Chuyên đề Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần Mỹ nghệ HANARTEX

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 3

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu 4

1.1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu. 5

1.2. Kiến thức nghiệp vụ cơ bản về thanh toán tiền hàng xuất khẩu 8

1.2.1.Các phương tiện thanh toán quốc tế. 8

1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế 9

1.2.3. Chứng từ trong thanh toán quốc tế 16

1.2.4. Cơ sở pháp lí trong thanh toán quốc tế 17

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp XNK 20

1.3.1. Nhân tố khách quan 20

1.3.2. Nhân tố chủ quan 24

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY HANARTEX 26

2.1. Khái quát chung về Công ty Hanartex 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty 28

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 32

2.1.3.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty. 32

2.1.3.2. Thị trường. 33

2.1.3.3. Đặc điểm về lao động. 34

2.1.3.4. Tình hình cơ sở vật chất của công ty Hanartex. 37

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu ở Công ty Hanartex 39

2.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Công ty 39

2.2.1.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua. 39

2.2.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. 43

2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu. 45

2.2.2. Thực trạng thanh toán tiền hàng xuất khẩu của Công ty 47

2.2.2.1. Tổ chức hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu 47

2.2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán 55

2.2.2.3. Những rủi ro thanh toán của Công ty trong thời gian qua 58

2.2.3. Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán dùng cho hoạt động xuất khẩu của Công ty 61

2.3. Đánh giá hoạt động thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu tại Công ty Hanartex 69

2.3.1. Những ưu điểm 69

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 70

2.3.2.1. Hạn chế: 70

2.3.2.2. Nguyên nhân 72

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY HANARTEX 73

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 73

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Hanartex trong thời gian tới 73

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 75

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu ở Công ty Hanartex 77

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế 77

3.2.2. Các biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu của Công ty Hanartex 77

3.2.2.1. Lựa chọn, áp dụng linh hoạt các phương thức thanh toán một cách phù hợp 77

3.2.2.2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán 79

3.2.2.3. Mở rộng và tăng cường củng cố mối quan hệ với bạn hàng và ngân hàng, có thể tham khảo ý kiến của ngân hàng trong một số trường hợp 83

3.2.2.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, phục vụ tốt hơn cho hoạt động TTQT 85

3.2.2.5. Tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ có nghiệp vụ chuyên môn tốt 86

3.2.2.6. Một số biện pháp khác 87

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và ở Công ty Hanartex nói riêng 91

3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện cho các hoạt động thanh toán 91

3.3.2. Xây dựng những văn bản pháp lí cho giao dịch kinh tế hợp lí 92

3.3.3. Nhà nước cần tăng cường dịch vụ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần Mỹ nghệ HANARTEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với c.kì Thực hiện % so với KH % so với c.kì Tổng kim ngạch XNK (100USD) 8857 95,7 153,7 13426 93,2 148,3 16121 96,8 143,5 15233 89,6 100,3 15675 94,8 144,5 Kim ngạch xuất khẩu (100USD) 7482 99,8 146,3 10878 98,9 144,4 11792 95,9 137,8 10650 80,7 100,1 11307 98,9 142,6 Kim ngạch nhập khẩu (100USD) 1375 93,7 134,9 2548 88,7 112,8 4329 91,2 102,4 4583 94,2 143,8 4368 91,2 139,8 Kinh doanh tiền Việt Nam (Triệu VNĐ) 49.812 184,9 133,3 63.137 176,8 154,7 100.458 188,7 164,5 113,54 101,4 156,2 160.329 194,7 120,5 Tổng doanh thu (Triệu VNĐ) 102.254 - - 110.434 - - 115.032 - - 143.790 - - 172.548 - - Lợi nhuận thực hiện (Triệu VNĐ) 854,68 - - 986,24 - - 1.532,16 - - 1.915,2 - - 2.298,24 - - Tổng nộp NSNN (Triệu VNĐ) 112,37 - - 365,12 - - 595,84 - - 744,8 - - 893,76 - - (Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của phòng tài chính - Kế hoạch Công ty trong năm 2003 – 2007 Biểu số 1: Tổng doanh thu của Công ty từ năm 2003 - 2007 Biểu số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2003 - 2007 Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm vừa qua đều có mức tăng trưởng khá ổn định, vượt mức kế hoạch. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, tích luỹ được vốn, lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng và mức lương của cán bộ công nhân viên cũng tăng giải quyết được việc làm và mức sống được nâng cao hơn. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân thời kì 2003 – 2007 hàng năm vào khoảng 85%. Năm 2003 đạt 885.700 USD, năm 2004 đạt 1.342.600 USD, năm 2005 đạt 1.612.100 USD và năm 2007 đạt 1.567.500 USD. Riêng năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có mức giảm xuống, kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ đạt 1.065.000USD giảm so với kế hoạch do một số thị trường chính của Công ty đã nhập giảm đi so với năm trước các mặt hàng khác mà Công ty kiêm kinh doanh bởi đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh chuyên doanh về mặt hàng này và khách hàng cũng tìm được một số doanh nghiệp mới chuyên doanh. Tuy tổng kim ngạch có bị giảm xuống nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống của Công ty không bị giảm xuống. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng so với cả năm 2005 và đạt tổng trị giá 1.567.500USD. Hàng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn chiếm khoảng 90% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Một số thị trường mới của Công ty cũng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch của Công ty. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty mở rộng địa bàn kinh doanh của mình với những khách hàng tiềm năng cần được Công ty đẩy mạnh hoạt động Marketing. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường của Công ty chậm được cải thiện, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, các thị trường tiềm năng Mỹ, Cannada... vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn, nguy cơ tiềm ẩn mất thị trường cũ nếu không quan tâm một cách thích đáng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu đối với Công ty. Trong thời gian qua Công ty cũng đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên vô tuyến, thông tin đại chúng... nhưng hiệu quả của hoạt động này còn chưa cao. Số lượng hợp đồng đã kí kết cũng chưa thực sự là nhiều đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu về mặt hàng truyền thống và trong số các hợp đồng đã được kí kết còn mắc nhiều sai sót, từ đó làm thiệt hại cho Công ty cả về vốn lẫn việc làm giảm số lượng khách hàng. 2.2.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Cơ cấu mặt hàng của Công ty khá đa dạng, có nhiều mặt hàng của Công ty lựa chọn xuất khẩu với những mức giá khác nhau. Chính vì vậy, để biết được tỷ lệ mối tương quan giữa các mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch của Công ty nên chọn một số mặt hàng xuất khẩu chính. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong năm 2007 Đơn vị tính: USD Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Trị giá bán của hàng I. Hàng sơn mài 2000000 1. Tranh bộ Bộ 3978 232 74610 2. Tranh thuỷ mặc (MS4) Chiếc 4124 241 II. Tủ thờ mỹ nghệ Chiếc 2400 154 403000 III. Hàng mây tre Chiếc/Bộ 980000 5160000 1. Mã HGT1 Chiếc/Bộ 450000 5.5 2. Mã HGT2 Chiếc/Bộ 530000 4.3 IV. Hàng thêu ren Chiếc 2238000 1. Ga thêu Chiếc 1287 450 2. Chăn thuyền thêu hoa Chiếc 2015 500 3. Tranh lụa thêu Chiếc 1270 385 V. Hàng gốm sứ Chiếc 213000 1. Bình lạ cổ cao Chiếc 6780 40 2. Tượng phật (TP05) Chiếc 3215 150 (Nguồn: Phòng tài chính - Kế hoạch của Công ty) Nhìn bảng trên cho ta thấy, mức giá các mặt hàng của Công ty mang tính cạnh tranh về chất lượng, tuy nhiên Công ty đã đặt mức giá như vậy cũng phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. Từ đó cho ta biết được tỉ trọng của một số mặt hàng chủ yếu của Công ty như sau: Bảng 2.5: Cơ cấu một số mặt hàng chính của Công ty qua các năm từ 2003 – 2007 Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Sơn mài 2300 4 2400 22.1 670 5.7 3774 35.4 3800 33.6 12944 23.9 Gốm sứ 1447 19.3 1950 17.9 4934 41.8 1260 11.8 2436 21.5 12027 22.2 Cói, mây tre đan 1150 15.4 2130 13.6 1710 14.5 1670 6.3 1500 13.3 8160 15.1 Thêu ren 3724 49.8 2945 27.1 3454 29.3 2834 26.6 3403 30.1 16360 30.2 Khác 861 11.5 1459 19.3 1024 8.7 1112 19.9 174 1.5 4630 8.6 Tổng 7482 100 10878 100 11792 100 10650 100 11307 100 54121 100 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm) Thông qua bảng trên ta thấy một số mặt hàng truyền thống của Công ty không có biến động lớn, còn đối với các mặt hàng khác của Công ty lại tăng giảm không đồng đều, từ năm 2006 với 19.9% thì đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1.5%. Điều này cho thấy, Công ty ngày càng phát huy lợi thế của mình về mặt hàng truyền thống. Trong đó, hàng thêu ren chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng kim ngạch. Với tình hình xuất khẩu các mặt hàng như trên, có thể nhận thấy rằng trong những năm qua Công ty đã có từng bước đổi mới đáng lớn đối với cơ chế và phương thức kinh doanh, để từ đó có thể làm tăng thêm tính đa dạng của các mặt hàng, nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm làm tăng thị phần của Công ty giúp cho Công ty ngày càng có uy tín và tăng lợi nhuận để tiếp tục chu kì kinh doanh của mình. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, đặc biệt là sau khi Viêt Nam gia nhập vào WTO thì cơ hội và thách thức rất lớn và luôn đan xen lẫn nhau, đây là những cơ hội cũng như nguy cơ giúp cho Công ty được thể hiện mình trên trường quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới mục tiêu của Công ty là duy trì mối quan hệ với bạn hàng cũ, đồng thời mở rộng, xâm nhập vào những thị trường mới nhằm thu hút những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, để làm được điều này Công ty phải làm tốt hoạt động TTQT. 2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu. Trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay với thị trường năng động và rộng lớn, các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc cho mình thì cần phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, hoạt động TMQT là điều tất yếu, các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng. Để giữ được thị trường kinh doanh mặt hàng truyền thống của mình Công ty Hanartex cần phải có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với mình. Trong những năm vừa qua, Công ty đã có những cố gắng và có những bước phát triển đáng kể điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chính của Công ty qua các năm từ 2003 – 2007 Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Thực hiện Tỉ lệ (%) Nhật Bản 1012 13.5 1800 16.5 749 6.35 1124 10.6 1436 12.7 6121 11.5 Hồng Kông 1780 23.8 2546 23.4 1824 15.5 1038 9.7 872 7.7 8060 15.5 EU 2478 32.7 3217 29.6 4712 40 5672 53.3 6025 53.3 22184 42.6 Đông Âu 986 13.2 1424 13.1 3479 29.5 2478 23.3 2777 24.6 11144 21.4 khác 1226 30 1891 17.4 1028 8.65 338 3.1 197 1.7 4680 9 Tổng 7482 100 10878 100 11792 100 10650 100 11307 100 52109 100 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm Cơ cấu thị trường XK năm 2007 Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường XK của Công ty năm 2007 Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, khuyếch trương danh thế của mình như tham gia hội chợ triển lãm, báo chí...Tuy đây chỉ là bước đầu nhưng là những dấu hiệu tốt của Công ty thông qua các số liệu trên. Ngoài các bạn hàng lâu năm của mình thì kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường khác có nhữnh dấu hiệu đáng khich lệ. Nhìn chung, các thì trường của các nước mà Công ty có quan hệ lâu năm đều có xu hướng tăng lê, đặc biệt là thị trường EU là thị trường khó tính chỉ trong 4 năm từ năm 2003 chiếm 32,7% (với 2478nghìn USD) cho đến năm 2007 là 53,3% (với 6025 nghìn USD) tức là tăng gấp 2,43 lần. Kim ngạch các thị trường như Hồng Kông, Nhật Bản, Đông Âu đều tăng mứa khá ổn định và đồng đều. 2.2.2. Thực trạng thanh toán tiền hàng xuất khẩu của Công ty 2.2.2.1. Tổ chức hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu a. Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty Hanartex - Những bộ phận tham gia hoạt động thanh toán + Ban giám đốc và giám đốc: có vai trò là phụ trách đơn vị kinh doanh, trách nhiệm là đánh giá, xem xét và duyệt các phương án kinh doanh theo đề xuất của phòng kế toán tài vụ và phòng kinh doanh xuất khẩu để hoàn thiện phương án kinh doanh đó. + Phòng kế toán tài vụ đây là bộ phận đóng vai trò chính trong hoạt động TTQT. Đóng vai trò là thực hiện phương án kinh doanh và thực hiện các hoạt động nhằm thu hồi tiền hàng xuất khẩu. + Phòng kinh doanh: Có vai trò là triển khai các phương án kinh doanh như: chuẩn bị nguồn hàng, lập bộ chứng từ thanh toán, sưa đổi bổ sung (nếu có) cùng các hoạt động liên quan khác. - Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty. Chuẩn bị giao hàng Chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán Giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) Thu tiền Giao dịch với ngân hàng b. Vận dụng các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại Công ty Hanartex: Trên cơ sở các phương án kinh doanh, hợp đồng kinh tế đã được kí kết cùng các tài liệu có liên quan kèm theo (nếu có), phòng tài vụ tiến hành thực hiện các hoạt động tiếp theo để thực hiền theo kế hoạch kinh doanh và tiến hành các hoạt động nhằm nhanh chóng thu hồi tiền hàng xuất khẩu bao gồm: - Làm các thủ tục huy động vốn tối ưu một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ để có thể tiến hành thu gom nguồn hàng xuất khẩu một cách hiệu quả nhất. - Làm các thủ tục khác có liên quan tới việc thực hiện hợp đồng ngoại thương đã kí. Đối với hoạt động thanh toán hàng xuất, phòng kế toán thực hiện các công việc như: ứng tiền cho hàng xuất khẩu, kiểm tra L/C của người nhập khẩu ... Theo quy định thời gian thực hiện tối đa các nghiệp vụ này là không quá 02 ngày làm việc theo tiến độ. - Kiểm tra bộ chứng từ đã phù hợp chưa cùng với các tài liệu mới phát sinh do phòng kinh doanh lập khi thực hiện hợp đồng đến khi kết thúc và thanh lý hợp đồng. Mặt hàng kinh doanh và thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty rất phong phú và đa dạng, việc kí kết hợp đồng với nhiều phương thức thanh toán có các rủi ro khác nhau, cho nên nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng xuất khẩu, Công ty thường sử dụng 3 phương thức thanh toán chủ yếu là: Phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). * Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền Đối với hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu, tại nội bộ của Công ty, các bộ phận tham gia hoạt động thanh toán đại diện Công ty tiến hành giao dịch thanh toán với ngân hàng như sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền Công ty Hanartex Người nhập khẩu Ngân hàng xuất khẩu Ngân hàng nhập khẩu (1) (3) (2) (5) (4) Trong đó: Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, Công ty thực hiện việc thu gom hàng hoá và giao hàng cho nhà nhập khẩu theo địa điểm quy định. Người nhập khẩu chủ động viết đơn và các giấy tờ liên quan để lập bộ chứng từ, sau khi kiểm tra bộ chứng từ của lô hàng, viết lệnh yêu cầu chuyển tiền trả cho Công ty và gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ của người nhập khẩu nếu thấy hợp lệ, ngân hàng của người nhập khẩu sẽ trích một khoản tiền của người nhập khẩu có trong ngân hàng ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lí hoặc ngân hàng do Công ty Hanartex để gửi tiền. Ngân hàng xuất khẩu nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng người nhập khẩu. Ngân hàng xuất khẩu thực hiện việc trả tiền cho Côngt y Hanartex. * Đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, phòng kế toán tài vụ đại diện cho Công ty tiến hành giao dịch thanh toán với ngân hàng. Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Giao hàng C.Ty Hanartex Người nhập khẩu Vietcombank NH nhập khẩu (5) (1) (3) (4) (2) Trong đó: Sau khi thực hiện xong việc giao hàng, Công ty lập uỷ thác thu, ký phát hối phiếu (tuỳ từng hợp đồng có thể là hối phiếu trả tiền ngay hoặc hối phiếu có kì hạn), hoàn chỉnh các chứng từ giao hàng rồi gửi cho ngân hàng Vietcombank, ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài. Khi lập uỷ thác thu Công ty cần phải tuân thủ các nội dung sau: - Số lượng, chủng loại chứng từ theo quy định trong hợp đồng ngoại thương như: Hoá đơn thương mại (commerial documents); vận tải đơn (Transport document); giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance certificate); giấy chứng nhận phẩm chất, xuất xứ hàng hoá... Hối phiếu (Bill of exchange). - Tên, địa chỉ (ghi cả Telex hoặc Fax) của Công ty. - Tên đầy đủ, địa chỉ của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (ngân hàng nhập khẩu. - Số tiền nhờ thu (ghi bằng chữ và số), ghi đúng kí hiệu quốc tế của loại ngoại tệ nhờ thu, - Ghi rõ phí nhờ thu do ai chịu. - Điều khoản giao chứng từ phải ghi rõ là theo hình thức D/A hay D/P. Trường hợp thanh toán theo D/A thì công ty sẽ yêu cầu ngân hàng Vietcombank gửi lại hối phiếu đã được người nhập khẩu kí chấp nhận. Ngoài ra, Công ty còn phải thanh toán một khoản phí cho ngân hàng bao gồm: - Chi phí gửi chứng từ đi nước ngoài. + Séc: 0.2 USD/tờ + Bộ chứng từ: 5USd - Chi phí phải trả khi nhận tiền ở nước ngoài + Một tờ séc: 0.25% trị giá (tối thiểu là 5USD và tối đa là 150USD) + Bộ chứng từ: 0.2% trị giá (tối thiểu là 10USD và tối đa là 150USD) (2) Sau khi nhận được các chứng từ hàng hoá, hối phiếu và giấy uỷ thác thu của Công ty gửi tới, ngân hàng Vietcombank sẽ tiến hành đối chiếu kiểm tra với cán bộ giao dịch của Công ty để hoàn thiện thủ tục thanh toán cho Công ty. Nội dung kiểm tra của ngân hàng là: - Nội dung chứng từ có phù hợp với nhau không. - Chủng loại chứng từ có đầy đủ chữ kí hợp pháp hay chưa. - Hối phiếu do Công ty kí phát là hối phiếu gì, có phù hợp với Công Ước Quốc Tế Giơ-Ne-Vơ về hối phiếu hay không.Rồi gửi toàn bộ chứng từ sang ngân hàng nhập khẩu. (3) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ do Vietcombank chuyển sang, ngân hàng nhập khẩu thông báo cho người nhập khẩu về bộ chứng từ và yêu cầu người nhập khẩu trả tiền (D/P) hoặc kí chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (D/A). (4) Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền đã thu hộ hoặc hối phiếu đã được chấp nhận sang cho Vietcombank. (5) Vietcombank trả tiền vào tài khoản của Công ty ở ngân hàng. Sau khi đã nhận được tiền chuyển từ ngân hàng nhập khẩu, Vietcombank thực hiện các nghiệp vụ: - Ghi có tài khoản của Công ty. - Gửi giấy báo có cho Công ty. Trong trường hợp Công ty thanh toán theo hình thức D/A, chờ đến ngày hối phiếu đến hạn thanh toán Công ty xuất trình hối phiếu và ngân hàng nhập khẩu được sự uỷ nhiệm của người nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu đó và chuyển sang cho Vietcombank để chuyển trả vào tài khoản của Công ty. * Đối với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C: Đây là phương thức thanh toán được Công ty sử dụng nhiều nhất và mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời cũng được khách hàng lựa chọn sử dụng để kí kết hợp đồng ngoại thương. Phương thức này được thể hiện qua quy trình thanh toán sau: Sơ đồ 2.3. Quy trình thanh toán L/C HĐ ngoại thương C.ty Hanartex Người nhập khẩu Vietcombank NH mở L/C (4) (5) (3) (6) (9) (1) (2) (7) (8) Trong đó: (1) Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu chủ động viết đơn và các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo những điều kiện nêu trong đơn để trả tiền cho Công ty Harnartex. (2) Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, sau khi đã đồng ý và người nhập khẩu đã thực hiện ký quỹ thì sẽ mở L/C với số tiền nhất định để trả tiền cho Công ty Hanartex rồi gửi bản chính (bản gốc) cho ngân hàng Vietcombank. (3) Nhận được bản chính L/C từ ngân hàng mở L/C, Vietcombank phải xác nhận bằng văn bản L/C đã nhận được, rồi gửi bản chính L/C cho Công ty Hanartex. (4) Căn cứ vào nội dung của L/C và những thoả thuận đã kí trong hợp đồng thương mại, nếu thấy không có gì mâu thuẫn Công ty sẽ tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu. (5) Sau khi tiến hành giao hàng, Công ty phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ theo đúng những điều kiện trong L/C, rồi gửi toàn bộ chứng từ này cho ngân hàng Vietcombank để xin thanh toán. Bộ chứng từ bao gồm: - Hối phiếu gồm 02 bản - Thư yêu cầu thanh toán tiền hàng xuất khẩu. - Bản kê chi tiết hàng hoá (packing list) gồm có 03 bản - Hoá đơn thương mại gồm 03 bản. - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá bao gồm 03 bản gốc. - Chứng từ vận tải (vận tải đơn) gồm 02 bản trong đó có một bản gốc. - Các loại giấy tờ về hàng hoá; phiếu đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng, số lượng. - Các chứng từ khác (nếu có). Ngoài ra, Công ty phải thanh toán một khoản phí cho Vietcombank là: - Phí thông báo thư tín dụng: 20USD. - Thông báo sửa đổi thư tín dụng: 10USD. - Thanh toán một bộ chứng từ: 0.2% trị giá. - Chuyển nhượng: + Trong nước: 30USD/1giao dịch. + Ngoài nước: 40USD/1 giao dịch. (6) Ngân hàng Vietcombank sau khi nhận được bộ chứng từ của Công ty, sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra, đối chiếu. Nếu thấy các chứng từ này khi đối chiếu mà không thấy mâu thuẫn với nhau thì ngân hàng sẽ trả tiền cho các chứng từ đó (nếu Vietcombank ứng tiền mua bộ chứng từ này). (7) Ngân hàng Vietcombank chuyển bộ chứmh từ cho ngân hàng mở L/C và yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó. (8), (9) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ do Vietcombank gửi, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thông báo ngay cho người nhập khẩu và lấy tiền trong tài khoản người nhập khẩu gửi cho Vietcombank, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu. 2.2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán Là một Công ty xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng, bên cạnh đó bạn hàng của Công ty lại ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, do đó mối quan hệ trong hoạt động trao đổi hàng hoá rất rộng. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán, là khâu quyết định đến kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của Công ty, Công ty Hanartex đã vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức và phương tiện thanh toán quốc tế đối với bạn hàng của mình, cố gắng xây dựng và củng cố một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả trong khả năng của mình. Đối với từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể, Công ty đã áp dụng các phương thức khác nhau nhưng nhìn chung Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và thanh toán bằng L/C, trong đó L/C là chủ yếu, đây là phương thức an toàn nhất cho đến thời điểm hiện nay mặc dù phương thức thanh toán nhờ thu dung hoà được an toàn và rủi ro, chi phí giảm hơn so với phương thức tín dụng chứng từ nhưng tín dụng chứng từ vẫn được nhiều khách hàng thoả thuận áp dụng trong hợp đồng ngoại thương. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại Công ty thời kì 2003 – 2007 Đơn vị: 100USD Năm PTTT 2003 2004 2005 2006 2007 Trị giá Tỉ lệ (%) Trị giá t ỉ lệ (%) Trị giá Tỉ lệ (%) Trị giá Tỉ lệ (%) Trị giá Tỉ lệ (%) D/A hoặc D/P 2875 38.4 1606 14.8 2250 19.1 1910 17.9 2400 21.2 TT 1125 4.4 2502 23 2310 19.6 1215 11.4 480 4.3 L/C 4282 57.2 6770 62.2 7232 61.3 7525 70.7 8507 74.5 Tổng kim ngạch XK 7482 100 10878 100 11792 100 10650 100 11307 100 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm) Biểu số 4: Cơ cấu sử dụng các PTTT Như vậy, nhìn chung về cơ cấu các phương thức thanh toán hàng xuất khẩu qua các năm 2003 – 2007 không có biến động lớn: Khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, còn lại khoảng 25% thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức chuyển tiền. Các hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức chuyển tiền của Công ty thường có giá trị không cao. Tổng giá trị của hợp đồng này thường rơi vào khoảng từ 300 – 400 USD. Trong khi đó giá trị của mỗi hợp đồng thanh toán bằng phương thức L/C thường có giá trị lớn hơn 1500USD. Đối với một Công ty xuất khẩu như Hanartex, thường xuyên có mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, việc thanh toán đòi hỏi phải hết sức đảm bảo. Việc thanh toán nhanh, chính xác, theo đúng luật sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển vốn giữa các bên, điều đó làm cơ sở cho việc mở rộng, củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và ngày càng tăng uy tín của mình trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn phương thức thanh toán và tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ đó là đảm bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu, thuận tiện, dễ sử dụng ngay cả đối với những người mới tham gia kinh doanh quốc tế. Hiện nay, trong quá trình thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu, Công ty sử dụng phương thức thanh toán L/C là chủ yếu. Khi sử dụng phương thức này thí Công ty chỉ nhận được tiền khi xuất trình một bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ cho các ngân hàng phục vụ mình như Vietcombank, Eximbank.... Thư tín dụng đảm bảo cho Công ty và các bạn hàng chưa tìm hiểu kĩ về nhau hoặc mới thiết lập mối quan hệ vẫn có thể an toàn là nhận được tiền theo đúng thời gian đã được thoả thuận trong hợp đồng. Qua thực tiễn cho thấy, đối với các Công ty xuất nhập khẩu của Viêt Nam nói chung và Công ty Hanartex nói riêng thì việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán sẽ giúp cho Công ty thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng lớn, thị trường lớn và xây dựng được mối quan hệ có độ tin cậy cao. Trong các năm vừa qua, các hợp đồng được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng lên (chiếm khoảng 70%), tuy nhiên với những bạn hàng thân tín, có độ tin cậy cao, mối quan hê. lâu dài Công ty vẫn áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu kèm chứng từ vì phương thức này vừa nhanh chóng và hiệu quả (chiếm khoảng 30%) và tỉ lệ này ngày càng có xu hướng giảm xuống. 2.2.2.3. Những rủi ro thanh toán của Công ty trong thời gian qua TTQT giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của các quốc gia. Cùng với xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại nói riêng đã xuất hiện những phương thức thanh toán phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nguy cơ rủi ro đối với các bên tham gia là không nhỏ. Điều đó thể hiện qua các dẫn chứng mà Công ty đã gặp phải trong thời gian qua: * Xuất khẩu hàng thêu ren sang Singapore, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền Công ty có kí kết một hợp đồng xuất khẩu hàng thêu ren sang Singapore, hợp đồng đã kí kết thoả thuận, thanh toán theo phương thức TT. Theo thói quen trong mua bán hàng Mỹ nghệ, người mua không mở L/C mà thực hiện việc thanh toán bằng cách mở tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam để thanh toán ngay cho người bán khi xếp hàng lên Container tại cảng Việt Nam xong. Cũng do tính chất giá cả lên xuống không ổn định nên đồng thời Công ty cũng đã tiến hành giao dịch và kí hợp đồng thu mua với khách hàng trong nước và phải ứng tiền mua để giữ hàng và tránh lên giá. Trong quá trình hàng được vận chuyển, bên nước người nhập khẩu giá hàng giảm hơn rất nhiều so với giá mà Công ty xuất khẩu và họ đã không muốn mua lô hàng này nữa nên bên nhập khẩu đã không chấp nhận và ngân hàng phục vụ người nhập khẩu từ chối thanh toán. Trước tình hình đó, Công ty đã phải tiến hành thương lượng về phía nhập khẩu chấp nhận hạ giá thành xuống so với hợp đồng để giải quyết số hàng này, người nhập khẩu cũng đã chấp nhận và trong trường hợp này Công ty đã phải chịu thiệt hại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20417.doc
Tài liệu liên quan