MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
GIỚI THIỆU 1
Chương 1: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm may mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa 3
I. Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. 3
2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 4
a. Đối với nền kinh tế quốc dân. 4
b. Đối với Doanh nghiệp. 4
3. Những nội dung cơ bản của Tiêu thụ sản phẩm. 5
3.1. Nghiên cứu thị trường. 6
3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 7
3.3. Chuẩn bị hàng hoá xuất bán. 7
3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 8
3.5. Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng. 8
3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng. 9
3.7. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ. 10
4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. 10
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của Doanh nghiệp. 11
5.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 11
5.1.1 Các chính sách của Nhà nước. 11
5.1.2 Môi trường kinh tế quốc dân. 11
5.1.3 Môi trường tác nghiệp. 13
5.2 Nhân tố bên trong Doanh nghiệp. 14
5.2.1. Chất lượng sản phẩm. 14
5.2.2. Hệ thống kênh phân phối. 15
5.2.3. Nguồn nhân lực 15
5.2.4. Cơ chế quản lý. 15
5.2.5. Các nhân tố khác. 16
II. Khái Quát Chung Về Thị Trường May Mặc Việt Nam 16
1. Đặc điểm về thị trường May mặc nói chung. 16
2. Đặc điểm về thị trường may mặc Việt Nam. 17
Chương 2. Thực Trạng tiêu thụ sản phẩm may mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa. 19
I. Khái quát chung về Hanosimex. 19
1. Quá trình hình thành và phát triển. 19
1.1 Giới thiệu chung về Hanosimex. 19
1.3. Các công ty thành viên của Tổng Công Ty và năng lực sản xuất. 21
1.3.1 Nhà Máy Sợi. 21
1.3.2 Công Ty Cổ Phần May Đông Mỹ . 21
1.3.3 Công Ty Cổ Phần Dệt Hà Đông. 21
1.3.4 Nhà Máy Dệt Vải Denim 21
1.3.5 Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối. 22
1.3.6 Các Nhà Máy May. 22
1.3.7 Trung Tâm Cơ Khí - Tự Động Hoá. 22
2. Chức năng nhiệm vụ của Hanosimex. 23
2.1. Chức năng của Hanosimex 23
2.2. Nhiệm vụ của Hanosimex. 23
3. Kết cấu bộ máy của Hanosimex 24
3.1 Hệ Thống Tổ Chức Của Tổng Công Ty. 24
3.2 Chức năng các phòng ban trong Hanosimex. 27
3.2.1. Phòng Kế Toán Tài Chính. 27
3.2.2.Phòng Quản Trị Nhân Sự. 27
3.2.3.Phòng Quản Trị Hành Chính. 27
3.2.4 Phòng Điều Hành May. 27
3.2.5.Phòng Điều Hành Sợi. 27
3.2.6.Phòng Đầu Tư Kỹ thuật và CNTT 27
3.2.7.Phòng Y Tế và Đời Sống. 27
3.2.8.Phòng Kinh Doanh 28
3.2.9.Phòng Xuất Nhập Khẩu. 28
4. Đặc điểm kinh doanh của Hanosimex. 28
4.1 Đặc điểm về sản phẩm. 28
4.2.Đặc Điểm Về Thị Trường. 30
4.2.1 Thị trường nội địa. 30
4.2.3 Thị Trường Xuất Nhập Khẩu. 31
4.3. Đặc Điểm Về Nguồn Nhân Lực. 32
4.4. Tình Hình Đầu Tư. 32
4.5. Tình Hình Kinh Doanh. 33
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2004 đến 2006 33
II. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Hanosimex Trên Thị Trường Nội Địa. 35
1. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Nói Chung. 35
2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm May mặc mà Hanosimex đạt được ở thị trường trong nước. 38
2.1. Theo cơ cấu mặt hàng. 38
2.2 Theo cơ cấu thị trường. 41
3. Sức ép và sự cạnh tranh mà Hanosimex gặp phải. 42
3.1 Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn trên các phân khúc thị trường. 42
3.2 Sức ép từ người tiêu dùng. 43
3.3. Sức ép từ nhà cung ứng. 44
3.4. Các chiến lược cạnh tranh mà Hanosimex đã áp dụng. 44
3.4.1 Cạnh tranh theo vị thế của Doanh nghiệp. 44
3.4.2 Chiến lược dẫn đầu về chất lượng. 45
3.4.3 Cạnh tranh về giá. 45
4. Đánh giá kết quả tiêu thụ. 46
4.1 Điểm mạnh 46
4.2 Những hạn chế cần khắc phục 47
4.3 Nguyên nhân của những hạn chế. 48
Chương 3: Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Dệt May Của Hanosimex Ở Thị Trường Trong Nước 49
I. Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Của Hanosimex. 49
1. Mục tiêu phát triển ngành. 49
1.1 Quan điểm phát triển 49
1.2. Mục tiêu phát triển 49
a) Mục tiêu tổng quát 49
b) Mục tiêu cụ thể 50
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Hanosimex 50
2.1 Mục tiêu 50
2.2. Phương hướng. 51
II. Giải Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Hanosimex Ở Thị Trường Trong Nước 52
1. Tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường để lựa chọn sản xuất các sản phẩm phù hợp. 52
3. Định giá sản phẩm - sự sống còn của Doanh nghiệp 53
4. Xây dựng kênh phân phối có hiệu quả. 53
5. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 54
6. Phát triển nguồn nhân lực. 54
7. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến. 55
9. Một số biện pháp khác. 56
III Một Số Kiến Nghị. 57
1. Đối với Chính phủ Nhà Nước. 57
2. Đối với Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan. 57
3. Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam và Hiệp Hội dệt may Việt Nam. 58
KẾT LUẬN 59
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm may mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc làm cho hàng nghìn lao động, công ty còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần phát triển nền Kinh Tế đất nước.
Chức năng nhiệm vụ của Hanosimex.
2.1. Chức năng của Hanosimex
- Sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết bị ,phụ tùng thuộc ngành dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu , hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may, dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.
- Đầu tư và kinh doanh tài chính.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ của Hanosimex.
Trước kia, khi nền kinh tế nước ta còn là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì Hanosimex có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu cho ngành Dệt kim của Công ty, của khu vực Hà Nội và phần lớn các tỉnh miền Bắc theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều do Nhà nước điều hành và quản lý, việc sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất cho ai? đều theo kế hoạch của Nhà Nước.
Khi chuyển đối cơ cấu sang nền kinh tế thị trường, ngoài việc sản xuất sợi, Công ty còn mở rộng lĩnh vực sang sản xuất các sản phẩm may mặc, kinh doanh kho vận,…Năm 2007 Hanosimex đã cổ phần hoá, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần. Hàng năm, Công ty đã đóng góp một phần thuế và thu nhập không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, giải quyết một số lượng lớn lao động cho nền kinh tế. Sự phát triển của Hanosimex cũng góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngoài việc cung cấp các nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may trong nước, và cung cấp các sản phẩm may mặc cho thị trường nội địa đáp ứng nhu cầu sản xuất của các Doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong nước, Công ty còn xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường quốc tế. Nằm trong top những Doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành, Hanosimex đã góp phần trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trong ngành Dệt may.
Có quan hệ với nhiều Doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, quy mô không ngừng được mở rộng, ngoài việc sản xuất kinh doanh, Hanosimex còn tổ chức mở lớp đào tạo về nghề may cũng như sử dụng thiết bị trong sản xuất sợi, may mặc cho người lao động. Sau khi học xong, còn giải quyết việc làm nếu người lao động có nhu cầu. Đây là một hoạt động tích cực trong việc giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho ngành Dệt may hiện nay.
3. Kết cấu bộ máy của Hanosimex
3.1 Hệ Thống Tổ Chức Của Tổng Công Ty.
Tiền thân của Hanosimex là một công ty nhà nước, nên hệ thống tổ chức được tổ chức theo mô hình tập trung thống nhất. Sau khi cổ phần hoá, bộ máy tổ chức của Hanosimex cũng không có nhiều thay đổi. Là một Doanh Nghiệp trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, Hanosimex luôn phải đối mặt với những biến đổi hàng ngày trên thị trường. Chính vì vậy bộ máy quản lý của Công Ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho các đơn vị sản xuất mà chỉ chuẩn bị các quyết định , định hướng, kiến nghị hoặc giải pháp để tham mưu cho Cơ quan Tổng giám đốc.
Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tiếp theo là Cơ quan Tổng giám đốc và Trưởng ban kiểm soát.
- Ở Hanosimex thì ông: Nguyễn Khánh Sơn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Là người đại diện cho Hanosimex, thay mặt cho TCT giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi của Hanosimex, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động của Hanosimex. Tổng giám đốc không trực tiếp ra các quyết định mà thông qua các phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Dưới Tổng giám đốc là 6 phó Tổng giám đốc, được phân chia theo từng lĩnh vực cụ thể. Các Phó Tổng giám đốc là người trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét , ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Đồng thời họ cũng có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng Công Ty, là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về những việc mình thực hiện.
- Trưởng ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan ngang hàng với Cơ quan Tổng giám đốc. Được Hội đồng quản trị bầu ra để kiểm tra, theo dõi giám sát các hoạt động của Hanosimex
Bộ máy giúp việc cho Ban lãnh đạo của Hanosimex bao gồm các phòng ban chức năng, đây là các cơ quan trực tiếp triển khai các quyết định của TGĐ xuống cơ sở. Có trách nhiệm trực tiếp tham mưu tư vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của TCT, giúp chp TGĐ ra quyết định một cách chính xác và kịp thời. Đồng thời trong TCT, các phòng ban này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trao đổi để nắm vững hơn tình hình hoạt động của TCT, cũng như hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề xảy ra trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của Hanosimex
Hệ Thống Tổ Chức Của Hanosimex thể hiện qua hình vẽ :
CQ TGĐ
Trưởng Ban
Kiểm Soát
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
6 Phó tổng giám đốc
Nhà Máy Sợi
Hà Nội
CTCP DMay Hoàng Thị
Loan
Nhà Máy
May IV
Nhà Máy
May III
Nhà Máy May II
P. Kinh Doanh
CTCP
T.Trang
Hanosimex
CTCP
Thương Mại
Hải Phòng
P. XNK
P. Đ.Hành May
P. Đ.Hành Sợi
P. ĐTư CNTT
CTCP Dệt
Hà Đông
CTCP May
Đông Mỹ
P. QTrị NSự
P. QTrị HChính
P. Ktoán TChính
Nhà Máy May I
Trung Tâm Ktra
Chất lượng SP
CTCP
Cơ Điện
Hanosimex
P. Y Tế & ĐS
Siêu Thị
Hà Đông
3.2 Chức năng các phòng ban trong Hanosimex.
3.2.1. Phòng Kế Toán Tài Chính.
Có chức năng tham mưu cho TGĐ về quản lý vốn của TCT sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời cũng thực hiện quyết toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
3.2.2.Phòng Quản Trị Nhân Sự.
Có thể nói con người là yếu tố quan trọng cấu thành nên DN, vận hành các hoạt động của DN và quyết định sự thành bại của DN. Chính vì vậy mà Phòng Quản trị nhân sự là một bộ phận rất quan trọng trong TCT, có chức năng tham mưu cho TGĐ các vấn đề về nguồn nhân lực, đãi ngộ với cán bộ công nhân viên, cùng với các chính sách thu hút nguồn lao động có tài về Hanosimex
3.2.3.Phòng Quản Trị Hành Chính.
Đây là Phòng thực hiện chức năng văn thư lưu trữ, điều hành công tác bảo vệ công sự, phòng tránh cháy nổ và quản lý đội xe con của Hanosimex
3.2.4 Phòng Điều Hành May.
Đây là nơi thi hành, nhận các quyết định may của TGĐ xuống các nhà máy , phân xưởng sản xuất. Có chức năng nghiên cứu , giám sát các hoạt động May để từ đó tham mưu cho TGĐ về việc phân công, phân bổ công việc tại các bộ phận sao cho hợp lý mang lại năng suất và chất lượng cao.
3.2.5.Phòng Điều Hành Sợi.
Có chức năng tương tự Phòng điều hành may. Các nhà máy sợi là nơi cung cấp nguyên liệu cho Hanosimex, chính vì vậy mà công tác điều hành phải tốt để đảm bảo sợi được sản xuất ra đủ lượng tốt chất đáp ứng tốt yêu cầu về nguyên liệu cho TCT.
3.2.6.Phòng Đầu Tư Kỹ thuật và CNTT
Kỹ thuật và CNTT là một lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ một DN nào. Phòng có chức năng nghiên cứu để tìm ra những cải tiến, nâng cao năng suất lao động. Nắm bắt những thông tin trên thị trường kịp thời và chính xác giúp DN giải quyết những khó khăn gặp phải. Luôn tìm tòi sáng tạo, thu thập về những loại máy mới giúp Hanosimex nhập về để cải tiến sản phẩm, giảm sức lao động.
3.2.7.Phòng Y Tế và Đời Sống.
Phần lớn lao động trong công ty là những công nhân. Họ phải làm việc tại khu vực sản xuất. Phòng Y Tế có chức năng và trách nhiệm thường xuyên khám chữa chăm lo sức khoẻ cho những người công nhân. Đồng thời đi sâu sát thực tế, tìm hiểu về đời sống của họ để thấy được những khó khăn mà họ gặp phải từ đó có những phương hướng giải quyết. Giúp cho người công nhân ngày càng gắn bó với nhà máy, làm việc ngày càng hăng say vì chính bản thân họ và vì Hanosimex
3.2.8.Phòng Kinh Doanh
Có thể nói đây là một bộ phận đặc biệt quan trọng của Hanosimex. Phòng có chức năng tiêu thụ những sản phẩm mà TCT sản xuất ra để thu về lợi nhuận. Có nhiệm vụ tham mưu cho TGĐ về những chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Từ khâu nghiên cứu thị trường, đến phát triển những chiến lược mở rộng. Giúp Hanosimex ký kết các hợp đồng Kinh tế, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Hanosimex có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, thì Phòng luôn phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu cũng như tìm kiếm bạn hàng.
3.2.9.Phòng Xuất Nhập Khẩu.
Xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ mà công ty đã có từ những ngày đầu thành lập. Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO thì công tác mở rộng thị trường, giao lưu kinh tế với các quốc gia trên thế giới càng được đẩy mạnh. Chính vì vậy mà Phòng Xuất Nhập Khẩu có trách nhiệm tham mưu , giúp việc cho TGĐ về công tác xuất nhập khẩu bao gồm tổ chức nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao dịch với đối tác xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và triển khai cho các đơn vị liên quan thực hiện.
4. Đặc điểm kinh doanh của Hanosimex.
4.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Được thành lập từ những ngày đầu khi đất nước mới giải phóng, từ thời kỳ 1991 trở về trước sản phẩm chủ yếu của Hanosimex là sợi đơn và sợi xe với nhiều loại chỉ số khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu Dệt trong nước và hàng xuất khẩu sang các nước XHCN.
Nhưng hiện nay với sự mở rộng về quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Hanosimex đã đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội địa cũng như xuất khẩu. Các sản phẩm như khăn bông, quần áo thể thao, quần áo ngủ, quần Jean, áo Tshirt, quần áo cho người lớn và trẻ em… màu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phú, chất lượng tốt giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy . Sản lượng các sản phẩm của Hanosimex tăng mạnh kể từ sau khi cổ phần hoá . Mặc dù năm 2008 khi nền kinh tế thế giới suy thoái, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành Công nghiệp trong đó có Dệt May. Nhưng TCT vẫn giữ vững được sản lượng, và vẫn phấn đấu năm 2009 sản lượng sẽ tăng.
.
Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu sản xuất qua các năm
Chỉ tiêu
Đvt
Thời kỳ từ năm 2003 đến 2009
2003
2004
2005
2006
2007
2008
KH2009
SP Sợi các loại
tấn
16.476
15.432
11.294
15.724
23.229
18.513
22.500
SP Vải
dệt kim
tấn
1.715
1.675
1.754
1.841
1.448
1.050
1.500
SP May
dệt kim
1000sp
5.724
8.405
8.231
11.574
13.657
10.015
12.000
SP khăn
1000c
8.267
9.754
7.892
10.722
15.654
12.087
13.500
SP vải
Denim
1000m2
9.400
7.560
4.415
4.438
10.214
7.845
9.500
Nguồn: Từ ấn phẩm của Hanosimex
Một số sản phẩm chính của Hanosimex
Sợi : Đây là mặt hàng truyền thống của TCT, nó là nguyên liệu cho các nhà máy Dệt.Chính vì vậy mà khách hàng của sản phẩm sợi chính là các nhà máy Dệt. Sợi bao gồm nhiều loại như: Sợi nồi cọc, Sợi OE, Sợi Slub…với nhiều loại kích cỡ khác nhau.
Hanosimex đã sử dụng sợi để làm nguyên liệu cho các nhà máy Dệt của mình, 1phần bán cho các Công Ty Dệt trong nước , 1phần xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Với những loại sợi truyền thống, Hanosimex luôn cố gắng duy trì đảm bảo nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ Bắc vào Nam. Hàng năm doanh thu từ sợi tiêu thụ ở thị trường nội địa chiếm 70%, còn lại 30% là xuất khẩu, đóng góp cho TCT một nguồn thu không nhỏ.
Khăn : Trong những năm đầu thập niên 90, sản phẩm Khăn không được tiêu thụ mạnh, nên có những lúc Hanosimex phải ngừng sản xuất vì nó không đem lại lợi nhuận. Nhưng với xu thế phát triển nhu cầu tăng TCT đã nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất những sản phẩm khăn bông với 100% cotton, màu sắc và chủng loại đa dạng, chính vì vậy sản lượng và doanh thu từ Khăn tăng đều qua các năm bình quân là 25% đáp ứng cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Sản Phẩm May : Bao gồm áo Tshirt, quần áo thể thao, quần áo ngủ , quần bò…cho cả người lớn và trẻ em. Được làm từ vải dệt kim hoặc vải denim. Với ưu thế về chất lượng, hiện nay các sản phẩm này đang được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng. Sản phẩm của Hanosimex đã có mặt trên khắp thị trường trong nước. Không chỉ dừng lại ở đó, các sản phẩm của TCT còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đặc Điểm Về Thị Trường.
Thị trường nội địa.
Là một Doanh nghiệp được thành lập từ rất sớm, với một bề dày lịch sử hình thành và phát triển, luôn đi đầu và có mặt trong Top 10 DN Dệt may lớn nhất Việt Nam. Chính vì vậy mà như một thói quen, khi mua sắm hàng may mặc người tiêu dùng luôn nhớ đến cái tên Hanosimex. Đây chính là một lợi thế trong cạnh tranh để DN mở rộng và phát triển thị trường.
Với một hệ thống phân phối rộng khắp, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng bán lẻ, các đại lý của Hanosimex đã có mặt ở hầu hết các Tỉnh, Thành Phố với số lượng lớn. Đối tượng mà Hanosimex hướng tới là thị trường khách hàng có thu nhập Trung bình – Khá trở lên với các sản phẩm về may mặc, dệt kim. Còn đối với các sản phẩm như sợi, vải Denim đối tượng khách hàng của Hanosimex chính là các DN Thương Mại. Hàng năm sản lượng vải Denim được tiêu dùng ở Thị trường miền Nam (để xuất đi Campuchia) chiếm tới gần 90% sản lượng sợi của TCT, còn Hà Nội chỉ chiếm 10%.
Bảng 2 : Số lượng các cửa hàng của TCT qua một số năm.
Năm
Khu vực
2005
2006
2007
2008
Hà Nội
39
45
48
54
TP HCM
7
9
10
11
Cả Nước
73
81
89
93
Nguồn: Phòng kinh doanh của TCT.
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, số lượng các của hàng của Hanosimex không ngừng tăng qua các năm, và HN vẫn là thành phố chiếm phần lớn trong tổng số các đại lý, cửa hàng của Hanosimex
Có thể nói cùng với sự phát triển của cả nước, ngành Dệt May cũng ngày càng lớn mạnh, các DN ngày càng nhiều, ở thị trường nội địa Hanosimex cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như May 10, May Thăng Long, May Việt Tiến…Hơn thế nữa, cùng với sự mở cửa thị trường, hiện nay cũng có một số quốc gia xuất khẩu các sản phẩm may mặc vào Việt Nam, điển hình là Trung Quốc, tận dụng lợi thế giá rẻ, mẫu mã phong phú. Sản phẩm dệt may đang xâm chiếm thị trường Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh thu từ thị trường nội địa hàng năm chiếm hơn 50% tổng doanh thu của Hanosimex. Chính vì vậy mà việc giữ vững thị phần trên thị trường nội địa là điều rất quan trọng.
4.2.3 Thị Trường Xuất Nhập Khẩu.
Xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ có từ khi Hanosimex mới được thành lập. Trước kia TCT chỉ xuất khẩu sang các nước XHCN . Nhưng theo tiến trình hội nhập và mở cửa, nhất là từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO hiện nay Hanosimex đã có quan hệ làm ăn với 36 quốc gia trên thế giới. Những thị trường quen thuộc là : Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hàng năm giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Hanosimex đã chiếm từ 40% -45% doanh thu của TCT, và phấn đấu tới năm 2010 là 50%. Có thể nói rằng thị trường quốc tế đã đem lại cho Hanosimex sự tăng trưởng đáng kể. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, các mặt hàng như Sợi, vải Denim, Quần áo dệt kim, Quần áo Denim, Khăn là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chất lượng cao kim ngạch ổn định.
Bên cạnh đó TCT còn thường xuyên nghiên cứu để tìm ra thị trường mới, cũng như tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu qua một số năm.
Đvt: USD
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
KH2009
Tổng kim ngạch
26.145.000
35.218.000
39.500.000
51.067.136
39.187.160
45.000.000
Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu của Hanosimex
Ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex không ngừng tăng qua các năm, cao nhất là năm 2005 so với 2004, tăng 34.7%. Riêng năm 2008, nền kinh tế thế giới bị suy thoái, điều này đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta, trong đó có Hanosimex. Thị trường xuất khẩu là một thị trường có nhiều biến động, nó phụ thuộc vào nền kinh tế của một số quốc gia trên thế giới điển hình là Mỹ. Hơn nữa cùng với xu thế hội nhập và mở cửa, TCT cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc trên chính những thị trường quen thuộc của mình.
4.3. Đặc Điểm Về Nguồn Nhân Lực.
Có thể nói Dệt May là một ngành Công nghiệp chiếm nhiều lao động phổ thông nhất. Hằng năm ngành Dệt May đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Đối với Hanosimex cũng vậy. Số lao động phổ thông mà TCT sử dụng không ngừng tăng qua các năm. Với chính sách nhân sự hợp lý, không chỉ tuyển thẳng lao động đã có tay nghề, TCT còn tổ chức đào tạo, phối hợp với những trường Cao Đẳng, Trung Cấp dạy nghề để tuyển lao động hàng năm. Chính vì vậy mà vào những thời điểm thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho ngành Dệt May như năm 2007 và nửa đầu năm 2008, Hanosimex vẫn có đủ số công nhân cần thiết để thực hiện các đơn hàng.
Từ tổng số cán bộ công nhân viên của Hanosimex năm 2003 là : 5.355 người trong đó cán bộ Khoa học kỹ thuật - nghiệp vụ + quản lý là 485 người chiếm 9% thì đến cuối năm 2008 tổng lao động cán bộ công nhân viên trong Hanosimex là 6084 người trong đó lao động chất xám là 607 người chiếm 10%
Với quy mô sản xuất và kinh doanh rộng lớn, việc sắp xếp nguồn nhân lực sao cho hợp lý là một bài toán khó đối với Dệt May nói chung và đối với Hanosimex nói riêng. Có những người công nhân đã gắn bó với Hanosimex kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Để có được sự gắn bó của những người lao động , TCT đã có những chính sách đãi ngộ hợp lý, cùng với đó là sự tăng thu nhập cho công nhân viên qua các năm. Thu nhập bình quân người lao động trong TCT năm 2005 là : 1.906.417đ / người/ tháng ; năm 2006 là : 2.250.000đ /người /tháng ; thì đến cuối năm 2008 là : 2.350.141.đ /người /tháng. Mặc dù năm 2008 là một năm đầy khó khăn, nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng nhưng thu nhập người lao động trong TCT vẫn tăng. Đây là một kết quả đáng mừng.
4.4. Tình Hình Đầu Tư.
Kể từ năm 2004 trở lại đây, trước sức ép về vấn đề bảo vệ môi trường , sức ép về giá cả đầu vào có nhiều biến động, sức ép về cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, TCT đã tập trung đầu tư đồng bộ rất nhiều. Đầu tiên là di dời Nhà Máy Dệt Nhuộm, tiếp theo là đầu tư chiều sâu cho Nhà Máy Sợi, Dệt Denim… Tổng giá trị đầu tư nên mấy trăm tỷ đồng. Cụ thể :
- Đầu tư chiều sâu và mở rộng Nhà Máy Sợi Hà Nội : 96,268 tỷ vnd
- Đầu tư hệ thống máy lạnh , nén khí : 7,89 tỷ vnd
- Đầu tư đổi mới dây chuyền ống giấy : 1tỷ vnd
- Dự án tự động hoá Dệt Denim : 4 tỷ vnd
- Đầu tư làm trần Nhà Máy Sợi : 4,824 tỷ vnd
- Đầu tư thay thế lò hơi, lò dầu : 5,66 tỷ vnd
- Di dời Nhà Máy Dệt Nhuộm sang KCN Phố Nối B : 4,291 tỷ vnd
- Xây dựng trạm xử lý nước và khai khoan nước tại Dệt kim Phố Nối : 6,45tỷ vnd
- Cải tạo hệ thống chiếu sáng tại TCT : 1,286 tỷ vnd
- Thực hiện đợt 2 giai đoạn I dự án xây dựng Nhà máy Dệt Kim tại Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối : 151,15 tỷ vnd
- Và còn một số khoản đầu tư trang thiết bị khác…
4.5. Tình Hình Kinh Doanh.
Có thể nói, trong giai đoạn 2005-2007 khi mà nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng đáng kể, thì đối với TCT, tình hình kinh doanh cũng có những bước ngoặt lớn,nhất là từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO, công ty được phép của Bộ Công Nghiệp tiến hành cổ phần hoá, thực hiện Công ty mẹ - Công ty con. Sau đây là những kết quả đạt được của Hanosimex từ năm 2004-2008.
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2004 đến 2006
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu
2004
(BCTC đã kiểm toán)
2005
(BCTC đã kiểm toán)
2006
(BC XĐGTDN)
1.Tổng tài sản
681.341.854.622
824.278.832.744
939.196.594.820
2.Nguồn vốn nhà nước
163.348.447.120
154.492.536.365
201.631.946.224
3.Nguồn vốn kinh doanh
163.348.447.120
154.492.536.365
201.631.946.224
4.Doanh thu
967.523.265.852
1.351.178.837.039
1.579.817.627.004
5.Lợi nhuận trước thuế
14.229.753.422
7.736.963.336
8.535.496.655
6.Nộp ngân sách
6.332.460.204
8.343.922.227
5.880.707.667
7.Nợ phải trả
513.341.451.902
665.984.333.083
734.467.236.690
8.Nợ phải thu
151.833.050.371
225.506.051.513
260.897.298.492
9.Lao động bình quân (người)
5.549
4117
4136
(nguồn: phương án CPH của Tổng công ty Dệt may Hà nội và BCTC của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy Doanh thu của Hanosimex không ngừng tăng qua các năm, tỷ lệ 2005/ 2004 là 39.6%, còn 2006/2005 là :16.92%.
Sang đến năm 2007 là một năm tăng trưởng đặc biệt đối với toàn TCT. Doanh thu đạt 1.940.430 triệu vnd, lợi nhuận thu về đạt 17tỷ vnd. Kim mgạch xuất khẩu đạt 51.067.136 USD. (Kết quả kinh doanh của hai năm 2007 và 2008 sẽ được thể hiện qua bảng 5(tr32)
Qua bảng số liệu đó cho ta thấy, năm 2008 là một năm mà nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng . Mặc dù so với các kế hoạch đặt ra thì Hanosimex đã thực hiện có thể nói là hoàn thành, nhưng so với năm 2007 thì có thể coi là thấp. Trong đó có ba chỉ tiêu là : Tổng Doanh thu không VAT , Lợi nhuận và Kim Ngạch Xuất Khẩu là giảm mạnh. Sang năm 2009, theo dự báo phải đến nửa cuối năm nền kinh tế thế giới mới có dấu hiệu phục hồi, như vậy đối với Hanosimex thì doanh thu thu được từ Xuất Khẩu sẽ khó thực hiện theo Kế hoạch đề ra.
Nhưng cũng phải nói đến một dấu hiệu đáng mừng là vào ngày 19/01/2009 vừa qua tại Văn Phòng của TCT tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Ký Kết Hợp Tác giữa Hanosimex và Công Ty Dostex – Tây Ban Nha. Theo thoả thuận này, phía Dostex sẽ đầu tư khoảng 10triệu USD và Công Ty Cổ Phần Dệt Kim Phố Nối nhằm nâng công suất của Công ty này lên 3lần, phục vụ cho việc cung cấp cho những bạn hàng trên thế giới của cả hai bên những sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp cho Hanosimex trong năm 2009.
Bảng 5: Các kết quả đạt được của năm 2008, so với 2007 và kế hoạch tháng 1/2009.
TT
Các chỉ tiêu
Đvt
KH điều chỉnh 2008
Luỹ kế đến tháng BCáo
So sánh
THiện/
KH năm2008
Thực hiện 12 tháng
Năm2007
So sánh cùng kỳ
2007
K.H
1/2009
A
B
C
1
2
3=2/1
4
5=2/4
6
1
Giá trị TSL
Tr. đ
1.120.000
1.137.330
101.5%
1.390.226
81.8%
52.405
2
Tổng DT không VAT
Tr. đ
1.480.000
1.487.646
100.5%
1.940.430
76.7%
82.436
3
Lợi Nhuận
Tr. đ
12.300
12.300
100%
17.000
72.4%
4
Nộp N.sách
Tr.d
18.000
18.000
100%
16434
109.5%
5
KN XK
USD
40.500.000
39.187.160
96.8%
51.067.136
73.7%
2.110.000
6
KN NK
USD
24.500.000
23.605.637
96.3%
30.250.000
78%
1.800.000
7
Lđ bquân
ng
6.686
6.084
91%
6.678
91.1%
8
Thu nhập bq
đ
2.124.140
2.350.141
110.6%
2.168.822
108.4%
Nguồn : Phòng ĐHSD của Hanosimex.
II. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Hanosimex Trên Thị Trường Nội Địa.
Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Nói Chung.
Trong một vài năm gần đây nhất là từ năm 2006, sau khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi khá rõ nét. Việc mở cửa thị trường, thực hiện những cam kết khi ra nhập đã đem đến những khó khăn và thuận lợi nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hanosimex nói riêng. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhưng bên cạnh đó thị trường nội địa vẫn là hậu phương vững chắc cho Hanosimex. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng không ngừng tăng qua các năm, nhưng càng ngày họ càng có nhiều sự lựa chọn, những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc ngày càng được nâng cao và trở lên phong phú đa dạng. Để đáp ứng được những yêu cầu đó Hanosimex đã không ngừng nghiên cứu để có thể tung ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Dưới đây là hai bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ sản phẩm May mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường XK
Các mặt hàng/nước
XK
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
Giá trị (USD)
Số lượng
Giá trị(USD)
Số lượng
Giá trị (USD)
1.Quần áo Dkim (c)
6,307.55
18,107,669.5
8,768.15
23,906,076
7,566.56
22,579,707.8
Nhật
280,227
661,162
215,682
501,255
236,718
749,315
Anh
896,717
2,533,818
688,690
2,948,188
895,066
3,236,249
CH Séc
0
0
11,594
53,338
12,249
30,623
Đan Mạch
10,656
41,255
831
4,350
17,643
83,296
Mỹ
4,338,190
13,094,627
3,424,118
19,139,713
14,829,546
16,667,177
Đức
749,681
1,651,052
551,305
1,249,181
439,873
1,831,048
Pháp
0
0
3,350
10,050
0
0
Slovakia
15,818
101,629
0
0
0
0
Canada
16,261
24,126
0
0
0
0
2. Quần áo Denim
732,452
2,804,164.36
946,778
2,204,560
82,565
2,394,566.51
Mỹ
732,452
2,804,164.36
946,778
2,204,560
82,565
2,394,566.51
3.Khăn (tạ)
1,128,725
6,931,255.23
11,380,52
7,866,330.9
484,860
5,808,128.35
Nhật
881,519
5,431,858
9,161,773
5,947,101
484,860
5,808,128.35
Mỹ
232,508
1,381,683
2,215,950
1,869,591
0
0
Tây B Nha
0
0
2,633
45,964
0
0
Singapo
0
0
125
3,675
0
0
Đức
2,628
46,697
0
0
0
0
Nguồn: Phòng XNK (bảng 6)
Qua bảng số liệu trên ta thấy một số thị trường như Đức, Singapo, Tây Ban Nha, Slovakia, Canada Hanosimex chỉ giữ được mối quan hệ làm ăn trong năm 2006. san
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21769.doc