Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội

Bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm đúng mức như là một nhiệm vụ cơ bản, bức bách của toàn nhân loại để tiếp tục duy trì cuộc sống ổn định của mình trong sự phát triển của xã hội hiện tại và tương lai. Công tác bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ đứng trước các thách thức to lớn, khi mà các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây ra tiêu cực đối với môi trường, tức là công tác quản lý môi trường phải đối mặt giải quyết các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân của mỗi con người.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mục đích môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường. Việc chuyển nhượng côta gây ô nhiễm có thể diễn ra giữa các nguồn thải cùng một địa điểm, một công ty hay gữa các công ty trong cùng một khu vực, cùng một lưu vực, và cũng có thể diễn ra giữa các khu vực chuyển nhượng khác nhau. Để hiểu được chuyển nhượng côta gây ô nhiễm diễn ra như thế nào, ta có thể xem xét ví dụ sau: Giả sử có 2 xí nghiệp A và B đều thải SO2 vào môi trường. Chi phí kiểm soát thải khí của 2 xí nghiệp (XN) khác nhau: XN A 20 USD/tấn SO2; XN B 30 USD/tấn SO2. Cả 2 đều thải vào môi trường một lượng là 5tấn (Tổng là 10 tấn). Chính quyền chỉ cấp côta gây ô nhiễm cho phép thải 8 tấn SO2 và yêu cầu mỗi xí nghiệp giảm một lượng thải là 1 tấn SO2. Như vậy tổng chi phí thực hiện là 20 USD + 30 USD = 50 USD. Chính quyền coi A và B là những người gây ô nhiễm bình đẳng nên cấp 4 côta gây ô nhiễm cho mỗi xí nghiệp. Côta gây ô nhiễm này được phép mua bán trên thị trường. Giả sử là 24 USD/tấn SO2. Vì A cần chi phí 20 USD cho việc giảm 1 tấn SO2 cho nên so với việc mua giấy phép thì đầu tư xử lý chất thải đối với A là có lợi hơn. Nếu giảm thải xuống còn 3 tấn SO2 (Xử lý 2 tấn) ố A sẽ dư 1 côta gây ô nhiễm để bán cho B, mà chi phí cho việc giảm phát thải SO2 của B cao hơn giá giấy phép, nên việc mua côta gây ô nhiễm của B là có lợi hơn. Kết quả cuối cùng là A cắt giảm 2 tấn khí thải SO2 và B giữ nguyên mức thải. Đó là điều chính quyền mong muốn và cả 2 xí nghiệp A, B đều có lợi qua việc mua bán này. Cụ thể ta có bảng phân tích như sau: Chi phí cắt giảm 1 tấn SO2 không qua chuyển nhượng. XN A (20USD/tấn SO2) XN B (30USD/tấn SO2) Chi phí kiểm soát ô nhiễm thực tế do chuyển nhượng 40 0 Trừ khoản bán côta gây ô nhiễm 24 0 Cộng khoản mua côta gây ô nhiễm 0 24 Chi phí mua bán 16 24 Thu lợi qua mua bán 20 – 16 = 4 30 – 24 = 6 Khoản lợi thu được từ sự chuyển nhượng côta gây ô nhiễm giữa A và B là: 4 + 6 = 10 USD Các nhà sản xuất sẽ tự động chuyển nhượng những côta gây ô nhiễm nếu họ thấy được lợi ích từ việc đó, do vậy tổng chi phí cho kiểm soát ô nhiễm là thấp nhất. Việc chuyển nhượng côta gây ô nhiễm là điều mà nhà nước và các nhà sản xuất đều mong muốn. Nhưng quan trọng là phải có những nguyên tắc chuyển nhượng hợp lý, thúc đẩy quá trình chuyển nhượng diễn ra thuận tiện, tiết kiệm được chi phí cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường. 5.3. Phí dịch vụ môi trường. Đây là một dạng chi phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường, mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, chi phí dịch vụ môi trường còn có mục đích hạn chế sử dụng quá các dịch vụ môi trường. Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó là 2 dạng phí phục vụ môi trường. 5.3.1. Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ. Nguyên tắc chung của phí dịch vụ này là: Tổng các nguồn phí thu được phải đưa ra cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (Loại trừ phí xây dựng cơ bản). Ngoài ra giá dịch vụ phải phản ánh được mức chi phí của dịch vụ và khuyến khích các hộ gia đình, sản xuất, kinh doanh sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. 5.3.2. Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải. chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, dịch vụ kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phát triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải. 5.4. Hệ thống đặt cọc hoàn trả. Trên thực tế nhiều nước đã áp dụng hệ thống này như một biện pháp để thu hồi lại các chai lọ, thuỷ tinh trong công nghiệp đồ uống, sản xuất ôtô hay công nghiệp sản xuất pin… Ngoài ra, hệ thống đặt cọc hoàn trả cũng có thể xem xét để áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất và lưu hành trên thị trường, nếu sản phẩm đó sau khi sử dụng có khả năng tái sử dụng dưới dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm tái tạo. 5.5. Phí môi trường. Phí môi trường được xem xét theo 2 nội dung: Phí đối với hoạt động khai thác thành phần môi trường và phí đối với hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của việc áp dụng đúng mức phí môi trường là: Cho phép các nhà sản xuất và tiêu dùng được chủ động trong việc giảm thiểu chi phí để đạt được mục tiêu môi trường, khuyến khích các nhà sản xuất có chiến lược dài hạn giảm thiểu ô nhiễm bằng cách sử dụng dây truyền công nghệ sạch hơn và sản phẩm sạch hơn. Trong một số trường hợp, việc sử dụng phí môi trường không phải là lúc nào cũng đạt hiệu quả tốt nhất. Nhưng nói chung, phí môi trường được áp dụng có hiệu quả đối với các nguồn thải mà tác động chính đến môi trường phức tạp và có chiều hướng tăng dần độc tính đối với môi trường. Để đảm bảo tính công bằng và thuyết phục, cùng với việc xây dựng chương trình môi trường cần phải xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho phí môi trường, cần phải xác định được nội dung cần thiết kèm cơ sở cho việc thu phí là rất khó khi chưa có cơ sở khoa học, luận chứng môi trường và kinh nghiệm áp dụng thực tế. phí môi trường có thể xác định theo 3 cách tiếp cận khác nhau: + Phí môi trường theo nguồn thải. + Phí môi trường tính theo đầu vào của nguyên liệu. + Phí môi trường tính theo sản phẩm cuối cùng. Chương II. Thực trạng sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội i. giới thiệu chung về Hà nội và sự cần thiết phải sử dụng công cụ kinh tế. 1. Đặc điểm tự nhiên của Hà nội. 1.1. Vị trí địa lý. Hà nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,570 đến 21,250 vĩ tuyến Bắc, 105,350 đến 106,010 kinh đông. Chiều dài Bắc – Nam 93 Km, Đông – Tây 30 Km. Diện tích đất tự nhiên của Hà nội là 920,97 Km2. 1.2. Điều kiện tự nhiên. Hà nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió Đông – Nam vào mùa hè, gió Đông – Bắc vào mùa đông. Độ ẩm trung bình 81% - 82%. Nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng từ 23,5 0C năm 1985 lên 24,4 0C năm 2000. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 8 – 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua. Số ngày mưa trong năm từ 140 – 160 ngày, lượng mưa trung bình trong năm là 1480,6 mm. Về địa hình Hà nội có các sông chảy qua như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 Km. độ cao địa hình trung bình 6 -9 m, thấp hơn mực nước sông Hồng (Mùa lũ lớn từ 12 – 13 m). Đây là một trở ngại lớn cho việc tiêu thoát nước của Hà nội. Hà nội có trên 100 ao, hồ, đầm với tổng sức chứa 15 triệu m3 nước, trong đó nội thành có 16 hồ, tổng diện tích 592 ha chiếm 17% diện tích nội thành. Các ao hồ này ngoài việc tạo cảnh quan còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nước mưa, nuôi thuỷ sản, tiếp nhận một phần nước thải và có khả năng tự làm sạch nhất định. Nước ngầm tầng sâu Hà nội khá phong phú và là nguồn nước sạch để cung cấp chính cho nước sinh hoạt,cũng như nước phục vụ cho một số nghành công nghiệp khác của thành phố với khả năng khai thác 800.000 – 900.000 m3/ngày đêm. 2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 2.1. Đất đai, dân số. Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 920,97 Km2 được phân bố: + Diện tích nội thành: 84,3 Km2 chiếm 9,15%. + Diện tích ngoại thành: 836,67 Km2 trong đó: Đất nông nghiệp 447,85 Km2 chiếm 48,63%. Đất lâm nghiệp 66,3 Km2 chiếm 7,2%. Còn lại 322,52 Km2 là các loại đất chuyên dùng cho công nghiệp, đất dân cư và chưa sủ dụng. Dân số: Dân số Hà nội tương đối lớn, đứng thứ 2 trên toàn quốc. Theo số liệu của tổng cục thống kê dân số Hà nội trong mấy năm gần đây như sau: Đơn vị: nghìn người. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Số dân 2621,5 2685 2739,2 2841,7 2930,6 ( Nguồn: Tổng cục thống kê) mật độ dân số trung bình 2993 người/Km2 đứng đầu cả nước. Tuy nhiên mật độ phân bố không đồng đều: Diện tích nội thành 9,2% nhưng lại chiếm 53% dân số đưa mật độ dân số lên 17489 người/Km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm dần từ 1,475% năm 1995 còn 1,087% năm 2000. Trong khi tốc độ tăng cơ học lại tăng rất nhanh do dòng người từ nông thôn và các tỉnh tràn vào mỗi năm ngày một nhiều. 2.2. Tổ chức hành chính. Hà nội được chia thành 7 quận nội thành gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống ĐA, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy và 5 huyện ngoại thành gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm. Hà nội có 220 phường xã và 8 thị trấn. 2.3. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP: Tăng trưởng GDP của Hà nội trong những năm gần đây khoảng 7% - 10%. Trong cơ cấu GDP thì kinh tế quốc doanh vẫn nắm vai trò chủ đạo. Năm 1999, kinh tế quốc doanh trung ương chiếm 56,8%, kinh tế quốc doanh địa phương là 8,9%. Còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thay đổi từ 14,42% trong giai đoạn 1991 -1995 đến năm 1999 đã tăng lên19,7%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể từ 1993 đã bắt đầu có vai trò trong nền kinh tế của Thành phố tăng từ 4,6% năm 1993 lên 12,6% vào năm 1999. Về công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đều năm 1996 là 34,9% GDP lên 38,5% GDP năm 2000, giữ vững được vị trí trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Bắc với 400 cơ sở sản xuất vừa và lớn, 14000 cơ sở sản xuất nhỏ và 9 khu công nghiệp cũ đã hình thành và 5 khu công nghiệp mới đang xây dựng. Về nông nghiệp đang có xu thế giảm dần từ 8% GDP năm 1990 xuống còn 3,5% năm 2000. Mặc dù vậy nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm và cân bằng sinh thái của Hà nội. Về giao thông: Là thủ đô của đất nước, Hà nội là đầu mối giao lưu của cả nước vì thế lưu lượng giao thông là rất lớn. Số phương tiện giao thông vận tải các loại trên địa bàn tăng nhanh với tỉ lệ 10% - 12%/năm. Giáo dục y tế: Hà nội là nơi tập trung nhiều trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học với lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng, năm 2000 có: + 21 trường dạy nghề với 13600 học sinh. + 25 trường trung cấp kỹ thuật với gần 15000 học sinh. + 44 trường đại học, cao đẳng với 37000 học sinh, sinh viên. + Ngoài ra còn có 340 trường mẫu giáo, 500 trường tiểu học, phổ thông và trung học. Y tế đến năm 2000 có tổng 36 bệnh viện và 228 trạm ytế xã phường, 4 nhà hộ sinh quận với tổng số 7933 giường bệnh và 1396 bác sĩ, 622 y sĩ,687 dược sĩ, trên 1000 y tá. Văn hoá xã hội: Thành phố Hà nội, thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đồng thời đây là trung tâm giao dịch quốc tế, thường xuyên tổ chức các đại hội, hội nghị trong nước và quốc tế. Hà nội có nhiều truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử và gần nhất là hướng tới SEAGAME 22 sẽ được tổ chức vào 05/12/2003 tới. 3. Sự cần thiết phải sử dụng công cụ kinh tế. Trước những năm 1954, Hà nội là một thành phố nhỏ bé. Nội thành chỉ rộng 1.200 ha, trong đó chỉ có 120 ha (10%) có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Môi trường của Hà nội lúc bấy giờ nói chung chưa bị ô nhiễm như hiện nay, bởi vì công nghiệp và giao thông vận tải chưa phát triển, diện tích mặt nước và cây xanh chiếm tỷ lệ tương đối cao, mật độ dân số còn thấp. Dân số nội thành Hà nội năm 1954 chỉ có 25 vạn người mà đến năm 2002 theo số liệu của tổng cục thống kê thì số dân của toàn thành phố là: 2.930.600 người (Trong đó dân số nội thành chiếm 53%) và mật độ dân số trong nội thành lên tới 17.489 người /Km2. Tương tự như nhiều thành phố khác, Hà nội có 3 nguồn chính gây ra ô nhiễm môi trường là: Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của dân cư. Trong đó sản xuất công nghiệp là nguồn gây ra ô nhiễm cho môi trường lớn nhất. Kể từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của Hà nội từ 7% - 10%, trong đó công nghiệp tăng từ 14% - 15%/năm. Đã hình thành được 9 khu công nghiệp và 5 khoa học công nghiệp mới đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành. Các khu và điểm công nghiệp hiện nay đều được hình thành dần dần kể từ sau khi nước ta giành được độc lập, vì vậy trang thiết bị và công nghiệp sản xuất của chúng phần lớn là đã bị lạc hậu, nên chúng đã thải ra nhiều chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí. Một số nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành hay ven nội, nay do đô thị phát triển đã nằm gọn trong các khu dân cư đông đúc như: Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Mai Động, hoá chất Ba Nhất, Bia Hà nội, Rượu Hà nội... Còn rất nhiều những yếu tố khác gây ô nhiễm tới môi trường thành phố, nhưng qua phân tích sơ qua ở trên cũng đã đủ để cho chúng ta thấy sự cần thiết phải sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội nói riêng và Việt nam nói chung. II. Thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường ở Hà nội. Tháng 5 năm 1987, cơ quan quản lý môi trường của Hà nội chính thức ra đời, đó là Uỷ ban môi trường thủ đô. Đến tháng 6 năm 1994 cơ quan này được đổi thành sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, với nhiệm vụ chính là nghiên cứu đề xuất các giải pháp, ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm đô thị ngày càng gia tăng do các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt của dân cư gây ra. Về vai trò và vị trí của Uỷ ban môi trường thủ đô trước đây và sở Khoa học Công nghệ và Môi trường hiện nay được thể hiện qua sơ đồ sau: Xử lý Bộ xây dựng Uỷ ban nhân dân thành phố Sở giao thông công chính Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà nội Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường Công ty Môi trường đô thị Hà nội Dân cư thủ đô, các doanh nghiệp và khách vãng lai (Nguồn tạo ra phế thải) Phế thải Bộ Tài nguyên và Môi trường Chiến lược đề xuất luật pháp loại bỏ phế thải Quy tắc quy chế loại bỏ phế thải Qua sơ đồ trên cho chúng ta thấy công ty môi trường đô thị Hà nội là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị chịu sự quản lý trực tiếp (Theo nghành dọc) của sở giao thông công chính, ngoài ra còn liên quan trực tiếp với sở khoa học công nghệ và môi trường. Sở khoa học công nghệ và môi trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện các chiến lược và chính sách do bộ khoa học công nghệ và môi trường đề ra. Với chức năng và vai trò như vậy, trong thực tế thực hiện việc quản lý môi trường về mặt nhà nước, sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản trong thời gian qua là: Xây dựng các văn bản về môi trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành để làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý môi trường. Về công tác thanh tra và giám sát môi trường: Năm 1990 Ban thanh tra môi trường Hà nội được thành lập và đi vào hoạt động. Thông qua thanh tra, đã xử lý rất nhiều trường hợp ở các mức độ khác nhau như buộc phải đầu tư xử lý ô nhiễm, lập kế hoạch bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở, đình chỉ hoạt động của một số cơ sở gây ô nhiễm độc hại, yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm thay đổi công nghệ... Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thủ đô, bắt đầu thực hiện từ năm 1992, nhất là từ sau khi có chỉ thị 13/CT của Uỷ ban nhân dân thành phố, công việc này được triển khai trên diện rộng. Ngoài ra còn thẩm định thiết kế các hạng mục công trình xử lý ô nhiễm hoặc một số dự án liên quan đến ô nhiễm môi trường. Tuy mới bước vào hoạt động từ đầu những năm 1990, nhưng sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã từng bước thực hiện vai trò quan trọng trong việc quản lý môi trường về mặt nhà nước ở thủ đô, tạo tiền đề cho những bước phát triển lâu dài của thủ đô Hà nội nói riêng và công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước của cả nước nói chung. III. Đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn về công tác quản lý môi trường của Hà nội. Quản lý môi trường là một lĩnh vực mới xuất hiện. Như chúng ta đã phân tích ở trên, quản lý môi trường được ra đời cùng với quá trình đổi mới của đất nước, cho nên ở Hà nội trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều thiếu sót, không đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn: Cụ thể là chúng ta chưa có được những chiến lược có tính dài hạn, kế hoạch giải quyết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội. Nghĩa là công tác quản lý môi trường còn gặp nhiều khó khăn, phải thường xuyên đối phó với nhiều tình huống, và cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư công tác quản lý môi trường không hiệu quả. Những trở ngại chính trong công tác quản lý môi trường ở thủ đô Hà nội là: + Sự bất cập giữa tốc độ phát triển kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường: Một thực tế dễ nhận thấy là sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời gian qua đã có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của người dân thủ đô, nguyên nhân cơ bản là đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường rất hạn chế. + Sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hoá nhanh. Tính đến năm 2002, mật độ dân số trung bình của Hà nội là 2993 người/Km2, trong đó nội thành gồm 7 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy là 17489 người/Km2. Thêm vào đó mỗi ngày Hà nội có khoảng 30 vạn khách vãng lai từ các tỉnh và từ ngoại thành vào nội thành cư trú và làm ăn buôn bán. Những người này không có nơi ở cố định, họ thường sống trong các túp lều, lán tạm hay tại các nhà ổ chuột, thiếu nước sạch, không có nhà vệ sinh và sả rác bừa bãi đã góp phần vào gây ô nhiễm môi trường. Quá trình đô thị hoá đã biến Hà nội thành một công trường xây dựng khổng lồ, do công tác qui hoạch tổng thể chưa tốt, việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm minh, xây dựng trái phép và đổ vật liệu phế thải bừa bãi trong thời gian qua khá trầm trọng, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Đây cũng là nguyên nhân làm cho diện tích mặt nước Hà nội có xu hướng giảm sút, góp phần gây úng lụt, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm bầu không khí. + Thiếu nguồn vốn ngân sách cấp cho bảo vệ môi trường. Đầu tư cho môi trường thường rất tốn kém, nhưng cũng phải đảm bảo được mức bình quân tối thiểu để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường. Thành phố tuy có được sự trợ giúp của nước ngoài cho công tác bảo vệ môi trường như xây dựng nhà máy chế biến rác thải cầu diễn, nhà máy xử lý nước gia lâm, cơ sở bơm thoát nước động lực Thanh Trì..., nhưng nhìn chung ngân sách đầu tư từ nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ chi cho xử lý rác thải do Uỷ ban nhân dân thành phố cấp kinh phí hàng năm là quá thấp, chi phí cho nghành thoát nước đô thị chỉ bằng 4% - 5% tổng số vốn cấp cho cơ sở hạ tầng thành phố... + Thiếu một thị trường chất thải. Ngoài những yếu tố nêu trên có tác động sâu sắc tới quản lý môi trường đô thị của thủ đô, còn phải kể tới sự vắng mặt của một “thị trường chất thải đô thị”. Khái niệm này còn hoàn toàn mới mẻ đố với người dân thủ đô và nghành công nghiệp thành phố, vì rằng từ lâu các nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp chưa phải bận tâm tới việc xả chất thải của mình, mặc sức tự do xả chất thải vào môi trường, không phải trả tiền cho việc gây ô nhiễm của mình. Mặt khác, người dân thành phố cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vì họ coi đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo về việc thu phí, lệ phí môi trường dựa trên các nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nhưng cho đến nay việc áp dụng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thực tiễn thành phố cho đến nay mới chỉ áp dụng thu phí vệ sinh (từ năm 1991) là 1000 đồng/người/tháng. chính vì không có thị trường chất thải nên không tạo ra cơ chế ràng buộc về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp phát thải. Đây cũng là nguyên nhân mà nghành quản lý môi trường thành phố không đủ kinh phí để hoạt động, thường phải chờ từ ngân sách thành phố hoặc tài trợ của nước ngoài. + Chưa hoàn chỉnh hệ thống chính sách và pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường mới được các cấp chính quyền thủ đô thực sự quan tâm kể từ khi luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua vào tháng 12/1993. Sau một năm thì Nghị định 175-CP ra đời, đây là văn bản pháp qui dưới luật nhằm cụ thể hoá việc thực hiện luật bảo vệ môi trường, qui định việc thành lập cơ quan môi trường có chức năng quản lý và giám sát việc thực hiện luật tại địa phương. Gần đây nhất là nghị định 26-CP (Tháng 4/1996) của thủ tướng chính phủ ban hành, qui định việc xử phạt hành chính đố với các hành động vi phạm bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp lý này đã từng bước phát huy tác dụng trong thực tế. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà nội là cơ quan quản lý môi trường đô thị thủ đô đã có những nỗ lực và phối hợp chặt chẽ hơn nhằm giải quyết những vấn đề môi trường còn mới mẻ và phức tạp đang diễn ra hàng ngày. Như phân tích ở trên, thành phố đã xây dựng được các văn bản khác nhau qui định về công tác bảo vệ môi trường, cũng như một số văn bản khác đang trong quá trình soạn thảo để trình Uỷ ban nhân dân thành phố xét duyệt. Trong số đó có những văn bản đã được thành phố ban hành trước khi luật bảo vệ môi trường và qui định về trình tự tiến hành đánh giá tác động môi trường được nhà nước ban hành, chẳng hạn như “Qui định bảo vệ môi trường đô thị ở thủ đô Hà nội”, “Hướng dẫn tạm thời về đánh giá tài sản môi trường của các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô”. Những văn bản đó mặc dù đã có những tác dụng đáng kể đối với việc thực hiện quản lý môi trường thủ đô, nhưng cần phải tiếp tục hoàn thiện và cho ra đời những văn bản còn thiếu, chưa đáp ứng được công tác quản lý môi trường hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai. + Hoạt động bảo vệ môi trường còn rời rạc, chưa trở thành một hệ thống để vận hành theo một chương trình chung thống nhất nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Chưa có sự phối hợp cần thiết, đồng bộ giữa các nghành, các tổ chức có liên quan. Trong quản lý môi trường còn chồng chéo, không phân định rõ ràng về chức năng. Ví dụ như còn có sự trùng hợp giữa sở Giao thông Công chính và sở Khoa học Công nghệ và Môi trường. + Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cũng như hành động bảo vệ môi trường của người dân thủ đô còn hạn chế, ý thức trách nhiệm với luật pháp môi trường của người dân còn thấp kém, công tác giám sát, thông tin, tư liệu về môi trường thủ đô còn yếu kém, mức độ đảm bảo chính xác, tin cậy cho hoạch định chính sách quản lý môi trường và nghiên cứu khoa học còn nhiều vấn đề cần phải được hoàn thiện. Tóm lại, công tác quản lý môi trường thủ đô, những biện pháp và chính sách đưa ra từ trước tới nay đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường còn mang nặng tính hành chính và kiểm soát mệnh lệnh, trong khi bộ máy và cơ chế thực thi các văn bản pháp qui chưa hoàn chỉnh và hoạt động kém hiệu quả, chẳng những không có tác động khuyến khích các cơ sở và cá nhân gây ô nhiễm tự giác thực hiện biện pháp làm sạch môi trường mà nhiều khi còn gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Do vậy, có thể khẳng định rằng, công tác quản lý môi trường của Hà nội trong thời gian qua chủ yếu vẫn mang nặng hình thức CAC. Chương III. áp dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội i. sự cần thiết phải áp dụng công cụ kinh tế. 1. Xu thế tất yếu. Từ kinh nghiệm của các nước OECD và một số nước đang phát triển đã cho chúng ta thấy. Nếu như vài ba thập kỷ trước đây, các công cụ kinh tế nhất là các biện pháp thị trường còn chưa hề được các nước OECD chú ý, thậm chí thị trường còn bị coi là “Kẻ thù của môi trường”, thì nay nhờ các ưu thế về hiệu quả linh hoạt và mềm dẻo. Các công cụ kinh tế đã được các nước sử dụng ngày càng nhiều trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường. Thực tiễn sử dụng các công cụ kinh tế vào mục đích bảo vệ môi trường ở các nước OECD đã bộc lộ các mặt tích cực sau đây: + Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động, thích ứng với cơ chế thị trường do mức chất thải có quan hệ một cách tự nhiên với thuế, phí và lệ phí. + Đạt được hiệu quả chi phí với một mức chất thải nhất định thì thuế và chất thải cho phép đạt được mục tiêu chi phí tối thiểu. + Sử dụng các công cụ kinh tế vào mục đích bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng lâu dài trực tiếp, nhằm thay đổi hành vi của họ, mà còn có tác dụng sâu xa tới việc nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường. + Gia tăng nguồn thu nhập cho quỹ bảo vệ môi trường, tạo cơ sở vật chất hùng mạnh, phục vụ trở lại cho môi trường, đồng thời góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. + Hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai, các công cụ kinh tế duy trì và chuyển giao hợp lý các nguồn lực thông qua việc đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện tại. ở các nước đang phát triển, các công cụ kinh tế thường được áp dụng với tư cách bổ xung chứ không phải thay thế cho các công cụ điều chỉnh bằng luật pháp. Tuỳ theo tính chất của từng vấn đề môi trường cần giải quyết, người ta chọn điểm cân bằng giữa hai hệ thống công cụ này. Chẳng hạn nếu vấn đề môi trường cần được giải quyết có tính bất định cao, và điều này có thể gây ra những chi phí lớn thì người ta sẽ áp dụng các biện pháp CAC để giảm bớt tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100129.doc
Tài liệu liên quan