MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM 3
I. Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của mặt hàng nông sản trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 3
I.1. Hội nhập kinh tế của việt nam 3
1. Những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 5
2. Những tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 6
I.2. Vai trò của mặt hàng nông sản trong hệ thống các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 7
I.3. Nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với qúa trình hội nhập quốc tế: 12
II. Nội dung và hình thức xuất khẩu hàng nông sản 14
II.1. Nội dung 14
1. Nghiên cứu thị trường nông sản xuất khẩu 14
2. Lập dự án kinh doanh 15
3.Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 16
4. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng 16
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 17
6. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 17
II.2. Hình thức xuất khẩu hàng nông sản . 17
1. Xuất khẩu trực tiếp 18
2. Xuất khẩu uỷ thác . 18
3. Xuất khẩu hàng đổi hàng 19
4.Tạm nhập tái xuất 19
5. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá . 19
6.Gia công quốc tế . 19
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của việt nam và vấn đề hiệu quả xuất khẩu nông sản chủ lực . 19
III.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. 19
1. Tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến sản xuất,vận chuyển phân phối bảo quản và chế biến hàng nông sản . 19
2. Ảnh hưởng của tình hình cung cầu hàng hoá nông sản trên thị trường Quốc Tế. 21
3. Quan hệ thương mại và chính sách của các nước bạn hàng nhập khẩu hàng hoá nông sản của Việt Nam . 21
4.Môi trường kinh tế . 22
III.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam . 22
1. Chất lượng và công nghệ sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu . 22
2. Sự hạn chế trong việc xâm nhập và tạo lập ổn định thị trường . 23
3. Khả năng và điều kiện sản xuất các mặt hàng nông sản trong nước. 24
4. Nhận thức về vai trò ,vị trí của xuất khẩu và định hướng chính sách phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Chính Phủ . 24
5. Quy hoạch và kế hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu . 24
6. Tổ chức điều hành xuất khẩu 25
7.Tổ chức thu mua. 25
III.3.Hiệu quả xuất khẩu nông sản chủ lực : Gạo 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 30
I. Đặc điểm về những mặt hàng nông sản phẩm và thị trường xuất khẩu 30
I.1. Đặc điểm về một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 30
1. Gạo 31
2.Cà phê 32
3. Điều 33
4.Cao su 33
5. Chè 34
I.2. Thực trạng về mậu dịch gạo thế giới. 35
I.3 Đặc điểm về thị trường xuất khẩu 37
II. Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 40
II.1. Phân tích về khối lượng, kim ngạch và thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam qua các năm 40
II. 2. Phân tích về thị trường 51
1. Các khối thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam 51
2. Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới 54
II.3 Phân tích về mặt hàng nông sản phẩm xuất khẩu chủ lực: Gạo 58
1. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 58
2. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 59
3. Giá cả và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 60
4. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam 62
III. Đánh giá chung về một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực 64
III.1. Những thuận lợi trong cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam 64
III.2. Những khó khăn trong cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam 66
1. Khó khăn do khách quan. 66
2. Khó khăn do chủ quan. 67
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU, NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NHÓM MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 70
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành hàng nông nghiệp Việt Nam và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. 70
I.1. Mục tiêu chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. 70
I.2. Những thời cơ và thách thức: 72
1. Những thời cơ: 72
2. Những thách thức. 73
3 Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam. 74
II. Biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản. 77
II.1. Các biện pháp liên quan đến nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu. 77
1. Biện pháp về đầu ra cho nguồn hàng nông sản xuất khẩu: 77
2. Biện pháp về tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu: 79
3. Hướng mở rộng xuất khẩu. 80
II.2. Các biện pháp liên quan đến tài chính và tín dụng. 81
II.3. Các biện pháp liên quan đến thể chế tổ chức 82
III. Hệ thống chính sách và biện pháp hỗ trợ để thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 83
III.1. Chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá - dịch vụ 83
1. Về hàng hoá 83
2. Về dịch vụ 84
III.2. Các giải pháp về thị trường 84
III.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý và tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu. 86
III.4. Về hội nhập quốc tế 87
III.5. Về đào tạo cán bộ 88
III.6. Về tổ chức thực hiện định hướng phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010. 89
IV. Một số biện pháp cụ thể khác 90
IV.1. Biện pháp về chiến lược sản phẩm 90
IV.2. Quy hoạch nông sản xuất hàng hoá tập trung 91
IV.3. Tăng cường năng lực chế biến và kiểm soát chất lượng để nâng cao giá trị xuất khẩu. 92
IV.4. Tăng cường vai trò của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 93
IV.5. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 94
IV.6. Cải tiến cơ chế quản lý xuất khẩu 94
IV.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu. 95
1.Tiếp tục mở rộng chế độ miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu 95
2. Sự ổn định của biểu thuế 95
3. Chính sách thuế 95
IV.8. Đào tạo cán bộ và chính sách khoa học công nghệ 96
IV.9. Đẩy mạnh đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ 97
V. Một số kiến nghị với Nhà nước. 98
KẾT LUẬN. 100
113 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng truyền thống như Nga, Đông Âu, Singapore những năm gần đây cà phê Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu như Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức. Trong số khánh hàng mua cà phê Việt Nam có cả những công ty kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như New Mern(Đức), EDCFMen (Anh), Volcafe (Thuỵ Sĩ), Pardivat (Pháp)…Tháng 10/1994, những container cà phê đầu tiên đã có mặt ở Mỹ – một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, thông qua công ty Rossy Group của Mỹ làm đại lý. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ buôn bán với 7 công ty sản xuất cà phê của Mỹ
Thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ là những thị trường có truyền thống uống cà phê, nó đã trở thànhthói quen tiêu dùng hàng ngày của người dân các quốc gia này. Đồng thời đây cũng là thị trường có sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên,Bắc Mỹ và Tây âu là hai khu vực thị trường khó tính, để đáp ứng được nhu cầu cà phê và có một vị thế vững chắc trên thị trường này cũng như thị trường thế giới,Việt Nam cần phải đầu tư mạnh hơn nữa để xây dựng các nhà máy chế biến cà phê hiện đại, tăng cường cái tiến mẫu mã, tăng cường hợp tác chế biến nhằm bảo đảm cả khối lượng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu. Như vậy không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Biểu II.6: Thị trường tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam
ĐVT:%
Nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Châu Âu
38,26
40,56
47,98
56,28
65,32
63,00
64,11
Đông Âu
3,13
2,73
0,77
1,06
1,05
1,71
1,55
Tây Âu
35,13
37,83
47,22
55,22
64,28
61,29
62,56
2. Châu Á
42,26
40,66
36,20
28,06
22,54
18,57
20,85
Đông Nam Á
34,11
26,10
31,43
20,28
16,64
12,29
15,72
Bắc Á
8,15
14,56
4,77
7,79
5,90
6,28
5,13
3. Châu Mỹ
18,31
17,43
15,50
14,73
10,23
13,34
10,75
4.Châu Úc
0,77
1,21
0,2
0,47
0,97
1,16
1,23
5.Trung Đông
0,34
0,15
0,13
0,43
0,86
3,93
3,06
Tổng cộng (%)
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn Bộ Thương Mại
* Với điều: Từ chỗ chỉ xuất khẩu hạt điều thô là chủ yếu nay đã tăng cường được các cơ sở chế biến, chủ yếu chuyển sang xuất khẩu điều nhân, đưa sản lượng xuất khẩu điều lên cao, năm 1997 đạt 33.000 tấn (kể cả phần nhập khẩu điều thô để chế biến cho xuất khẩu ), tăng gấp 12 lần so với năm1990 ,kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể từ 14 triệu USD năm 1990 lên 133 triệu năm 1997. Điều nhanh chóng trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu đứng vào hàng thứ tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam .
Biểu II.7: Tình hình sản xuất - xuất khẩu điều Việt Nam
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Tổng Diện tích
(1000ha)
197
250
250
250
255
255
-
2.DT kinh doanh (1000ha)
175
180
180
170
182
189
199
3.sản lượng điều thô(1000tấn)
110
126
140
110
128
132
140
4.Năng suất bình quân(tạ/ha)
62,8
70,0
77,7
65,0
69,3
70,0
70,3
KL xuất điều nhân (tạ/ha)
18,26
23,79
33,33
26,0
26,05
27,0
40,9
5. KNXK
(triệu USD)
90
110
133
110
117
120
144
Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam 2001
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu điều ,những năm trước đây, chúng ta chủ yếu xuất khẩu mặt hàng này sang ấn Độ, đất nước này chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam. Một số dự báo cho thấy nhu cầu điều sẽ tăng bình quân 7%/năm trong 10 năm tới và sẽ đạt mức 160-200 ngàn tấn, giá xuất khẩu cũng tăng từ 3.799USD/tấn năm 1994 lên 5.984USD/tấn, vả lại tiềm năng của nước ta còn lớn ,thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Oxtraylia, Trung Quốc, Xingapo, ấn Độ, Hồng Kông, Pháp, úc
Biểu II.8: Thị trường tiêu thụ điều xuất khẩu của Việt Nam (%)
Nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Châu Á
93,69
85,15
70,19
57,99
53,64
40,78
39,51
Đông Nam Á
11,44
3,81
6,19
0,33
0,31
0,46
0,50
Bắc Á
82,25
81,36
64,71
57,66
53,32
40,32
39,01
2.Châu Mỹ
1,25
7,64
13,36
14,36
19,35
26,45
27,56
3.Châu Úc
2,68
5.29
10,61
15,90
13,72
14,88
15,98
4.Châu âu
2,37
1,89
5,07
11,35
12,79
17,89
16,95
Đông Âu
0,00
0,00
0,00
0,08
0,17
0,00
0,13
Tây Âu
2,37
1,89
5,07
11,27
12,82
17,89
16,82
5.Trung Đông
0,00
0,00
00,6
0,40
0,30
0,00
0,00
Tổng cộng(%)
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn :Bộ Thương Mại
Như vậy có thể thấy, hạt điều của ta xuất khẩu sang hầu hết các châu lục trên thế giới và xuất khẩu chủ yếu đang phát triển và có khả năng xâm nhập vào các nước phát triển. Trong những năm tới chúng ta kiên quyết giữ vững những thị trường này, Đồng thời một xu thế mở ra là phải khôi phục lại thị trường Nga và Đông Âu .Bên cạnh đó đẩy mạnh xâm nhập vào các thị trường có tiềm năng như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Châu Âu. Để làm được việc đó Việt Nam cần phát huy các lợi thế như điều kiện sinh thái ,đất đai , năng suất và chi phí lao động thấp với lợi thế có tính đặc thù … Để tạo lợi thế mới về quy mô ,chất lượng , trước hết cần có sự đầu tư đồng bộ cho vùng sản xuất tập trung ,thâm canh nâng cao năng suất ,cải thiẹn công nghệ chế biến ,nâng cao tỷ lệ cao cấp trong cơ cấu suất khẩu (từ 40% lên 60%) để dành thị phần
* Với cao su: Theo số liệu thống kê, mỗi năm ngành cao su Việt Nam sản xuất khoảng 125 nghìn tấn mủ nguyên liệu các loại. Trong nước chỉ sử dụng hết 25 nghìn tấn số còn lại là xuất khẩu. Tuy nhiên ,xuất khẩu cao su Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên .Cao su thành phảm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ ,do đó giá trị xuất khẩu không cao ,không những thế khi trong nước thừa cao su nguyên liệu ,thì hàng năm nhà nước ta vẫn phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ để nhập về gần 9 triệu chiếc lốp xe các loại từ Hàn Quốc, Đài Loan, ấn Độ, Nhật, Mỹ …
Biểu II.9: Tình hình sản xuất cao su Việt Nam
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Tổng diện tích (1000ha)
225
303
309
325
382
383
418
2.DT kinh doanh (1000ha)
168
180
185
190
202
212
230
3.Sản lượng mủ khô(1000tấn )
128
146
170
180
195
208
215
4.Năng suất bình quân(kg/ha)
740
820
950
948
965
981
992
5.khối lượng xuất khẩu(triệu USD)
138
194
190
191
265
287
300
6.KNXK
(triệu USD)
193
255
191
128
147
175
195
7.Tỷ lệ %so với tổng KNXK
11,0
11,8
7,4
4,5
4,9
4,4
4,5
Nguồn : Bộ NN-PTNT 2001
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước đây là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, là những thị trường truyền thống ,nhưng sau có những biến động về chính trị ,thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị trường mới ,nhất là các nước trong khu vực. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt ở 30 nước trên thế giới, trong đó nước nhập khẩu nhiều như: Pháp, Đức, ý, Hà Lan, Anh, Ailen, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Biểu II.10: Thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam (%)
Nước
1995
1996
1997
1998
19959
2000
2001
1. Châu á
92,76
93,12
85,22
78,90
77,24
70,17
66,2
Đông Nam á
7,63
7,87
19,61
12,42
26,61
12,79
13,4
Bắc á
85,12
85,25
65,61
66,48
50,63
57,39
53,8
2.Châu Âu
7,08
6,80
14,13
19,11
21,28
27,17
29,65
Đông Âu
0,79
1,66
0,47
0,33
3,14
10,76
11,7
Tây Âu
6,29
5,15
13,66
18,78
18,13
16,41
17,95
3.Châu Mỹ
0,16
0,77
0,46
0,87
1,14
1,16
2,2
4. Châu úc
0,00
0,00
0,02
0,48
0,25
0,18
0,15
5. Trung Đông
0,00
0,00
0,17
0,64
0,08
1,32
1,8
Tổng cộng (%)
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Bộ Thương Mại
Trong ba năm gần đây chúng ta đang chuyển mạnh từ thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu và trong khu vực Châu á sang các nước Tây Âu và các nước có sức mua cao như ( Mỹ, Anh, Nhật…) và thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch
Đối với sản phảm về cao su, chúng ta đang phải nhập khẩu từ các nước ASEAN các sản phảm như: Săm, lốp ôtô, máy bay và xe máy, băng tải, dây cu roa…, tuy không nhiều nhưng đang có mức thuế cao từ 30 – 35%, nếu cắt giảm thuế đến năm 2006 còn 5%, làm giảm nguồn htu đáng kể của ngân sách. Chỉ tính riêng đối với việc thực hiện CEPT/AFTA, với dự kiến nhập khẩu tăng 20% ở năm 2006, ngân sách có thể lại bị giảm mất nguồn thu 2,6 triệu USD, tạo nên sức ép đối với ngành chế tạo sản phẩm cao su trong nước với sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại. Do đó, cần tăng cường đầu tư nhanh chóng sự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, nhằm có tính linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến thay thế nhập khẩu. Đương nhiên là sức ép từ nhiều phía của thị trường, song cần phát huy tốt các lợi thế như đã phân tích trên: về điều kiện sinh thái, đất đai, năng suất và chi phí nhân công rẻ, để tạo lợi thế mới về qui mô chất lượng mà trước hết cần phải có sự đầu tư đồng bộ cho vùng nguyên liệu tập trung, thâm canh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su.
* Với chè: Diện tích chè từ chỗ chỉ có 10,5 ngàn ha (1955) đến nay đã có tới 80 ngàn ha (1998).Tốc đọ tăng bình quân về diện tích từ năm 1990 – 1998 đạt 5%/năm. Sản lượng chè búp khô thời kỳ này đạt 32,2 – 52,3 ngàn tấn năm, tốc đọ tăng bình quân 6,5%/năm. Trong đó, xuất khẩu 16,5 – 32,3 ngàn tấn/năm, chiếm tới 50% sản lượng chè. Năm 1999 đạt tới 84,6 ngàn ha, sản lượng chè khô 64,4 ngàn tấn. Năm 2000, diện tích chề đạt 85 ngàn ha, sản lượng chè khô đạt 66.000 tấn. Năm 2001, diện tích chè đạt 95,6 ngàn ha, sản lượng đạt 67.000 tấn. Nhu cầu chè trên thế giới tiếp tục tăng, hiện nay đạt mức 1,3 triệu tấn/năm; ta có tiềm năng tăng, có thể kim ngạch chè lên tới 200 triệu USD, tức là gấp 4 lần hiện nay
Biểu II.11: Tình hình sản xuất & xuất khẩu chè của Việt Nam
Năm
Diện tích
(1000ha)
DTKD
(1000ha)
Sản
lượng chè
búp khô
Xuất khẩu (1000tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệuUSD)
1990
60
44,4
32,2
16,1
24,7
1991
60
45,8
33,1
10,6
13,7
1992
62,9
50,0
36,2
12,7
18,2
1993
63,4
49,2
37,7
21,2
27,9
1994
67,3
51,7
52,0
12,5
32,5
1995
66,7
52,1
40,2
18,8
25,0
1996
74,8
60,2
46,8
20,8
29,0
1997
78,6
63,9
52,3
32,3
47,9
1998
82,5
63,5
55,0
34,0
50,0
1999
84,6
69,2
64,6
36,0
52,0
2000
86,0
70,1
66,0
36,5
53,0
2001
95,6
75,8
67
58
66,4
Nguồn : Vụ kế hoạch và quy hoạch - Bộ NN và PTNT
Tiêu dùng chè nội địa hiện nay chiếm khoảng 40 – 45%, trong những năm tới mở rộng hơn thị trường nội địa chiếm tới 50%, còn xuất khẩu chiếm 50%, nhưng nhìn chung về thị trường xuất khẩu chè tuy đã xuất khẩu trên 15 nước nhưng qui mô mỗi nước quá nhỏ bé và phân tấn thiếu vững chắc và không có bạn hàng chính. Do vậy trong những năm tới đây cần đẩy mạnh công tác tiếp thị ở trong nước và ngoài nước để tạo lập và mở rộng thị trường, hướng thị trường xuất khẩu chính : Irắc, Nga, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Pakistan và một số nước vùng Nam Á. Tiếp tục giữ vững và mở rộng các thị trường trên cơ sở lấy yếu tố chất lượng và giá để cạnh tranh. Đối với các thị trường truyền thống, Trung cận đông với thị phần 49%, SNG và Châu Âu 27,24%, các nước khác 23,76% đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu về chủng loại, chất lượng để đáp ứng thị trường có sức mua cao theo hướng 93,18% chè đen các loại và 8,62% chè xanh và hương(thị trường Nhật Bản, Đài Loan). Ngoài ra tiếp tục củng cố và khai thác thị trường Trung Quốc. Do vậy Việt Nam cần tăng cường sản xuất nguyên liệu bằng đầu tư thâm canh, phục hồi vườn chè xấu, giống cũ, đảm bảo thuỷ lợi tưới. Theo các chuyên gia FAO cho rằng:”nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn chè là yếu tố quyết định tương lai của ngành chè Việt Nam. Ngoài ra ta cần tập trung đầu tư vào chế biến chè ngon, chè sạch, chè chữa bệnh, khai thác lợi thế tiểu khí hậu sản xuất chè đặc sản vùng cao, bao bì đẹp hấp dẫn đi vào những thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay.
II. 2. Phân tích về thị trường
1. Các khối thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam
Đối với thị trường EU:
EU đã và sẽ là khu vực thị trường quan trọng của ngoại thương Việt Nam, năm 2000,tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thị trường EU đạt trên 3 tỷ USD và Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Eu vẫn là: Dệt may, thuỷ hải sản, giày dép, chè, cao su, nhân điều…Theo dự đoán từ năm nay đến năm 2004 xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn có triển vọng tốt do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động và EU vẫn dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan GSP. Nhưng EU là một thị trường tương đối khó tính ,hàng hoá nhập khẩu vào EU phải có chất lượng cao, mẫu mã đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa phong cách kinh doanh và tâm lý kinh doanh của các nhà doanh nghiệp khác nhiều so với các nhà doanh nghiệp Châu á. Hiện tại thị trường EU đóng vai trò khá quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Đứng thứ 3 sau ASEAN và Nhật Bản). thị trường này hiện đang có rất nhiều khoảng trống cho hàng hoá Việt Nam, nếu như hàng hoá của Việt Nam đạt được tiêu chuẩn chất lượng như yêu cầu của EU đặc biệt là hàng nông –thuỷ sản. Do vậy, các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải kiên trì tiếp cận, quan tâm và bảo đảm chữ tín trong kinh doanh, thực hiện đúng như cam kết thì mới có khả năng duy trì và tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này
Đối với thị trường Mỹ
Mỹ là một thị trường có sưc tiêu thụ lớn nhưng đồng thời cũng là một trong những thị trường “khó tính” nhất trên thế giới. Bằng những qui định khắt khe của mình, đây là một thị trường không phải nước nào cũng xâm nhập được. Sau năm năm thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này đã tăng nhanh. Giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ năm 1999 đạt 504 triệu USD. Năm 2000 đạt 569,439 triệu USD. Ước 2001 đạt 600 triệu USD. Điều đó chứng tỏ tiềm năng hàng hóa của Việt Nam được vào thị trường này rất lớn. Thêm vào đó, tháng 7/2000 chúng ta đã ký Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ. Hiệp định này mở ra những triển vọng mới cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng phải không ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá thì mới đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, bao bì, mẫu mã, chủng loại hàng hoá sang thị trường này
Đối với thị trường ASEAN
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. ASEAN là một thị trường lớn, đầy hứa hẹn, nhưng cũng nhiều biến động. Do dư âm của cuộc khủng hoảng tiền tệ, nên nhu cầu về hàng hoá của thị trường này trong vài năm tới sẽ có xu hướng giảm. Đối với thị trường này, cần có thoả thuận ở cấp Chính Phủ về mặt hàng gạo với các nước Philippin, Malaysia và Indonesia, làm tốt công tác thị trường ở cả tầm vĩo mô và ở cấp doanh nghiệp. Dự kiến tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường ASEAN sẽ có xu hướng giảm dần: năm 2001 chiếm 17%, đến năm 2005 chỉ còn 12%. Không những thế cơ cấu hàng hoá của Việt Nam tương đối giống hàng hoá của thị trường này do đó hàng hoá của các nước ASEAN còn cạnh tranh quyết liệt hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Theo dự báo, khả năng khôi phục của các nước này rất chậm. Vì vậy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Với ASEAN cần nghiên cứu biện pháp giảm dần nhập siêu trên cơ sở tăng nhanh xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu các mặt hàng: dầu thô, gạo, nông sản, rau quả, thực phẩm… Mặt khác Việt Nam cần thực hiện đối sách khôn ngoan là trong thời gian tới Việt Nam cần xúc tiến nhanh việc mở rộng thị trường sang các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng để “bù đắp” cho khu vực thị trường này.
Đối với thị trường Trung Quốc
Để thực hiện thoả thuận đạt kim ngạch xuất – nhập khẩu hai chiều năm 2000 là 2 tỷ USD và tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc trong thời kỳ tiếp theo, năm 2001 chiếm 7%, dự kiến 2005 chiếm 8%. Thị trường này ngoài mặt hàng dầu thô còn có nhu cầu nhập cao su, than đá, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, gạo… của nước ta. Từ trước đến nay, buôn bán của Việt Nam và Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, Việt Nam cần tăng cường mạnh xuất khẩu chính ngạch, tiếp tục sử dụng tổng hợp và linh hoạt các loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu… với thủ tục đơn giản tối đa. Riêng mặt hàng cao su cần tiếp tục thực hiện cơ chế đầu mối. Việt Nam có thể vận dụng cơ chế thưởng chung để ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu lớn hoặc xuất khẩu được những mặt hàng cần khuyến khích. Trong những năm tới, với tinh thần chung là phát triển quan hệ buôn bán chính ngạch với Trung Quốc, các công ty Việt Nam cần thâm nhập vào thị trường Trung Quốc theo hướng tiếp cận trực tiếp với các địa phương và các hãng kinh doanh lớn của nước này.
Đối với thị trường các nước SNG và Nga
Liên bang Nga vẫn là thị trường xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng da dày. Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga năm 2000 tăng khoảng 12 – 15 % đạt 130 –132 triệu USD. Từ đầu thập niên 90, khi nước Nga rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, thương mại giữa Việt Nam với các nước này tạm thời bị đình trệ, Nga vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về khả năng thanh toán, về cước phí vận tải và thuế nhập khẩu cao. Tuy nhiên trong thời gian qua Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại Việt Nam, Nga và các nước SNG đã liên tiếp tiếp xúc đàm phán với nhau, phía bạn khẳng định hàng hoá của Việt Nam vẫn có nhu cầu trên thị trường của họ. Để giải toả một số khó khăn cho phía bạn trong việc thanh toán, trước mắt Việt Nam nên áp dụng phương pháp mua bán hàng đổi hàng hoặc phương thức mua bán bằng L/C trả chậm. Nhưng để đảm bảo quan hệ buôn bán lâu dài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kí thoả thuận ngân hàng phía bạn nhằm thực hiện bảo lãnh và tái bảo lãnh hàng trả chậm
Đối với thị trường các nước Đông Âu
Nền kinh tế các nước Đông Âu đang bước vào thời kỳ phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước Đông Âu vẫn ở mức khá thấp, chỉ chiếm khoảng 3 – 5% tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của các nước này
Khó khăn về phương thức thanh toán và sức cạnh tranh yếu kém của hàng hoá Việt Nam là những thách thức chủ yếu trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Đông Âu. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này tăng khoảng 20%/năm, chủ yếu là nông sản, thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, chè, cao su… Một số nước Đông Âu như: Hungari, Rumani, Ba Lan, Burgari… đã áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thuận lợi đáng kể sang thị trường khu vực này.
Đối với thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Thực vậy Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau ASEAN. Ngoài dầu thô, nhiều mặt hàng khác như may mặc, thuỷ sản, giầy dép của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Nhật Bản từ nhiều năm nay. Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với các sản phẩm của Việt Nam vì đất nước này rất nghèo tài nguyên. Tuy nhiên, là một nước công nghiệp phát triển nên Nhật Bản cũng là một trong những thị trường khó tính. Để giữ vững và mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp cần bám sát các khách hàng đã quan hệ, song song với việc phát triển với khách hàng mới. Với thị trường này nên hiểu đầy đủ đặc điểm của các hãng Nhật Bản thường là các hãng đa năng. Do đó khi quan hệ với họ cần gắn giữa xuất và nhập. Không những thế quan hệ giữa các công ty Nhật Bản không có nghĩa là trong phạm vị các công ty đó mà cần có sự phối hợp giữa các công ty trong phạm vi một bộ, một địa phương, không những chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản những mặt hàng truyền thống mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng khác như nông sản, lâm sản, thực phẩm…Và điều quan trọng nhất là phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới hòng có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản
Ngoài những thị trường và khối thị trường đã kể ở trên, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoại thương cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang khu vực thị trường Nam á ( Pakistan, ấn Độ), khu vực Châu Phi, Tây Nam á, và một số thị trường không phân tổ được. Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp, maketing phù hợp để xâm nhập và phát triển thị trường này
2. Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới
Khả năng cạnh tranh gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Sau 10 năm tham gia trên thị trường lúa gạo thế giới với tư cách là một nước xuất khẩu, gạo của Việt Nam có thể nói đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Khả năng cạnh tranh ngày càng mạnh của gạo Việt Nam có thể thấy được qua các tiêu thức: Sự phát triển kim ngạch, phát triển thị trường, các bạn hàng ổn định, khoảng cách về giá…
Biểu II.12: Buôn bán gạo toàn cầu
Đơn vị tính:1000tấn
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Xuất khẩu
Thailand
5,281
5,216
6,367
6,679
6,549
6,300
India
3,549
1,954
4,491
2,400
1,300
1,100
Việt Nam
3,040
3,327
3,776
4,555
3,470
3,55
United States
2,624
2,292
3,165
2,650
2,756
2,650
Pakistan
1,677
1,982
1,800
1,850
2,000
1,800
China
0,265
0,938
3,734
2,708
2,950
3,200
Các nước khác
3,926
5,152
5,272
4,257
3,869
3,639
Tổng số
20,352
20,861
28,605
25,099
22,894
22,539
Nhập khẩu
Indonesia
1.029
0,808
6,081
3,900
1,300
1,300
Iran
1.344
0,973
0,500
1,000
1,100
1,400
Irắc
0,234
0,684
0,610
0,781
1,261
1,300
Nigeria
0,350
0,731
0,900
0,950
1,200
1,000
Philippin
0,768
0,814
2,187
1,000
0,900
0,950
Saudi Arabica
0,814
0,660
0,775
0,750
0,950
0,730
Các nước khác
15,813
16,191
17,552
16,718
16,183
16,009
Tổng số
20,352
20,861
28,605
25,099
22,894
22,689
Nguồn: Bộ Thương Mại
Về kim ngạch xuất khẩu, từ biểu 14 ở trên ta thấy từ năm 1996 Việt Nam đã là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới và liên tục từ năm 1997 đến nay Việt Nam đã là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một thế lực lớn trong thị trường buôn bán gạo quốc tế, là đối thủ cạnh tranh lớn của tất cả các nước xuất khẩu gạo. Điều đó đã nói lên phần nào khả năng cạnh tranh tương đối tốt của gạo xuất khẩu Việt Nam.
Về thị trường gạo Việt Nam, theo thống kê hải quan, đã được bàn cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau nhưng mua với khối lượng lớn và ổn định có khoảng 7-8 bạn hàng. Trong số này có 04 bạn hàng Châu á ( Singapo, Philippin, Malaysia, Hongkong), 02 bạn hàng Châu Âu( Thuỵ Sỹ, Hà Lan), 01 bạn hàng Trung Đông ( irac) và Mỹ.
Trên thị trường gạo thế giới, các nước xuất khẩu gạo cạnh tranh rất quyết liệt để giành giật nhau, từng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Mỹ là Nam Mỹ, Châu Âu và Châu á( Nhật Bản ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan chiếm khoảng 58% tổng lượng gạo xuất khẩu kế đó là Châu Phi 18%, Trung Đông 9%, MỹLatinh 7%, còn lại là Tây Âu và Bắc Mỹ. Thái Lan cạnh tranh với Mỹ ở thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và thị trường Nhật Bản sau đó là những nước NIC Châu á ở Trung Đông và Đông Nam á, các nước Níc khu vực Châu MỹLatinh. Đây là thị trường “khó tính” đặc biệt chú trọng qui cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Thị trường này chiếm khoảng 25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, bảo đảm hiệu quả cao cho nhà xuất khẩu. Khu vực Châu Âu, ngược lại với nhiều nước đang phát triển ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu thường dùng gạo là lương thực phụ trợ sau lúa mì. Nói chung, khu vực này chuộng gạo tốt, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao. Tỷ lệ tấm thường phải thấp, từ 5 –10% ở Tây Âu, nhưng ở Đông Âu lại chấp nhận từ 10 – 25%
Việt Nam cạnh tranh với Thai Lan, Ân Độ, Myanma, Trung Quốc, Pakistan ở 3 thị trường chính là Châu á, Châu Phi, Mỹlatinh về gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Loại gạo này chiếm phần lớn tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới, thị trường gạo hạt tròn, loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậu lạnh hơn như: Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài loan, Oxtraylia, Mỹ, Italia. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc… thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu
Thị trường gạo đồ hấp, loại gạo này được chế biến theo qui trình luộc thóc trước khi xay xát để hạt gạo cứng, ít bị vỡ giữ được hượng vị của cơm sau khi nấu. Đại bộ phận dân Băngladet, sau đó là một phần dân Ân Độ, Xrilanca, Pakixtan, Nam Phi, Tây Phi, Ả Rập thích dùng loại gạo này, chiếm từ 15 – 20% tổng lượng nhập khẩu gạo toàn cầu
Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường gạo đặc sản nhưng khối lượng còn ít
Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dà được sản xuất hầu hết từ Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong cơ cấu xuất khẩu gạo đặc sản truyền thống chưa được chú trọng phát triển. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở miền Bắc, gạo nàng Hương, Chợ Đào ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Trong một thời kỳ dài bao cấp trước đây (1957 - 1986) xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam không thường xuyên và số lượng nhỏ, ở mức trên 10 ngàn tấn/năm. Tới năm 1987 và 1988, con số này chỉ đạt 120 và 150 ngàn tấn. Riêng công ty VINAFOOD Hà Nội xuất khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trường Hông Kông, Sing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN.DOC