Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng ở công ty TNHH Nội Thất Thành Phát

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU: CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ KHÁT QUÁT CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THÀNH PHÁT. 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3

1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp. 3

1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 3

1.2 Vai trò và đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 4

2. Nội dung tiêu thụ sản phẩm. 7

2.1 Nghiên cứu thị trường. 7

2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 7

2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán. 8

2.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 8

2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm. 9

2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng. 10

2.7. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 10

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 11

II. KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THÀNH PHÁT. 14

1. Quá trình hình thành và phát triển. 14

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 17

2.1 Chức năng. 17

2.2. Nhiệm vụ. 17

3. Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 18

3.1 Hệ thống tổ chức. 18

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 19

 

4. Đặc điểm cơ bản của công ty. 20

4.1. Về sản phẩm. 20

4.2. Về thị trường. 21

4.3 Về nhân sự. 22

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ 27

SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG Ở CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THÀNH PHÁT. 27

I. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 27

1. Đặc điểm sản phẩm nội thất văn phòng. 27

1.1. Đặc điểm sản phẩm nội thất văn phòng. 27

1.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 30

2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng của công ty. 32

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 35

1. Những nhân tố khách quan 35

2. Những nhân tố chủ quan. 39

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 41

1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty. 41

2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng của công ty. 43

2.1. Doanh thu theo nhóm sản phẩm chính 45

2.2 Doanh thu theo đối tượng khách hàng. 48

2.3 Doanh thu theo thị trường. 51

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 55

1. Những kết quả đạt được. 55

2. Những hạn chế còn tồn tại. 61

 

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THÀNH PHÁT. 63

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 63

II. MỤC TIÊU TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY. 64

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 65

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG. 85

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng ở công ty TNHH Nội Thất Thành Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con người cung cấp số liệu nguồn đầu vào, thị trường để ban lãnh đạo hoạch định chiến lược và kế hoạch mục tiêu chung cho công ty. Hiện nay, nguồn nhân lực trong công ty mới có khoảng trên 50 người đôi lúc lên đến hơn 60 người. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tăng quy mô sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ thì nguồn nhân lực này chưa đáp ứng được yêu cầu. Để sản xuất ra một sản phẩm nội thất cần có con người và máy móc thiết bị, bên cạnh đó, trước khi đưa vào sản xuất là khâu thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Và sản xuất xong phải có thị trường để tiêu thụ, như vậy phải có sự nghiên cứu và phân tích thị trường. Một loạt vấn đề trên đều cần bàn tay của con người. Hiện nay, bộ phận nghiên cứu thị trường tiêu thụ vẫn do nhân viên kinh doanh đảm nhận nên hiệu quả tiêu thụ giảm nếu như công việc này giao cho nhân viên nghiên cứu thị trường trong phòng marketing. Do vây, sự thiếu nguồn nhân lực đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu thụ sản phẩm nội thất nói riêng. Thứ ba, yếu tố tài chính. Bất kể kinh doanh mặt hàng gì đều cần có nguồn vốn. Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả thì phải có các chiến lược và kế hoạch. Nhưng để các chiến lược và kế hoạch này được khả thi thì cần có nguồn vốn để triển khai và thực hiện. Với một công ty trẻ như công ty TNHH Nội Thất Thành Phát thì đây là một khó khăn cho công ty. Hiện nay, nguồn vốn trong công ty chủ yếu là vốn góp. Do không đủ điều kiện để vay vốn nên công ty không có nguồn vốn đi vay. Sự thiếu vốn như vậy có ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ và có thể làm giảm lượng tiêu thụ. Vì thiếu vốn nên không thu mua đủ nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm cung cấp kịp thời cho khách hàng. Một khi không cung cấp kịp thời cho khách hàng thì sẽ giảm tiến độ sản xuất kinh doanh keo theo không đúng theo kế hoạch đặt ra và giảm lượng tiêu thụ trong kỳ đó. Hiểu được vấn đề này, công ty đang nỗ lực huy động nhiều nguồn vốn từ trong quần chúng để gia tăng nguồn vốn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội thất. Thứ tư, thương hiệu và uy tín của công ty. Do vẫn là một công ty trẻ nên thương hiệu và uy tín vẫn chưa mạnh. Điều này có phần ảnh hưởng đến tiêu thụ. Khi thương hiệu và uy tín chưa mạnh thì để thu hút khách hàng và giữ khách hàng truyền thống thì công ty phải sử dụng công cụ marketing để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của công ty. Nếu công ty có thương hiệu mạnh thì khách hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm của công ty và đặt mua hàng lâu dài với công ty, và họ có thể trở thành khách hàng trung thành cho công ty. Như vậy, tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến tiêu thụ nội thất ở những mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng mà công ty cần có các biện pháp để tận dụng yếu tố tích cực và ngăn ngừa yếu tố tiêu cực. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty. Sản phẩm nội thất của công ty bao gồm: nội thất văn phòng, nội thất nhà dân, nội thất khách sạn và các sản phẩm khác như: Booth ATM, quầy giao dịch, backdrop. Qua 6 năm hình thành và hoạt động, công ty cũng đã đạt được những kết quả cao trong kinh doanh mặt hàng nội thất, sản phẩm luôn được khách hàng ưa chuộng. Sau đây là bảng tổng kết doanh thu tiêu thụ nội thất của công ty trong 3 năm. Bảng Số 2.1 : Doanh thu tiêu thụ nội thất của công ty trong 3 năm Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị( VNĐ) % Giá trị(VNĐ) % Giá trị(VND) % Nội thất văn phòng 1.037.189.702 40,47 1.238.718.531 34,97 2.129.832.130 43,45 Nội thất khách sạn 523.581.001 20,43 920.854.113 26,00 1.280.005.417 26,11 Nội thất nhà dân 312.280.917 12,19 526.322.815 14,85 600.795.451 12,26 Các sản phẩm khác 689.514.300 26,91 856.775.432 24,18 890.800.955 18,18 Tổng 2.562.565.920 100 3.542.670.891 100 4.901.433.953 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh ở công ty) Như vậy doanh thu tiêu thụ nội thất của công ty đã tăng lên đáng kể từ năm 2005 đến năm 2007. Cụ thể năm 2005 đạt mức 2.562.565.920 VNĐ thì đến năm 2007 con số này là 4.901.433.953 VNĐ tăng 2.338.868.003 VNĐ gấp 1,91 lần tương ứng 91,27%. Theo đà phát triển công ty đã đưa ra thị trường nhiều chủng loại hàng nội thất có mẫu mã đẹp nên ngày càng được thị trường tiêu dùng chấp nhận và dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng lên. Sự tăng lên này còn có nguyên nhân là công ty đã đổi mới dây chuyền thiết bị, cải tiến sản phẩm, tăng cường quảng bá sản phẩm của mình. Trong các sản phẩm nội thất thì nội thất văn phòng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong 3 năm. Năm 2005 mặt hàng nội thất văn phòng đạt doanh thu 1.037.089.702 VNĐ chiếm 40,47% thì đến năm 2006 tăng lên 1.238.718.531 VNĐ chiếm 34,97 %. Và đến năm 2007 lên đến2.129.832.130 VNĐ chiếm 43,45 %. Từ sự tăng lên này cho thấy, công ty đã có những chiến lược mặt hàng đúng đắn, đã chọn đúng mặt hàng đưa vào sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng này ngày càng được khách hàng ưa chuộng, giá trị thẩm mỹ ngày càng cao. Để biểu diễn sự gia tăng này ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Mức tăng doanh thu qua các năm( triệu đồng) 2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng của công ty. Sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Thành Phát luôn được các công ty tín nhiệm và tiêu dùng. Do sản phẩm nội thất của công ty có mẫu mã đẹp, tính thẩm mỹ cao, màu sắc tươi sáng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phù hợp với thiết kế của các văn phòng. Để xem xét doanh thu tiêu thụ nội thất ta có bảng báo giá một số sản phẩm chính như sau: Bảng số 2.2 : Báo giá một số sản phẩm nội thẩt văn phòng chính của công ty. Đơn vị: VNĐ Tên sản phẩm Kích thước, ký hiệu Giá Bàn giám đốc 1 1200.600.700 4.600.000 Bàn giám đốc 2 1500.600.750 5.500.000 Bàn nhân viên 1 1500.600.750 830.000 Bàn nhân viên 2 1150.600.750 530.000 Ghế gỗ - 450.000 Ghế sofa - 1.250.000 Ghế bọc nỉ - 2.880.000 Tủ cao M 211.58 22.928.400 Tủ thấp M 25.88 10.866.240 Vách ngăn nhôm M2 12.96 8.164.800 Vách ngăn thạch cao 1 M2 97.34 18.981.300 Vách ngăn thạch cao 2 M2 30.90 5.562.000 (nguồn: Phòng kinh doanh) Trong thời gian qua công ty cũng đã cố gắng cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng mới, cải tiến có chất lượng tốt đến khách hàng của mình. Luôn có các chính sách thu hút khách hàng truyền thống. Khi tiêu thụ xong sản phẩm công ty luôn có các dịch vụ bảo hành hay sửa chữa để đảm bảo uy tín cho công ty, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng được đảm bảo đến lúc sản phẩm không còn giá trị sử dụng. Sau đây là số lượng hàng nội thất đã tiêu thụ trong 3 năm gần đây như sau: Bảng số 2.3 : Số lượng tiêu thụ hàng nội thất văn phòng của công ty. Đơn vị : chiếc Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Bàn 130 144 308 Ghế 75 87 486 Tủ 52 59 126 Rèm 5 8 6 Thảm 4 5 5 Vách ngăn 40 46 46 Cửa ra vào 176 183 100 Tổng 482 532 1077 (Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty) Dựa vào bảng trên ta thấy số lượng tiêu thụ được đều tăng qua các năm. Do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, tung ra thị trường nhiều sản phẩm hơn và khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu về sản phẩm nội thất văn phòng của công ty. 2.1. Doanh thu theo nhóm sản phẩm chính Công ty TNHH Nội Thất Thành Phát sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng nhóm sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho công ty là nhóm sản phẩm nội thất văn phòng. Nhóm sản phẩm nội thất bao gồm: bàn, ghế, tủ, rèm, thảm, vách ngăn và cửa ra vào. Công ty luôn cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm bắt mắt, làm vừa lòng họ. Công sức của tất cả nhân viên trong công ty được thể hiện rất cụ thể và thuyết phục thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kết quả hoạt động tiêu thụ nội thất nói riêng. Để hiểu rõ hơn ta có bảng kết quả tiêu thụ nội thất văn phòng theo nhóm sản phẩm chính. Bảng số 2.4 : Kết quả tiêu thụ nội thất văn phòng theo nhóm sản phẩm chính Đơn vị: VNĐ Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Bàn 181.634.375 17,51 201.195.000 16,24 383.610.000 18,01 Ghế 18.251.379 1,76 22.320.000 1,80 305.000.000 14,32 Tủ 135.856.006 13,10 157.664.800 12,73 553.678.980 26,00 Vách ngăn 423.980.754 40,88 522.077.868 42,15 408.459.500 19,18 Cửa ra vào 212.158.870 20,46 251.190.240 20,28 204.762.000 9,61 rèm 14.532.211 1,40 18.300.264 1,48 73.818.600 3,47 Thảm 50.776.087 4,89 65.970.359 5,32 200.503.050 9,41 Tổng 1.037.189.702 100 1.238.718.531 100 2.129.832.130 100 (Nguồn: phòng kinh doanh của công ty) Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ hàng nội thất văn phòng đạt 1.037.189.702 VNĐ thì đến năm 2006 tăng lên đến 1.238.718.531 VNĐ tăng 201.528.829 VNĐ tương ứng 19,34 %. Theo con số thống kê ở trên, 3 nhóm hàng có doanh thu tăng liên tục trong 3 năm nhưng tốc độ tăng không đều. Cụ thể là năm 2007 tăng so với năm 2006 là 891.113.599 VNĐ tương ứng 71,94 %. Nếu so sánh doanh thu năm 2007 so với năm 2005 thì mức tăng còn lên nhiều. Đó là năm 2007 tăng so với năm 2005 là 1.092.642.428 VNĐ tương ứng105,35%. Một tốc độ tăng vượt bậc. Sự tăng này phản ánh một phần nào đó sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Sự tăng trưởng này cũng nói lên nỗ lực cố gắng làm việc của tất cả công nhân viên trong công ty. Họ không ngừng làm việc để đưa ra thị trường những sản phẩm nội thất văn phòng đẹp và hiện đại. Sản phẩm nội thất của công ty ngày càng chiếm được cảm tình của những khách hàng khó tính. Trong các sản phẩm trên thì có 4 mặt hàng chiếm doanh thu cao trên 100 triệu như bàn, vách, tủ, cửa. Những mặt hàng này chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu. Cụ thể năm 2005 tỷ trọng các mặt hàng này là 92,81%, năm 2006 là 91,39%, năm 2007 là 72,8%. Tuy tỷ trọng của năm 2006 và năm 2007 giảm đi so với năm 2005 là 1,42% và 20,01% nhưng tỷ trọng trong doanh thu vẫn là cao nhất. Như vậy doanh thu của 4 mặt hàng này có tác động rất lớn đến tổng doanh thu chung của toàn công ty. Do vậy, để đảm bảo giữ vững tỷ lệ cao như vậy công ty cần phải có các chiến lược phát triển các mặt hàng quan trọng này. Sự suy giảm của 1 trong 4 mặt hàng này có thể sẽ làm giảm doanh thu chung. 4 mặt hàng này đều tăng trong 3 năm cùng với sự tăng lên trong tổng doanh thu chung. Trừ có sản phẩm vách ngăn có sự tăng giảm không đều. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 nhưng năm 2007 giảm so với năm 2006. Cụ thể giảm 113.618.368 VNĐ tương ứng 21,76%. Tuy tốc độ tăng đều không bằng nhau nhưng nhìn chung đều có mức tăng cùng với mức tăng của doanh thu. Ví dụ, sản phẩm bàn: năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 19.560.625 VNĐ tương ứng 10,77%, năm 2007 tăng so với năn 2006 là 182.415.000 VNĐ tương ứng 90,67%. Các sản phẩm nội thất còn lại như: Rèm, thảm, ghế đều có mức tăng liên tục trong 3 năm về giá trị tuyệt đối. Như rèm có mức doanh thu là 14.531.211 VNĐ, 18.300.264 VNĐ, 73.818.600 VNĐ trong các năm 2005, 2006 và 2007. Tương đương năm 2006 tăng so với năm 2005 là 25,94% , năm 2007 tăng so với năm 2006 là 303,37%, đây là một sự tăng lên vượt bậc. Do giá rèm năm 2007 tăng mạnh tuy số lượng tiêu thụ không nhiều. Để thấy rõ sự biến động doanh thu mỗi sản phẩm nội thất văn phòng trong tổng doanh thu tiêu thụ nội thất văn phòng trong 3 năm ta có sơ đồ sau: Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu doanh thu tiêu thụ từng sản phẩm nội thất văn phòng trong giai đoạn 2005-2007. 2.2 Doanh thu theo đối tượng khách hàng. Khách hàng của công ty rất đa dạng. Hầu hết họ là những khách hàng công nghiệp. Mua hàng cho tổ chức của mình chứ không phải cho tiêu dùng cá nhân. Mặc dù những cá nhân trực tiếp đi ký kết hợp đồng, nhận hàng… nhưng mục đích cuối cùng là mua hàng phục vụ hoạt động kinh doanh làm lợi cho công ty. Đặc điểm của loại khách hàng này khác với người tiêu dùng cuối cùng. Sự khác biệt này là: Số lượng khách hàng công nghiệp ít hơn so với người tiêu dùng cuối cùng nhưng khối lượng mua và giá trị mua là rất lớn. Tần suất xuất hiện của khách hàng công nghiệp thì ít hơn so với người tiêu dùng cuối cùng. Tuy ít xuất hiện nhưng khi thực hiện hành vi mua sắm thì khối lượng hàng hoá được mua là rất lớn và giá trị mỗi thương vụ là cao. Trong nhiều trường hợp , khách hàng công nghiệp cần đến độ tin cậy và ổn định của khối lượng hàng hoá mà công ty cung cấp để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức mà họ làm việc. Theo mối quan hệ của khách hàng với công ty thì khách hàng của công ty được chia thành các nhóm: Khách hàng truyền thống: Tổng công ty bảo hiểm dầu khí, Tập đoàn HIPT, Tổng công ty bưu chính viễn thông, ngân hàng đầu tư và phát triển, Cục bưu điện trung ương, Than khoáng sản Việt Nam, Công ty cổ phần kinh đô, Công ty dịch vụ và du lịch Hương Sơn. Khách hàng mới: Công ty Yến Dương, Công ty cổ phần giải pháp và dịch vụ phần mềm Nam Việt, Trung tâm- công nghệ thông tin- thuộc tập đoàn điện lực, Kho bạc nhà nước Quảng Ninh, Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Bình… Khách hàng vãng lai: Công ty cổ phần Văn Tuân, Anh phươnng, Anh Hoàn, 434 Bạch Mai, … Bảng số 2.5 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng theo nhóm khách hàng. Đơn vị: VNĐ Tên khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Khách hàng truyền thống 788.264.174 76 1.003.362.010 81 1.682.567.383 79 Khách hàng mới 176.322.249 17 185.807.779 15 340.773.141 16 Khách hàng vãng lai 72.603.279 7 49.548.742 4 106.491.606 5 Tổng 1.037.189.702 100 1.238.718.531 100 2.129.832.130 100 (Nguồn: phòng kinh doanh của công ty) Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu theo khách hàng tăng qua các năm. Nhưng khách hàng truyền thống của công ty luôn mua với số lượng lớn. Họ là những khách hàng đem lại doanh thu cao cho công ty. Năm 2005 chiếm 76%, năm 2006 chiếm 81%, năm 2007 chiếm 79%. Đây chính là mục tiêu mà công ty đặt ra. Tuy trong từng năm có sự biến động nhưng họ vẫn chiếm tỷ lệ doanh thu cao trong khoảng 76% - 81%. Để đảm bảo mức doanh thu cao như vậy công ty cũng đã cố gắng hết sức để giữ vững khách hàng truyền thống, luôn có các khoản ưu đãi cho họ. Nhìn chung thì mức doanh thu mà khách hàng truyền thống đem lại khá cao và tăng liên tục qua các năm. Sự tăng lên này là do giá trị của mỗi hợp đồng mà công ty ký kết với họ thường là rất cao. Theo xu thế hiện nay thì các hợp đồng này tăng cả về số lượng và giá trị. Tiêu biểu trong những năm qua công ty đã cung cấp những sản phẩm nội thất văn phòng có giá trị lớn cho các khách hàng truyền thống như: Tổng công ty bưu chính viễn thông, bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty dầu khí. Ví dụ như năm 2007, hợp đồng cung cấp sản phẩm nội thất văn phòng cho tổng công ty dầu khí là 113.212.360 VNĐ. Công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, luôn cung cấp những sản phẩm nội thất văn phòng có chất lượng tốt, giá trị thẩm mỹ cao. Năm 2006 doanh thu từ khách hàng truyền thống tăng lên 215.097.836 VNĐ tương ứng 27,29%, đến năm 2007 tăng lên 679.206.373 VNĐ tương ứng 67,69%. Tuy tăng lên so với năm 2006 nhưng tỷ lệ phần trăm lại giảm so với năm 2006. Do sự tăng lên của doanh thu theo khách hàng truyền thống không bằng sự tăng lên trong tổng doanh thu. Để kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn tuân theo quy luật 8.2 tức 80% doanh thu được đảm bảo bởi 20% khách hàng truyền thống. Cũng giống như nhóm khách hàng truyền thống thì các khách hàng còn lại như: khách hàng mới và khách hàng vãng lai nhìn chung thì mức doanh thu của họ cũng tăng qua các năm, tuy chỉ có năm 2006 giảm so với năm 2005 ở khách hàng vãng lai. Và mức tăng lên không đồng đều. Như năm 2006 doanh thu từ khách hàng mới tăng lên 9.485.530 VNĐ tương ứng 5,38 %, năm 2007 tăng lên 83,40% tương ứng với số tiền là 154.965.362 VNĐ. Còn về khách hàng vãng lai, năm 2005 có mức doanh thu là 72.603.279 VNĐ thì năm 2006 là 49.548.742 VNĐ,giảm đi 23.054.537 VNĐ tương ứng 31,75%. Nhưng đến năm 2007 lại có sự tăng lên là 56.942.864 VNĐ với phần trăm là 114,92%. Sự tăng này phản ánh chiến lược định hướng khách hàng của công ty là đúng đắn. Và doanh thu mạng lại từ những khách hàng này không cao, tuy nhiên công ty cũng cần có những chiến lược và chính sách để thu hút họ, biến họ thành khách hàng trung thành của mình. Để hiểu rõ sự biến động của doanh thu theo nhóm khách hàng này ta có biêu đồ sau: Biểu đồ 2. 3: Doanh thu theo nhóm khách hàng(Đơn vị: triệu đồng) Để hiểu rõ tầm quan trọng của nhóm khách hàng truyền thống ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng của từng khách hàng trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng của công ty ( năm 2005) 2.3 Doanh thu theo thị trường. Theo Philip Kotler “ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Thị trường chính hay mục tiêu của công ty chủ yếu là Hà Nội vì đây là nơi tập trung đông dân cư, nhiều công ty lớn và nổi tiếng, môi trường kinh doanh thuận lợi…Ngoài ra còn có thị trường mạnh tiếp theo như : Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng , Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những thị trường có tiềm năng để cho công ty có thể tiêu thụ sản phẩm của mình. Những thị trường này là những thành phố tương đối lớn. Để thuận lợi cho tính toán, công ty quyết định chia thị trường theo các tuyến đường và mỗi tuyến đường được coi là một khu vực thị trường. Sau đây là kết quả tiêu thụ theo thị trường trong 3 năm qua: Bảng số 2.6 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng theo thị trường. Đơn vị: VNĐ Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Hà Nội 829.751.762 80 1.040.523.566 84 1.810.357.311 85 Hải Dương- Hải Phòng - Quảng Ninh 41.487.588 4 37.161.556 3 63.894.964 3 Nghệ An- Hã Tĩnh- Quảng Bình 72.603.279 7 74.323.112 6 106.491.606 5 Ninh Bình- Thái Bình 36.125.008 3,5 38.161.123 3,1 42.596.642 2 Thành phố HCM 57.222.065 5,5 48.549.174 3,9 106.491.607 5 Tổng 1.037.189.702 100 1.238.718.531 100 2.129.832.130 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty) Về mặt giá trị, nhìn chung doanh thu của các khu vực thị trường này đều tăng qua các năm. Tuy mức độ tăng của mỗi khu vực thị trường không đều nhau. Riêng thị trường Tp HCM và thị trường Hải Dương- Hải Phòng - Qaủng Ninh biến động thất thường, có năm tăng có năm giảm. Thị trường Hà Nội là thị trường mạnh nhất, đem lại doanh thu nhiều nhất và tăng mạnh nhất. Chiếm tỷ trọng cao nhất từ 80%-85%. Cụ thể, năm 2005 đạt 829.751.762 VNĐ thì năm 2006 tăng lên đến 1.040.523.566 VNĐ tức là tăng 210.771.804 VNĐ với phần trăm tương ứng là 25,40%, năm 2007 tăng lên so với năm 2006 về giá trị tuyệt đối là 769.833.745 VNĐ, với giá trị tương đối là 73,98%. Thị trường này là thị trường mục tiêu của công ty, công ty đã dồn hết nguồn lực để tập trung phát triển thị trường này. Tuy nhiên, công ty cũng không bỏ sót những thị trường ngách nhỏ lẻ những có triển vọng phát triển. Thị trường mạnh tiếp theo là thị trường Nghệ An- Hà Tĩnh- Quảng Bình. Thị trường này chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau thị trường mạnh Hà Nội. Đây cũng là nhóm thị trường có doanh thu tăng liên tục qua các năm . Năm 2005 đạt 72.603.279 VNĐ, năm 2006 lên đến 74.323.112 VNĐ tăng về mặt giá trị tuyệt đối là 1.719.833 VNĐ với giá trị tương đối tăng theo là 2,67%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 32.168.494 VNĐ tương ứng 43,28%. Bên cạnh những thị trường lớn và mạnh thì vẫn có những thị trường nhỏ, lẻ và có triển vọng phát triển như nhóm thị trường Tp HCM, Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh. Ta có kết quả qua các năm của 2 nhóm thị trường này là: 41.587.588 VNĐ,37.161.556 VNĐ và 63.894.964 VNĐ( Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh), còn thị trường Tp HCM là 57.222.065 VNĐ, 48.549.174 VNĐ và 106.491.607VNĐ. Theo nhận định của công ty đây là những thị trường mà công ty có thể đưa ra những chiến lược sản phẩm và giá để cạnh tranh cùng với các đối thủ trên bình diện rộng. Thị trường còn lại( Ninh Bình - Thái Bình) là nhóm thị trường đem lại doanh thu ít nhất. Trong 3 năm chỉ đạt: 36.125.008 VNĐ, 38.161.123 VNĐ,42.596.642 VNĐ. Chiểm tỷ trọng trong tổng doanh thu chỉ là 2%-3,5%. Đây là thị trường chậm phát triển nhưng công ty nên quan tâm và khai thác để tạo lợi thế cạnh tranh. Với thị trường này, để doanh thu tăng trong tương lai công ty cần có chiến lược xâm nhập: dùng công cụ là giá cả và khuyến mại để thu hút khách hàng. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng theo thị trường. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất tăng trong 3 năm là do những nguyên nhân sau đây: Do sự phát triển trong xu thế chung, nền kinh tế của Việt Nam cũng trên đà phát triển: Đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Vinh( Nghệ An), Hải Dương, Hải Phòng…có tác động lớn đến tiêu thụ của công ty. Khi mà nền kinh tế phát triển, thu nhập của họ cao dẫn đến xuất hiện nhu cầu cao hơn, họ giành ra những kinh phí nhất định để mua sắm đồ nội thất về làm đẹp thêm căn phòng của mình. Nhất là với các công ty, đồ nội thất văn phòng càng không thể thiếu. Làm việc cần có bàn, ghế đó là một tất yếu. Ngoài nguyên nhân trên: thị trường ngày càng mở rộng, nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nội thất điều này dẫn đến kinh doanh nội thất thuận lợi. Từ đó, công ty tung ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm, tăng cả về số lượng và chất lượng, mẫu mã, thiết kế. Dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ. Kết quả tiêu thụ tăng không chỉ có những nguyên nhân khách quan đó mà còn có nguyên nhân chủ quan về phía công ty như: sự nỗ lực của các cá nhân trong công ty cũng như toàn thể ban lãnh đạo cấp trên. Họ cố gắng hết mình vì công ty, luôn vận chuyển hay lắp ghép hàng nội thất tận nơi làm vừa lòng khách hàng của mình. Ngoài ra, công ty còn có những chính sách, cơ chế phù hợp trong cơ chế thị trường cũng như trong quản lý kinh doanh. Biết chọn đúng mặt hàng đưa vào kinh doanh, chọn đúng thị trường mục tiêu, có các đãi ngộ đối với khách hàng để họ mua hàng của mình nhiều hơn. Công ty đã làm tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình về phương tiện, con người, vốn hỗ trợ cho nhân viên mua hàng. Yếu tố quan trọng với một doanh nghiệp sản xuất là tạo ra được những mặt hàng có chất lượng tốt, giá thành hợp lý nhất là đối với công ty kinh doanh nội thất như công ty TNHH Nội Thất Thành Phát thì yếu tố quan trọng nữa là sản phẩm phải có tính thẩm mỹ cao, phong cách hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi trội hơn của đối thủ cạnh tranh. Và công ty TNHH Nội Thất Thành Phát đã làm tốt điều đó. IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY. 1. Những kết quả đạt được. Công ty TNHH Nội Thất Thành Phát đã trưởng thành và phát triển trong 6 năm liên tục, đôi khi có những lúc trên đà phát triển thuận lợi đôi khi lâm vào tình trạng khủng hoảng nhưng với sự cố gắng hết mình công ty đã lớn mạnh như ngày nay. Hoạt động tiêu thụ nội thất văn phòng được coi như là mảng chủ đạo của công ty, đến nay đã có những kết quả đáng mừng: Hình thành và phát triển được 6 năm, tuy chưa dài nhưng những kết quả mà công ty TNHH Nội Thất Thành Phát đạt được phần nào chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của hệ thống quản lý trong công ty. Ban giám đốc là người chèo lái con tàu vững bước tiến lên và đi đúng hướng đến bến bờ thành công như ngày hôm nay. Cơ cấu tổ chức của công ty đã được tổ chức gọn nhẹ, ban quản trị đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn để đi đến kết quả như ngày hôm nay. Giữa các nhân viên có sự hoán đổi vị trí cho nhau khi cần thiết để nếu có sự trục trặc xảy ra vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thành công có được như hôm nay trong hoạt động tiêu thụ nội thất văn phòng ở công ty TNHH Nội Thất Thành Phát phải kể đến là đã xác định đúng hướng đi, đúng chính sách thị trường, chiến lược khách hàng. Nhờ phân tích các yếu tố nội tại cũng như bên ngoài bản thân công ty và các đối thủ cạnh tranh trong ngành nội thất như: Xuân Hoà, Hòa Phát…cũng như những biến động thất thường trên thị trường nội thất. Với phương châm luôn phục vụ tốt khách hàng của mình, trong những năm vừa qua công ty cũng đã đạt được kết quả tốt về sản xuất và kinh doanh tiêu thụ trong đó có mặt hàng nội thất văn phòng. Về số lượng tiêu thụ đã có sự tăng lên đáng kể. Năm 2005 có 482 sản phẩm nội thất văn phòng được tiêu thụ thì năm 2007 lên đến 1077 sản phẩm. còn về doanh thu tiêu thụ cũng theo đà phát triển, năm 2005 doanh thu thu được từ mặt hàng nội thất văn phòng là1.037.189.702 VNĐ thì năm 2007 con số này lên đến 2.129.832.130 VNĐ. Như vậy cùng với sự tăng lên về số lượng tiêu thụ sản phẩm nội thất văn phòng thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm này cũng tăng lên. Đây là kết quả của sự cố gắng không ngừng mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong công ty và sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc, bên cạnh đó là sự vượt qua gian khó và những thử thách trong sản xuất kinh doanh của công ty. Về mặt sản phẩm, công ty đã đa dạng hoá chủng loại hàng hóa nội thất để làm vừa lòng khách hàng và nhu cầu thị trường hiện nay. Ban đầu công ty chỉ cung cấp các mặt hàng cơ bản như: bàn, ghế, cửa nhưng đến nay mặt hàng của công ty đã lên đến 7 trong đó có thêm hàng vách ngăn mà như phân tích ở trên đã cho doanh thu rất cao, tiếp theo là rèm, thảm và tủ. Sự đa dạng hoá này để giảm thiểu rủi ro nếu có sự khủng hoảng nào đó, bên cạnh đó cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20415.doc
Tài liệu liên quan