LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Khái quát những vấn đề cơ bản về kinh doanh và phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành tại công ty lữ hành Hanoitourist. 2
I: Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành 2
1 - Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ lữ hành. 2
2 – Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành. 5
3 - Vai trò của dịch vụ lữ hành. 6
4 - Các hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành. 7
II – Nội dung kinh doanh dịch vụ lữ hành và các nhân tố ảnh hưởng 8
1 - Nội dung của kinh doanh dịch vụ lữ hành. 8
2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ lữ hành. 11
III – Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp 14
1 - Sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của Doanh nghiệp. 14
2 - Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ. 15
3 - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. 16
Chương II – Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốctế và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) ở công ty lữ hành Hanoitourist. 19
I - Giới thiệu tổng quan về Công ty lữ hành Hanoitourist. 19
1- Lịch sử hình thành và phát triển 19
2- Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty lữ hành Hanoitourist: 20
II - Thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist 27
1 – Đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) ở công ty lữ hành Hanoitourist. 27
2 – Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại công ty lữ hành Hanoitourist. 28
3 – Thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại công ty lữ hành Hanoitourist. 41
III – Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Công ty lữ hành Hanoitourist. 46
1– Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound tại Công ty Lữ hành Hanoitourist. 46
2 - Những ưu điểm và những hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) tại công ty lữ hành Hanoitourist. 50
3 - Nguyên nhân của những hạn chế: 51
Chương III: Phương hướng và biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Công ty lữ hành Hanoitourist 51
I - Định hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại công ty lữ hành Hanoitourist trong thời gian tới. 51
1 - Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh. 51
2 - Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound tại Công ty Lữ hành Hanoitourist 51
II - Biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Inbound tại Công ty lữ hành Hanoitourist. 51
1 – Biện pháp phát triển sản phẩm lữ hành quốc tế. 51
2 - Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) 51
3 - Biện pháp phát triển khách hàng. 51
4 – Biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Inbound. 51
5 – Các biện pháp khác. 51
III – Một số kiến nghị để thực hiện các biện pháp. 51
1 – Với Tổng cục Du lịch. 51
2 – Với Công ty lữ hành Hanoitourist. 51
KẾT LUẬN 51
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Inbound tại Công ty lữ hành Hanoitourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế có nhu cầu.
Phòng Outbound - hay còn gọi là phòng thị trường du lịch nước ngoài: Có chức năng là cung cấp các tour du lịch ra nước ngoài cho khách du lịch Việt Nam.Có chức năng là:
Xây dựng các gói sản phẩm du lịch lữ hành cho khác du lịch trong nước muốn du lịch ra nước ngoài.
Tính giá các gói sản phẩm, dịch vụ dự định đề xuất.
Kết hợp với Phòng điều hành-Hướng dẫn tiến hành giao dịch, đặt trước các dịch vụ sẽ cung cấp cho khách du lịch.
Triển khai các dịch vụ: Tiếp nhận và bán các gói tour cho khách trong nước có nhu cầu.
Phòng nội địa (Domestic): Có chức năng là cung cấp các tour du lịch trong nước cho khác du lịch nội địa.Có các chức năng là:
Xây dựng các gói sản phẩm du lịch lữ hành cho khác lữ hành trong nước muốn du lịch trong nước.
Tính giá các gói sản phẩm, dịch vụ dự định đề xuất.
Kết hợp với Phòng điều hành-Hướng dẫn tiến hành giao dịch, đặt trước các dịch vụ sẽ cung cấp cho khách du lịch.
Triển khai các dịch vụ: Tiếp nhận và bán các gói tour cho khách trong nước có nhu cầu.
Phòng bán vé máy bay: Thực hiện chức năng chính là bán vé máy bay cho khách du lịch có nhu cầu.
Phòng nghiên cứu và phát triển: Thực hiện nhiệm vụ chính là tìm các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, với các chức năng cụ thể là:
Nghiên cứu thị trường du lịch lữ hành trong nước và quốc tế theo các tiêu thức (khu vực, nhóm khách hàng, văn hóa.) nhằm làm cơ sở xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Tiến hành thu nhận thông tin phản hồi của khách và của các hướng dẫn viên du lịch.
Tiến hành các hoạt động xúc tiến: quảng cáo, tiếp thị…
Phòng điều hành hướng dẫn:
Thực hiện giao dịch các dịch vụ và tiến hành thực hiện tour.
Điều hành, sắp xếp các hướng dẫn viên du lịch vào các tour theo chương trình tour đã định sẵn.
Phòng tài chính: Tham mưu cho ban giám đốc Công ty và các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch và các đề án sản xuất kinh doanh, kế hoach vốn, kế hoạch tài chính.
Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức hạch toán, quản lí tài chính, tài sản trong Công ty, công tác giá cả, tiếp thị
Phòng tổ chức hành chính:Tổ chức kế hoạch kinh doanh, nhân sự, và các vấn đề về cơ cấu tổ chức của công ty.
II - Thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist.
1 – Đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) ở công ty lữ hành Hanoitourist.
Đối tượng là khách du lịch quốc tế: Dịch vụ lữ hành quốc tế mang yếu tố nước ngoài, khách du lịch là người ngoại quốc, đến Việt Nam du lịch với các mục đích khác nhau như du lịch văn hóa, du lịch chuyên đề, du lịch thể thao…
Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ: Kèm với yếu tố quốc tịch nước ngoài là vấn đề đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với nước có địa điểm du lịch, thường là đồng Đôla Mỹ hay Euro…
Thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu của khách du lịch bao gồm nhu cầu chính thiết yếu và nhu cầu bổ sung.
Nhu cầu tập trung cao, mang tính thời vụ: Khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa đó là nhu cầu thường mang tính thời vụ, tập trung vào một số khoảng thời gian nhất định; ngoài ra còn mang tính tập trung cao, xu hướng là tới các địa điểm du lịch nổi tiếng, có truyền thống.
Tuân theo các quy định về xuất nhập cảnh: Do đối tượng khách du lịch là khách quốc tế nên nó có đặc điểm là có sự di chuyển qua biên giới quốc gia vì vậy chịu ảnh hưởng của các quy định về xuất nhập cảnh của nước sở tại.
2 – Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại công ty lữ hành Hanoitourist.
2.1 - Tổ chức hoạt động kinh doanh.
Công ty lữ hành Hanoitourist là đơn vị hạch toán kinh tế trực thuộc Tổng Công ty du lịch Hà Nội, chịu sự quản lí trực tiếp của Tổng Công ty du lịch Hà Nội, hoạt động theo kế hoạch thống nhất của Công ty theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng.Đây là kiểu hạch toán độc lập không hoàn toàn.
Công ty có chức năng chính là kinh doanh dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế với 3 mảng kinh doanh chủ yếu là Thị trường quốc tế (Inbound), Du lịch lữ hành nước ngoài (Outbound) và Du lịch lữ hành nội địa (Domestic). Công ty tập trung phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành bằng hoạt động khai thác, trao đổi khách du lịch với các hãng, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước.
Quá trình xây dựng thực hiện một tour du lịch Inbound có sự tham gia của các bộ phận trong công ty được bắt đầu từ việc xây dựng, thiết kế tour du lịch. Đây là công việc chủ yếu của phòng nghiên cứu thị trường và phòng Inbound, có sự phối hợp xây dựng của các phòng ban khác như phòng điều hành hướng dẫn…Sau khi đã xây dựng được một tour du lịch Inbound hoàn chỉnh, sản phẩm sẽ được đưa vào bán cho khách du lịch. Ở giai đoạn này, hoạt động tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm được xúc tiến với ngân sách đã được dự tính trước từ phòng tài chính và kế toán tài vụ, chịu trách nhiệm công việc sẽ do phòng nghiên cứu và phát triển thị trường đảm nhận. Sản phẩm dịch vụ sau khi được giới thiệu với khách du lịch có nhu cầu, thì quá trình thỏa thuận, giao dịch để tiến hành bán tour sẽ được thực hiện với nhiệm vụ chính thuộc về phòng thị trường quốc tế trong việc tiếp nhận và kí kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng sau khi được kí kết sẽ đến giai đoạn đặt trước các dịch vụ theo nội dung của tour đã được thiết kế và phòng điều hành hướng dẫn kết hợp với phòng thị trường quốc tế sẽ tiến hành việc đặt dịch vụ cho tour cũng như bố trí, sắp xếp hướng dẫn viên theo đoàn. Quá trình thực hiện tour được diễn ra theo đúng như nội dung của tour đã giới thiệu bán cho khách. Mọi sự thay đổi phát sinh trong quá trình diễn ra tour đều được thông báo về cho phòng điều hành hướng dẫn để có biện pháp giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Kết thúc tour du lịch, hướng dẫn viên theo đoàn sẽ thu thập lại ý kiến nhận xét, đánh giá của khách du lịch về nội dung chuyến đi, về chất lượng dịch vụ…nhằm làm cơ sở cung cấp cho phòng nghiên cứu phát triển thị trường để hoàn thiện và xây dựng các tour du lịch với chất lượng ngày một tốt hơn.
2.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty lữ hành Hanoitourist.
Trải qua 27 năm hoạt động kinh doanh (từ khi còn là Phòng hướng dẫn năm 1978), Công ty lữ hành Hanoitourist đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng gia tăng. Các hoạt động kinh doanh tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo được uy tín và khẳng định được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành cả trên bình diện trong nước và quốc tế.
2.2.1- Các chỉ tiêu tổng hợp
Bảng 1: Tổng kết kết quả kinh doanh chung giai đoạn 2001-2005:
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Tỉ VNĐ
36
33.18
43.5
59
67
Lợi nhuận
TriệuVNĐ
540
654
800
650
1100
Thu nhập bình quân
TriệuVNĐ
/ Tháng
1.3
1.8
2.2
2.7
3.5
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty lữ hành Hanoitourist)
Biểu 1: Doanh thu giai đoạn 2001-2005:
Như vậy trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005 Công ty đã kinh doanh khá hiệu quả, doanh thu liên tục tăng (trừ 2002), tăng cao nhất là từ năm 2003 sang 2004 tăng 15.5 tỉ đồng, trong 5 năm mức tăng trưởng bình quân là 18 %.
Biểu 2: Lợi nhuận giai đoạn 2001-2005
Lợi nhuận Công ty đạt được cũng tăng trong các năm (trừ năm 2004), năm có mức tăng lớn nhất là năm 2005 (tăng 450 triệu đồng), trong 5 năm mức tăng trưởng bình quân của Công ty là 23.25 %/năm.Đó là 1 con số khá lạc quan, nó cho thấy mức độ ổn định và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Biểu 3: Thu nhập bình quân của người lao động:
Như vậy, cùng với việc kinh doanh hiệu quả, đời sống của cán bộ CNV Công ty đã được cải thiện rõ rệt. Năm 2001 lương bình quân là 1.3triệu đồng/người thì chỉ sau 4 năm lương đã tăng lên gần gấp 3 lần và đạt 3.5triệu đồng /tháng vào năm2005, nó cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005.
2.2.2 - Các chỉ tiêu đặc trưng:
Xem xét hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist, chúng ta xem xét 2 chỉ tiêu đặc trưng đó là số lượng khách du lịch và số ngày khách du lịch, thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 2: Về số khách giai đoạn 2001-2005:
Số khách
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Khách
14 481
11 981
17 092
27 982
19 515
Khách Inbound
Khách
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Khách Outbound
Khách
3 034
1 197
3 515
5 045
6 219
Khách Nội địa
Khách
2 409
2 712
2 935
4 920
5 159
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty lữ hành Hanoitourist)
Biểu 4: Mức tăng số lượng khách từ 2001-2005:
Như vậy lượng khách du lịch của Công ty tăng đều đặn, đặc biệt là năm 2004 đạt 27 982 khách và là năm có lượng khách lớn nhất. Trong 5 năm Công ty đã phục vụ 91 051 khách trong đó có 59 906 khách Inbound, 19 010 khách Outbound, và 18 135 khách nội địa.
Bảng 3: Về số ngày khách du lịch:
Ngày khách
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Ngày
94 091
74 374
82 944
125 802
94 018
Khách Inbound
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
Khách Outbound
Ngày
24 063
14 660
19 884
31 298
30 100
Khách Nội địa
Ngày
14 764
14670
23 201
21 898
24 698
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty lữ hành Hanoitourist)
Biểu 5: Số ngày khách giai đoạn 2001-2005
Như vậy giống như tình hình về số lượng khách du lịch, thống kê cũng cho thấy năm 2004 là năm mà Công ty có số ngày khách cao nhất (125 802 ngày). Năm 2002 có số ngày khách thấp nhất (74 374 ngày.)
2.3 - Thực trạng kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) tại công ty lữ hành Hanoitourist.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế-Inbound là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty, thể hiện ở mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của Công ty trong những năm trở lại đây.Sau đây là kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Công ty lữ hành Hà Nội Tourism trong giai đoạn 2001-2005:
Bảng 4: Kết quả kinh doanh 2001-2005:
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Tỉ VNĐ
10.80
10.60
14.35
18.5
25
Lợi nhuận
TriệuVNĐ
180
220
256
227.5
410
Số khách
Người
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Số ngày khách
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty lữ hành Hanoitourist)
A -Về doanh thu:
Biểu 6: Doanh thu Inbound giai đoạn 2001-2005
Như vậy trong giai đoạn từ 2001-2005 doanh thu từ kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound tăng trưởng rất ổn định, trừ năm 2002 doanh thu bị giảm so với năm trước đó (từ 10.8 tỉ đồng xuống 10.6 tỉ đồng) do ảnh hưởng của sự kiếm khủng bố tại Mỹ, còn trung bình trong 5 năm doanh thu tăng 24.33 %/năm. Cao nhất là năm 2005 doanh thu đạt 25 tỉ đồng, đó là do Công ty đã tiến hành đa dạng hóa thị trường khách và sản phẩm của Công ty.
B – Về lợi nhuận:
Biểu 7: Lợi nhuận kinh doanh Inbound giai đoạn 2001-2005
Cùng với sự tăng lên doanh thu, lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên ổn định trong giai đoạn 2001-2005. Lợi nhuận tăng liên tục các năm trừ năm 2004 có sự giảm sút so với năm trước (từ 256 triệu đồng xuống 227.5 triệu đồng). Năm 2005 cũng là năm đạt được lợi nhuận cao nhất: 410 triệu đồng. Trong 5 năm từ 2001-2005 mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 26.91%/năm, đây là một dấu hiệu đánh dấu sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist.
C – Về số lượng khách du lịch Inbound:
Lượng khách du lịch Inbound của Công ty tăng trưởng không thực sự ổn định, có những năm đạt số lượng khách rất cao như năm 2004 đạt 18 017 khách du lịch nhưng có những năm lại đạt thấp như năm 2005: 8137 khách du lịch, chỉ bằng 45.16% năm 2004. Năm có số lượng khách Inbound thấp nhất là năm 2002 chỉ đạt 8072 khách du lịch.
Biểu 8: Lượng khách du lịch Inbound giai đoạn 2001-2005
Có sự biến động đó là do lượng khách Inbound chịu ảnh hưởng tác động nhiều từ các vụ khủng bố như ở Mỹ, Indonesia…và do dich cúm gia cầm bùng nổ và lan tràn ở nhiều nước cộng với chiến lược của Công ty trong đang tập trung vào khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao (như Mỹ, Nhật…)
Biểu 9: Cơ cấu khách du lịch giai đoạn 2001-2005 tại Công ty lữ hành Hanoitourist
Như vậy theo cơ cấu về số lượng khách du lịch Công ty lữ hành Hanoitourist tiếp đón và phục vụ thì lượng khách du lịch Inbound chiếm một tỉ trọng lớn: 59% lượng khách. Trong khi đó lượng khách Nội địa và Outbound chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và ngang bằng nhau, lần lượt là 20% và 21% lượng khách. Chính vì lượng khách Inbound là nguồn khách chủ yếu của Công ty vì đây là đối tượng khách có mức thu nhập và chi tiêu trung bình cao hơn so với hai nhóm đối tượng khách là Outbound và Nội địa nên Công ty đã xác định khách Inbound chính là nguồn khách quan trọng và là nhóm thị trường mục tiêu của Công ty.
D – Về số ngày khách:
Giống như về số lượng khách Inbound của Công ty đến Việt Nam giai đoạn 2001-2005, số ngày khách Inbound của Công ty cũng chịu nhiều tác động xấu của tình hình thế giới như khủng bố, cúm gia cầm…nên số ngày khách có nhiều biến động. Năm 2004 là năm có số ngày khách lưu trú cao nhất: 72 606 ngày, thấp nhất là năm 2002 chỉ đạt 39 220 ngày khách.
Biểu 10: Số ngày khách Inbound giai đoạn 2001-2005
Biểu 11: Cơ cấu khách từ năm 2001-2005 tại Công ty lữ hành Hanoitourist
.
Không chỉ dẫn đầu về số lượng khách du lịch trong cơ cấu khách du lịch của Công ty mà khách du lịch Inbound còn tiếp tục dẫn đầu về số ngày khách du lịch của Công ty, thế hiện ở số ngày khách du lịch Inbound chiếm 54% tổng số ngày khách du lịch, trong khi đó số ngày khách du lịch Nội địa và Outbound chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ là 21% và 25% số ngày khách du lịch.
Nếu so với số lượng khách đến Việt Nam giai đoạn 2001-2005 thì ta thấy năm 2001 là năm đạt hiệu suất ngày khách cao nhất: 6,114 ngày/khách, thấp nhất là năm 2003 chỉ đạt 3,745 ngày/khách.
Bảng 5: Hiệu suất ngày khách Inbound giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Số khách
Người
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Số ngày khách
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
Bình quân ngày khách
Ngày/Khách
6,114
5,580
3,745
4,029
4,819
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty lữ hành Hanoitourist)
E – Các chỉ tiêu đặc trưng phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Inbound) tại Công ty lữ hành Hanoitourist.
Trong giai đoạn kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound từ 2001-2005 Công ty lữ hành Hanoitourist đã đạt được những bước tiến rất đáng ghi nhận, được thể hiện không chỉ qua các chỉ tiêu chung như Doanh thu, Lợi nhuận, Số khách, Số ngày khách…mà còn được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu cụ thể phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc trưng của ngành du lịch.
Chỉ tiêu về hiệu quả khai thác khách.
H1k: Hiệu quả khai thác khách tính theo doanh thu.
H2k: Hiệu quả khai thác khách tính theo lợi nhuận.
Chỉ tiêu về hiệu quả khai thác số ngày khách.
H2Nk: Hiệu quả khai thác số ngày khách tính theo doanh thu.
H2Nk: Hiệu quả khai thác số ngày khách tính theo lợi nhuận.
Ta có bảng số liệu tính toán sau:
Bảng 6: Các chỉ tiêu về hiệu quả khai thác khác lữ hành Inbound tại Công ty lữ hành Hanoitourist
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Tỉ VNĐ
10.80
10.60
14.35
18.5
25
Lợi nhuận
TriệuVNĐ
180
220
256
227.5
410
Số khách
Người
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Số ngày khách
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
H1k
Triệu/người
1,1949
1,3138
1,3484
1,0268
3,0723
H2k
Đồng/ngày
195 425
235 325
360 019
254 799
637 429
H1Nk
Đồng/người
19 915
27 254
24 055
12 626
50 387
H2Nk
Đồng/ngày
3 257
4 884
6 422
3 133
10 453
Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound tại Công ty rất tốt. Cụ thể:
Về hiệu quả khai thác khách: Trong giai đoạn từ 2001-2005 thì năm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất là năm 2005: cứ mỗi khách du lịch Công ty đạt 3,0723 triệu đồng doanh thu và thu về 637 429 đồng lợi nhuận . Trong giai đoạn 2001-2005 thì năm 2004 là năm duy nhất mà hiệu quả khai thác khách giảm so với năm trước đó mặc dù số khách và số ngày khách là cao nhất trong 5 năm. Đó là do năm 2004 Công ty phải đối mặt với hậu quả từ đại dịch SARS bùng nổ vào giai đoạn quý III và quý IV năm 2003, nên Công ty thực hiện chiến lược thu hút khách du lịch quay trở lại Việt Nam bằng chính sách giá thấp.
Về hiệu quả khai thác số ngày khách: Năm 2005 vẫn là năm đạt hiệu quả kinh doanh nhất: 50 387 đồng doanh thu/ngày khách và 10 453 đồng lợi nhuận/ ngày khách. Nó cho thấy sự tăng lên về chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà Công ty cung cấp. Các năm còn lại đều có sự tăng lên về cả mặt doanh thu và lợi nhuận trong việc khai thác số ngày khách du lịch, trừ năm 2004 vẫn là năm thấp nhất trong 5 năm, chỉ đạt 12 626 đồng doanh thu/người và 3 133 đồng lợi nhuận/người.
3 – Thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại công ty lữ hành Hanoitourist.
3.1 – Về hoạt động phát triển khách hàng.
Khách du lịch của Công ty được chia làm ba nhóm đối tượng chính là khách du lịch Nội địa, khách du lịch Inbound và khách du lịch Outbound. Trong số đó, nhóm khách du lịch Inbound là nhóm khách hàng chủ yếu quan trọng của Công ty vì nó là nhóm khách hàng có nhu cầu du lịch cao cộng với khả năng chi tiêu cao đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Công ty.
Khách du lịch lữ hành quốc tế Inbound của Công ty chủ yếu là khách du lịch đi theo các đoàn, theo các tour du lịch đã đặt trước hoặc gom từ khách lẻ từ các Công ty lữ hành hoặc đại lý khác. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Công ty đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch Inbound, tập trung nhiều hơn vào nhóm khách hàng có mức thu nhập và khả năng chi tiêu cao, đó chính là nhóm khách hàng mà Công ty muốn chinh phục hiện tại và trong thời gian tới.
Bảng 7 – Sự tăng giảm về số lượng khách Inbound giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Số khách
Người
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Số ngày khách
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
Tăng/Giảm số khách so với năm trước đó
%
10.25
-10.69
31.84
69.30
-54.83
Tăng/Giảm số ngày khách so với năm trước đó
%
20.23
-18.49
-11.51
82.16
-45.98
(Số liệu tính toán từ bảng 5)
3.2 – Về hoạt động phát triển thị trường.
Trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2005 thị trường khách du lịch Inbound truyền thống của Công ty chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật…là những thị trường có thuận lợi về mặt địa lý và có nền văn hóa không mang tính khách biệt nhiều, nhưng trong những năm gần đây lượng khách đến từ các thị trường trên đã giảm đi về số lượng, lợi nhuận thu được không cao. Thay vào đó thị trường mục tiêu của Công ty tập trung nhắm tới chinh phục là các thị trường Thái Lan, Pháp, Mỹ…là những thị trường có mức tăng trưởng cao, ổn định và có mức chi trả cao.
Bảng 8: Thống kê tình hình kinh doanh khách du lịch Inbound năm 2005
Đơn vị: USD
TT
Thị trường
Số khách
Doanh thu
Lãi gộp.
1
Hàn Quốc
2893
268934
15514
2
Thái Lan
3156
496722
47392
3
Pháp
756
312659
37282
4
TQ/Đài Loan
504
10596
10244
5
Nhật
356
94796
13316
6
Mỹ
194
159634
16978
7
Đức
38
17869
1788
8
Nga
27
17869
3370
9
Sing
60
17153
2737
10
Hungary
45
21893
1656
11
Úc
32
19687
1856
12
Khách lẻ
76
19689
2515
Tổng số
8137
1457501
154648
Nguồn: Phòng Kinh doanh lữ hành Inbound.
Thị trường Thái Lan: Số khách năm 2005 tăng 18% so với năm 2004, và được coi là thị trường trọng điểm trong năm 2006.
Thị trường Pháp: Số lượng khách năm 2005 tăng 20% so với năm2004, lợi nhuận tăng 17% so với năm 2004, là thị trường đứng thứ 2 trong cơ cấu khách Inbound.
Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường mới hình thành được 1,5 năm, nhưng cũng có mức tăng trưởng tốt. Số khách tăng 50% so với năm 2004, lợi nhuận tăng 65% so với năm 2004.
Thị trường Hàn quốc: Là thị trường chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu khách năm2004 nhưng năm 2005 chỉ duy trì được đến hết tháng 4/2005. Số khách giảm đi 60% so với năm 2004, đó là do nhu cầu du lịch Việt Nam của khách Hàn quốc vào Việt Nam đã bão hòa và đi xuống, cộng với việc các hãng du lịch Hàn quốc vào Việt Nam mua tư cách pháp nhân của các Công ty Việt Nam rồi trực tiếp làm thực hiện tour.
Tổng kết lại ta có thể thấy thị trường khách du lịch Châu Á chiếm phần lớn số lượng khách đến với công ty, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 12: Cơ cấu thị trường khách Inbound tại công ty lữ hành Hanoitourist
3.3– Về hoạt động phát triển sản phẩm.
Sản phẩm mà Công ty lữ hành Hanoitourist cung cấp chủ yếu là các gói tour du lịch Inbound trọn gói bao gồm du lịch hội nghị, du lịch nghỉ ngơi, du lịch quá cảnh, du lịch văn hóa…Trong những năm đầu, sản phẩm tour Inbound của Công ty lữ hành Hanoitourist hầu như chỉ bao gồm du lịch nghỉ ngơi tham quan thì hiện nay sản phẩm các tour đã đa dạng và phong phú hơn rất nhiều bao gồm cả du lịch nghỉ ngơi tham quan, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch thăm hỏi, du lịch quá cảnh…Trong thời gian tới, Công ty phát triển thêm cả các loại hình tour du lịch sinh thái, mạo hiểm…
Các gói tour sản phẩm của Công ty thường được thiết kế săn dựa trên quá trình tìm hiểu và phân tích nhu cầu của khách du lịch. Đó có thể là các tour du lịch ngắn ngày hoặc dài ngày, du lịch theo đoàn hoặc du lịch cá nhân…Nếu từ giai đoạn 2001-2003, các tour du lịch mà Công ty lữ hành Hanoitourist đưa ra là các tour đã được thiết kế cố định rồi bán cho khách du lịch thì trong những năm trở lại đây, bên cạnh tiếp tục bán các tour có sẵn, Công ty còn thiết kế và đưa ra các tour du lịch với nội dung và lịch trình theo nhu cầu và mong muốn của khách nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.
Cùng với sự phát triển của các dịch vụ, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, độ dài của các tour Inbuond cũng dài hơn trước. Nếu các tour trước đây có độ dài bình quân là 4 ngày thì hiện nay độ dài bình quân là 6 ngày. Việc các tour tăng lên cả về số lượng tour lẫn độ dài bình quân đã mang lại sự tăng lên cả về doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
3.4 – Về các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế.
Bên cạnh tập trung phát triển thị trường và phát triển sản phẩm, Công ty cũng xác định các hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Công ty đã tiến hành thiết lập và giữ mối liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài ngành du lịch không chỉ ở trong nước mà nước ngoài. Công ty lữ hành Hanoitourist đã kí hợp đồng liên kết hợp tác kí gửi và nhận khách với các Công ty lữ hành có tiếng tại các thị trường trọng điểm như Asia, Accor (Pháp), Executive (Mỹ), Donna Travel (Thái Lan)…Công ty đã xúc tiến các hoạt động quảng cáo của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình một cách định kì nên đã quảng bá được vị trí tên tuổi cho thương hiệu Hanoitourist.
Ngoài ra, Công ty đã tích cực tham gia các hoạt động lớn nhỏ của ngành du lịch nhằm giới thiệu và khuyếch trương hình ảnh của mình, gần nhất như tham gia Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội 2005 (tổ chức từ ngày 29/4 đến 1/5/2005), liên hoan ẩm thực Hà Nội…Tham gia các hội chợ quốc tế ở Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản… để giới thiệu sản phẩm du lịch của mình. Trong thời gian tới bên cạnh tiếp tục in ấn các ấn phẩm, brochure, tập san…
Công ty đã cố gắng giới thiệu được sản phẩm của mình thông qua website với tên miền www.hanoitourist-travel.com với sự cập nhật thường xuyên các tour du lịch Inbound với các dịch vụ và mức giá chào mời tới nhằm thu hút được nhóm khách du lịch có thói quen sử dụng Internet cũng như ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động phát triển du lịch lữ hành của Công ty nói chung và lữ hành Inbound nói riêng.
III – Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Công ty lữ hành Hanoitourist.
1– Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong kinh doanh dịch vụ lữ hành Inbound tại Công ty Lữ hành Hanoitourist.
1.1 – Những điểm mạnh:
Công ty có một đội ngủ cán bộ trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn tốt, năng động, nhiệt tình.Điều này đã giúp ích rất nhiều cho việc duy tri quảng bá hình ảnh tốt đẹp về Công ty trong con mắt khách du lịch.
Tổng số cán bộ công nhân viên có mặt đến ngày 31/12/2005 là: 85 người. Trong đó có 46 người là nữ, chiếm tỉ lệ 54,11 %.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học, cao đẳng: 65 người, chiếm tỉ lệ 76,47 %.
Trung học, công nhân kĩ thuật: 13 người, chiếm tỉ lệ 15,2%.
Sơ cấp, lao động phổ thông: 7 người chiếm tỉ lệ 8,24 %.
Linh hoạt trong xây dựng các tour du lịch, xác định tốt nhu cầu của khách du lịch nhờ đó đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách đi tour cũng như khách lẻ.
Thực hiện tốt việc đa dạng hóa thị trường, nhờ vậy mà nguồn khách Inbound của Công ty lữ hành Hanoitourist không bị phụ thuộc quá nhiều vào 1 số ít các thị trường, và khi có diễn biến xấu với 1 thị trường thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh kinh doanh của Công ty.
Tạo lập tốt được mối quan hệ với các đại lý, các trung tâm du lịch khác trong phạm vi trong và ngoài nước, nhờ đó duy trì một cách đều đặn các nguồn khách trong và ngoài nước.
Tận dụng được uy tín thương hiệu và logo của Hanoitourism-tiền thân của Tổng công ty Du lịch Hà Nội bây giờ, nên Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32359.doc