. Đánh giá ưu, nhược điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG IV:MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
I. MỤC TIÊU
1. Tổ chức tạo nguồn và mua hàng ở Công ty TNHH thương mại Phú Đức.
2. Sử dụng các biện pháp cần thiết để tạo nguồn hàng ở Công ty.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thép tại công ty TNHH thương mại Phú Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước sự tiến bộ của nền kinh tế trong đó các ct kinh doanh thương mại cũng đóng góp phần lớn cho sự phát triển này. Đối với nền kinh tế thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Để tạo chỗ đứng cho mình và hình ảnh của mình thích hợp và vững chắc cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong môi trường này thì bắt buộc các ct phải vạch cho mình một định hướng chiến lược kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở công ty thương mại để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao phải có nguồn ổn định và độ tin cậy cao đáp ứng nhu cầu thị trường một cách ổn định tốt nhất. Khi đã có nguồn hàng ổn định và tin cậy cùng với chiến lược thì bán hàng lại là khâu quyết định phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty TNHH thương mại Phú Đức là một công ty chuyên cung cấp và kinh doanh các sản phẩm sắt thép đa chủng loại, như thép xây dựng, thép hộp, xoắn. v.v. Mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và kinh doanh ngày càng mở rộng của công ty luôn phải tự bổ sung và hoàn thiện mình để quá trình kinh doanh diễn ra một cách tốt nhất.
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã hình thành và phát triển hơn 10 năm qua, là một công ty tư nhân chuyên về kinh doanh các loại mặt hàng thép như: thép hộp, thép xoắn, thép lá, thép chữ L, V, C, tôn mạ màu.v.v.Công ty hoạt động kinh doanh và cung ứng chỉ ở thị trường Hà Nội, công ty gồm có 5 cửa hàng và 1 kho hàng.
II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CỦA CÔNG TY.
Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH Thương mại Phú Đức được thể hiện qua các giai đoạn sau:
1. Tháng 6-1994.
Từ ngày 20-6-1994 công ty thép Phú Đức được thành lập trong giai đoạn này công ty Phú Đức do ông Nguyễn Phú Thịnh làm giám đốc và lấy tên là công ty tư nhân Phú Đức, tiến hành thực hiện việc kinh doanh các mặt hàng. thép xây dựng, thép kỹ thuật, thép ống, thép hộp.v.v. Với một cửa hàng đồng thời là văn phòng giao dịch tại 304 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội, công ty chỉ có một giám đốc, một kế toán và 4 lao động phổ thông chuyên thực hiện các công việc, xếp dỡ hàng hóa, cắt,v.v. đồng thời đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Do quy mô nhỏ bé tổng lượng vốn cố định và vốn lưu động không vượt quá 100.000.000đồng, sự cạnh trạnh trên thị trường ác liệt, công ty luôn bị các đối thủ to lớn hơn chèn ép chiếm lĩnh mật thị phần trên thị trường nhiều lúc làm cho công ty choáng váng bên bờ vực thẳm. Không chịu khuất phục trước những khó khăn và trở ngại trên thị trường vốn là người có sự am hiểm về thị trường thép sau một thời gian kinh doanh loại mặt hàng này ông Thịnh đã quyết tâm tìm hiểu nhu cầu thị trường. Trong thời gian tìm hiểu và so sánh các loại mặt hàng có chất lượng cao, thấp, ổn định đồng thời có mức giá hợp lý có thể phù hợp và cạnh tranh trên thị trường, ông nhận thấy các loại sản phẩm thép do công ty thép Cẩm Nguyên sản xuất là có tính khả thi và đạt hiệu quả hơn hẳn, vì nó có thể đáp ứng một cách tốt nhất các ý định mà ông đề ra và ồng đã chọn công ty thép Cẩm Nguyên làm mặt hàng chủ lực nằm trong chiến lược kinh doanh của Phú Đức. Trong đó có thép ống, xà gồ, thép hộp, thép xây dựng, v.v.
2. Tháng 2-1996
Trong thời gian kinh doanh để có thể an toàn thì rủi ro phải được phân tán đi kèm với mặt hàng chỉ lực do vậy công ty kinh doanh thêm các hàng tư liệu lao động, tư liệu tiêu dùng khác, làm đại lý mua bán hàng hóa để có thể đem lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên vào thời điểm này có thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ kinh tế trên thị trường công ty phải có tư cách pháp nhân, hơn nữa là để có thể huy động vốn cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà ông Thịnh đã đề ra. Một người cùng tư tưởng với ông là Đinh Quốc Quân chủ một cửa hàng sắt lớn trên số 23 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Qua thời gian hai ông bàn bạc một cách cẩn thận về chiến lược kinh doanh, cơ cấu sắp xếp một cách cẩn thận về chiến lược công ty, địa điểm kinh doanh.v.v.để thành lập nên công ty TNHH Thương mại Phú Đức, công ty được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990. Công TNHH Thương mại Phú Đức được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập ngày thành lập được kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với các đặc trưng sau.
- Tên công ty : Công ty TNHH Thương mại Phú Đức.
- Tên giao dịch: viết tắt.PHU DUC TRADING Co; Ltd
- Trụ sở công ty: Số 324 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội.
- Điện thoại: 04.514.2361
- Vốn điều lệ: 500.000.000đồng góp vốn bằng tiền mặt.
- Ngành nghề kinh doanh.
+ Buôn bán tư liệu sản xuất
+ Buôn bán tư liệu tiêu dùng
+ Đại lý mua, bán gửi hàng hóa.
- Các sáng lập viên.
+ Ông Nguyễn Phú Thịnh: Tỷ lệ góp vốn 50%
+ Ông Đinh Quốc Quân: Tỷ lệ góp vốn 50%
3. Năm 2002
Từ khi công ty TNHH Thương mại Phú Đức ra đời đã phát triển một cách không ngừng, giờ đây công ty đã có một vị thế và hình của mình trên thị trường. Để thoả thuận nhu cầu thị trường công ty không ngừng mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh và quyết định tăng số điều lệ công ty thêm 1.500.000.000 đồng. Khi công ty tiếp nhận được nhiều hợp đồng mới.
- Tổng số vốn điều lệ sau khi tăng là 2000.000.000 đồng.
Trong đó:
+ Ông Nguyễn Phú Thịnh 1.750.000.000. đồng chiếm 87,5%
+ Ông Đinh Quốc Qua 250.000.000 đồng chiếm 12,5%
- Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh
+ sản xuất thép chủ yếu là thép ống
+ Buôn bán sắt thép
- Thay đổi điều lệ theo luật doanh nghiệp quy định.
- Đổi văn phòng giao dịch sang 288 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội.
- Chuyển cửa hàng từ 304 sang 316 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội.
4. Từ năm 2004 đến nay.
Sau hơn mười năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển từ đầu công ty tư nhân Phú Đức ngày nay đã trở thành công ty TNHH Thương mại Phú Đức chuyên kinh doanh các mặt hàng thép như: thép hộp, thép xoắn, thép là.v.v. Từ tình trạng hàng hóa kham hiếm công ty đã sản xuất và kinh doanh đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường, sức mạnh về mọi mặt của công ty đã lớn hơn rất nhiều so với hơn mười năm trước. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được cũng chi ra những thiếu sót và khuyết điểm làm phát sinh những vấn đề phức tạp mới, cần có chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng phát triển của công ty.
Để thuận lợi cho việc giao dịch với các đối tác đồng để thực hiện chức năng quản lý, kinh doanh của mình công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã chuyển địa bà giao dịch sang địa chỉ: nhà 2 dãy A1 ngõ 217 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội.
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VỀ THƯƠNG MẠI.
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
1. Chức năng của công ty.
Hiện nay chức năng chủ yếu của công ty là buôn bán và là nhà phân phối các loại thép ống, thép hộp.v.v.Do công ty thép Cẩm Nguyên sản xuất , thị trường mà công ty cung cấp chủ yếu cho Hà Nội và các tỉnh lâm cận.Mặt khác công ty cũng không ngừng nghiên cứu nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm các thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó. Chức năng này được thể hiện như sau:
- Phát hiện nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách thoả thuận nhu cầu đó.
- Phải không ngừng nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài.
2. Nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ của công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã được khẳng định trong lĩnh vực thương mại.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh.
- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng suất lao động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng cho phù hợp với thị trường.
- Thực hiện chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tình thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của nhà nước.
- Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của đất nước và trật tự an toàn xã hội.
- Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo quy định của pháp lệnh thống về kế toán chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế tài chính.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức là một công ty có quy mô vừa do đó việc tổ chức bộ máy hoạt động của công ty đơn giản.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thương mại Phú Đức được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó GĐ1
Phó GĐ2
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng Marketing
Phòng kế hoạch
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Cửa hàng 1
Cửa hàng 2
Cửa hàng 3
Cửa hàng 4
Cửa hàng 5
Cửa hàng 6
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TY.
1. Giám đốc
+ Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước các sáng lập viên về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
+ Là chủ tài khoản của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các quy định của công ty.
+ Thay mặt công ty để ký kết hợp đồng kinh tế và văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của công ty, đồng thời tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp công ty trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm.
+ Đảm bảo an toàn trật tự và toàn lao động trong toàn công ty cũng như việc đưa cán bộ công nhân viên đi phục vụ bên ngoài.
+ Giám đốc được quyền tuyển dụng hoặc cho việc người làm công không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh v.v.
2. Phó giám đốc.
+ Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khi giám đốc vắng mặt uỷ quyền cho phó giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từ, hoá đơn liên quan đến các lĩnh vực được phân công sau khi giám đốc phê duyệt v.v.
3. Kế toán.
+ Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính, kế toán công ty, chịu trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, tổng hợp các số liệu về sản xuất kinh doanh, được quyền kiểm tra giá cả các loại hàng hóa nguyên liệu, vật tư mua về.v.v.
- Kho dự trữ của công ty.
Để đảm bảo cho công việc bán hàng được diễn ra liên tục không bị ngắt quãng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp cho lưu thông hàng hóa được thông suốt cũng như có thực hiện thời gian để đề phòng hàng đến chậm. Kho là nơi thực hiện tiếp nhận, giao nhận, kiểm kê và bảo quản các loại hàng hóa mà công ty kinh doanh. Để bảo đảm giấy tờ sổ sách chính xác, đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu. Báo cáo mọi trường hợp sai lệch để xử lý và đảm bảo công tác nghiệp vụ.
- Các cửa hàng kinh doanh của công ty.
Đây là một bộ phận quan trọng của công ty TNHH Thương mại Phú Đức tổ chức các chức năng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thép ống, thép hộp.v.v. Và các mặt hàng khác mà công ty kinh doanh. Cửa hàng còn làm đại lý, nơi giới thiệu với khách hàng các sản phẩm về thép, cửa hàng còn là nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Trách nhiệm và quyền hạn của cửa hàng trưởng.
Các cửa hàng trưởng do giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các hoạt động hàng ngày của cửa hàng.
Ngoài ra công ty còn có đội ngũ lãi xe chuyển và 2 nhân viên Marketing.
Các lái xe có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến nơi yêu cầu của khách hàng và của lãnh đạo và chịu trách nhiệm khi không làm tốt.
Các nhân viên Marketing có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra thu thập tin hàng ngày trên thị trường, xử lý chính xác và sắp xếp có trình tự để giúp công ty mở rộng thêm thị trường hiện tại, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và đảm bảo khách hàng tin tưởng vào công ty.
IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY.
Vốn của công ty TNHH Thương mại Phú Đức chủ yếu được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là nguồn tư bổ sung từ lợi nhuận hàng năm từ sáng lập viên và nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng và các cơ quan tổ chức khác. Năm 2005 tổng số vốn cố định và vốn lưu động là: 6.827.130.000 đồng trong đó số vốn lưu động là 6.260.478.210 đồng bao gồm chủ yếu là giá trị hàng hóa tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và một số tài sản khác chiếm 91,7% cũng là một điều kiện không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh là: các cửa hàng, phương tiện vận chuyển thiết bị văn phòng.v.v.
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả vì thế tổng số vốn của công ty cũng không ngừng tăng lên, nó được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 1: Nguồn vốn của công ty
Đơn vị: Đồng.
Vốn
năm
2002
2003
2004
2005
Tổng số vốn
3.986.007.809
6.016.889.632
6.534.000.000
6827.130.000
Vốn cố định
389.600.781
571.452.509
550.126.800
566.651.790
Vốn lưu động
3.587.407.028
5.499.437.123
5.983.837.200
6.260.478.210
% vốn lưu động
90%
91,4%
91,58%
91,7%
Nhìn vào bảng ta thấy tổng số vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2002 tổng số vốn là: 3.896.007.809 đồng thì đến năm 2005 tổng số vốn của công ty đã là: 6.827.130.000 đồng cũng như tổng số vốn lưu động của công ty cũng tăng lên qua các năm.Như vậy mỗi năm tổng số vốn cũng như vốn lưu động của công ty không ngừng tăng lên. Mỗi năm tăng gần 1 tỷ đồng làm cho % vốn lưu động hay tổng số vốn cũng tăng lên cụ thể là: Năm 2002% vốn lưu động /tổng vốn là 90%, 2003 91,4%, 2004 91,58% 2005 % vốn lưu động /tổng vốn là 91,7%.
Bảng 2: Bảng phân bổ lao động của công ty qua các năm.
Đơn vị: Người
Năm
Số lượng dài hạn
2002
2003
2004
2005
Hợp đồng dài hạn
16
18
23
25
Hợp đồng ngắn hạn
8
9
10
12
Tổng số
24
27
33
37
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số lao động của công ty các năm qua có sự thay đổi về nhân lực rõ rệt. Năm 2002 tổng số lao động của công ty là 24 người thì đến năm 2005 đã tăng lên 37 người, trong đó chiếm phần lớn trong tổng số lao động của công ty là hợp đồng dài hạn. Năm 2002 số lao động có hợp đồng dài hạn là 16 người và đến năm 2005 đã tăng lên 25 người.
Số lao động của công ty tăng lên qua các năm là phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt và quy mô mở rộng thị trường của công ty ngày càng lớn. Do đó công ty cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động đổi mới đất nước.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị: %
Năm
Loại lao động
2002
2003
2004
2005
Có bằng đại học
20,8
22,2
25
27
Có bằng trung cấp
45,8
40,7
40,6
40,2
Loại lao động khác
33,4
32,2
34,4
32,8
Tổng số
100
100
100
100
Cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt có sự tăng lên của loại lao động có bằng đại học. Nhìn vào bảng trên năm 2002 có 20,8% loại lao động có bằng đại học, và đến năm 2005 loại lao động này đã tăng 6,2% với năm 2002. Sự chuyển biến tốt này là do chính sách của công ty có phần ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học mới ra trường về làm việc.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 4: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Tính
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh %
2004/2003
2005/2004
Tổng doanh thu
17.529,96
31.702,66
59.798,42
180,85
188,62
Nộp ngân sách
304,34
560,43
876,95
184,15
156,47
Lợi nhuận
782,59
1.441,11
2.786,23
184,15
193,33
Thu nhập BQCBCNV
650
760
900
116,92
118,42
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy được tổng doanh thu của công ty qua các năm tăng lên rõ rệt cụ thể là năm 2003 tổng doanh thu của công ty là 17.529.960.000đồng thì năm 2004 tổng doanh thu của công ty là 31.702.660.000đồng đã tăng 84,15%. Đến năm 2005 tổng doanh thu của công ty đã tăng vọt 88,62% so với năm 2004 và tăng 28.095.760.000đồng.
2. Kết quả công tác bán hàng tại công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường là xuất điểm để định ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công trên thị trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác chăm sóc dò và xâm nhập thị trường, đó là một công việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.
Đối với công ty TNHH Thương mại Phú Đức với tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược phân phối sản phẩm của công ty phục vụ cho khách hàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo được chữ tín với khách, để đảm bảo khả năng kinh doanh đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sau đây là một số kết quả đạt được trong công tác bán hàng tại công ty TNHH Thương mại Phú Đức từ năm 2002 đến năm 2004.
Bảng 5: Doanh thu thực hiện qua các năm của công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
1. Tổng doanh thu
17.529,96
31.702,66
59.654,76
180,85
188,16
2. Từ hộp vuông
4908,39
9257,18
17653,99
188,60
190,70
3. Từ hộp chữ nhật
455,79
7703,75
13981,58
169,02
181,49
4. Từ ống tròn
3681,29
5928,39
9763,56
161,04
164,69
5. Từ con tiện thép
1367,34
2821,54
5942,24
206,35
210,60
Từ xà gồ thép
1577,69
2631,32
4523,26
166,78
171,90
Từ hàng hóa khác
1437,46
3360,48
7963,98
233,78
236,98
Nhận xét: nhìn vào bảng 5 cho thấy không những tổng doanh thu qua các năm tăng vượt quá so với kế hoạch. Năm 2003 kế hoạch đặt ra là 17.529.960.đồng vượt 3,12% và vượt kế hoạch 529.960.000.đồng. Năm 2004 kế hoạch đạt được là 31.702.660.000đồng vượt kế hoạch đặt ra 26,8% và vượt 6.702.660.000đồng. Năm 2005 kế hoạch đặt ra là 5.000.000.000đồng nhưng trên thực tế đạt được 59.656.760.000đồng và vượt 9.656.760đồng.
3. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà công ty kinh doanh qua các năm
Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
Đơn vị: Cây
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
So sánh
2004/2003
2005/2004
Hộp vuông
89.824
97.482
107.687
108,53
110,46
Chữ nhật
75.413
81.351
89782
107,87
110,36
Tròn
62.516
68.529
72892
109,62
106,36
Con tiện
57.623
73.516
75432
127,58
102,60
Xà gồ
28.632
42.113
53421
147,08
126,85
Các loại khác
12.826
13.511
14531
105,34
122,35
Tổng
326.834
376.502
413.745
11,20
109,89
Nhận xét cụ thể từng loại mặt hàng.
- Với một hàng thép hộp vuông năm 2003 sản lượng này là 89.823 năm 2004 sản lượng này tăng 97.482 cây tăng 7652 cây, sang năm 2005 số tăng so với 2004 là 10205 cây.
- Với thép hộp chữ nhật tiêu thụ được trong năm 2004 là 81351 cây trong khi đó năm 2003 là 75.413 cây tăng 5938 cây tương ứng với 7,87%. Sang năm 2005 so với 2004 tăng 8431cây với ống thép tròn năm 2004 lượng này đạt 68.529 cây tăng so với năm 2003 là 6013 cây tương ứng với 9,62%. Sang năm 2005 tăng so với 2004 là 4363 cây.
- Với thép con tiện năm 2004 so với 2003 tăng là 15893 cây tương ứng là 27,58%. Năm 2005 so với 2004 tăng 1916 cây.
- Với thép xà gồ năm 2004 so với 2003 tăng 13481 cây tương ứng với 47,08%. Năm 2005 tăng 1108 cây so với 2004.
- Các mặt hàng khác như thép chữ V, L, v.v. Năm 2004 tiêu thụ là 13.511 cây như vậy năm 2004 so với 2003 đã tăng lên là 685 cây tương ứng với 5,34%. Năm 2005 lượng tiêu thụ này đã tăng lên 1020 cây.
4. Đánh giá ưu, nhược điểm hoạt động kinh doanh của công ty
1. Ưu điểm
Ta thấy doanh số bán hàng năm của Công ty tăng rõ rệt từ đó khẳng định sự phát triển của Công ty và đã tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cơ cấu sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú với mục tiêu thích ứng với thị trường và với nhu cầu của người lao động phát huy được tiềm lực của Công ty.
Công ty đã tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ với bạn hàng truyền thống và luôn chủ động tìm kiếm kỳ hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với những bạn hàng mới và có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Hoạt động mua bán của Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, thủ tục vào kho nhanh chóng và thuận tiện, hàng hóa được bảo quản tốt và luôn đúng chất lượng, chủng loại hàng giao cho khách.
2. Những nhược điểm cần khắc phục.
Công ty chưa thực sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường của mình vì vậy những thông tin về nhu cầu sản phẩm của Công ty còn hạn chế. Bản thân Công ty rất khó xác định được thị phần của mình trên thị trường cũng như của đối thủ cạnh tranh. Vốn của Công ty còn hạn chế hạn hẹp để Công ty có thể đi vào sản xuất mở rộng thị trường, quan vốn kinh doanh.
CHƯƠNG IV
MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
I. MỤC TIÊU
1. Tổ chức tạo nguồn và mua hàng ở Công ty TNHH thương mại Phú Đức.
- Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng
- Ký kết hợp đồng kinh tế mua hàng và tổ chức thực hiện hợp đồng mua hàng.
2. Sử dụng các biện pháp cần thiết để tạo nguồn hàng ở Công ty.
- Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua
- áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác tạo nguồn hàng.
- Đầu tư, liên doanh liên kết giúp đỡ các đơn vị nguồn hàng .
- Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các nguồn hàng về Công ty.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
- Duy trì ngành nghề kinh doanh mà Công ty đang tiến hành như hiện nay là kinh doanh các loại thép ống, thép hộp v.v.
- Đặt mua thêm các loại thép mà hiện nay Công ty chưa có để phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Mở thêm cửa hàng và ngành nghề kinh doanh lên các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn.v.v.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã đạt được những thành công trong quá trình kinh doanh của mình. Qua thời gian thực tập Công ty TNHH Thương mại Phú đức em cũng được bổ sung thêm vào phần kiến thức của mình. Do giới hạn về thời gian chắc chắn rằng bài báo cáo này em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong sự góp ý chỉ bảo của thầy, cô giáo để em hoàn thành tốt hơn trong bài viết lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Triệu Văn Tuấn
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
LỜI MỞ ĐẦU
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm cung cấp những thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh, tính tổ chức và quản lý thương mại của Công ty trong việc xác định phương hướng và các biện pháp giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu về mẫu mã sản phẩm thép và thực trạng kinh doanh thép tại Công ty TNHH Thương mại Phú Đức.
- Chuyên đề gồm:
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CỦA CÔNG TY.
1. Tháng 6-1994.
2. Tháng 2-1996
3. Năm 2002
4. Từ năm 2004 đến nay.
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VỀ THƯƠNG MẠI
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
1. Chức năng của công ty.
2. Nhiệm vụ của công ty
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TY.
1. Giám đốc
2. Phó giám đốc.
3. Kế toán.
IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Kết quả công tác bán hàng tại công ty.
3. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà công ty kinh doanh qua các năm
4. Đánh giá ưu, nhược điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG IV:MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
I. MỤC TIÊU
1. Tổ chức tạo nguồn và mua hàng ở Công ty TNHH thương mại Phú Đức.
2. Sử dụng các biện pháp cần thiết để tạo nguồn hàng ở Công ty.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại Phú Đức.docx