Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn

MỤC LỤC

 

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1

1. Lý do xuất xứ và tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

3. Phạm vi nghiên cứu. 2

4. Nội dung nghiên cứu. 3

5. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu. 3

I. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 5

1.1. Khái niệm về môi trường . 5

a. Khái niệm về môi trường. 5

b. Các chức năng của môi trường. 6

1.2. Khái niệm về phát triển. 7

1.3. Phát triển bền vững. 8

a Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển 8

b. Phát triển bền vững. 9

II. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ. 12

2.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế cá nhân. 12

2.2. Quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 14

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỘI KHU VỰC BÃI BỒI VEN BIỂN. 15

3.1. Mục đích và trình tự đánh giá tác động môi trường. 15

3.2. Các đặc thù của đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đối với khu vực bãi bồi ven biển. 18

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG. 20

4.1. Hạch toán hiệu quả kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững. 20

4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng phương pháp chi phí - lợi ích. 21

V. VẬN DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VÀO VIỆC TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM VÙNG BÃI BỒI. 24

5.1. Lựa chọn quan điểm tiếp cận và đánh giá. 24

5.2. Những nhân tố cần đưa vào tính toán và phân tích 24

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÙNG BÃI BỒI HUYỆN KIM SƠN 26

I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG BÃI BỒI 26

1.1. Đặc điểm tự nhiên. 26

a. Điều kiện tự nhiên. 26

b. Các loại tài nguyên. 27

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng bãi bồi. 29

a. Dân số - Lao động. 29

b. Thực trạng phát triển kinh tế. 31

c. Kết cấu hạ tầng vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2). 33

d. Thực trạng cung cấp nước và sử dụng nước vùng bãi bồi. 34

1.3. Vai trò của vùng bãi bồi trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kim Sơn. 35

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY HOẠCH KHAI THÁC TỔNG HỢP VÙNG BÃI BỒI. 36

2.1. Tổng quan về dự án quy hoạch khai thác bãi bồi Kim Sơn. 36

2.2. Quy hoạch không gian lãnh thổ vùng bãi bồi. 38

a. Phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi. 38

b. Các phương án bố trí sử dụng đất. 38

2.3. Quy hoạch phát triển nuôi tôm vùng bãi bồi. 42

2.3.1. Các hình thức nuôi thuỷ sản. 42

a. Nuôi quảng canh tự nhiên. 42

c. Nuôi bán thâm canh. 43

d. Nuôi thâm canh. 44

2.3.2.Quy hoạch diện tích nuôi tôm vùng bãi bồi 44

III. NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA BẢN QUY HOẠCH XÉT TRÊN QUAN ĐIỂM KINH TẾ MÔI TRƯỜNG. 47

3.1. Các yếu tố tích cực 47

3.2. Các yếu tố hạn chế xét trên quan điểm kinh tế và môi trường. 48

CHƯƠNG III. DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 50

I. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH VÀ DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH. 50

1.1. Tiếp cận cách giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch. 50

1.2. Dự báo vấn đề môi trường do tác động của hoạt động nuôi tôm vùng bãi bồi. 52

1.2.1. Các nguồn thải 52

a. Nước thải 52

b. Lượng bùn thải. 53

c. Các yếu tố khác. 54

1.2.2. Tác động của dự án tới khu vực xung quanh 54

a. Gia tăng độ mặn trong nước ngầm và trong đất. 55

b. Sự xâm nhập mặn vào nguồn nước mặt 55

c. Sự axit hoá nước và đất 55

d. Sự lan truyền bệnh tật cho thuỷ sinh vật ngoài biển. 55

e. Ảnh hưởng đến chất lượng nước ở các khu vực lân cận 55

f. Các ảnh hưởng tiềm tàng. 56

g. Các tác động ngoại lai tiềm tàng đối với việc tiến hành dự án 56

II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CHO PHƯƠNG ÁN KHÔNG ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN CÓ ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG 56

2.1. Phân tích chi phí lợi ích phương án không đầu tư cho môi trường. 56

2.2. Phân tích chi phí lợi ích phương án có đầu tư cho môi trường 61

Bảng 17: Chi phí cho Xử lý môi trường tại khu vực nuôi tôm 62

2.3. So sánh hai phương án 65

KẾT LUẬN. 67

KIẾN NGHỊ 69

PHỤ LỤC 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 79

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mùa khô hạn nhất tập trung vào tháng 3 - tháng 4 (xem bảng 1) Bảng 1: Một số đặc trưng khí hậu của vùng bãi bồi Kim Sơn TT Đặc trưng khí hậu của vùng Đơn vị Trị số ở vùng nghiên cứu 1 Vận tốc gió Trung bình m/s 3,8 2 Bức xạ Tổng bức xạ Kcal/cm2 120,000 8 Lượng mưa Mùa mưa nhiều Các tháng mưa lớn Các tháng mưa ít mm mm/tháng mm/tháng 1658 347/tháng 8 -395/tháng 9 208/tháng 3 - tháng 11 10 Tổng số giờ nắng Trong mùa mưa Trong tháng VII Trong tháng VIII Trong tháng IX Giờ 1120 217 174 168 Nguồn: "Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Ninh Bình", Tổng cục khí tượng, thuỷ văn, 1998 Khí hậu vùng bãi bồi có ảnh hưởng khá lớn tới đời sống, sản xuất và phát triển vùng: Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (nhất là mưa bão) ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch tôm, cua.... tổng bức xạ của vùng là khá lớn (120,000 Kcal/cm2), nhiệt độ trung bình mặt đất, tổng lượng bốc hơi trong vụ hè thu khá cao (260C và 487 mm)... ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây lúa, công việc chăm sóc, nuôi trồng thuỷ hải sản... Chế độ thuỷ văn vùng bãi bồi Kim Sơn là chế độ thuỷ văn biển Đông và thuỷ văn cửa sông. Chế độ thuỷ văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sông Đáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng 23% lượng nước lũ và bùn cát của sông Hồng). Hàng năm, có 1- 2 trận bão đổ bộ trực tiếp và 2- 3 trận bão khác ảnh hưởng tới vùng này. Nước biển dâng trong bão tại vùng này chỉ khi cơn bão có tâm đổ bộ vào khu vực bờ biển Thanh Hoá và Bắc Nghệ An. Qua tính toán cho thấy, mực nước dâng trong bão có thể đạt từ 2-3 m tại vùng bãi bồi Kim Sơn. Vùng này nằm trong vùng bồi lắng, tích tụ, xu thế ngày càng phát triển ra biển. Sự bồi tụ này do hai yếu tố biển và sông tạo nên và có xu hướng phát triển về phía Nam (ảnh hưởng của sông Đáy và sông Càn - hướng chảy của hai sông này đều có hướng Bắc Nam). b. Các loại tài nguyên. Tài nguyên đất. Vùng bãi bồi ven biển Huyện Kim Sơn bao gồm: Vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2) có diện tích 19,32 km2 (1932 ha), vùng Bình Minh 3 (BM2 - BM3) có diện tích là 14,50 km2 (1450 ha). Diện tích đất nông nghiệp là 1159,9 ha, diện tích cói là 596,3 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 215,17 ha. Theo nguồn gốc phát sinh, thì đất của vùng bãi bồi Kim Sơn là do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông. Mức độ nhiễm phèn mặn có xu thế giảm dần từ BM1 đến đê quai BM3 và pH của đất có xu thế ngược lại. Biến động độ mặn và pH trong đất vùng bãi bồi là sự biến đổi theo mùa rõ ràng. Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia đất vùng bãi bồi Kim Sơn ra thành các loại sau: + Đất mặn sú vẹt đước (Mm). + Đất mặn nhiều (Mn) + Đất mặn trung bình (M). + Đất mặn ít (Mi). Nguồn tài nguyên đất đai trong vùng bãi bồi hầu hết là đất mặn, nhưng ở các mức độ khác nhau tuỳ từng khu vực trong vùng. Trong đó đất mặn sú vẹt đước có diện tích lớn nhất chiếm 41,6% diện tích toàn vùng và đất có diện tích nhỏ nhất là đất mặn ít chiếm 8,5%. Do nguồn nước ngọt thiếu ở vụ đông cho nên đất bị bỏ hoang còn nhiều. Bảng 2 : Tổng hợp phân loại đất vùng nghiên cứu. Đơn vị tính: ha, % TT Hạng mục Diện tích Tỷ lệ 1 - Đất mặn sú vẹt (Mm) 1409 41,67 2 - Đất mặn ít (Mi) 283,87 8,39 3 - Đất mặn trung bình (M) 796,77 23,56 4 - Đất mặn nhiều (Mn) 892,36 26,38 Tổng 3382 100 Nguồn: Uỷ ban Nhân dân huyện Kim Sơn-2000 Tài nguyên nước. Vùng bãi bồi Kim Sơn nằm giữa 2 con sông là: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra trong vùng còn có một hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ. Tài nguyên thực vật. Hệ thực vật vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn rất phong phú. Các loài thực vật bậc cao có mạch trong hệ thực vật ở đây hiện có 64 loài thuộc 28 họ trong ngành hạt kín, bao gồm 47 loài của 24 họ trong lớp hai lá mầm và 15 loài của 4 họ trong lớp môt lá mầm. Tài nguyên thuỷ sản. Tài nguyên thuỷ sản của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn khá phong phú và đa dạng. Do ảnh hưởng của sông Đáy và sông Càn cũng như ảnh hưởng từ thuỷ triều biển Đông đến độ mặn trong nước của vùng mà mức độ phân bố nguồn lợi thuỷ sản trong vùng có khác nhau. Nguồn lợi thuỷ sản nổi trội và đặc biệt nhất của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn là đặc sản cớ Bớp. Các loài đặc sản khác như tôm he, tôm rảo, Ngao, vọp, sò huyết và cua cũng có điều kiện phát triển khá tốt trong vùng, Ngoài ra, nguồn thực vật nổi và động vật nổi ở đây khá phong phú là điều kiện môi trường sống khá lý tưởng cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trong vùng. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng bãi bồi. a. Dân số - Lao động. Vùng Bình Minh 2 (nằm giữa đê BM1 và đê BM2) là vùng đã được xác lập các ranh giới hành chính xã bao gồm: Xã Kim Đông, xã Kim Trung và xã Kim Hải với diện tích tương ứng là 650 ha, 440ha và 557ha. Trong vùng Bình Minh 2 có 357ha do UBND huyện Kim Sơn trực tiếp quản lý (chưa đủ cơ sở để thành lập riêng 1 xã như dự kiến: xã Kim Tiến). Tính đến tháng 8 năm 2000 tổng số dân của vùng Bình Minh 2 là 7509 người với mật độ trung bình là 455,92 người/km2 (không tính diện tích do huyện quản lý trực tiếp - xã Kim Tiến). Bảng 3: Tình hình chung dân số vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn TT Địa giới hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tỷ lệ tăng dân số (%) Tự nhiên Cơ học 1 Xã Kim Hải 557 2299 412,75 2,3 1,3 2 Xã Kim Đông 650 2687 413,39 2,8 1 - 1,5 3 Xã Kim Trung 440 2523 573,41 1,5 2 - 2,5 4 Đơn vị 1080 và 279 357 470 131,52 - 1 - 2,0 Cộng 2004 7979 398 2,2 Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng Xã Kim Trung là xã có diện tích nhỏ nhất nhưng có mật độ dân số cao nhất (537,41 người / km2). Tuy là một xã mới nhưng Kim Đông (thành lập được hơn 1 năm) là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất , mật độ dân số chỉ 413,39 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất là xã Kim Đông 2,8%, tỷ lệ tăng cơ học cao nhất thuộc về xã Kim Trung 0,4%. Tỷ lệ dân số tăng cơ học của vùng Bình Minh 2 còn phụ thuộc vào mùa vụ nuôi, thu hoạch thuỷ sản (tôm, cua) và thu hoạch cói. Tỷ lệ tăng dân số cơ học cao nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, trùng với thời điểm thả giống và thu hoạch thuỷ sản (tôm, cua), cói hàng năm của vùng. Số dân tăng cơ học tại vùng kinh tế mới do nuôi thuỷ sản (tôm, cua), thu hoạch cói chủ yếu đến từ các huyện Bình Lục (Hà Nam) , Nga Sơn (Thanh Hoá) và các xã vùng lân cận như Kim Mỹ, Cồn Thoi, Định Hoá, thị trấn Phát Diệm, thị xã Ninh Bình. Hàng năm tỷ lệ tăng dân số cơ học của vùng kinh tế mới dao động trong khoảng 4 - 6,5% so với tổng số dân của vùng. Trong tổng số dân của vùng bãi bồi, dân số sản xuất nông nghiệp chiếm 99,52% tổng số, dân số phi nông nghiệp chỉ chiếm dưới 0,05%. Ngoài ra còn có dân số vừa làm nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Điển hình là các hộ dân phân bố ở hai ven đường nhựa chính. Cơ cấu dân số chi tiết các xã được nêu trong bảng 4. Bảng 4: Cơ cấu dân số vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn TT Địa giới hành chính Dân số (người) Cơ cấu dân số Nông nghiệp % dân số Phi nông-ng % dân số 1 Xã Kim Hải 2299 2288 99,0 11 0,98 2 Xã Kim Đông 2687 2687 100 0 0 3 Xã Kim Trung 2523 2498 99,5 25 0,47 4 Đơn vị 1080 và 279 470 470 100 - - Cộng 7979 7943 99,5 36 0,45 Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng Theo kết quả điều tra tháng 7 năm 2000 dân số trong độ tuổi lao động tại các xã vùng Bình Minh 2 là 3.474 người bằng 56,10% dân số. Trong năm 1999 có 3453 người có việc làm chiếm 99,40% số lao động. Số người thất nghiệp trong vùng là thấp chỉ chiếm có 0,6% trong tổng số lao động của vùng. Lực lượng lao động trong các xã vùng Bình Minh 2 chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp. Chất lượng của lực lượng lao động trong vùng Bình Minh 2 nhìn chung còn thấp. Lực lượng lao động được đào tạo (từ trung cấp trở lên) còn ít, cao nhất là xã Kim Trung, 13 người chiếm (1,05%), tại hai xã Kim Hải, Kim Đông tỷ lệ này là 0,42% và 0,145%. Lực lượng lao động phi nông nghiệp vùng Bình Minh 2 có 93 người chiếm 2,67% dân số của vùng. Hàng năm, vùng Bình Minh 2 nhận thêm khoảng 2000 - 3000 lao động thời vụ (khoảng từ tháng 3 hoặc tháng 4 đến tháng 7 hoặc tháng 8) trong thời vụ nuôi và thu hoạch thuỷ sản. Như vậy, con số người lao động trong vùng đạt số lượng cao nhất là 6718 người vào các tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm, thấp nhất là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 với số lao động khoảng 3322 người. Công việc sử dụng lao động chủ yếu trong vùng lúc này tập trung vào tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ.... và đi làm thuê ở nơi khác. b. Thực trạng phát triển kinh tế. Huyện Kim Sơn được thành lập từ năm 1829, là kết quả quá trình khai hoang lấn biển. Đến nay, công cuộc khai hoang lấn biển (vùng bãi bồi ven biển của huyện) vẫn là một tiềm năng lớn, một thế mạnh lớn của huyện Kim Sơn. Có thể nói, lịch sử chinh phục vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn từ trước cho đến nay vẫn theo phương thức " Lúa lấn Cói, Cói lấn Sú Vẹt, Sú Vẹt lấn biển". Như vậy, huyện Kim Sơn nói chung và vùng bãi bồi nói riêng có nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cây trồng chủ yếu của ngành nông nghiệp vùng bãi bồi ven biển hiện nay vẫn là cây Lúa và Cói. Bảng 5: Diện tích cây trồng nông nghiệp vùng bãi bồi ven biển. Đơn vị: ha. TT Cây trồng Diện tích trồng (ha) Ghi chú 1 Lúa 01 vụ 383 Vụ mùa 2 Cói 475,3 Chân vàn thấp 3 Ngô 30 Chân vàn cao 4 Khoai tây 2 Trồng thử Nguồn:Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn Nổi bật lên trong vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Kết quả điều tra tháng 7 năm 2000 tại vùng Bình Minh 2 và bãi bồi ven biển cho thấy: Phương thức nuôi thuỷ sản của nhân dân vùng Bình Minh 2 và vùng bãi bồi phần lớn là nuôi quảng canh (khoảng 80 - 85%). Phương thức nuôi quảng canh cải tiến chiếm 15 - 20%. Thực ra phương pháp nuôi này chỉ là tăng thêm một ít lượng thức ăn tổng hợp cho Tôm, cua, cá ăn. Giống nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm rảo, cua biển và cá vược, cá bớp... lấy từ nước biển tự nhiên. Nhìn chung năng suất nuôi thuỷ sản thấp: Tôm chỉ 1- 3 tạ/ha, một vài đầm có thể đạt tới 5 tạ/ha, cá đạt bình quân 1,0 tạ/ha, năng suất cua biển nuôi chỉ đạt khoảng 0,2 - 5 tạ/ha. Giống thuỷ sản nuôi chủ yếu được mua từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, trong đó giống cua biển được mua từ những người dân chài chuyên đánh, bắt cua giống ngoài biển. Tiềm năng và môi trường sống của vùng rất thuận lợi cho việc nuôi nhuyễn thể hai mảnh, nhưng hiện nay ở vùng Bình Minh 2 và vùng bãi bồi vẫn chưa nuôi. Quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên thuỷ sản và tài nguyên nước trong vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2) đã được người dân khai thác cách đây hơn 20 năm, trước khi bắt đầu đắp đê BM2 (1980 - 1992). Nếu tính đến sự ổn định, định cư của người dân lâu dài trên vùng đất BM1 -BM2 có sự xác nhận của Nhà nước (công nhận được thành lập xã) thì vùng kinh tế mới được khai thác bắt đầu từ năm 1986 (năm thành lập xã Kim Hải). Vùng Bình Minh 2 (BM1 -BM2) được chính thức hình thành sau năm 1986 đến nay với diện tích là 19,52km2 (1952 ha), được hai đê BM1 và BM2 bao quanh. Hiện nay, quy trình khai thác tài nguyên thuỷ sản của vùng tập trung chủ yếu vào công tác nuôi thuỷ sản với phương thức nuôi chính là quảng canh và các đối tượng nuôi là: Tôm sú, tôm rảo, cua biển, cá trắm cỏ, cá rô phi... Ngoài ra, còn khai thác thuỷ sản vùng ven bờ với các phương tiện thô sơ. Bảng 6: Thực trạng nuôi và phương thức nuôi thuỷ sản vùng bãi bồi Khu vực Giống nuôi Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Phương thức nuôi Quảng Canh Q.Canh cải tiến Kim Đông Cá nước mặn 30 1 3 x Kim Trung Cá nước mặn 47,79 1,05 5 x Tôm 10 5 5 x Cua 10 5 5 x Kim Hải Cá nước mặn 4,21 1 0,421 x Tôm 29,5 2,5 7,37 x Cua 8,43 2 1,68 x Đoàn 1080 Tôm 54 3 16,2 x Cua 20 0,2 0,4 x Trung đoàn 279 Tôm 27,5 3 8,25 x Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng Diện tích nuôi thuỷ sản trong vùng Bình Minh 2 hiện nay là 241,43 ha mặt nước. Diện tích mặt nước nuôi tôm chiếm 50,12 % tổng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản. Năng suất bình quân nuôi tôm của vùng hiện nay khoảng 320 - 340 kg/ha. c. Kết cấu hạ tầng vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2). Hệ thống giao thông vùng Bình Minh 2 nhìn chung còn kém, chưa đạt chất lượng đường cấp 3 nông thôn. Cả vùng chỉ có khoảng 10km đường nhựa, ước khoảng 5 - 6 km.. Vùng có 5 cây cầu nhỏ với chiều dài khoảng 10 - 12 m, trọng tải 5 - 7 tấn. Hệ thống các công trình thuỷ lợi của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn tập trung tại vùng Bình Minh 2. Hệ thống các công trình thuỷ lợi này nhìn chung còn nhỏ, chưa tập trung và hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt còn hạn chế, chưa chủ động được về nước. Sử dụng điện của vùng Bình Minh 2 được thông qua 04 trạm biến thế có công suất 100 KVA, mỗi trạm được đặt tại một xã. Với tổng chiều dài đường dây là 10,5 km. Nhu cầu tiêu thụ điện hiện nay của vùng khoảng 138.000 kWh trong một năm, trong đó, nhu cầu tiêu thụ điện cho sinh hoạt chiếm 63,77%. Cơ sở hạ tầng chung của vùng kinh tế còn thấp kém chưa đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của người dân trong sản xuất và giải trí. Cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của những người dân trong vùng. Vùng chỉ có hai trường cấp I và một trường cấp II. Lượng học sinh học đến cấp III so với cấp I giảm 97,2 lần. Chỉ số cán bộ y tá và dược sỹ trên 1000 dân còn thấp, số lượng y tá, dược sỹ cao cấp trong vùng không có. d. Thực trạng cung cấp nước và sử dụng nước vùng bãi bồi. Nguồn tài nguyên nước trong vùng Bình Minh 2 hiện nay có ba chu trình đang khai thác và sử dụng là: Sử dụng tài nguyên nước mặt có nguồn gốc biển (nước mặn) cho các hoạt động nuôi và khai thác thuỷ sản. Sử dụng tài nguyên nước mặt có nguồn gốc sông (nước ngọt) cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm có nguồn gốc tự nhiên phục vụ chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt dân sinh. Nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng Bình Minh 2 được lấy từ các sông Đáy, sông Càn hàng năm vào khoảng 984.441,6 m3/năm. Đối với sản xuất lúa một vụ trong vùng Bình Minh 2 hàng năm lượng nước ngọt phải đảm bảo cho các quá trình: thau chua, rửa mặn và bảo đảm nước cho chu kỳ sống của cây lúa. Ngoài ra, lượng nước thất thoát trong quá trình vận chuyển trên hệ thống kênh trong vùng là khá lớn do các hệ thống kênh mương của vùng chưa được bê tông hoá, cho nên lượng nước ngọt phục vụ cho các quá trình sản xuất nông nghiệp còn thiếu. Bảng 7: Thông số phân tích mẫu nước trên kênh CT1 (9/2000) TT Thông số phân tích Đơn vị Cách CT1-300m Cách CT1-10m Sau CT1-150m 1 pH 7,4 7,39 7,48 2 EC mS/cm 1,22 1,24 2,58 3 Cặn lơ lửng g/l 0,7 0,6 1,68 4 COD mg/l 7,22 8,06 16,54 5 NO3- mg/l 0,98 1,03 1,00 6 SO42- mg/l 0,2 0,15 0,38 7 Na mg/l 1300 1240 2260 8 Mg mg/l 56,78 52,41 65,52 9 Ca mg/l 36,4 50,96 65,52 10 Coliforms Colonies/100ml 45000 65000 16000 11 H2S mg/l 0,0142 0,0168 0,0032 12 CN mg/l 0,2.10-3 0,2.10-3 0,2.10-3 Nguồn: Số liệu phân tích của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Có hai đối tượng chính sử dụng nước ngọt là trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và sử dụng nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Càn thông qua hệ thống kênh mương cấp I trong vùng với 3 cống CT1, CT3, C10 là đầu nguồn dẫn nước ngọt. Sử dụng nước trong sinh hoạt chủ yếu được được lấy từ nguồn nước ngầm dưới độ sâu sâu khoảng 70 - 120m thông qua các giếng khoan. 1.3. Vai trò của vùng bãi bồi trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kim Sơn. Bãi bồi có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. Từ những năm đầu mới thành lập huyện, diện tích tự nhiên của huyện có 5.263,2 ha, đến năm 2000 do quá trình quai đê lấn biển mở rộng diện tích, huyện đã có 20.747 ha, gấp 5 lần diện tích khi mới thành lập. Cho đến những năm gần đây, bãi bồi sau khi quai đê ngăn biển đã được đưa vào sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời gian đầu khi đất còn bị nhiễm mặn, nông dân trồng cói. Đến khi độ mặn giảm và trồng được lúa, nông dân trồng lúa giống chịu mặn. Khi đất ngọt hoá và việc tưới tiêu nước được giải quyết, nông dân trồng các giống lúa có năng suất cao. Lúc này bãi bồi trở thành vùng lúa có điều kiện thâm canh và nhiều xã đã đạt được năng suất lúa trên 10 tấn/ha/năm. Bãi bồi đã có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng đời sống của nhân dân huyện Kim Sơn. Phương thức quai đê lấn biển đã được thực hiện cho đến nay, chứng tỏ có nhiều ưu điểm. Đó là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm mở nước và làm nông nghiệp. Cách quai đê, khai thác vùng bãi bồi đã chứng tỏ là phù hợp đối với trình độ phát triển, trình độ sản xuất của nhân dân ta, và đã mang lại những kết quả to lớn. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ trong những năm gần đây, việc quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi như đã làm trước đây cho thấy việc phát triển sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền nông lâm nghiệp, thuỷ sản nước ta đang có những chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Từ phương hướng phát triển chung đó của nông nghiệp, thuỷ sản huyện Kim Sơn có chủ trương xây dựng “Quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi Kim Sơn” và được tỉnh Ninh Bình đồng ý cho phép triển khai. II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY HOẠCH KHAI THÁC TỔNG HỢP VÙNG BÃI BỒI. 2.1. Tổng quan về dự án quy hoạch khai thác bãi bồi Kim Sơn. Mục tiêu của quy hoạch tổng thể: Được xác định trong quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình là: Đánh giá tiềm năng kinh tế vùng bãi bồi ven biển. Lập quy hoạch khai thác và sử dụng vùng đất bãi bồi ven biển, gồm: Xây dựng, phương án phát triển các ngành kinh tế khai thác tài nguyên biển. Tổ chức không gian lãnh thổ. Bảo vệ môi trường sinh thái. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm sử dụng hợp lý hơn và hiệu quả hơn vùng đất bãi bồi. Trên cơ sở mục tiêu như vậy, các nhà quy hoạch thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xây dựng một báo cáo khoa học về khai thác tổng hợp vùng bãi bồi, nội dung của báo cáo gồm: Phần I. Mở đầu: Nêu lên vai trò của bãi bồi ven biển Kim Sơn đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện và những vấn đề đang được đặt ra đối với việc khai thác hợp lý vùng này làm cơ sở cho việc xây dựng chủ trương, mục tiêu của quy hoạch tổng thể vùng bãi bồi. Phần này cũng trình bày nội dung của quy hoạch tổng thể và quá trình triển khai xây dựng quy hoạch. Phần II. Hiện trạng và đánh giá các nguồn lực vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. Phần này trình bày các điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của vùng bãi bồi, các hoạt động sản xuất và đời sống đang được triển khai tại vùng này. Trên cơ sở tình hình hiện trạng, đánh giá các nguồn lực vùng bãi bồi làm tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể. Phần III. Các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng các định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý bãi bồi Kim Sơn. Phần này trình bày một số quy luật và bản chất các quá trình thành tạo và phát triển các bãi bồi, các đặc điểm tự nhiên, các kinh nghiệm khai thác các vùng bãi bồi sông Hồng và sông Đáy. Từ đó rút ra những bài học cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn. Phần IV. Quy hoạch tổng thể khai thác hợp lý vùng bãi bồi Kim Sơn. Phần này nêu lên các quan điểm phát triển, các phương châm, các mục tiêu, các phương án tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất trên địa bàn. Trong phần này có những tính toán để phấn đấu nâng cao tính khả thi của quy hoạch. Phần V. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo thực thi các nội dung quy hoạch. Phần này nêu lên các giải pháp về việc cụ thể hoá các nội dung quy hoạch thành các dự án, các chương trình, các giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, về vốn về phổ biến và triển khai thực hiện quy hoạch, về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Trong phần này cũng nêu lên những kiến nghị đề nghị tỉnh và Chính phủ giải quyết tạo điều kiện cho việc thực thi quy hoạch. Cuối cùng báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể có những ý kiến kết luận đối với quy hoạch. 2.2. Quy hoạch không gian lãnh thổ vùng bãi bồi. a. Phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trọng tâm là nuôi tôm sú thành ngành kinh tế chủ đạo của vùng bãi bồi. Đến năm 2010, xây dựng vùng nuôi thuỷ sản với diện tích là 2200 ha trên diện tích bãi bồi tính từ đê BM1 trở ra đến đê Bình Minh 3. Trong diện tích này có khoảng 971 ha xây dựng thành vùng nuôi tôm thâm canh theo phương thức nuôi tôm thâm canh. Hình thành vùng sản xuất cói ở xã Kim Hải trên cơ sở các diện tích trồng cói hiện có theo hướng đầu tư thâm canh đưa năng suất cói lên ở mức cao hơn hiện nay, tạo nguồn hàng sản phẩm cói có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Duy trì diện tích trồng cói là 305 ha đến năm 2010. Thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng màu, rau, đậu và các loại cây ăn quả ở những khu vườn gia đình . Xây dựng các cơ sở, sản xuất kinh doanh và phát triển các hoạt động dịch vụ. Trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản, cói và dịch vụ thương mại . b. Các phương án bố trí sử dụng đất. Đất bãi bồi Kim Sơn đưa vào quy hoạch gồm vùng đất nằm giữa đê BM1 với đê BM2 và vùng đất từ đê BM2 đến đê BM3. Tổng diện tích vùng quy hoạch là 3382 ha. Ngoài ra, bãi bồi ở phía ngoài đê BM3 đang nổi lên và tiến ra biển với tốc độ khá nhanh. Hiện nay ở khu vực bãi bồi này đã có những nơi đạt đến cao trình đất là + 0,4 - +0,5 m. Vì vậy, trong thời gian 3-5 năm tới, khu vực đất này có thể đưa vào sử dụng và trong giai đoạn 2005 - 2010 có thể quai bờ để tạo thành các ô nuôi tôm. Và như vậy, khu vực nuôi tôm có thể mở rộng ra vào các năm cuối của thời kỳ quy hoạch 2000 - 2010. Để đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn trên các quan điểm và phương châm đã đề ra trên đây, quy hoạch tổng thể dự kiến 03 phương án sử dụng đất trên cơ sở các định hướng sau đây: - Chuyển vùng bãi bồi Kim Sơn thành vùng nuôi tôm tập trung với quy mô đến năm 2010 đạt diện tích 2100 - 2200. - Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất của vùng này từ phát triển cói, lúa sang phát triển nuôi tôm là chính. - Đẩy mạnh xây dựng các kết cấu hạ tầng, tập trung cho việc phát triển nuôi tôm trong những năm đầu của thời kỳ quy hoạch, tạo điều kiện để phát triển nuôi tôm. - Chuyển đổi quá trình nuôi tôm từng bước từ nuôi quảng canh tự nhiên sang nuôi tôm thâm canh thông qua nuôi quảng canh cải tiến đến nuôi bán thâm canh. Bảng 8: Các phương án bố trí sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn Đơn vị: ha TT Các loại đất Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 2005 2010 2005 2010 2005 2010 1 Đất thuỷ sản 1767 1865 1887 1952 1912 2192 2 Đất trồng cói 675 605 605 535 565 305 3 Đất xây dựng kết cấu hạ tầng 580 610 580 610 610 620 4 Đất khu dân cư 210 210 210 220 230 230 5 Đất công trình công cộng 25 30 30 35 35 35 6 Đất chưa sử dụng 125 62 70 30 30 0 Tổng cộng 3382 3382 3382 3382 3382 3382 Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV Trong bản quy hoạch, có 3 phương án sử dụng đất được xây trên toàn vùng nghiên cứu. Hiện trạng sản xuất tại vùng bãi bồi Kim Sơn cho thấy canh tác lúa và trồng cói chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sông vật chất và tinh thần cho người dân. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thuỷ sản là hoàn toàn phù hợp trong tình hình hiện nay. Phương án 1: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản thấp. Phương án này được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, không có sự đầu tư tập trung của Nhà nước và vốn đầu tư của Nhà nước không cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đến năm 2005 là 1.767 ha và đến năm 2010 là 1865 ha. Phương án 1 tăng diện tích nuôi thuỷ sản từ 241,4 ha năm 1999 của toàn vùng lên 7,7 lần. Kéo theo đó là sự gia tăng giá trị tổng thu nhập toàn vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra từ từ, tổng nguồn vốn đầu tư không tăng quá đột ngột. Phương án 1 dễ thực hiện, dễ thích nghi với tình hình sản xuất hiện tại - với trình độ sản xuất, vốn công nghệ ở điểm xuất phát quy hoạch - nói chung còn rất hạn chế. Tuy nhiên, phương án 1 không đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích không đạt được con số 2.200 ha và không tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: không có khả năng mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch the

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB4327899c 2737847u nghin c7913u m7889i quan h7879 gi7919a mi.doc
Tài liệu liên quan