Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH một thành viên cung ứng lao động quốc tế LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CUNG ỨNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH QUẢNG NINH 3

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LATUCO CHI NHÁNH QUẢNG NINH 3

1. Quá trình hình thành phát triển 3

2. Bộ máy tổ chức 5

3. Chức năng nhiệm vụ Công ty 6

4. Đặc điểm hoạt động của Công ty LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh 7

4.1 Lĩnh vực hoạt động: 7

4.2 Nguồn nhân lực: 7

4.3 Cơ sở vật chất và nguồn vốn 9

4.4 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh: 10

II. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY LATUCO CHI NHÁNH QUẢNG NINH. 10

1. Vị trí của xuất khẩu cao su tại công ty 10

1.1 Vị trí của ngành cao su trong nền kinh tế quốc dân 10

1.2 Vị trí của xuất khẩu cao su tại Công ty 12

2. Vai trò của xuất khẩu cao su tại Công ty 13

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY LAUCO CHI NHÁNH QUẢNG NINH. 14

1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu tại Công ty 14

2. Những khó khăn và thuận lợi 16

2.1 Khó khăn 16

2.2 Thuận lợi 17

3. Cơ hội và thách thức 18

3.1 Cơ hội 18

3.2 Thách thức 20

4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY LATUCO CHI NHÁNH QUẢNG NINH 23

I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY 23

1. Bộ phận tham gia vào xuất khẩu cao su 23

2. Tổ chức hoạt động xuất khẩu cao su của công ty: 25

2.1 Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu 25

2.2 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 27

Vùng 28

2.3 Công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu 30

2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 31

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY 33

1. Thị trường xuất khẩu 33

2. Kim ngạch xuất khẩu 36

3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 37

4. Phương thức xuất khẩu 38

5. Thực hiện kế hoạch xuất khẩu 39

6. Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su 40

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY LATUCO CHI NHÁNH QUẢNG NINH 40

1. Những ưu điểm 40

2. Những hạn chế và nguyên nhân 41

2.1. Hạn chế 41

2.2. Nguyên nhân 42

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LATUCO QUẢNG NINH 45

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 45

1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty 45

2. Phương hướng xuất khẩu cao su của Công ty 46

2.1 Thị trường xuất khẩu mục tiêu cho cao su: 46

2.2 Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su: 47

2.3 Phát triển thị trường xuất khẩu cao su theo chiều sâu 47

II. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU CÔNG TY 47

1. Biện pháp đối với công tác tạo nguồn, mua hàng xuất khẩu 47

1.1 Phát triển vùng tạo nguồn hàng cao su gắn liền với hệ thống tiêu thụ và các cơ sở chế biến 48

1.2 Tiến hành liên kết với một số cơ sở chế biến, đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: 50

2. Biện pháp đối với công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 50

2.1 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp: 50

2.2 Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cao su thế giới và xúc tiến thương mại: 52

2.3 Tăng cường mở rộng hợp tác với đối tác nước ngoài, thiết lập quan hệ thương mại. 54

3. Biện pháp đối với hoạt động đàm phán kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 55

4. Một số biện pháp khác 56

4.1 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường 56

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty 58

4.3 Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi nợ 60

4.4 Tiết kiệm chi phí kinh doanh 61

4.5 Các giải pháp về quản lí, tài chính, nhân sự 62

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH một thành viên cung ứng lao động quốc tế LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn hàng sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Là một Công ty xuất khẩu cao su, đây là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất. Do tính chất, nguồn hàng vấn đề liên quan đối với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Để tạo ra nguồn hàng tốt, bảo đảm thì Công ty cần mạnh dạn hơn, tạo ra nhiều uy tín và sự tin tưởng đối với bạn hàng. Đặc biệt là thị trường lớn Trung Quốc, và thị trường mới rất khó tính như Nhật Bản. - Cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng về mặt hàng kinh doanh. - Nghiên cứu về thị trường nguồn hàng. - Lựa chọn bạn hàng cung ứng và thiết lập quan hệ. Sau khi tiến hành đánh giá thị trường cung ứng, Công ty tiến hành khoanh vùng, xác định các bạn hàng rồi đưa ra quyết định. Công ty không ngừng xây dựng mối liên kết ngày càng chặt chẽ với các doanh nghiệp đã dành cho các nguồn hàng cung cấp như về giá cả, thu mua, vận chuyển... Công ty ký với nhà cung ứng bởi các hợp đồng dài hạn, để có thể chia sẻ một phần rủi ro cho các nhà vườn khi điều kiện thời tiết không tốt, ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch của họ, từ đó xây dựng được mối quan hệ mật thiết. Công ty có những mặt hàng thỏa mãn nhất định về chất lượng, số lượng, mẫu mã bao bì ... để đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng, thường không bị trễ về thời hạn, tạo dựng được lòng tin với khách hàng. Hiện tại, Công ty có các nhà cung ứng trải khắp các địa phương, vùng sản xuất cao su trên cả nước. Từ đó, Công ty có thể kiểm soát được chất lượng và giảm một phần đáng kể về chi phí mua hàng đối với những cơ sở mới. Nguồn hàng sản phẩm mủ cao su cho xuất khẩu của Công ty là do các vùng chuyên canh cung cấp, trong đó các khu vực cung cấp chủ yếu là Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Bảng 4: Diện tích các phân vùng cao su của Việt Nam năm 2006 Vùng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Toàn quốc 418400 100 Đông Nam Bộ 305400 73 Tây Nguyên 84900 20,3 Duyên hải Bắc - Nam trung bộ 23800 5,7 Vùng khác 4300 1 Nguồn: Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê 2006 Bảng 5 : Cơ cấu sản lượng cao su theo các vùng Chỉ tiêu Vùng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng(%) Toàn quốc 300.700 100 Đông Nam Bộ 210.500 70 Tây Nguyên 72.200 24 Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ 15.000 5 Các vùng khác 3.000 1 Nguồn: Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê 2006 Qua các bảng biểu về diện tích năng suất và sản lượng của các phân vùng cao su của nước ta, ta thấy rằng: Vùng Đông Nam Bộ vẫn là vùng sản xuất cao su chủ lực ở nước ta vì ở vùng này hội đủ các điều kiện về đất đai và khí hậu rất phù hợp với quá trình sinh trưởng của cao su. Do vậy, khi nghiên cứu đặc điểm khí hậu phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế, chúng ta không chỉ dựa vào số liệu quan trắc của một vài trạm khí tượng để suy đoán khí hậu cho cả khu vực, nhất là quy hoạch các loại cây trồng mà sản phẩm thu hoạch phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động thời tiết khí hậu. Qua đối chiếu với những yêu cầu sinh thái của cây cao su chúng ta thấy rằng, khí hậu của vùng Đông Nam Bộ rất phù hợp với loại cây này.Và thực tế đã kiểm nghiệm điều này. Các vùng sản xuất cao su khác như vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải bắc và nam trung bộ, vùng cao su Phú Sơn - Thanh Sơn - Vĩnh Phúc, mặc dù không có những điều kiện thuận lợi như ở Đông Nam Bộ nhưng việc phát triển cao su ở các vùng này cũng mang lại những hiệu quả rất lớn về nhiều mặt. Chúng ta cần quy hoạch lại, bố chí sản xuất nhằm khai thác được hết các tiềm năng của từng vùng. Do đó, Công ty có thể lựa chọn nguồn cung hàng và tiến hành mua hàng một cách hợp lý nhất tùy theo khả năng, năng lực của công ty. 2.3 Công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu Công tác giao dịch đàm phán: Đàm phán là việc bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết giải quyết những vấn đề kinh doanh có liên quan đến các bên để đi đến kí hợp đồng. Đàm phán thường có những hình thức chủ yếu sau: đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại. Công tác kí kết hợp đồng xuất khẩu: Nếu quá trình đàm phán thành công thì các bên tiến hành kí kết hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu cao su của công ty là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện xuất khẩu, và quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động xuất khẩu đó. Hợp đồng xuất khẩu là hình thức tốt nhất bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với nhà cung ứng truyền thống, Công ty đã có được mối quan hệ tốt nên có thể an tâm một phần chất lượng sản phẩm. Sau khi thu mua có thể giảm một vài công việc như kiểm định đơn hàng, phân loại hàng. Công ty tiến hành giao một phần công việc này cho các đơn vị khác hoặc các công ty trung gian thu mua lo liệu. Hầu như, Công ty chỉ tiến hành lựa chọn các sản phẩm đồng đều tương đối về chất lượng, số lượng, mẫu mã … theo yêu cầu. Đối với các nhà cung ứng mới thiết lập quan hệ, Công ty tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn. Cử người xuống tận nơi để kiểm tra khả năng cung ứng, tạo niềm tin giữa hai bên. Sau đó mới kí kết và thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng tốt là vấn đề rất quan trọng. Hợp đồng tốt tạo điều kiện cho việc đảm bảo đầy đủ kịp thời và ổn định của nguồn hàng, giúp nhà cung ứng có thị trường tiêu thụ vững chắc, từ đó thiết lập mối quan hệ chặt chẽ. Việc thu mua trực tiếp tại các trang trại, địa phương cũng được các nhà mua bán trung gian thực hiện, các nhà trung gian này đang phát huy tác dụng của mình, giúp đỡ cho Công ty rất nhiều trong thu mua kiểm định hàng hóa ban đầu, giúp giảm bớt các khoản chi phí. Thông qua hoạt động mua hàng, Công ty đã có một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu, từ đó có được những hàng hóa theo mức độ tiêu chuẩn đặt ra như mức độ hàng hóa ưu tiên, mức độ hàng hóa bổ sung. Công ty có thể định giá tốt hơn, thuận tiện hơn cho quá trình bổ sung hàng hóa đáp ứng yêu cầu của đối tác. 2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi nhận và kí kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác. Công ty tổ chức thực hiện hợp đồng. Đối với các hợp đồng thường được đàm phán và kí kết khoảng từ 5 đến 7 tháng, còn lại là khoảng thời gian để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các tiêu chuẩn về cao su xuất khẩu được thống nhất từ trước do yêu cầu mặt hàng này không thay đổi nhiều theo thời gian, nhất là về chất lượng. Nếu thay đổi chỉ là những thay đổi nhất thời, đôi bên sẽ thông báo thống nhất trước từ 1 đến 5 tháng sau khi kí hợp đồng để doanh nghiệp chuẩn bị. Đồng thời, những hợp đồng như vậy, đối tác vẫn phải chấp nhận một phần hàng hóa do Công ty không thể chuẩn bị hàng kịp. Bạn hàng truyền thống của công ty, bàn về chủng loại hàng hóa là tương đối ổn định, Công ty đã chuẩn bị sẵn những mặt hàng đã thỏa thuận, kí kết hợp đồng đơn giản do thực hiện nhiều lần từ trước. Đối với các doanh nghiệp mới hợp tác, Công ty thường tiến hành chào hàng đối với các đối tác. Công ty đưa ra các danh mục hàng cao su mà có khả năng xuất khẩu đến các bạn hàng. Các đối tác có nhu cầu sẽ liên lạc với công ty. Công ty tiến hành đàm phán, đạt đến các điều khoản thống nhất, đơn hàng, tiền hàng đàm phán theo từng đơn hàng, quyết định các vấn đề giá cả, vận chuyển thay đổi theo từng giai đoạn. Sau khi tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng, các doanh nghiệp tiến hành thực hiện hợp đồng cho kịp tiến độ giao hàng ghi trong hợp đồng, các bước thực hiện như sau: - Chuẩn bị hàng để giao: Đầu tiên, Công ty tập kết hàng hóa mà hai bên đã kí kết trong hợp đồng tại điểm giao hàng, thường là cửa khẩu. Sau đó tiến hành kiểm soát hàng hóa thêm một lần trước khi giao hàng. Công ty tiến hành kiểm tra lại số lượng hàng sẽ được giao, cần quan tâm khối lượng, chất lượng, bao bì, cũng như vấn đề về bảo quản trước khi giao hàng. Có như vậy thì đối tác kiểm tra lại hàng hóa sẽ hạn chế được những vấn đề xảy ra ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Công ty cũng có những chuẩn bị cho các tình huống xấu có thể xảy ra như khối lượng hàng hóa không đủ do hư hỏng trên đường, mất mát khác để có những biện pháp xử lý kịp thời. Thông thường, Công ty luôn có một khối lượng hàng hóa cao hơn so với thực hiện kí kết hợp đồng để có thể phòng ngừa tình huống xấu để không bị lúng túng, xử lý tình huống, tăng thêm sự tin tưởng của đối tác. - Về hợp đồng giao hàng: Quá trình từ khi thu mua tới khi giao hàng xong là một quá trình tương đối dài, Công ty đã phải sử dụng các biện pháp bảo quản tốt nhất mà mình có thể đảm bảo yêu cầu trong hợp đồng. Khi giao hàng Công ty cũng rất chú ý đến thời gian giao hàng để đảm bảo tốt nhất số lượng cũng như chất lượng hàng cao su xuất khẩu. Có hai hình thức giao hàng, đó là: Giao hàng tại cửa khẩu: Công ty đưa hàng lên cửa khẩu theo đúng thời hạn trong hợp đồng. Tại đây, bạn hàng có mặt, mọi công việc giao hàng diễn ra bình thường, đối tác chịu trách nhiệm đưa hàng về nước. Trách nhiệm của doanh nghiệp kết thúc sau khi giao hàng, mọi chi phí vận chuyển và bảo quản sau khi giao hàng do đối tác chịu. Giao hàng qua cửa khẩu: Mọi chi phí doanh nghiệp phải chịu toàn bộ, giao hàng đến nước bạn. Chi phí tính vào giá hàng hóa, hình thức này ít thực hiện, chỉ áp dụng với những bạn hàng mới, chưa có hiểu biết gì về Công ty. - Vấn đề thanh toán: Công ty có thể tiến hàng trao đổi qua Ngân hàng thương mại giữa hai nước vì vừa đảm bảo an toàn cho cả hai bên, vừa thuận tiện cho công việc thanh toán. Các phương thức chủ yếu được áp dụng: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. II. Kết quả hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty 1. Thị trường xuất khẩu Những năm trước đây Việt Nam sản xuất cao su chủ yếu để xuất khẩu. Thị trường của chúng ta chủ yếu là Liên xô cũ và các nước Đông Âu anh em. Từ sau năm 1990, chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, Singapore và Đài Loan. Thừa hưởng và phát huy những yếu tố thị trường đó, Công ty LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh cũng hướng mục tiêu của mình vào những khu vực thị trường đó. Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Thị trường Trung Quốc Singapore Châu Âu Nhật Bản Khác Khối lượng (Tấn) 569.635 155.355 113.927 124.284 72.499 Giá trị XK (USD) 1.094.375 309.375 226.875 287.500 144.375 Tỷ lệ % 55 15 11 12 7 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính năm 2007 Hiện tại, thị trường của Công ty vẫn chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, nơi có nhu cầu về cao su nguyên liệu là rất lớn, các thị trường Singapore, Châu Âu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản gần như là có sản lượng tương đương nhau, đây là những thị trường khá khó tính đòi hỏi chất lượng sản phẩm mủ cao, giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản mang lại lớn hơn so với các thị trường khác. Xuất khẩu cao su vào thị trường Mỹ, Trung Đông phải qua Singapore theo phương thức xuất khẩu thông qua trung gian, nên giá cao su phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định về giá của họ. Trên thực tế giá thường bị giảm rất nhiều so với giá nếu xuất khẩu trực tiếp. Hơn nữa, phẩm chất cao su của chúng ta kém, nên bị đánh phẩm cấp thấp hơn một bậc so với cao su cùng loại tương đương của các nước khác. Do vậy, giá cao su xuất khẩu của công ty cũng phải chịu giá thấp hơn giá của thị trường thế giới từ 10 - 20%. Gần đây, do các nhà cung cấp cao su nguyên liệu không ngừng thay đổi, cải tiến kỹ thuật đổi mới công nghệ chế biến, nên chất lượng cao su không ngừng được tăng lên giúp cho giá cao su xuất khẩu cũng tăng đáng kể. Một số thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của công ty: Thị trường Trung Quốc: Với dân số khoảng 1,2 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất thế giới. Nhờ điều kiện kinh tế đang phục hồi và phát triển nhanh, cùng với việc là thành viên WTO nên việc miễn hệ thống hạn ngạch nhập khẩu đã mở đường cho cao su giá rẻ vào nước này. Do vậy, Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất săm lốp xe ô tô bùng nổ tại Trung Quốc đã làm tăng nhu cầu dự trữ cao su của nước này. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam, và không thể không có LATUCO Quảng Ninh. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn cao su đó là do gần 90% sản lượng mủ cao su SVR3L, SVR5L của công ty cung cấp phù hợp với việc sản xuất săm lốp cao su của các nhà máy Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường này khiến cho công ty dễ bị ép giá hoặc gặp một số vấn đề về thanh toán nếu như bạn hàng cố ý gây cản trở cho công ty. Cao su của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung xuất khẩu vào Trung Quốc được hưởng quy chế ưu đãi, mức thuế chỉ còn 10% từ tháng 2/2002. Thị trường Singapore: Singapore là bạn hàng nhập khẩu cao su lớn thứ hai của công ty. Năm 2004, công ty thâm nhập thị trường Singapore với mục đích thăm dò thị trường và xuất khẩu cao su sang đó với khối lượng hạn chế. Các năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này tăng trung bình 20%. Trong năm 2006 công ty đã ký hợp đồng bán trước cho khách hàng tại thị trường này để họ đưa cao su sang Mỹ và một số nước khác. Và điều này cho thấy vai trò của thị trường Singapore và các thị trường trung gian khác trong việc xúc tiến xuất khẩu cao su của công ty sang các thị trường khác là rất đáng kể, tạo mối quan hệ và điều kiện thuận lợi đế thâm nhập vào những thị trường tiềm năng khác. Thị trường Châu Âu: Châu Âu là thị trường tiêu thụ cao su chiếm một tỷ lệ không nhiều của công ty. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Đức, Nga, và một số thị trường của các nước Liên bang Xô Viết cũ. Đối với các thị trường Nga và Đông Âu thị thông lệ mua bán lẻ là rất phổ biến. Tuy vậy trong hai năm gần đây thì công ty cũng đã kí được một số hợp đồng để xuất khẩu vào thị trường này, nhờ đó đến nay thị phần hàng cao su của công ty ngày càng cao trên thị trường các nước SNG. Thị trường Nhật Bản: Đây thực sự là bạn hàng rất tiềm năng nhưng cũng rất khó tính. Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của họ luôn đòi hỏi khắt khe. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này cũng không cao, bởi để đáp ứng được đòi hỏi của họ thì công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu cần được kiểm tra rất kĩ lưỡng và mất nhiều chi phí hơn so với các thị trường khác. Tóm lại, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại Châu á và một phần chiếm tỷ trọng nhỏ tại các nước khác, xuất khẩu cao su ở công ty sẽ mang lại hiệu quả rất cao nếu như biết cách khai thác tốt. Song cần phải lựa chọn quy mô phát triển phù hợp với dung lượng thị trường. Cần có các kế hoạch thị trường hợp lý để giữ được bạn hàng cũ đồng thời không ngừng mở rộng và tìm kiếm bạn hàng mới đảm bảo kế hoạch của công ty đề ra. 2. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu cao su của công ty Năm 2004 2005 2006 2007 Khối lượng (Tấn) 250 350.5 565.46 1035.7 XK cao su (USD) 498.000 750 .000 1.125.000 2.062.500 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính tổng hợp các năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su của công ty tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2004 doanh thu mang lại từ xuất khẩu cao su chỉ là 498000 USD, năm 2005 là 750000 USD tăng 50,6% giá trị xuất khẩu, năm 2006 là 1125000 USD tăng 50% giá trị xuất khẩu, tới năm 2007 doanh thu đã tăng gấp gần 2 lần so với 2006, đó là 2062500 USD, tăng gần 100% giá trị xuất khẩu. Những năm trước đây xuất khẩu cao su là một hoạt động nhỏ có đóng góp khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, hoạt động này đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Công ty với kim ngạch lên tới 498000 USD lần đầu tiên vào năm 2004 và cho đến năm 2007 đã lên tới 2062500 USD. Riêng trong năm 2007 là năm mà xuất khẩu cao su của công ty gặt hái được nhiều thành công hơn cả so với những năm trước. Ban đâù, chỉ tiêu đặt ra cũng không cao, nhưng thực tiễn cho thấy nhu cầu của thị trường thế giới cao, cộng với công tác tạo lập thị trường tốt đã giúp công ty đạt giá trị xuất khẩu lên tới hơn 2 triệu USD. Qua bảng này ta thấy xuất khẩu cao su của Công ty tăng ổn định cả về số lượng xuất khẩu và cả giá trị xuất khẩu. Có những mùa vụ, việc xuất khẩu cao su của Công ty gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động nhưng Công ty cũng đã nỗ lực hết sức trong việc tạo lập thị trường cũng như xây dựng những mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng để bảo đảm những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. 3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu   Cơ cấu mặt hàng cao su xuất khẩu của Công ty LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh còn chưa phù hợp, chưa đa dạng, và tính ổn định, đồng nhất về chất lượng của từng loại mặt hàng còn thấp, tỷ lệ cao su SVR3L, SVR5L trong cơ cấu mặt hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, mặt hàng SVR10, SVR 20 còn chưa nhiều. Bảng 8: Cơ cấu chủng loại mủ cao su Loại mủ SVR3L SVR 5L SVR CV 50- 60 SVR 10 SVR 20 Mủ ly tâm Mủ tờ Mủ Crepe Sản lượng (Tấn) 671.75 27.96 74.47 46.61 55.82 54.48 102.53 2.17 Tỷ lệ (%) 64,86 2,70 7,19 4,50 5,39 5,26 9,90 0,21 Nguồn: Phòng kế toán tài chính 2007 Cơ cấu cao su xuất khẩu chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng cao su nguyên liệu như SVR3L, SVR5L, SVR5, SVR10, SVR20 và một số mủ tờ RSS, Crêp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhu cầu loại cao su phổ biến mà công ty xuất khẩu là SVR3L, SVR5L đang không được ưu chuộng nhiều nữa thì đòi hỏi khâu tìm nguồn hàng nguyên liệu cần xem xét kĩ lưỡng trước khi mua hàng. Trong khi đó các loại cao su như SVR10, SVR20, RSS và Crêpe đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới thì công ty cũng chỉ mới nhập được với khối lượng hạn chế để xuất khẩu. Mủ cao su SVR10, SVR20 được các khách hàng như Nhật Bản, các nước Đông Âu có nhu cầu nhập khẩu nhưng do một phần nguồn cao su xuất của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cao nên lượng cao su xuất khẩu vào những khu vực này chỉ chiếm một khối lượng hạn chế. Mủ cao su SVR3L, SVR5L xuất khẩu phần nhiều sang Trung Quốc do phù hợp với các nhà máy chế biến tại nước này, tuy nhiên lượng cao su của công ty xuất khẩu vào đây còn quá nhỏ bé so với yêu cầu của bên đối tác. Vì vậy, trong thời gian gần đây, công ty chủ trương giảm bớt tỷ lệ xuất khẩu các loại SVR3L và mở rộng xuất khẩu các loại SVR10, SVR20 để tăng sản lượng các loại cao su này, đồng thời cũng tăng thêm doanh thu và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Mặc dù thời gian qua, cơ cấu xuất khẩu cao su đã có sự chuyển dịch tích cực cơ cấu sản phẩm mủ cao su nhưng chưa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu thị trường, cần phải có những giải pháp về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. 4. Phương thức xuất khẩu Công ty thực hiện xuất khẩu theo hai hình thức chính là xuất khẩu ủy thác và xuất khẩu trực tiếp. Trong đó 3 năm từ 2004 đến 2007 vẫn chủ yếu là xuất khẩu ủy thác. Xuất khẩu trực tiếp chiếm khoảng 35% năm 2004 và 2005 45% năm 2006 và 64% năm 2007. Nhưng tính về giá trị thì trong năm 2007 giá trị xuất khẩu trực tiếp đã tăng lên nhiều đạt 1320000 USD, gần gấp đôi so với xuất khẩu ủy thác là 742500 USD. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo phưong thức của Công ty Phươngthức xuất khẩu 2004 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Trực tiếp 174300 35 255000 34 506250 45 1320000 64 ủy thác 323700 65 495000 66 618750 55 742500 36 Tổng XK 498000 100 750000 100 1125000 100 2062500 100 Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính tổng hợp qua các năm Tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc của công ty sang các thị trường năm 2007 là 64%, nhưng riêng với thị trường Trung Quốc thì tỷ lệ này là 72,8%; xu hướng tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp cho thấy Công ty đã xác định đúng hướng phát triển của mình là phải giảm dần tỷ lệ xuất khẩuuyr thác tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp để thu lợi ích lớn hơn. Hiện nay, giá trị xuất khẩu ủy thác chiếm tới 36% kim ngạch xuất khẩu. So với những năm trước tỷ lệ này đã tăng lên rất đáng kể. Công ty đang nỗ lực để ngày càng gia tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, giảm bớt các khoản chi phí phát sinh từ phương thức này. 5. Thực hiện kế hoạch xuất khẩu Bảng 10: Kết quả thực hiện kế hoạch xuất khẩu trên các thị trường năm 2007 Thị trường Trung Quốc Singapore Châu Âu Nhật Bản Khác Kế hoạch (Tấn) 500 160 100 150 100 Thực hiện (Tấn) 569.635 155.355 113.927 124.284 72.499 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính tổng kết năm 2007 Ta có thể thấy rằng: Số lượng cao su xuất khẩu của Công ty trong năm 2007 về tổng thể cũng đáp ứng được phần nào mục tiêu đã đề ra. Đối với thị trường Trung Quốc, sản lượng dự kiến là 500 tấn, thực hiện là 569.635 tấn, có nghĩa là tăng 69 tấn so với kế hoạch đã đề ra. Thị trường Singapore, kế hoạch đề ra là 160 tấn, thực hiện là 155.355 tấn, tức là giảm khoảng 5 tấn so với kế hoạch. Thị trường Châu Âu tăng so với kế hoạch là 13 tấn. Thị trường Nhật Bản, do đây là thị trường đòi hỏi hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, nhưng dù công ty đã cố gắng nhưng một số lượng cao su vẫn chưa đáp ứng đúng được yêu cầu, do đó đã bị trả lại, kế hoạch là 150 tấn, thực hiện là 124 tấn, giảm 26 tấn so với kế hoạch. ở một số thị trường khác, công ty cũng nỗ lực để có thể xuất khẩu tốt mặt hàng này, nhưng thực hiện cũng chỉ đạt trên 70% kế hoạch đề ra. Như vậy, ngoài nhưng thành tựu công ty đã đạt được do vượt kế hoạch đề ra, còn có những tồn tại xung quanh việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện tốt những kế hoạch này, công ty cần rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường cũng như tìm kiếm những đối tác mới, xây dựng kế hoạch một cách phù hợp với thực tế. 6. Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su Hoạt động xuất khẩu cao su là hoạt động bao gồm nhiều công đoạn, liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy để có thể làm tốt hoạt động xuất khẩu cao su, cần chú ý những vấn đề sau: Hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu để tạo ra một nguồn hàng cao su xuất khẩu phù hợp yêu cầu của thị trường mà công ty hướng đến. Cần phân loại nguồn hàng xuất khẩu, lựa chọn các nguồn hàng và nhà cung cấp; lựa chọn các hình thức tạo nguồn và mua hàng; ký kết và thực hiện các hoạt động tạo nguồn và mua hàng. Với một hợp đồng xuất khẩu cụ thể, việc chuẩn bị hàng xuất khẩu là một công việc bao gồm: thu gom tập trung để có lô hàng theo thỏa thuận; tổ chức bao bì đóng gói, kẻ các kí mã hiệu; kiểm tra hàng xuất khẩu để có được giấy chứng nhận về số lượng và chất lượng hàng hóa phù hợp với hợp đồng đã kí. Dựa vào mối quan hệ có sẵn để tìm những nguồn hàng tốt, giá thành hợp lý để phục vụ công tác xuất khẩu mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao cho công ty. Công tác quản lý hàng hóa, công tác Marketing giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, tạo sự uy tín cả trong việc thu gom hàng và trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty LATUCO Chi nhánh Quảng Ninh 1. Những ưu điểm Một là, công ty đã tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới. Nếu như trước đây, sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty là các loại sản phẩm dưới dạng SVR3L, SVR5L. Công ty cũng chú ý đến việc chuẩn bị và lựa chọn hàng xuất khẩu kĩ càng hơn để phù hợp với thị trường các nước tiêu thụ chủ yếu. Đây là một trong những kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Hai là, số lượng khách hàng tiêu thụ cao su ngày càng nhiều. Điều này có thể thấy qua việc tăng số lượng thị trường nhập khẩu và số lượng các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản mua cao su của Công ty. Ba là, cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá và không ngừng được mở rộng. Nếu như khi mới thành lập thị trường của Công ty chỉ chủ yếu là Trung Quốc thì hiện nay, số nước nhập khẩu ngày càng tăng. Một loạt các thị trường mới đã và đang được khai phá như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Bốn là, Công ty cũng đã bước đầu giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu như khi mới thành lập thị trường này chiếm tới 90%, thì hiện nay chỉ còn chiếm tới trên 50%. Thị trường xuất khẩu đã phát triển theo hướng mở rộng sản lượng và chất lượng, nhằm tăng doanh thu và cũng phân tán rủi ro do tập trung quá nhiều vào một thị trường. Có được những kết quả trên là do: Công ty đã có những kế hoạch phát triển theo hướng mở và không ngừng được đổi mới, hoàn thiện đã tạo điều kiện tiền đề quan trọng và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh xuất khẩu. Bước đầu kinh nghiệm hoạch định chiến lược, kinh nghiệm quản lý và điều hành của Ban giám đốc Công ty về xuất khẩu cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế đã được đúc kết trong những năm qua đã phát huy tác dụng và góp phần quan trọng vào phát triển thị trường xuất khẩu, thúc đẩy quan hệ buôn bán với các đối tác trong và ngoài nước. 2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.1. Hạn chế Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm, về mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhưng việc phát triển thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là phát triển theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu nên tính ổn định của thị trường còn thấp. Cụ thể như sau: Quy mô xuất khẩu cao su còn nhỏ: Thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu cao s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20414.doc
Tài liệu liên quan