MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA DOANH NGHIỆP 3
1. Xuất khẩu sản phẩm gỗ và các hình thức xuất khẩu sản phẩm gỗ 3
1.1. Sản phẩm gỗ và đặc điểm của sản phẩm gỗ. 3
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ 4
1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 4
1.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gỗ 6
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm gỗ. 8
1.3.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp. 8
1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu đối lưu 9
1.3.3. Xuất nhập khẩu qua trung gian. 10
1.3.4. Hình thức gia công xuất khẩu. 11
1.3.5. Các hình thức xuất khẩu khác. 11
1.4. Cơ chế chính sách của nhà nước với xuất khẩu sản phẩm gỗ. 13
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ. 14
2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ. 14
2.2. Lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác, lựa chọn phương thức kinh doanh. 16
2.3. Lập phương án kinh doanh. 17
2.4. Tạo nguồn hàng xuất khấu. 18
2.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ. 18
2.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ. 19
2.7. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty. 21
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ. 22
3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. 22
3.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 22
3.1.2. Chủng loại và chất lượng sản phẩm. 22
3.1.3. Công tác tạo nguồn hàng. 22
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 23
3.1.5. Nguồn lực tài chính. 23
3.1.6. Cơ chế quản lý của doanh nghiệp. 23
3.1.7. Mục tiêu của doanh nghiệp. 24
3.1.8. Các nhân tố khác. 24
3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 24
3.2.1. Môi trường kinh tế. 24
3.2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của các thị trường nhập khẩu. 25
3.2.3. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. 26
3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá. 26
3.2.6. Các quan hệ kinh tế. 26
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 28
1. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 28
1.1. Quá trình ra đời và phát triển. 28
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. 30
1.2.1. Nhiệm vụ. 30
1.2.2. Quyền hạn. 31
1.3. Tổ chức bộ máy của công ty. 32
1.4 Thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty 34
1.4.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. 34
1.4.2. Hoạt động xuất khẩu của công ty. 37
1.4.2.1. Mặt hàng xuất khẩu của công ty. 38
1.4.2.2. Thị trường xuất khẩu chính của công ty. 40
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 42
2.1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 42
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 42
2.1.2. Chủ thế tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 43
2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ theo mặt hàng. 44
2.1.4. Cơ cấu thị trường thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 45
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 48
2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 48
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu. 48
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty. 48
2.2.4. Phương thức xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty. 48
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 48
3.1. Ưu điểm. 48
3.2. Tồn tại cần khắc phục. 48
3.3. Nguyên nhân. 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BAO BÌ 48
1. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. 48
1.1. Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 48
1.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt 48
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty cổ phẩn sản xuất bao bì và xuất khẩu. 48
2.1. Mục tiêu của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 48
2.1.1. Mục tiêu cơ bản 3 năm (2007-2009). 48
2.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008. 48
2.2. Phương hướng hoạt động của công ty. 48
3. Một số biện pháp thúc hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty 48
3.1. Đối với công tác đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khâu chế biến. 48
3.2. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu. 48
3.3. Mở rộng và phát triển thị trường. 48
3.4. Hoàn thiện chiến lược về sản phẩm. 48
3.5. Hoàn thiện chiến lược về giá. 48
3.6. Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 48
3.7. Tập trung xây dựng thương hiệu và dịch vụ sau bán hàng. 48
3.8. Hạn chế những rủi ro trong thanh toán. 48
3.9. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của cán bộ, có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần. 48
3.10. Tăng cường hợp tác và tận dụng sự hỗ trợ của hiệp hội gỗ. 48
4. Một số kiến nghị với nhà nước và hiệp hội gỗ và lâm sản. 48
4.1. Kiến nghị với nhà nước. 48
4.1.1. Hoàn thiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu. 48
4.1.2. Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm gỗ. 48
4.1.3. Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ. 48
4.2. Một số kiến nghị với hiệp hội gỗ và lâm sản. 48
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong khi đó năm 2007 kim ngạch kinh doanh xuất nhập khẩu là 8,62%. Con số này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của công ty đó là chú trọng hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó để có thể đầu tư hơn vào các hoạt động xuất khẩu công ty đã giảm bớt các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy kinh doanh dịch vụ vẫn là hoạt động cơ bản của công ty và mang lại cho công ty nguồn thu lớn nhất. Năm 2007 tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh là 86,98% trong tổng doanh thu.
- Sau khi cổ phần hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể.Năm 2007 là năm công ty có nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu 1.550.344 USD gấp gần 7 lần so với năm 2006. Cùng với hoạt động xuất khẩu tăng cao thì công ty cũng đã đầu tư công nghệ, máy móc… để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn.
- Về các khoản phải nộp ngân sách sau khi cổ phần hoá số lượng các khoản này ngày càng cao.Sau khi cổ phần hoá lợi nhuận của công ty đã không còn bị âm và trong hai năm 2006 và năm 2007 đã dần tăng
- Đời sống của các bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá nhất là năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động là 2.280.000 VNĐ.
- Điều đáng chú ý là doanh thu của công ty trong các năm trở lại đây của công ty ngày một tăng trong khi đó lượng công nhân viên ngày càng ít đi. Năm 2007 giảm đi 9 lao động so với năm 2006, đây là dấu hiệu đáng mừng về công tác tổ chức quản lý của công ty.
1.4.2. Hoạt động xuất khẩu của công ty.
Doanh thu xuất khẩu ngày một tăng trong tổng doanh thu của công ty, đặc biệt là từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá.Kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
(Từ năm 2005 – 2007)
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
số lượng
tỷ lệ
số lượng
tỷ lệ
số lượng
tỷ lệ
KNXNK
111.132
100%
233.156,4
100%
1.550.344
100%
Xuất khẩu
98.997
89,08%
183.156,4
78,55%
1.200.000
77,4%
Nhập khẩu
12.135
10,91%
50.000
21,45%
350.344
22,6%
Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sản cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần qua từng năm đặc biệt là năm 2007 với sự bứt phá vượt bậc. Có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do theo đà tăng trưởng của cả nước khi Việt Nam bắt đầu là tổ chức thương mại thế giới WTO và do công ty đã có đường lối phát triển đúng đắn ngày càng chú trọng hơn nữa hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên nhìn vào bảng kết quả hoạt động xuất nhập khẩu ta thấy kim ngạch xuất khẩu ngày một giảm so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2006 giảm 10,53% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 1,15 so với năm 2006. Đây không phải là dấu hiệu đáng lo ngại vì kim ngạch xuất khẩu giảm đi do công ty nhập khẩu để đổi mới công nghệ, máy móc theo chiều sâu để nâng cao tính cạnh tranh của công ty, góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu.
Song song với sự tăng lên về kim ngạch xuất khẩu là sự gia tăng lên về lượng mặt hàng xuất khẩu và sự mở rộng không ngừng về thị trường xuất khẩu cùng với việc triển khai những phương thức kinh doanh mới.
Với phương châm đa dạng hoá kinh doanh nên số lượng các mặt hàng xuất khẩu của công ty rất lớn và phong phú về chủng loại (bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản). Các mặt hàng mà công ty thường xuyên kinh doanh và xuất khẩu với khối lượng lớn gồm gỗ dán, gỗ Pơmu, hàng thủ công mỹ nghệ, hoạ quả nông sản chè đen, thuỷ hải sản như mực, sứa…, dược liệu, bột hoàng liên
1.4.2.1. Mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh theo mặt hàng xuất khẩu của công
năm 2005-2007
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
2005
2006
2007
Hàng thủ công mỹ nghệ
9.000
25.484
100.623
Gỗ xẻ
12.000
18.000
50.040
Gỗ Pơmu
16.667
23.000
114.000
Bàn ghế
0
11.023
96.253
bột hoàng liên
0
0
11.400
Chè đen
6.015
7.000
45.000
Hoa quả nông sản
0
8.000
39.089
Thuỷ hải sản
0
0
150.557
Các mặt hàng khác
861
891,1
5.356
Gỗ dán
54.454
97.578,2
587.682
Tổng kim ngạch
98.997
183.156,4
1.200.000
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Qua bảng số liệu ta thấy:
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm của công ty đều tăng nhanh trong năm 2006 và năm 2007. Các sản phẩm tăng nhanh đó chính là sản phẩm gỗ Pomu và thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ, gỗ dán. Đặc biệt là sản phẩm gỗ dán, kim ngạch gỗ dán năm 2007 là 587.682 USD tăng 490.103,8 USD so với năm 2006
Nhìn vào bảng số liệu ta cũng có thể thấy rằng các mặt hàng làm từ gỗ của công ty là sản phẩm xuất khẩu chính. Các mặt hàng gỗ dán, gỗ xẻ, gỗ Pơmu, bàn ghế, hàng thủ công mỹ nghệ đang dần dần chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.Gỗ dán là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của công ty, với kim ngạch xuất khẩu chiếm tới hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty.
Bên cạnh đó những mặt hàng mới được đưa vào xuất khẩu như bàn ghế, hoa quả nông sản hay thuỷ hải sản… cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng.Mặt hàng thuỷ sản, bột hoàng liên trong các năm 2005,2006 không xuất khẩu nhưng đến năm 2007 đã xuất khẩu với kim ngạch khá lớn. Kim ngạch thuỷ sản năm 2007 là 150.557 USD chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2007. Điều này thể hiện những nỗ lực của công ty trong việc khôi phục và phát triển các mặt hàng.
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mặt hàng của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2005-2007
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
1.4.2.2. Thị trường xuất khẩu chính của công ty.
Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Đức… thị trường của công ty còn chưa rộng và hiện tại công ty đang tìm kiếm bạn hàng đối tác để mở rộng thị trường xuất khẩu
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu theo thị trường năm 2005-2007
Đơn vị tính: VNĐ
Thị trường
2005
2006
2007
số tiền
tỷ lệ %
số tiền
tỷ lệ %
Số tiền
tỷ lệ %
Hàn Quốc
42.311,3
42,74
81.962,6
44,25
478.800
39,9
Đài Loan
15.988.01
16,15
28.389,24
15,5
177.120
14,76
Nhật Bản
14.087,3
14,23
27.473,4
15
195.360
16,28
Trung Quốc
8.751,3
8,84
15.568,3
8,5
100.431,6
9,37
Thụy Điển
6.529,15
6,53
12.363
6,75
112.440
8,57
Đức
3.809,5
3,81
9.157,8
5
75.840
6,32
Các thị
trường khác
2.078,9
2,1
8.242,04
4,5
60.008,4
4,8
Tổng cộng
98.996,95
100
183.156,4
100
1.200.000
100
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Bảng số liệu cho ta thấy
Các nước trong khu vực châu Á vẫn là bạn hàng chính của công ty, trong đó Hàn quốc chiếm gần một nửa số thị phần xuất khẩu của công ty, đứng tiếp là Đài Loan , Nhật Bản… Ta thấy tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường Hàn Quốc giảm cụ thể là tỷ lệ kim ngạch năm 2007 giảm 4,35% so với tỷ lệ kim ngạch năm 2006. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan cũng giảm dần qua các năm 2006, năm 2007, năm 2007 giảm 0,74% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty vì những năm trước đây công ty là xuất khẩu qua thị trường Đài Loan , Hàn Quốc sau đó mới sang thị trường thứ ba. Hiện nay công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp.
Đối với các thị trường truyển thống của công ty như là thị trường Nhật Bản, Đức, Thuỵ Điển … kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần qua từng năm. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này không có bước tăng trưởng vượt bậc cũng là do thị trường các nước này có sức cạnh tranh tương đối lớn.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
2.1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần đây, trở thành mặt hàng thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cho đất nước
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
Nội dung
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
KNXK sản
phẩm gỗ
435
567
1.139
1.563
1.930
2.370
Tỷ trọng trong KNXK
2,6%
2,8%
4,3%
4,8%
4,9%
8,7%
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất báo bì
và hàng xuất khẩu
Qua bảng số liệu trên cho thấy bước ngoặt của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thể hiện rõ nhất là năm 2004 tăng 572 triệu USD so với năm 2003 và chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Mức tăng này vẫn nhanh qua các năm sau. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006. Năm 2007, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đựơc sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường đã có sự tăng trưởng cao như Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga. Tuy vậy kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường có giảm sút trong thời gian gần đây đặc biệt là thị trường Malaisya, Singapo…
Nhìn vào bảng số liệu sau ta thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 2007
2.1.2. Chủ thế tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Hiện nay cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến khoảng 2,2-2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có khoảng trên 1.200 công ty chuyên xuất khẩu (hơn 200 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và hơn 1000 công ty sản xuất hàng nội thất)
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ của Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước và các liên doanh liên kết…Những doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao đều là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đa số các công ty sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Một số công ty sản xuất và xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây…
2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ theo mặt hàng.
Bảng 6: Tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu năm 2006 theo mặt hàng
Tt
Sản phẩm
Tỷ trọng (%)
1
Đồ nội thất phòng ngủ
28,8
2
Phòng khách và phòng tắm
22,7
3
Ghế
16,2
4
Nội thất văn phòng
12,6
5
Gỗ dán
5,6
6
Đồ trang trí
2,1
Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 2006
Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu đa dạng nhưng chủ yếu là đồ nội thất, trong đó chủ yếu là đồ nội thất văn phòng, bếp, phòng khách, phòng ngủ. Theo thống kê của hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thì tỷ trọng sản phẩm đồ nội thất phòng ngủ chiếm 28,8% năm 2006 và đồ gỗ phòng khách và phòng ăn là 22,7%. Tuy vậy trong những năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu gỗ của Việt Nam luôn thay đổi theo từng thời kỳ do năng lực sản xuất của chúng ta còn chưa cao và hơn thế nữa do nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa ổn định.
2.1.4. Cơ cấu thị trường thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm trở lại đây có nhiều chuyển biến tích cực. Đó chính là việc trước đây thị trường xuất khẩu gỗ chỉ tập trung chủ yếu vào các thị trường chung chuyển như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo… để tái xuất khẩu sang thị trường thứ ba thì nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện nay các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 nước. Và thị trường chủ yếu của sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ theo thị trường.
Nội dung
2003
2004
2005
2006
2007
KN
Tỷ Trọng
KN
Tỷ Trọng
KN
Tỷ Trọng
KN
Tỷ Trọng
KN
Tỷ Trọng
Hoa Kỳ
115,5
20,4
318,9
28
567
36,3
744,1
38,6
943,26
39,8
EU
160,7
28,3
373,1
32,7
420,5
26,9
521,9
27
597,24
25,2
Nhật Bản
136,3
24,0
22,1
19,5
240,9
15,4
286,8
14,9
300,6
21,6
Các nước
khác
154,5
27,3
224,9
19,8
334,6
21,4
377,2
19,5
317,58
13,4
TKNXK
567
100
1.139
100
100
100
1.930
100
2.370
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Vào giai đoạn những năm 2001 đến năm 2003 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ luôn thấp hơn thị trường Nhật và EU. Nhưng từ năm 2004 trở đi tỷ trọng xuất khẩu gỗ sang thị trường này luôn đứng ở vị trí thứ nhất. Điều này chứng tỏ thị trường Mỹ là thị trường đầy tiềm năng và các doanh nghiệp Việt Nam lúc đó vẫn chưa khai thác hết. Cho đến năm 2006 và năm 2007 kim gạch xuất khẩu sản phẩm gỗ luôn đứng ở vị trí thứ nhất và là thị trưòng chiếm lược của ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam.
Dưới đây là các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong năm 2007.
Thứ nhất: Thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh và được duy trì. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 12 năm 2007 đạt trên 89 triệu USD, tăng 24,29% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, tủ áo, bàn trang điểm, kle đầu giường… với các mẫu phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.Chất liệu gỗ gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao su, gỗ thông...
Biểu đồ 3: Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ
Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam2007
Thứ hai: Thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 12/07 đạt trên gần 23,17 triệu USD, tăng 18,16% so với tháng 11/07, nhưng giảm tới 24,19% so với tháng 12/06. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này năm 2007 lên 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm tới.
Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là tủ các loại như tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế, đồ gỗ mỹ nghệ
Biểu đồ 4: Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản
năm 2005-2007
Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam2007
Đứng thứ ba là thị trường Anh, tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tiếp tục tăng đạt 22,2 triệu USD, tăng 33,41% so với tháng 11/07, tăng 84,55% so với tháng 12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Anh năm 2007 đạt 196,187 triệu USD, tăng 44,81% so với năm 2006, chiếm 8,28% tỷ trọng.
Về chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Anh tháng 12/07 có 5 loại đạt kim ngạch trên 1 triệu USD. Cụ thể, xuất khẩu ghế vào thị trường Anh là lớn nhất đạt gần 6,8 triệu USD, chiếm 30,6%; nội thất phòng khách đạt 5 triệu USD, chiếm 22,6%; nội thất phòng ngủ đạt 2,73 triệu USD, chiếm 12,3%, sản phẩm mỹ nghệ đạt 2,13 triệu USD, chiếm 9,6% và nội thất văn phòng đạt 1,435 triệu USD, chiếm 6,5% tỷ trọng.
Năm 2007, trong số 4 thị trường có kim ngạch lớn nhất về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường đứng thứ 4. Ngoài 4 thị trường kể trên thì một số thị trường khác năm 2007 cũng có mức tăng trưởng khá so với năm 2006 như Nga, Áo, Ý, Ba Lan, Canada, Đức…Trong đó, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Áo và Nga năm 2007 tăng mạnh nhất so với năm 2006 lần lượt 282,88% và 225,22%. Và chủng loại mặt hàng xuất sang hai thị trường này tháng 12/07 cụ thể: xuất sang Áo là hàng rào chắn, ghế, mỹ nghệ, bàn, giường; xuất khẩu sang Nga chủ yếu là bàn máy vi tính, nội thất phòng ngủ và phòng khách.
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
+ Sau khi gia nhập vào WTO, các doanh nghiệp của Việt Nam được giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước và giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
+ Mỹ hiện nay đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng gỗ của Trung Quốc- đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ nước ta tăng cường xuất khẩu vào Mỹ.
+ Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày càng mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo điểu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
+ Hiện nay công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút 170.000 lao động trên cả nước với nhiều nghệ nhân có trình độ tay nghề cao. Một số trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã hình thành các khu liên hợp chế biến đồ gỗ tầm cỡ.
+ Thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của các nước còn quá nhỏ, chỉ chiếm 7,5% trong kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật, 0,92% của Mỹ, và 0,25% của EU. Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa, nhưng nhìn chung giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tiềm năng con người trong quá trình sản xuất một cách tốt nhất.
+ Thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu.Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiện do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện nay nguyên liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái … Nhiều nước như Lào, Myama, Inđonexia - vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam – nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt.
+ Đội ngũ công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của xuất khẩu cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay chúng ta chỉ có 3 đến 4 trường đào tạo công nhân mỗi năm cho ra trường vài trăm công nhân, không đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Tình trạng thiếu đội ngũ công nhân lành nghề dẫn đến năng suất thấp.
2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu lựa chọn cho mình chiến lược hợp lý đó chính là việc đa dạng hoá các mặt hàng. Nhưng để có thể phát triển ổn định và có thị trường rộng lớn công ty đã lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó chính là sản phẩm gỗ chế biến
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ ngay từ đầu thành lập công ty đã tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm phát triển các sản phẩm chế biến đồ gỗ. Hiện nay các sản phẩm chế biến đồ gỗ đã trở thành mặt hàng chủ yếu của công ty.
Việc lựa chọn mặt hàng gỗ là mặt hàng chiến lược của công ty là hoàn toàn hợp lý vì mặt hàng gỗ chế biến luôn luôn có chỗ đứng hay luôn có nhu cầu của thị trường và điều quan trọng là sản phẩm mà công ty làm ra thích hợp với loại thị trường nào. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty không ngừng tăng mạnh.
Bảng 8: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
(USD)
Tỷ lệ (%)
Số tiền
(USD)
Tỷ lệ (%)
Số tiền
(USD)
Tỷ lệ (%)
Tổng KNXK
sản phẩm gỗ
92.969
93,91%
175.949,2
96,06%
948.598
79,05%
Tổng KNXK
98.997
100%
183.156,4
100%
1.200.000
100%
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và hàng xuất khẩu
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty các đều chiếm vị trí khá quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2005 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm 93,91% và năm 2006 chiếm 96,06%, năm 2007 chiếm 79,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty năm 2007 tăng mạnh, tăng 773.512,8 USD gấp5.62 lần so với năm 2006. Mặc dù vậy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm đi 22,55% so với tỷ lệ kim ngạch đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến năm 2007 giảm so với năm 2006 không phải là do xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty giảm đi mà thực chất kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này vẫn tăng. Nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này giảm là do việc xuất khẩu các sản phẩm khác của công ty năm 2007 tăng mạnh làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng
Công ty đạt được thành tích như vậy là do các nguyên nhân sau:
+ Sau khi cổ phần hoá trải qua những giai đoạn khó khăn công ty cổ phần đã đi vào hoạt động tương đối ổn định về mọi mặt như về tài chính, về nhân sự, hơn thế nữa công ty đã giải quyết được nợ với hải quan, tạo được sụ tin tưởng của các bạn hàng…
+ Năm 2007 cùng với các ngành khác của cả nước kim ngạch xuất khẩu các ngành đều tăng mạnh do chính sách phát triển của nhà nước như khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm gỗ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu… và do nước ta bắt đầu gia nhập vào WTO vào năm 2008
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty rất đa dạng, trong đó chủ yếu là đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ xẻ, gỗ Pơmu, bàn ghế, …Đây là những mặt hàng mang lại nguồn thu lớn trong những năm gần đây. Đây là những mặt hàng chủ lực của công ty vì việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này dựa vào điều kiện có sẵn trong nước như lao động và dây truyền công nghệ không cần quá hiện đại… cùng với đó là do nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành này phát triển. Dưới đây là những mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu:
Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của công ty
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số thực
Tỷ lệ %
Số thực
Tỷ lệ %
Số thực
Tỷ lệ %
Hàng thủ công mỹ nghệ
9.000
9,68
25.484
14,48
100.623
10,55
Gỗ dán
54.454
58,57
97.578,2
55,46
587.682
61,64
Gỗ Pơmu
16.667
17,93
23.000
13,07
114.000
11.96
Bán ghế
0
0
11.023
6,26
96.253
10,1
Gỗ xẻ
12.000.
12,91
18.000
10.23
50.040
5,25
Mặt hàng khác
848
0,91
864
0,5
4.765,7
0,5
Tổng KNXK sản phẩm gỗ
92,969
100
175.949,2
100
948.598
100
Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
Qua bảng số liệu ta có nhận xét như sau:
Các mặt hàng như hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ Pơmu, gỗ xẻ, gỗ dán có kim ngạch tăng mạnh trong thời gian gần đây nhất là năm 2007. Kim ngạch gỗ dán tăng 490.103,8 USD tức tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2006, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ năm 2007 tăng 3.9 lần so với năm 2006. Tóm lại cùng với bước tăng trưởng vượt bậc về các hàng xuất khẩu thì hàng gỗ xuất khẩu của công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng
Qua bảng số liệu ta cũng thấy mặt hàng gỗ dán bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty. Sau đó là hàng thủ công mỹ nghệ và gỗ Pơmu. Năm 2007 ta thấy kim gạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và gỗ Pơmu tăng lên nhưng tỷ lệ kim ngạch của đồ mỹ nghệ năm 2007 3,39% và đồ gỗ Pơmu giảm 1,11% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm này là do tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu bàn ghế của công ty tăng nhanh trong năm 2007
Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu bàn ghế của công ty là 0 và đến năm 2006 xuất khẩu bàn ghế lại gia tăng và kim ngạch sản phẩm này càng ngày càng khẳng định vị trí của mình khi mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bàn ghế chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty vào năm 2007.
Trong sản xuất và xuất khẩu công ty luôn phấn đấu giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng sơ chế đồng thời tăng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tinh chế để nâng cao lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cụ thể là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ xẻ của công ty ngày càng giảm từ 12,91% năm 2005 xuống 10,22% năm 2006 và xuống 5,25% năm 2007. Đây là chiến lược phát triển phù hợp với tình hình chung của cả nước và của công ty.
Ngoài ra các sản phẩm khác của công ty bao gồm ván trang trí, thùng tắm và tủ xông hơi, hòm gỗ kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng qua các năm do công ty không ngừng nâng cao chất lượng và giữ chữ tín với khách hàng.
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty.
Thị trường là yếu tố quan trọng đối với các hoạt động xuất khẩu của công ty vì vậy trong chiến lược phát triển của mình công ty không ngừng đầu tư nhân lực, vật lực, tài chính vì vậy thị trường của công ty không ngừng được mở rộng, quan hệ với các khách hàng cũ không ngừng được củng cố
Trước đây thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là Liên Bang Nga, các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Nhưng hiện nay thị trường của công ty đã được mở rộng hơn rất nhiều. Hiện nay công ty đã có mối quan hệ làm ăn với hơn 40 quốc gia và thị trường chủ yếu của sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…. Đây là những thị trường có như cầu về sản phẩm gỗ lớn và sản phẩm của công ty tương đối phù hợp với nhu cầu nhập khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20416.doc