Chuyên đề Biện pháp giảm giá dự thầu trong đấu thầu xây dựng

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 4

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1 .Sản phẩm xây dựng, sản xuất xây dựng. 7

1.1.1 Sản phẩm xây dựng. 7

1.1.2 Sản xuất xây dựng 7

1.2 Giá xây dựng.(GXD) 8

1.2.1.Khái niệm giá xây dựng công trình. 8

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến GXD công trình. 9

1.3 .Giá dự thầu. 13

1.3.1.Khái niệm. 13

1.3.2. Căn cứ và phương pháp xác định. 13

1.3.3.Vai trò của giảm giá dự thầu trong hoạt động đấu thầu. 14

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI GIÁ DỰ THẦU 16

2.1.Nhân tố trực tiếp: 16

2.1.1. Vật liệu(VL): 16

2.1.2.Nhân công(NC): 17

2.1.3.Máy thi công(MTC): 19

2.1.4. Trực tiếp phí khác: 21

2.1.5. Chi phí chung: 21

2.1.6.Hiệu quả khi giảm thời gian xây dựng: 23

2.2.Nhân tố gián tiếp: 29

2.2.1 Năng lực của doanh nghiệp: 29

2.2.2 Năng lực về máy móc thiết bị kỹ thuật,công nghệ của doanh nghiệp: 30

2.2.3 Chính sách của Nhà Nước: 31

2.2.4. Môi trường tự nhiên: 31

2.2.5.Môi trường kinh doanh: 31

2.2.6.Địa điểm xây dựng: 31

2.2.7.Liên danh,liên kết: 32

2.2.8.Hoạt động marketing 32

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ GÓI THẦU TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 33

3.1.Nhân tố trực tiếp: 33

3.1.1. Chi phí vật liệu(CPVL): 33

3.1.2. CHI PHỚ NHÕN CỤNG (CPNC) 37

3.1.3.Chi phí máy thi công (CPMTC) 39

 3.1.4.Chi phí chung: 39

3.2. Nhân tố gián tiếp: 40

3.2.1.Tăng cường điều tra và nâng cao chất lượng thông tin: 40

3.2.2.Xác định giá dự thầu trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc. 41

 3.2.3.Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn 42

3.2.4. Liên danh, liên kết 44

3.2.5.Marketing: 44

3.2.6. Địa điểm xây dựng: Tuỳ theo địa điểm XD mà cần phải có những chiến lược hợp lý. 45

3.2.7. Chính sách của Nhà Nước: 46

KIẾN NGHỊ 47

KẾT LUẬN 48

 

doc48 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp giảm giá dự thầu trong đấu thầu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ sơ dự thầuĐồng thời nó cũng thể hiện tổng hợp các phẩm chất của DNXD. Để GDT của doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở : Năng lực thực sự của doanh nghiệp: năng lực tài chính ;thiết bị ,công nghệ;nhân lực; trình độ quản lý Mục tiêu tham gia đấu thầu: Lợi nhuận; doanh thu; chiếm lĩnh thị trường; kinh nghiệm; uy tín công ty. Quy mô đặc điểm của dự án. Địa điểm của dự án. Phong tục tập quán của địa phương có dự án được thi công.. kết luận chương 1 Trong chương 1 tác giả đã làm rõ các khái niệm về sản phẩm xây dựng, giá xây dựng, giá gói thầu, các đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá xây dựng, giá gói thầu, giá dự thầu của doanh nghiệp. Tác giả đã nêu lên vai trò của giảm giá dự thầu đối với DNXD. Một mặt giảm giá dư thầu sẽ giúp cho DN có khả năng thắng thầu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, mặt khác nó đem lại lợi ích cho CĐT. Chương 2 ảnh hưởng của các nhân tố tới giá Dự thầu Trong đấu thầu, chỉ tiêu GDT có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Để xác định tỷ lệ giảm giá cần phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên GDT. H2.1 Các nhân tố ảnh hưởng giá dự thầu 2.1.Nhân tố trực tiếp: 2.1.1. Vật liệu(VL): Gồm các VL chính, VL phụ, kết cấu bán thành phẩm, VL luân chuyển(ván khuôn,thành phẩm) các thiết bị vệ sinh đi kèm với VL và các kết cấu trực tiếp cấu tạo nên CT. Vì vậy, VL là một nhân tố chính ảnh hưởng lớn đến GDT.Giá VL xây dựng được xác định phải phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng công trình được sử dụng. * Chi phí vật liệu(CPVL) trong GDT được xác định căn cứ vào khối lượng VL sử dụng và giá VL kế hoạch tính tại hiện trường xây lắp của gói thầu. * CPVL xác định theo công thức sau: (3) Trong đó: CVL: Tổng CPVL trong giá dự thầu. DVLj: Giá 1 đơn vị vật liệu loại j tại hiện trường xây dựng. VLj: Số lượng vật liệu loại j Từ công thức (1) ta thấy CPVL phụ thuộc vào 2 yếu tố là giá VL,tiêu hao VL.Tiêu hao VL gồm khối lượng vật liệu cấu thành nên CT theo yêu cầu của CT và hao hụt VL trong quá trình thi công.Với CT nhất định thì yếu tố khối lượng VL cấu thành là cố định.Yếu tố hao hụt VL phụ thuộc vào trình độ quản lý,tổ chức của doanh nghiệp và tay nghề đội ngũ công nhân.Yếu tố giá thành VL sẽ tác động trực tiếp vào CPVL. Công trình thi công càng lâu, biến động GXD càng lớn.Dẫn đến việc dự toán CPVL trong GDT càng không sát thực tế. CPVL chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí cho các công tác xây lắp, vì thế chi phí hợp lý cho VL sẽ góp phần giúp quản lý tốt chi phí cho CT. 2.1.2.Nhân công(NC): Gồm các công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, công nhân vận chuyển vật liệu trong phạm vi quy định, công nhân phục vụ thợ chính,công nhân lắp dựng, công nhân tháo lắp ván khuôn, giàn giáoChi phí cho các công nhân đó bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, lương làm thêm giờ,làm đêm,tiền thưởng do tăng năng suất lao động, tiền phụ cấp của các công nhân.Chi phí nhân công(CPNC) là chi phí trực tiếp trong GDT,ảnh hưởng tới GDT. * Nhu cầu lao động trong GDT được xác định theo công thức: (4) Trong đó: Hj: Hao phí lao động để hoàn thành toàn bộ gói thầu tương ứng với cấp bậc công việc j. Qi: Khối lượng công tác loại i . DMLDij: Định mức lao động để hoàn thành đơn vị công tác i tương ứng bậc thợ j (định mức nội bộ của doanh nghiệp) * CPNC xác định theo đơn giá 1 ngày công tương ứng với cấp bậc của từng loại thợ và tổng số ngày công tương ứng để thực hiện gói thầu. * CPNC xác định theo công thức sau: (5) Trong đó: CNC : Chi phí nhân công trong giá dự thầu. Hj : Số ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j để thực hiện gói thầu (bảng 2). DNCj: Đơn giá 1 ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j. Như vậy, CPNC chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 nhân tố.Đó là định mức lao động để hoàn thành khối lượng công tác của gói thầu,khối lượng của công tác tương ứng và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc thợ.Với mỗi gói thầu nhất định, khối lượng công tác là không đổi.Như vậy,chỉ có định mức lao động và đơn giá ngày công là thay đổi. Việc xác định định mức lao động chính xác, hợp lý sẽ làm cho CPNC sát với giá thành thực tế hơn, làm chính xác hơn GDT. Định mức lao động phu thuộc vào 2 yếu tố: Trình độ của người lập định mức. Năng suất của người công nhân. + đơn giá ngày công phụ thuộc vào cấp bậc thợ, đặc điểm từng vùng lao động.Với đặc điểm của ngành XD là đa rạng về vùng miền XD. Với mỗi vùng miền thì đơn giá VL, NC cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy,việc xác định chính xác đơn giá của vùng miền nơi thực hiện gói thầu cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới GDT. Ngoài 3 nhân tố trực tiếp trên, CPNC còn chịu tác động của năng lực điều hành, tổ chức, quản lý phân công lao động ở cấp quản lý DN. Khi doanh nghiệp tổ chức phân công lao động không hợp lý sẽ dẫn tới tới tình trạng thừa hoặc thiếu lao động tất cả đều tác động không tốt đến chi phí xây dung. 2.1.3.Máy thi công(MTC): Là những máy móc trực tiếp thi công xây dựng công trình. Máy móc phục vụ trên CT gồm 2 loại là máy đang làm việc và máy đang ngừng việc vì nhiều yếu tố. Xác định nhu cầu số ca máy làm việc: (6) Trong đó: Mj: Tổng số ca máy loại j để hoàn thành toàn bộ gói thầu. Qi: Khối lượng công tác loại i . DMMij: Định mức sử dụng máy loại j để hoàn thành 1 đơn vị công tác i (theo định mức nội bộ). Xác định nhu cầu số ca máy ngừng việc Sau đó,xác định chi phí sử dụng máy thi công: * Căn cứ xác định : - Đơn giá ca máy theo quy định nội bộ của doanh nghiệp. - Số ca máy làm việc và ngừng việc theo từng loại máy. - Chi phí vận chuyển máy đến công trường, làm công trình tạm cho máy hoạt động (chi phí khác của máy). * Chi phí sử dụng máy thi công xác định theo công thức sau: (7) Trong đó : CM: Tổng chi phí sử dụng máy trong giá dự thầu. Mj: Tổng số ca máy loại j để thi công công trình. DMj: Đơn giá ca máy loại j khi làm việc. MNj: Tổng số ca máy loại j phải ngừng việc ở công trường. DNj: Đơn giá ca máy loại j khi ngừng việc. C1Lj: Chi phí 1 lần của máy j. Chi phí ca máy phụ thuộc vào khối lượng công tác của công trình,tổng số ca máy sử dụng cho thi công, đơn giá ca máy. Khối lượng công tác của công trình là yếu tố cố định. Tổng số ca máy sử dụng cho thi công: gồm chi phí một lần và chi phí thường xuyên cho máy móc thi công trực tiếp thi công xây dựng công trình.Để giảm chi phí máy, cần phải bố trí hợp lý các công tác nhằm khai thác được tối đa số máy làm việc và công suất của máy.Hạn chế tối đa số máy ngừng việc.Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp có trình độ,tay nghề cao trong điều hành và tổ chức thi công XD. Đơn giá ca máy: Phụ thuộc vào doanh nghiệp.Đặc điểm của SPXD là thi công trong thời gian dài,tính linh động cao. Doanh nghiệp XD thường cùng lúc thi công nhiều gói thầu,trên nhiều địa điểm khác nhau.Vấn đề đặt ra là đối với những CT thi công có thời gian kéo dài, khoảng cách giữa các công trình lại xa nhau sẽ nên : Mua máy hay đi thuê máy . Đi thuê máy theo ca hay theo năm. Nếu mua máy thì nên mua máy trong nước hay nước ngoài. . Việc chọn phương án thế nào cho hợp lý đòi hỏi DN cần phải có những nghiên cứu cụ thể, có những tính toán, so sánh giữa nhiều phương án nhằm tìm ra được phương án tối ưu nhất. Ta xét ví dụ sau đây: Một khối lượng công tác khá lớn và theo tiến độ thi công thì máy phải làm một năm mới xong.Việc thuê máy theo ca hay theo năm cần được tính toán cụ thể bởi nếu thuê cả năm mà để máy ngừng hoạt động nhiều ca thì tới một giới hạn xác định việc thuê máy cả nămm sẽ đắt hơn thuê từng ca.Giới hạn đó xác định như sau: Gọi số ca máy cần thiết để thi công khối lượng công tác là x,thì ta có chi phí máy xây dựng cho khối lượng công tác là: C1 = g*x Trong đó: G: giá ca máy đi thuê (đ/ca) Khi thuê máy đó trong một năm thì phải trả số tiền là C2 = CF + CF*x Trong đó: C2 : Chi phí cố định khi thuê máy CF : Chi phí thay đổi phải trả tuỳ thuộc vào số ca máy vận hành. Bài toán này được giả như sau: C1 = g*x; C2 = CF + CF*x; Số ca máy đi thuê theo 2 cách đều có chi phí như nhau: => g*x= CF + CF*x; => x = CF / (g- CF) Như vậy, nếu số ca máy ít hơn x thì nên đi thuê theo ca máy;nếu số ca máy lớn hơn x thì nên thuê hẳn máy trong một năm sẽ tiết kiệm được chi phí máy XD. 2.1.4. Trực tiếp phí khác: Là những chi phí phục vụ trực tiếp cho CT nhưng không định mức và khó lường trước.Vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường điều tra, thu thập thông tin đồng thời có bộ máy quản lý nhiều kinh nghiệm nhằm dự đoán chính xác nhất chi phí này. 2.1.5. Chi phí chung: Là những chi phí phục vụ cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công và một số chi phí khác.Chi phí chung chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố như hình vẽ sau: H2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí chung ảnh hưởng rút ngắn thời gian xây dựng (TGXD) đến chi phí chung:Vì trong chi phí chung có chứa chi phí quản lý hành chính và một số chi phí khác phụ thuộc TGXD: GT = Po ´ KT x(1 – T1 / To ) (% dự toán so với trước khi áp dụng biện pháp biện pháp giảm thời gian) ảnh hưởng của tăng năng suất lao động(NSLĐ) đến chi phí chung: GN = Po ´ KN x(1 – N1 / No ) (% dự toán so với trước khi áp dụng biện pháp biện pháp tăng năng suất) ảnh hưởng do giảm tương đối chi phí tiền lương cơ bản: GL = Po ´ KL x(1 – L1 / Lo ) (% dự toán so với trước khi áp dụng biện pháp biện pháp giảm tiền lương cơ bản của công nhân.) Trong đó: Po: % chi phí chung chiếm trong dự toán trước khi áp dụng biện pháp. KT ,KN KL :Hệ số phản ánh chi phí chung phụ thuộc vào thời gian,năng suất, lương. To , T1 : Thời gian trước và sau khi áp dụng biện pháp. No ,N1: Năng suất lao động trước và sau khi áp dụng biện pháp. Lo ,L1 : Chi phí tiền lương cơ bản trước và sau khi áp dụng biện pháp. 2.1.6.Hiệu quả khi giảm thời gian xây dựng: Hiệu quả giảm thiệt hại do ứ đọng vốn cho nhà thầu Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhà thầu phải ứng vốn trước để thực hiện các phần việc đã kí kết,sau đó mới được chủ đầu tư thanh toán trả tiền.Như vậy vốn của nhà thầu bị đọng và gây thiệt hại. +) Ngay sau khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải nộp chi phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng GBL = 10% GHĐ cho chủ đầu tư. (Có thể nộp trực tiếp 100% GBL cho chủ đầu tư hoặc nộp dưới dạng giấy bảo lãnh của Ngân hàng). Khoản tiền này nhà thầu chỉ được nhận lại khi hoàn thành công trình. +) Bắt đầu khởi công nhà thầu được tạm ứng 15% giá trị hợp đồng. (Đối với giá trị hợp đồng GHĐ > 10 tỷ VNĐ ). +) Khi nhà thầu thực hiện được khoảng 30% giá trị hợp đồng sẽ được tạm ứng 95% giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành nghiệm thu. +) Khi nhà thầu thực hiện được đến 60% giá trị hợp đồng sẽ được tạm ứng tiếp đợt 2. Giá trị tạm ứng đợt 2 là 95% giá trị sản lượng thực hiện được nghiệm thu đợt 2 (30% giá trị hợp đồng). +) Khi nhà thầu thực hiện đến 90% giá trị hợp đồng sẽ được tạm ứng đợt 3. Giá trị tạm ứng đợt 3 bằng 95% giá trị sản lượng xây lắp thực hiện được nghiệm thu đợt 3 (30% giá trị hợp đồng) nhưng có trừ 10% giá trị hợp đồng được tạm ứng từ lúc bắt đầu khởi công. +) Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu được thanh toán phần còn lại (bao gồm cả phần bảo lãnh hợp đồng nhà thầu đã nộp cho chủ đầu tư khi ký hợp đồng) nhưng có giữ lại 5% giá trị hợp đồng cho chủ đầu tư trong thời gian bảo hành hoặc có thể áp dụng hình thức giấy bảo lãnh của Ngân hàng. H2.3Tỷ lệ tạm ứng theo giai đoạn thi công theo quy định. Nếu giảm được TGXD thì NT sẽ có lợi , tức là nhận được hiệu quả do giảm thiệt hại do ứ đọng vốn. Nếu quan niệm tính toán theo hiệu quả sinh lãi thì hiệu quả này xác định như sau: = x x Δt (8) Trong đó : vốn của nhà thầu bị ứ động tính bình quân trong suốt kỳ xây dựng. :lãi suất huy động vốn của nhà thầu để thực hiện hợp đồng được tính bình quân cho tất cả các nguồn vốn. Δt: thời gian giảm được do rút ngắn thời gian xây dựng. Hiệu quả do giảm chi phí trong thi công của nhà thầu: Chi phí của nhà thầu phải bỏ ra trong thi công gồm các khoản chi phí trực tiếp và chi phí chung.Nếu phân tích chi phí này ta thấy có 2 loại khác nhau sau: Chi phí không thay đổi khi thay đổi TGXD nhưng lại thay đổi khi quy mô khối lượng thay đổi -> chi phí biến đổi. Chi phí còn lại không thay đổi theo quy mô khối lượng nhưng thay đổi theo TGXD -> chi phí cố định. Nếu khối lượng CT trong hợp đồng là không thay đổi thì khoản chi phí biến đổi không thay đổi theo thời gian.Còn chi phí cố định trong hợp đồng lại thay đổi theo thời gian.Từ đó khi giảm thời gian thực hiện hợp đồng chỉ có thể giảm được chi phí cố định. Công thức tính toán:Hiệu quả do giảm chi phí bất biến nằm trong VL,NC,M, ,P khi giảm thời gian xây dựng. = [ 0.01 VL+ 0.05NC +0.3M + 0.5 +0.5P]*(1- ). (9) VL: chi phí vật liệu trong giá trị hợp đồng. NC: Chi phí nhân công trong giá trị hợp đồng. M : Chi phí máy thi công trong giá trị hợp đồng. : Chi phí trực tiếp khác trong giá trị hợp đồng. P : Chi phí chung trong giá trị hợp đồng. :Thời gian thực tế đã rút ngắn. : Thời gian trên dự kiến. 0.01 ~ 1% :Tỷ lệ chi phí bất biến nằm trong chi phí vật liệu. 0.05 ~ 5% : Tỷ lệ chi phí bất biến nằm trong chi phí nhân công.Là những khoản liên quan đến dọn dẹp vệ sinh trên công trường phảI trả theo công nhật. 0.3 ~ 30% : Tỷ lệ chi phí bất biến nằm trong chi phí sử dụng máy thi công.Chủ yếu là khoản khấu hao nằm trong chi phí sử dụng máy. 0.5 ~ 50% : Tỷ lệ chi phí bất biến nằm trong chi phí trực tiếp khác và chi phí chung. Có thể viết lại công thức(9) như sau: = x x (1- ). (10) Trong đó : : là tỷ lệ chi phí bất biến nằm trong chi phí chung (~ 50%). : Là chi phí chung lấy theo thời gian quy định. Xác định các chi phí tăng thêm liên quan đến sử dụng biện pháp thi công của NT để rút ngắn TGXD. Để rút ngắn TGXD thực tế so với thời gian kí kết trong hợp đồng, NT phải sử dụng các biện pháp khác nhau như: Tăng thêm công nhân trên công trường(tăng lên so với số công nhân dùng để lập tiến độ thi công trong hợp đồng.) => CPNC không tăng.Nhưng chi phí chuyên chở, chi phí nhà tạm phục vụ công nhân trên CT tănglàm cho tăng. Tăng thêm máy thi công =>Tổng CPMTC có thể tăng lên ở chi phí một lần.Nhưng chi phí cho máy làm việc là không đổi. => tăng . Tăng đơn giá nhân công( chi phí cho công nhân làm ca đêm, tiền động viên khuyến khích công nhân trong việc rút ngắn TGXD=> tăng thêm chi phí so với hợp đồng một khoản . Sử dụng các VL thay thế hoặc các VL phụ gia trong một số công việc hoặc sử dụng các biện pháp khác=> tăng thêm . Tổng chi phí tăng thêm do rút ngắn thời gian là : =+++. (11) Chi phí tăng thêm thường thay đổi không tuyến tính với thời gian.Vì vậy khi đánh giá hiệu quả khi giảm TGXD người ta phải tính đến các chi phí tăng thêm (tức là phải đánh giá hiệu quả tổng hợp chung). Ctg H 2.4 Chi phí tăng thêm do giảm thời gian Hiệu quả mang lại cho NT: = {++ [tiền thưởng(nếu có)]}- . (12) Để giảm thời gian có hiệu quả cho NT tức là giảm được GDT khi giảm TGXD, cần có điều kiện: > 0 => các khoản thu về lớn hơn các khoản chi. TGXD hợp lý và tối ưu phải thoả mãn 2 điều kiện: > 0. -> max. TGXD thực tế không thể thay đổi tuỳ ý mà có giới hạn bởi điều kiện kỹ thuật và điều kiện cung cấp tài nguyên, mặt bằng. Từ quan niệm đó người ta có thể tiếp cận xác định TGXD tối ưu mà thời hạn ứng với nó mang lại hiệu quả cho NT khi thực hiện hợp đồng đạt giá trị lớn nhất.Có thể minh hoạ ở đồ thị sau: H 2.5. Thời gian xd tối ưu Trong đó : là thời gian nhỏ nhất do các điều kiện kỹ thuật,các điều kiện khống chế mặt bằng thi công. là thời gian quy định khi thực hiện. Khi thời gian thi công thực tế =thì hiệu quả =0. Khi thời gian thi công thực tế = thì , = max, và = max. Thời gian xây dựng tối ưu sẽ là thời gian mà tổng hiệu quả mang lại cho nhà thầu là max. H2.6. ảnh hưởng của các nhân tố trực tiếp 2.2.Nhân tố gián tiếp: Gồm các nhân tố về tài chính của doanh nghiệp; máy móc thiết bị - kỹ thuật , công nghệ của doanh nghiệp;năng lực của doanh nghiệp; biến động giá thị trường,các nhân tố bất khả kháng 2.2.1 Năng lực của doanh nghiệp: Tài chính của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường ,sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng khốc liệt.Đó là quy luật tất yếu. DN muốn cạnh tranh tốt, muốn đứng vững trên thị trường cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XD cũng không nằm ngoài quy luật đó.Để tồn tại và phát triển,các DNXD phải tự mình tìm kiếm các gói thầu thông qua hoạt động đấu thầu.Tài chính DN đủ mạnh sẽ giúp cho DN có đủ khả năng đồng thời tham gia nhiều gói thầu, giảm chi phí chung ở cấp DN, nâng cao đời sống của người lao động,kích thích họ lao động hăng say,nâng cao năng suất... Năng lực về nhân lực Trong bất kỳ một tổ chức nào,bộ máy nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách,chiến lược,tìm kiếm các hợp đồng,nâng cao năng lực cho DN.Các DNXD cũng vậy.Việc có một đội ngũ nhân lực giỏi,nhiều kinh nghiệm sẽ giúp DN rất nhiều trong việc: Tìm kiếm hợp đồng xây dựng. Lập HSMT . Quản lý,tổ chức thi công xây dựng hợp lý. Xác định giá gói thầu sát với giá thành xây dựng và mục tiêu của doanh nghiệp. 2.2.2 Năng lực về máy móc thiết bị kỹ thuật,công nghệ của doanh nghiệp: Ngày nay,cùng với sự tiến bộ của khoa hoc kỹ thuật, công nghệ xây dựng cũng đã có những đột phá làm tăng năng suất,tăng chất lượng cho CTXD.Tuỳ theo khả năng tài chính và yêu cầu của CĐT, CTXD đòi hỏi nhiều giải pháp thi công khác nhau: + Giải pháp kết cấu như hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung - vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của CT, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang (động đất, gió) + Giải pháp công nghệ thi công xây dựng phù hợp và hợp ý với giải pháp thiết kế kiến trúc và kết cấu . + Mức độ hiện đại của trang thiết bị. + Mức độ đòi hỏi về vệ sinh, an toàn, bảo đảm môi trường sinh thái. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi DNXD phải cải tiến máy móc công nghệ, áp dụng những công nghệ mới, nhằm đáp ứng được yêu cầu của gói thầu, đồng thời nâng cao năng suất, giảm thời gian thi công, nâng cao chất lượng CT và hạ giá thành sảnphẩm. H2.7. ảnh hưởng của môi trường đến DNXD 2.2.3 Chính sách của Nhà Nước: Chính sách Nhà Nước tác động mạnh mẽ đến DNXD. Một chính sách mới ra có thể ảnh hưởng đến giá cả mọi mặt hàng cần thiết trong xây dựng, có thể thúc đẩy doanh nghi phát triển, hưng cũng có thể kìm hãm tốc độ phát triển của doanh nghiệp. 2.2.4. Môi trường tự nhiên: Do đặc điểm của ngành SXXD, SPXD nói chung luôn phải thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động gây lãng phí về kinh tế,làm tăng giá dự thầu. 2.2.5.Môi trường kinh doanh: Môi trường cạnh tranh cao-> có nhiều NT và rất ít CĐT, GDT có xu hướng sát với chi phí XD. Môi trường cạnh tranh thấp-> có ít NT và nhiều CĐT, GDT có xu hướng tăng sát đến giới hạn ngân sách mà CĐT có thể trả. 2.2.6.Địa điểm xây dựng: Ngành XD là ngành có tính lưu động cao theo lãnh thổ.Làm cho các phương án công nghệ và tổ chức XD phải luôn biến đổ phù hợp với thời gian và địa điểm XD.Do đó gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất,cải thiện điều kiện làm việc,và nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất,cũng như công trình tạm phục vụ thi công.Vì vậy,tuỳ thuộc vào địa điểm XD,sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giá dự thầu. 2.2.7.Liên danh,liên kết: Liên danh trong đấu thầu là một giải pháp thiết thực giúp mỗi bên sử dụng có hiệu quả thế mạnh của mình.Nhờ đó giảm giá dự thầu. 2.2.8.Hoạt động marketing Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận nó đóng vai trò quan trọng trong công việc thực hiện tốt nhằm ghành ưu thế trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác. Kết luận chương 2 Xuất phát từ việc nghiên cứu biện pháp giảm giá dự thầu trong hoạt động đấu thầu, chương 2 đã đưa ra và phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá dự thầu của DNXD,gồm có: Các nhân tố trực tiếp. Các nhân tố gián tiếp. Từ việc phân tích này,có thể giúp cho doanh nghiệp nắm vững được các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng ,giảm chi phí xây dung. Từ đó có những biện pháp hợp lý giúp hạ giá thành SPXD, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. chương 3 Một số giảI pháp giảm giá gói thầu trong đấu thầu xây dựng Trên cơ sở những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến giá dự thầu ở chương 2, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giảm chi phí xây dung, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu. 3.1.Nhân tố trực tiếp: 3.1.1. Chi phí vật liệu(CPVL): Như đã phân tích ở chương 2,CPVL chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là đơn giá VL và tiêu hao VL trong quá trình thi công. H.3.1 Cơ cấu chi phí vật liệu . Như vậy,để giảm CPVL cần phải: Biện pháp giảm về đơn giá VL: Nghiên cứu,khảo sát tìm ra được những nguồn nguyên VL ở gần CTXD,giá cả hợp lý nhất đồng thời đảm bảo được chất lượng yêu cầu. Khảo sát xung quanh vùng nơi xây dựng công trình nhằm tận dụng được những nguyên VL sẵn có ở địa phương. Rút ngắn TGXD hợp lý nhằm tránh biến động giá khó lường. áp dụng bài toán vận tải để lập phương án vận chuyển tối ưu từ nơi sản xuất đến chân CT: Bài toán:giả sử có m địa điểm sx và n địa điểm tiêu thụ 1 loại vật liệu.khả năng cung cấp ở điểm sx la ai(i=1:m).Nhu cầu ở địa điểm tiêu thụ là bj(j=1:m) Mô hình bài toán: Hàm mục tiêu:Tổng chi phí vận chuyển là nhỏ nhất F(x)=∑∑cij->min Điều kiện rằng buộc: Vận chuyển hết hàng hóa ở các địa điểm sx ∑xij=ai (i=1;m) Đáp ứng nhu cầu ở các địa điểm tiêu thụ ∑xij=bj(j=1:m) Lượng hàng hóa là không âm Xij≥0 Vij (i=1:m,j=1:n) Bảng 3.2. Mô hình bài toán vận tải + Bài toán lựa chọn thời điểm và lượng cung cấp vật liệu tối ưu Giả sử có nhu cầu về một loại VL nào đó và sử dụng VL được chia thành từng giai đoạn.Vấn đề đặt ra là xác định thời điểm và lượng cung cấp để tối thiểu chi phí dự trữ Chi phí dự trữ bao gồm: -Chi phí thu mua:chi phí mua,chi phí vận chuyển và bốc xếp -Chi phí bảo quản trong kho:khấu hao kho,sửa chữa kho,bảo quản kho,chi phí bảo hộ lao động,hao hụt trong định mức,tiền lương cho công nhân + áp dụng bài toán tìm đường đi ngắn nhất: Tìm đường ngắn nhất nối 2 điểm X,Y H.3.3 Bài toán tìm đường đi ngắn nhất Biện pháp giảm tiêu hao vật liệu: Nâng cao ý thức của người CN. Thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề cho CN. Tổ chức thi công trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các phương án thi công nhằm tạo ra được phương án thi công tối ưu. Chẳng hạn,Cắt thép trong thi công dầm, sàn. Vấn đề đặt ra là cắt các thanh thép thế nào là tốt nhất để đảm bảo yêu cầu sản xuất và tránh lãng phí với phế liệu là ít nhất.Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải đưa ra nhiều phương án khác nhau và chọn trong số đó phương án tốt nhất. 3.1.2.Chi phí Nhân công(CPNC): - Xác định nhu cầu về lao động nhằm đảm bảo cho DN có được đúng người vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.Việc xác định không chính xác sẽ dẫn đến thừa lao động làm tăng chi phí; thiếu lao động không đáp ứng được nhu cầu sẽ làm hưởng đến chất lượng công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. - Lập kế hoạch thu hút và tuyển chọn lao động. Việc tuyển mộ nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cho doanh nghiệp. Phát triển công việc -Bảng mô tả công việc -Bảng tiêu chuẩn công việc. Hoạch định nguồn nhân lực Số lượng công việc cần phải được lấp chỗ trống Tuyển mộ lao động Xác định và thu hút các ứng viên có khả năng. tuyển chọn lao động Lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí đã lựa chọn Bảng3.4. Mối quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực thu hút và tuyển chọn lao động. Lập kế hoạch sử dụng lao động: + Phân công và hợp tác lao động hợp lý: Nhờ có phân công mà tất cả các cơ cấu lao động trong doanh nghiệp được hình thành, cho phép mỗi cá nhân và tập thể có điều kiện thực hiện chuyên môn hoá sản xuất. Hợp tác lao động tạo điêù kiện phối hợp một cách tích cực và hài hoà nhất các nguồn lực của DN cũng như sự cố gắng của mỗi cá nhân tập thể. H 3.5. Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp. +Phân tích quản lý quỹ thời gian của ngươì lao động. Dựa trên cơ sở phân tích quỹ thời gian để đưa ra giảI pháp tạn dụng thời gian ca làm việc trên công trường xây lắp. H 3.6 Phân tích thời gian làm việc Trong đó: Tcv: Thời gian làm việc trong ca theo chế độ. Tkđm: Thời gian hao phí không định mức. Tck: Thời gian làm công việc chuẩn bị và kết thúc. Tngqđ: Thời gian ngừng việc quy định. Tngcn: Thời gian ngừng do công nghệ. Tnggl: Thời gian giải lao. Tknv: Thời gian ngừng công việc không cần thiết cho nhiệm vụ được giao. Tngk: Thời gian ngừng việc không quy định. Tktt: Thời gian ngừng việc không thấy trứơc Tth: Thời gian làm việc thừa,phá đi làm lại,sửa chữa sai hang. Tngke: Thời gian ngừng làm việc do tổ choc sản xuất kém. Tngv:Thời gian ngừng việc do vi phạm giờ giấc.( đi sớm về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2470.doc
Tài liệu liên quan