Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO)

 MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý môi trường và

phí bảo vệ môi trường 4

I.Quản lý môi trường 4

1.1. Khái niệm môi trường 4

1.1.1.Môi trường 4

1.1.2. Các thành phần của môi trường 4

1.2.Khái niệm quản lý môi trường 5

1.3.Mục tiêu quản lý môi trường 5

II. Phí BVMT 6

2.1. Khái niệm phí BVMT 6

2.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT 7

2.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định mức thải và phí xả thải 7

2.2.2. Căn cứ trên nguyên tắc PPP 8

2.2.3. Căn cứ vào cơ sở pháp lý 9

III. Phí nước thải 12

3.1. Khái niệm và phân loại nước thải 12

3.1.1. Khái niệm nước thải 12

3.1.2. Phân loại nước thải 12

3.2. Kinh nghiệm thực hiện phí BVMT ở một số quốc gia 14

3.2.1. Phương pháp tính phí nước của các nước OECD 14

3.2.2. Phương pháp tính phí nước thải ở các nước đang phát triển 18

3.3. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam 20

3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải 21

3.4.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào 21

3.4.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận 22

3.4.3. Tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra 22

3.4.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm 23

3.4.5. Tính phí dựa vào phí cố định và phí biến đổi 24

3.5. Căn cứ tính phí BVMT đối với nước thải 25

3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải 25

3.5.2. Đặc tính của chất gây ô nhiễm 25

3.5.3. Môi trường nền 27

IV. Mô hình tính phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam 27

4.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát 27

4.2. Phương pháp tính phí nước thải theo Nghị định 67 của Chính Phủ 28

Chương II : Thực trạng môi trường và tính phí nước thải tại công ty

 Giấy Hải Phòng 29

I.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty HAPACO 29

1.1.Sơ lược quá trình hoạt động của công ty 29

1.1.1. Vị trí phân bố của công ty 29

1.1.2. Quá trình hình thành hoạt động của công ty 29

1.1.3. Doanh thu của công ty 31

1.1.4. Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty 32

1.2. Qui trình công nghệ sản xuất Giấy của công ty HAPACO 33

1.2.1. Quá trình sản xuất Giấy 34

1.2.2. Thành phần hoá học, các nguyên liệu thực vật làm giấy 34

1.2.3. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu 35

1.2.4. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh 38

1.3. Nguyên liệu, phụ liệu và công suất hoạt động của công ty 39

1.3.1. Nguyên liệu và phụ liệu của công ty 39

1.3.2. Công suất hoạt động của công ty 40

II. Hiện trạng môi trường và chất thải của công ty HAPACO 41

2.1. Hiện trạng môi trường chung của công ty 41

2.1.1.Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực sản xuất 41

2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí tại các vùng lân cận 41

2.1.3. Vấn đề nước thải của công ty 41

2.1.4. Sự cố môi trường 42

2.2. Vấn đề nước thải của HAPACO 42

2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước 42

2.2.2. Hiện trạng phát thải và quản lý nước thải 42

2.3. Tác động của nước thải của công ty Giấy Hải Phòng

đối với môi trường 44

2.3.1. Đối với nguồn nước sử dụng 44

2.3.2. Đối với môi trường không khí và cảnh quan xung quanh 45

2.3.3. Đối với sức khoẻ cộng đồng 45

III. Áp dụng tính phí nước thải cho công ty Giấy Hải Phòng 46

3.1. Xác định mức phí bằng công thức tính phí tổng quát 46

3.1.1. Công thức 46

3.1.2. Xác định các thông số 46

3.1.3. Áp dụng tính phí nước thải cho công ty Giấy HAPACO 49

3.2. Tính phí nước thải theo cách tính của Nghị định 67 50

Chương III : Đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải của

công ty Giấy Hải Phòng 54

I. Đề xuất mô hình tính phí BVMT đối với nước thải. 54

1.1. Những hạn chế của các mô hình tính phí đang được áp dụng. 54

1.2. Đề xuất mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải 55

1.3. Tính theo chi phí cho xử lý chất thải 56

II. Áp dụng mô hình tính phí theo chi phí xử lý chất thải cho công ty

 Giấy Hải Phòng 57

III. Tác động của việc tính phí nước thải đến hoạt động của công ty

Giấy Hải Phòng 59

3.1.Tác động đến tình hình tài chính cuả công ty 59

3.2.Tác động đến hoạt động môi trường của công ty 60

3.2.1. Đối với hoạt động môi trường bên trong doanh nghiệp 60

3.2.2. Đối với hoạt động môi trường bên ngoài doanh nghiệp 62

IV. Một số kiến nghị đối với việc thực hiện phí

BVMT đối với nước thải 63

4.1. Những kiến nghị chung đối với việc thực hiện phí BVMT đối với nước thải 63

4.1.1. Trong việc tính phí 63

4.1.2. Trong việc thu phí 64

4.1.3. Trong việc sử dụng phí 64

4.2. Kiến nghị đối với công ty Giấy Hải Phòng 66

Kết luận 68

Danh mục tài liệu tham khảo 70

 

doc74 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải theo Nghị định 67 của Chính Phủ Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức : T = M* X* 10-3 *A Trong đó : T : số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ( đồng) M : tổng lượng nước thải thải ra ( m3) X : hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải ( mg/l) A : Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg) Vì nước thải công nghiệp chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau nên phí bảo vệ môi trường được xác định bằng tổng phí tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức : T = T BOD + T COD + T TSS + T KL + ... Với : T BOD , T COD , T TSS , TKL ... : phí bảo vệ môi trường được tính cho các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS, Kim loại... Do hoàn cảnh Việt Nam hiện nay không cho phép tính hết được các chất gây ô nhiễm có trong nước thải nên Nghị định quy định chỉ tính dựa vào các chỉ tiêu BOD, COD, TSS. Chương II thực trạng môi trường và tính phí nước thải tại công ty giấy hải phòng I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty HAPACO 1.1. Sơ lược quá trình hoạt động của công ty Vị trí phân bố của công ty Công ty hoạt động tại khu vực xã An Đồng, An Hải, Hải Phòng trên diện tích 16.000m2 phía Đông giáp sông Lạch Tray, phía Đông Nam giáp đường ô tô Hà Nội – Hải Phòng (đại lộ Tôn Đức Thắng), phía Tây và Bắc giáp ao của xã An Đồng, cách trung tâm thành phố khoảng 7- 8 km. Nơi hoạt động của công ty Giấy Hải Phòng là một xã nông nghiệp do đó số đông nhân dân lao động làm nghề nông, chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi, một số đi vào các nhà máy, xí nghiệp trong thành phố hoặc làm việc ngay tại công ty. Đời sống nhân dân lao động tại đây vào mức trung bình. Một số tập trung ở hai bên đường Tôn Đức Thắng buôn bán nhỏ... có thu nhập khá hơn. Quá trình hình thành hoạt động của công ty Công ty cổ phần giấy Hải Phòng là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty bằng nguồn vốn tự có khi cổ phần hoá, trên cơ sở vốn góp của cổ đông. Do đó công ty không phụ thuộc vào cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng trước đây là xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến thành lập ngày 3/2/1960 có bề dày hơn 40 năm hoạt động. Địa điểm của xí nghiệp trước đây đóng ở phố Lê Lợi nội thành Hải Phòng. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là bìa và một lượng giấy rất ít cho thành phố. Năm 1975 do nhu cầu phát triển giấy của thành phố, xí nghiệp đã rời sang xã An Đồng- An Hải. ở đây có mặt bằng rộng, dân cư ít, giao thông thủy bộ thuận lợi. Xí nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy mỏng của Trung Quốc với công suất 300 tấn/năm. Sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy đánh máy, giấy bao bì của xí nghiệp lần lượt ra đời đáp ứng kịp thời phục vụ cho các cơ quan trong thành phố và tăng thêm lượng giấy viết cho học sinh. Năm 1985 - 1986 xí nghiệp đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị sản xuất giấy chế tạo trong nước, nâng công suất của xí nghiệp tăng từ 300 tấn/năm lên 759 tấn/năm đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước về tăng cường mở rộng quy mô doanh nghiệp nhà nước đến tháng 12/ 1986 xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến đổi tên thành nhà máy Giấy Hải Phòng. Trong những năm này sản phẩm của nhà máy phần lớn xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu, Liên xô (cũ) theo phương thức hàng đổi hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1990, Nhà máy Giấy Hải Phòng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do sự biến động của thị trường các nước Đông Âu, Liên xô( cũ), sản xuất bị đình trệ, đời sống của cán bộ công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1991, nhà máy đã nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận với thị trường mới và Đài Loan được lựa chọn là điểm đến cho hàng hóa của nhà máy. Do đó nhà máy đã đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất giấy đế, một mặt hàng hoàn toàn mới tại Việt Nam khi đó và xuất khẩu sang Đài Loan, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trở lại và tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Tháng 12 năm 1992 thực hiện Nghị định 33 của Chính Phủ về cải tiến tổ chức sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Nhà máy thành lập lại và đổi tên thành Công ty Giấy Hải Phòng. Ngày 28/10/1999 theo Quyết định số 1912 QĐ/UB của ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Công ty giấy Hải Phòng chính thức hợp nhất vào công ty cổ phần Hải Âu, toàn bộ giá trị tài sản của công ty giấy Hải Phòng được chuyển nhượng sang Công ty Cổ phần Hải Âu và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng viết tắt là HAPACO. Đến tháng 8/2000 Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng chính thức trở thành doanh nghiệp duy nhất của ngành giấy và miền bắc đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam và trở thành một trong bốn công ty cổ phần đầu tiên của cả nước được niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001 công ty tiếp tục đầu tư triển khai xây dựng các dự án mới. Công ty đã đầu tư thêm hai dây chuyền thiết bị sản xuất giấy đế lên tỉnh Lào Cai thành lập xí nghiệp liên doanh HAPACO Lâm Trường Văn Bàn, đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất, trang bị đồng bộ dây chuyền hiện đại sản xuất các loại giấy lụa cao cấp Tháng 6/2002 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến bột giấy công suất 6000 tấn/năm tại xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, công trình đã chính thức khánh thành đi vào hoạt động, mở ra một điểm sáng công nghiệp của HAPACO ở một huyện miền núi xa xôi. Những ngày đầu quý II năm 2003 dự án mới của công ty tiếp tục được triển khai xây dựng, dự án nhà máy sản xuất tã lót (Bỉm) trẻ em bằng giấy lụa cao cấp, dự án cải tạo nâng cấp Trụ sở làm việc, dự án Trung tâm thương mại tại địa điểm Cụm công nghiệp phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng Hải Phòng. Công ty chấp nhận cạnh tranh trên cả hai khu vực thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu khi tiến hành hội nhập kinh tế khu vực năm 2003, vượt qua thử thách để tồn tại, phát triển. Trong tương lai không xa HAPACO sẽ phủ rộng khắp sự có mặt của mình ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh tầm cỡ trong nước và khu vực với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Doanh thu của Công ty Doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên không ngừng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2 : Doanh thu của công ty giấy Hải Phòng Năm 2000 2001 2002 2003 Ước tính 2004 Doanh thu ( tỷ đồng ) 79,3 80,75 93,9 94,8 96,5 Nguồn : Báo cáo về hoạt động sản xuất phòng Kế toán- Thống kê của công ty. 1.1.4. Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty Công ty giấy Hải Phòng có khoảng gần 1000 cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1trđồng/ tháng. Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày càng tăng cụ thể : Năm 2003 : TNBQ là 1,25 trđ Ước tính 2004 : TNBQ là 1,3 trđ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty HAPACO Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và các nguồn nước thải Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và các nguồn nước thải Nguyên liệu ( tre, gỗ, nứa) Chuẩn bị nguyên liệu Nấu Nghiền, sàng, lọc Tẩy Xeo Sấy Giấy sản phẩm NaOH, hoá chất nấu Hơi nước Rửa Nước Hoá chất tẩy phèn, dầu, nước Hơi nước Khí thải SO2, H2S, CO2 CTNH ( nước thải chứa dịch đen PH, phenol Khí thải CTNH ( nước thải chứa chất oxi hoá, BOD, COD cao Nước thải có SS, BOD, COD cao Hơi ẩm CTNH ( nước thải) Nước thải 1.2.1. Để sản xuất giấy người ta chia ra làm 2 quá trình : - Quá trình sản xuất ra bột giấy - Quá trình từ bột giấy sản xuất ra giấy Đối với các nước trên thế giới đa số 2 quá trình này được tách ra riêng biệt ở hai nhà máy khác nhau là nhà máy bột và nhà máy giấy. Đối với nước ta 2 quá trình này được tập trung ở một nhà máy thường gọi là nhà máy giấy nhưng thực chất là nhà máy liên hợp bột và giấy. ở 2 khâu trên thì khâu sản xuất ra bột giấy thường gây ô nhiễm còn khâu sản xuất ra giấy thì ít ô nhiễm hơn nhiều. Nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy từ các loại thực vật như : gỗ, tre nứa, rơm rạ, bã mía là những loại thực vật có chứa nhiều xenlulôza là thành phần chính của xơ sợi làm giấy. Từ loại thực vật trên người ta gia công bằng: hóa, cơ, nhiệt để thu được bột giấy. Vì vậy ta có thể nói quá trình sản xuất giấy là một quá trình hóa học. Để sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học công ty áp dụng phương pháp kiềm vì phù hợp với nguồn nguyên liệu tre nứa, gỗ lá rộng. Phương pháp kiềm chia ra làm 2 phương pháp nhỏ là : Phương pháp Sulphát : hóa chất sử dụng là NaOH và Na2S Phương pháp Xút : hóa chất sử dụng là NaOH Phương pháp Sulphát kinh tế hơn song về môi trường sinh ra mùi H2S độc và khó chịu cho người lao động và dân quanh vùng. 1.2.2. Thành phần hóa học các nguyên liệu thực vật làm giấy Thành phần hóa học của nguyên liệu thực vật làm bột giấy và giấy bao gồm: Xenlulôza Hêmi Xenlulôza Licgin Các thành phần khác : axit hữu cơ, axit béo Tùy theo từng loại thực vật khác nhau mà các thành phần trên chiếm tỷ lệ khác nhau. Trung bình hàm lượng Xenlulôza chiếm từ 30- 65%, còn hàm lượng Hêmi Xenlulôza chiếm 20- 25%, hàm lượng Licgin chiếm từ 18- 25% 1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu ( giấy đế) Chuẩn bị nguyên liệu ngâm -> đánh tơi -> nghiền -> nghiền tinh -> Bể pha loãng -> Xeo -> Xấy -> Cuộn -> In -> Cắt -> Đóng gói a. Chuẩn bị nguyên liệu Tre róc được khai thác ở vùng Quảng Ninh sau đó được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải thủy bốc xếp lên bãi chứa của công ty. Tre róc từng bó nhỏ được đưa vào máy cắt để cắt thành những mảnh nguyên liệu nhỏ mục đích để hóa chất dễ thẩm thấu và lượng nguyên liệu xếp trong bể được nhiều. Dòng thải của công đoạn này bao gồm chất hữu cơ hoà tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây,... b. Quá trình tưới xút để ngâm Sau khi nguyên liệu đã được xếp đầy bể thì tiến hành tưới Xút để ngâm trong thời gian từ 12- 15 ngày, dăm tre mềm ra. Phản ứng hóa học xảy ra ở nhiệt độ thường và được gọi là phương pháp kiềm lạnh. Còn phản ứng nấu : dùng áp lực 7 - 8 KG/cm3 nhiệt độ cao từ 160 – 1700C. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh khoảng 5 - 6 giờ. Lượng Licgin tách ra nhiều nên bột thu được mềm tơi. Phương pháp nấu gây ra ô nhiễm khá nặng nề. Phương pháp kiềm lạnh bột rất cứng, không tơi do còn lại lượng Licgin tách ra ít, còn lại trong bột nhiều. Công ty giấy Hải Phòng áp dụng công nghệ kiềm lạnh một mặt do tính chất của sản phẩm : Giấy vàng mã là loại cattông thô không cần bột mềm như giấy viết, in, bao gói Mặt khác phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường hơn phương pháp nấu. Licgin là chất keo dùng để kết dính các tế bào thuạc vật lại với nhau. Khi gặp hóa chất như NaOH nó sẽ phản ứng và hòa tan vào dung dịch. Phương pháp nấu Licgin tách ra hoàn toàn vào dung dịch nhiều nên các tế bào ( xơ sợi ) tách ra thành tế bào riêng biệt được. Đặc điểm bột kiềm lạnh: Licgin tách ra hòa tan vào dung dịch rất ít so với phương pháp nấu. Nó chủ yếu bị mềm ra để sau này dùng phương pháp cơ học nghiền tách các xơ sợi ra thành cụm xơ sợi nhỏ là đáp ứng được sản phẩm giấy thô như là bìa cattông ( đối với các loại giấy in, viết yêu cầu xơ sợi phải tách riêng biệt để đảm bảo không nhăn giấy ). Giấy báo chủ yếu là bột cơ học, bột cơ học là bột không xử lý hóa học, nó mang đầy đủ các thành phần hóa học ban đầu của nguyên liệu làm giấy. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ngâm giấy: + Phản ứng giữa Xút và Licgin : Licgin là hợp chất hữu cơ rất phức tạp, người ta chỉ khẳng định kết cấu phân tử cơ bản của chúng dưới 2 dạng sau : Coi nó là một phenol phức tạp có ký hiệu ROH : ROH + NaOH -> RONa + H2O RONa là Licgin kiềm, chúng hòa tan vào dung dịch + Phản ứng giữa Xút với Xenlulôza và Hêmi Xenlulôza: Xenlulôza là hợp chất hữu cơ, là thành phần hóa học lý tưởng nhất trong xơ sợi (tế bào) mà ta cần để làm giấy. Xenlulôza có gốc Glucôza C6H10O5 và phân tử là ( C6H10O5 )n. Xenlulôza nằm trong thân tế bào, Licgin nằm ở vỏ tế bào nên Xenlulôza chỉ bị Xút tác dụng khi không còn lớp bảo vệ của Licgin Hêmi Xenlulôza có cấu trúc gần giống Xenlulôza, sản phẩm thủy phân là các đường trong nước thải. + Phản ứng giữa xút với các thành phần khác của thực vật : Các thành phần khác của thực vật gồm : Axit hữu cơ, Axit béo, Rêsin, Stearin petin, tác dụng với Xút tạo thành sản phẩm xà phòng. RCOOH + NaOH RCOONa + H2O Sau khi ngâm xong, hút toàn bộ dung dịch ngâm vào bể chứa đồng thời bổ xung thêm Xút để ngâm bể khác. Cho nước và rửa sạch sau đó hút bỏ nước đi và vớt dăm tre vận chuyển đến công đoạn nghiền. Dòng thải của hai quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hoà tan, các hoá chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên được gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25- 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là 70:30 Thành phần hữu cơ chủ yếu trong dịch đen là licgin hoà tan vào dịch kiềm (30- 35% khối lượng chất khô), ngoài ra là các sản phẩm phân huỷ hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm các hoá chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2SO4, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm natrisunfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Hiện nay nhà máy đã phần nào xử lý để thu hồi tái sinh để sử dụng lại kiềm . c. Công đoạn nghiền bột Mục đích của công đoạn nghiền bột là làm cho các xơ sợi được hyđrat hoá, dẻo, dai, tăng bề mặt hoạt tính, giải phóng gốc hyđôxyl làm tăng diện tích bề mặt, tăng độ mềm mại, hình thành độ bền của tờ giấy. Sau công đoạn nghiền bột, bột giấy được trộn với chất độn và các chất phụ gia để đưa tới bộ phận xeo giấy. Bột được nghiền theo 3 giai đoạn : Đánh tơi Nghiền thô Nghiền tinh. Dăm tre đưa vào máy đánh tơi do tác dụng lực cơ học sau đó chuyển đến mấy nghiền thô. Bột được trộn với nước để nghiền. Tiếp đó bột được đưa đến máy nghiền tinh. d. Công đoạn xeo, sấy Bột giấy được pha loãng vận chuyển đến máy xeo. Máy xeo là lò lưới quay tròn, nước chui qua lưới thoát đi để lại trên lớp bột giấy đó chính là tờ giấy ướt được hình thành. Tờ giấy ướt được ép bột nước để nâng cao độ bền đưa vào bộ phận sấy. Lò sấy là lò tuynel nên sinh ra khí CO và CO2. Nếu vận hành máy không tốt sẽ sinh ra CO nhiều. Để làm đẹp màu giấy tăng độ cháy, chống mốc ta dùng lượng nhỏ lưu huỳnh ( 0,1%) xông cùng với giấy S + O2 SO2 Vì vậy công đoạn này có thể sinh ra khí SO2 dư không phản ứng hết với giấy nếu công nhân vận hành máy không tốt. Dòng thải của quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh. e. Công đoạn in Giấy được sấy khô, cuộn lại đưa sang xưởng in, cắt, đóng gói. 1.2.4. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh Quy trình tiến hành gồm các bước sau: Giấy loại -> Nghiền tẩy -> Xeo giấy -> Cắt, đóng gói Nguyên liệu là các loại giấy lề, hòm hộp được lựa chọn, phân loại sau đó đưa vào máy nghiền đánh tơi. Nếu cần giấy trắng thì dùng hóa chất tẩy cho vào bột để tẩy. Mục đích của tẩy trắng là tách phần licgin còn lại và một số thành phần khác không phải là xenlulo như hêmixenlulo. Các chất tẩy thường được dùng để tẩy trắng bột giấy là: Clo, hypôclorit Natri NaOCl, hypôclorit Canxi Ca(OCl)2, đioxit clo ClO2, hyđrôpeoxit H2O2 và ôzon O3 Dịch tẩy được điều chế như sau : Dung dịch Clo lỏng sục vào nước vôi : Cl2 + Ca(OH)2 Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O Tác nhân tẩy trắng chủ yếu là Ca(OCl)2 sẽ phản ứng với các chất màu và Licgin còn nằm lại trong giấy loại( đối với giấy không tẩy trắng ). Tác dụng tẩy trắng của Ca(OCl)2 là do tạo thành oxy nguyên tử có tác dụng oxy hóa mạnh phân hủy các chất màu và Licgin của bột. Qui trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh ở đây không đi từ nguyên liệu thực vật ban đầu, không qua khâu xử lý nấu nên giảm ô nhiễm môi trường rất nhiều. Lượng giấy lề trắng ở đây thu mua được ở các cơ sở in và xén giấy vở học sinh khá nhiều, nên cũng giảm được lượng Clo cho tẩy trắng nhiều so với sử dụng 100% giấy loại nguyên màu (tức là giấy không tẩy mang màu của bản thân nó như giấy xi măng) Dòng thải từ công đoạn tẩy của quá trình sản xuất bột giấy (bằng phương pháp hoặc bán hoá học) chứa các hợp chất hữu cơ, licgin hoà tan và hợp chất tạo thành của các chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống. Như hỗn hợp các hợp chất Clo hữu cơ đặc trưng qua tải lượng AOX ( từ 4 – 6 kg/tấn bột nếu tẩy bằng các hợp chất chứa Clo, 0,7 kg/tấn bột nếu tẩy theo phương pháp sunfat từ gỗ cứng bằng oxy ), đây là dòng thải có chứa các chất có tính độc và khó phân huỷ sinh học, làm tăng AOX trong nước thải. Dòng thải này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao. Công đoạn này có thể gây ra ô nhiễm môi trường bởi độc tố Clo nếu công nhân không chấp hành qui trình công nghệ nghiêm ngặt, sẽ gây ra sự cố môi trường nếu bình đựng Clo bị rò rỉ. Sau khi bột đã được chuẩn bị xong ở khâu nghiền được vận chuyển đến bể chứa cấp bột cho xeo, sấy. Để sấy giấy ở đây dùng hơi nước do nồi hơi đốt than cung cấp. Giấy sau khi được sấy khô được đưa sang bộ phận cắt, cuộn và đóng gói. 1.3. Nguyên liệu, phụ liệu và công suất hoạt động của công ty 1.3.1. Nguyên liệu và phụ liệu của công ty Để sản xuất các mặt hàng trên Công ty cần có các nguyên liệu và phụ liệu sau : Bảng 3 : Nguyên liệu và phụ liệu của Công ty Giấy Hải Phòng STT Tên nguyên liệu, phụ liệu Đặc tính ĐVT Số lượng/năm 1. Tre, róc Tươi tấn 10.000 - 14.000 2. Giấy in lề tiền Cắt vụn tấn 250 - 500 3. Xút NaOH Loại 43% của Nhà máy hóa chất Việt Trì tấn 600 - 850 ( 258 - 300 tấn qui đặc ) 4. Clo lỏng Kg 2500 - 3000 5. Lưu huỳnh Dạng bột ( nhập từ Trung Quốc cho cả 3 dơn vị) Kg 4800 - 7200 6. Dung môi in Butylaxetat metanol (cho cả 3 dơn vị ) tấn 10 - 12 7. Dầu FO tấn 240 - 360 Nguồn : ĐTM Công ty Giấy Hải Phòng. 1.3.2. Công suất hoạt động của công ty Công ty hiện có 6 dây chuyền sản xuất giấy vàng mã và 2 dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh nội địa, 3 dây chuyền sản xuất giấy mỏng với công suất là 759 tấn/năm Giấy vàng mã : 400 - 600 tấn/tháng hay 4800 - 7200 tấn/năm Giấy vệ sinh : 20 - 40 tấn/tháng hay 240 - 480 tấn/năm Kết luận : Trên cơ sở quy trình công nghệ sản xuất giấy Hải Phòng nói trên, một điều dễ nhận thấy là bất kỳ một khâu hay một công đoạn sản xuất nào cũng thải ra một lượng nước thải có khối lượng và đặc tính khác nhau ra môi trường bên ngoài. Trong đó, ô nhiễm nhất, nguy hại nhất là ở công đoạn rửa và tẩy trắng. Nước thải từ công đoạn rửa có chứa dịch đen, phenol, độ PH cao còn từ công đoạn tẩy trắng nước thải có hàm lượng BOD5, COD cao, lignin hòa tan, ngoài ra nó còn chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học được tạo thành do sự kết hợp giữa các hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy với một số chất chứa trong thành phần của lignin. Theo như kết quả phân tích của phòng thí nghiệm Viện Khoa hoc và Công nghệ Môi trường - ĐHBK Hà Nội thì lượng nước thải tại phân xưởng xeo và tẩy trắng có đặc tính như sau : Bảng 4 : Đặc tính nước thải ở phân xưởng xeo, tẩy trắng STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nước thải TCVN 1. PH 10 5,5 - 9 2. COD mg/l 1200 100 3. BOD mg/l 530 50 4. TSS mg/l 224 100 5. SN mg/l 15,35 60 6. SP mg/l 0,873 1 Nguồn : Viện Khoa học và công nghệ môi trường - ĐHBK Hà Nội (2000) Nước thải ở quá trình xeo giấy lưu lượng : 1200 – 1500 m3/ngày đêm. Thành phần chất gây ô nhiễm trong nước thải của quá trình xeo, tẩy trắng đều vượt quá Tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần như hàm lượng COD là 1200 mg/l vượt TCCP 12 lần, hàm lượng BOD là 530 mg/l vượt TCCP 10,6 lần. Ngoài ra hàm lượng TSS cũng vượt TCCP 2,24 lần. II. Hiện trạng môi trường và chất thải của công ty HAPACO 2.1. Hiện trạng môi chung của công ty giấy 2.1.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực sản xuất a. Tác động của tiếng ồn: Tại các khu sản xuất như máy cắt, khu vực xeo, sấy tiếng ồn đều vượt mức cho phép. Nguyên nhân là công ty sử dụng các loại thiết bị gây tiếng ồn lớn, nhà cửa lại thấp kín, có mái che nên tiếng ồn không thóat ra ngoài được. b. ảnh hưởng của nồng độ bụi: Nồng độ các hạt bụi < 7mm tại khu vực cắt và khu vực xeo sấy nhưng lớn hơn với so các khu vực khác, tuy giá trị tuyệt đối không cao nhưng các hạt bụi nhỏ gây nên các bệnh cho phổi, hệ hô hấp nói chung. c. Tác động của khí thải: Xác định nồng độ các khí thải của công ty tại các khu vực sản xuất cho thấy nồng độ một số khí CO2, H2S vượt chỉ tiêu cho phép, tại một số điểm ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất đặc biệt chú ý tại các khu vực xeo giấy vàng mã. Nguyên nhân là công ty sử dụng một số hóa chất sinh khí độc như lưu huỳnh, dầu FO để đốt lò sấy. 2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí tại các vùng lân cận công ty So với môi trường không khí tại khu vực sản xuất, các khí thải của công ty chỉ ảnh hưởng đến người sản xuất, không ảnh hưởng mấy đến không khí các vùng lân cận và khu dân cư. 2.1.3. Vấn đề nước thải của công ty Các chỉ tiêu nước thải của công ty cho thấy nồng độ các chất BOD5, COD đều vượt giới hạn cho phép để thải ra ngoài. Hàm lượng BOD, COD cao gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể hàm lượng BOD thải ra ngoài là 281 mg/l (tiêu chuẩn cho phép 50 mg/l ), hàm lượng COD là 525 mg/l (tiêu chuẩn cho phép 100 mg/l ), ngoài ra hàm lượng TSS cũng vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng so với hàm lượng COD, BOD không đáng kể, hàm lượng TSS có trong nước thải 158 mg/l ( tiêu chuẩn cho phép 100 mg/l). Vì vậy cần phải có biện pháp xử lý nước thải để tránh ô nhiễm ra các vùng lân cận. Về mùa mưa, khi nước sông dâng cao, nước thải không thoát kịp thì việc ứa đọng nước thải ngay trong địa bàn của công ty là vấn đề cần phải quan tâm. 2.1.4. Sự cố môi trường : Công ty giấy Hải Phòng có các thiết bị và hóa chất có thể gây ra sự cố nếu người sản xuất không tuân thủ quy tắc lao động như khi vận hành máy xeo, sử dụng bon khí Clo. Tuy nhiên cho đến nay nhà máy chưa có sự cố nào xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường. 2.2. Vấn đề nước thải của công ty giấy 2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước Nước cung cấp cho công ty sản xuất giấy HAPACO được sử dụng vào hai mục đích chủ yếu là : phục vụ cho hoạt động sản xuất và phục vụ cho sinh hoạt của công nhân làm việc trong nhà máy. Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty được sử dụng nhiều ở các công đoạn nấu, rửa, tẩy và xeo giấy. Nước sử dụng trong công ty được lấy từ hai nguồn nước máy và nước giếng khoan trong đó chủ yếu là sử dụng nước máy. Mức độ tiêu thụ nước của công ty là khá cao khoảng 1.800.000 m3/năm Với mức sản phẩm đạt được năm 2000 là : 7285 tấn/năm Mức tiêu thụ nước cho 1 tấn sản phẩm là : 247 m3/tấn 2.2.2. Hiện trạng phát thải và quản lý nước thải Nước thải từ công ty sản xuất giấy thường mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy và các chất ô nhiễm dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Nước thải từ nhà máy bao gồm 2 nguồn cơ bản đó là : Nước thải từ các hoạt động sản xuất Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân Nước thải từ các hoạt động sản xuất được thải ra từ hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất. Trong đó ô nhiễm nhất, nguy hại nhất là ở công đoạn rửa và tẩy trắng. Nước thải từ công đoạn rửa có chứa dịch đen, phenol, độ PH cao còn từ công đoạn tẩy trắng nước thải có hàm lượng BOD5, COD cao, lignin hòa tan, ngoài ra nó còn chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học được tạo thành do sự kết hợp giữa các hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy với một số chất chứa trong thành phần của lignin. Các chất này có khả năng tích tụ trong cơ thể sống tới một giới hạn nào đó sẽ gây ra hiệu ứng sinh học như các hợp chất Clo hữu cơ làm tăng lượng AOX trong nước thải, rất độc với người và vi sinh vật. Hầu như 2 nguồn thải trên được đổ lẫn và thải trực tiếp cùng với nước mưa ra hệ thống sông gần đó mà không qua xử lý . Bảng 5 : Chất lượng nước thải tại công ty được điều tra như sau Lượng nước thải (m3/năm) BOD ( mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) PH 1.800.000 281 525 158 9,12 TCVN 50 100 100 5,5 - 9 Nguồn : Báo cáo quan trắc nước thải tại công ty giấy HP của Sở KHCN và MT Hải Phòng. Nhận xét : Qua bảng phân tích nồng độ của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của công ty giấy nói trên ta thấy, trong nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng BOD và COD cao gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ PH trong nước thải của công ty không gây tác động nhiều cho môi trường nước, mức độ chênh lệch so với tiêu chuẩn cho phép là không đáng kể. Ngoài các chất ô nhiễm trên trong nước thải còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác như các kim loại (Na, Cu, Pb),... phenol, clo dư và nhiều hợp chất gây ô nhiễm khác cũng góp phần đáng kể trong việc gây ô nhiễm môi trường. 2.3. Tác động của nước thải của công ty giấy Hải Phòng đối với môi trường 2.3.1. Đối với nguồn nước sử dụng Nguồn nước thải của quá trình sản xuất giấy chứa các chất ô nhiễm khác nhau. Mỗi khâu, mỗi công đoạn sản xuất đặc tính của chất thải khác nhau vì vậy mà khi chúng được đưa ra bên ngoài khỏi quá trình sản xuất sẽ có những ảnh hưởng, mức độ tác động đến nguồn nước mặt hay nguồn nước ngầm là không giống nhau. a. Với nguồn nước mặt : các ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0155.doc
Tài liệu liên quan