Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG LÀNG NGHỀ 3

I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 3

1. Sản xuất sạch hơn trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường. 3

2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương. 4

3. Các giải pháp SXSH. 7

4. Thực tiễn áp dụng SXSH ở Việt Nam. 10

II. TIẾP CẬN SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ. 13

1. Khái niệm, vai trò của làng nghề. 13

1.1 Khái niệm làng nghề. 13

1.2 Vai trò của làng nghề. 14

2. Tiếp cận SXSH trong các làng nghề. 17

2.1.Cơ sở của việc tiếp cận SXSH trong các làng nghề. 17

2.2.Các cơ hội SXSH trong các làng nghề. 17

3. Lợi ích của SXSH. 20

3.1. Lợi ích kinh tế của SXSH. 20

3.1.1. SXSH giúp tăng năng suất. 20

3.1.2. Giảm chi phí. 20

3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện. 20

3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn. 21

3.2. Lợi ích môi trường của SXSH. 21

3.2.1. Môi trường làng nghề được cải thiện liên tục. 21

3.2.2. Tuân thủ pháp luật về môi trường tốt hơn. 22

CHƯƠNG II. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN. 23

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI VÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN. 23

1. Tình hình phát triển làng nghề 23

2. Các loại hình làng nghề chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. 24

3. Đặc điểm sản xuất của làng nghề. 26

4. Hiện trạng môi trường làng nghề. 28

4.1. Môi trường nước. 28

4.2. Môi trường không khí. 29

4.3. Chất thải rắn và môi trường đất. 30

5. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng. 30

II. CƠ SỞ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ 31

1. Xu thế phát triển của làng nghề. 31

1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển làng nghề. 31

1.1.1 Những thuận lợi: 31

1.1.2 Những khó khăn: 33

1.2. Định hướng phát triển làng nghề. 34

2. Khả năng áp dụng SXSH trong các làng nghề ven đô Hà Nội. 36

2.1. Ở cấp độ nền kinh tế. 36

2.2. Ở cấp độ làng nghề. 36

III. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ VEN ĐÔ HÀ NỘI. 39

1. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm. 39

1.1 Đặc điểm của loại hình làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. 39

1.2.Qui trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm điển hình: qui trình sản xuất mỳ sợi kèm theo dòng thải. 40

1.3.Một số cơ hội áp dụng SXSH tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. 41

2.Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề dệt nhuộm. 42

2.1. Đặc điểm của loại hình làng nghề dệt nhuộm. 42

2.2 Qui trình sản xuất sản phẩm dệt nhuộm điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất vải thô, khăn, gạc y tế kèm theo dòng thải. 43

2.1.Một số cơ hội áp dụng SXSH trong làng nghề dệt nhuộm. 46

3. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề tái chế chất thải. 48

3.1.Đặc điểm của loại hình tái chế chất thải. 48

3.2.Qui trình sản xuất sản phẩm tái chế điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm theo dòng thải 49

3.3 Một số cơ hội/ biện pháp áp dụng SXSH tại các làng nghề tái chế giấy. 50

4. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ. 53

4.1 Đặc điểm sản xuất. 53

4.2. Qui trình sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng điển hình tại các làng nghề-Qui trình sản xuất gạch, ngói kèm theo dòng thải. 53

4.3. Một số cơ hội/biện pháp SXSH đối với các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. 54

5. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề Mỹ nghệ – Mộc. 55

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ PHUN SƠN - THÔN CHÂU PHONG - LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI 57

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG 57

1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thôn Châu Phong 57

1.1.Điều kiện tự nhiên 57

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 57

2.Lịch sử hình thành làng nghề 58

3. Thực trạng sản xuất làng nghề Châu Phong 59

4. Thực trạng môi trường thôn Châu Phong 61

4.1. Môi trường không khí 61

4.2. Thực trạng môi trường nước 62

II. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG 63

1.Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn kèm theo dòng thải 63

 

2.Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong. 66

3. Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu và chất thải phát sinh 67

4. Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức nguyên nhiên liệu 69

5. Đánh giá các tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở Châu Phong 71

6. Bước đầu tìm hiểu một số giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm áp dụng tại làng nghề Châu Phong 76

6.1. các giải pháp cần thực hiện ngay: 76

6.1.1. Căn cứ lựa chọn 76

6.1.2. Các giải pháp SXSH cần thực hiện ngay: 77

6.2. Các giải pháp cần phân tích thêm. 78

6.2.1 Các căn cứ lựa chọn. 78

6.2.2. Lựa chọn giải pháp đầu tư cho SXSH. 79

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO GIẢI PHÁP THAY SÚNG PHUN SƠN HIỆN DÙNG. 80

1. Khái quát về phương án thay thế và mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho phương án đó. 80

2. Một số giả thiết cho việc tính toán. 81

3. Xác định và tính toán chi phí - lợi ích của phương án 81

3.1. Xác định chi phí: 81

3.2. Xác định lợi ích 82

3.3. Tính toán chi phí 82

3.4. Tính toán lợi ích 82

4. Tổng hợp chi phí - lợi ích của phương án 83

5. Phân tích phương án đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn hiện dùng bằng súng phun sơn hiện đại hơn qua 1 số chỉ tiêu. 84

5.1. Thời gian hoàn vốn (PB) 84

5.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) 85

6. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn. 86

KIẾN NGHỊ 87

GIẢI PHÁP 87

KẾT LUẬN 89

LỜI CAM ĐOAN 90

LỜI CẢM ƠN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm. * Là nơi gần thị trường tiêu thụ rộng lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…phương tiện giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. * Là nơi có nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, trình độ nhận thức của người dân cao hơn những vùng làng nghề khác nên thuận lợi trong việc nắm bắt kỹ thuật, công nghệ thị hiếu phù hợp với thị trường trong việc tạo ra sản phẩm. * Hơn nữa, đây cũng là vùng được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, các ban ngành và tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình phát triển làng nghề một cách hiệu quả, quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. 1.1.2 Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên đây, các làng nghềHà Nội và các tỉnh lân cận nói riêng cũng như các làng nghề trong cả nước nói chung đang đứng trước những khó khăn nhất định: Qui mô sản xuất ở các làng nghề nói chung còn nhỏ bé và phân tán, sản xuất chủ yếu vẫn là tự phát đặc biệt vấn đề qui hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Trong số 11 tỉnh /thành trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có các làng nghề thì số cơ sở sản xuất hộ chiếm 99,6%, các loại hình kinh tế khác chỉ chiếm 0,4%. Sự hình thành các doanh nghiệp trong làng nghề tuy có nhưng còn chậm do khả năng tài chính còn hạn chế, cạnh tranh trên thương trường chưa mạnh. Bên cạnh đó chất lượng hoạt động của làng nghề còn yếu, chưa lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Qua phân loại ở các làng nghề cho thấy: hoạt động khá chỉ đạt 51%, hoạt động khó khăn cầm chừng chiếm 49%. Song, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với các làng nghề là làm thế nào để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Có nhiều người cho rằng: vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề sẽ không bao giờ giải quyết được triệt để, còn sản xuất thì còn ô nhiễm, các biện pháp khoa học kỹ thuật và đầu tư cho lĩnh vực này cũng chỉ hạn chế được phần nào. Vì một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề là thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu địa điểm bố trí nhà xưởng thiết bị máy móc, nguyên liệu cũng như sản phẩm. Cùng với đó là sự điều chỉnh của luật môi trường đối với hoạt động làng nghề còn nhiều hạn chế. Vì vậy khi nào còn công nghệ sản xuất thô sơ lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu trong làng nghề thỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề còn tồn tại Ngoài các khó khăn từ phía làng nghề thì các cơ chế chính sách của nhà nước, các tổ chức đối với làng nghề chưa thực sự tạo ra động lực cho việc phát triển làng nghề một cách hiệu quả. Các cơ chế chính sách tuy cơ bản đã được ban hành và thực hiện nhưng còn chưa có sự đồng bộ và nhất quán, nhiều qui định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của làng nghề. Đội ngũ doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự là chỗ dựa để giải quyết những vấn đề nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, thị trường cho làng nghề. 1.2. Định hướng phát triển làng nghề. Nằm trong khu vực kinh tế nông thôn, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Việt Nam với trên 70% dân số sống ở nông thôn nên muốn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhất thiết phải phát triển các làng nghề nông thôn, nâng cao mức thu nhập, giảm khoảng cách giữa nông thôn và đô thị. Nhận thức rõ được điều đó, trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nông thôn trở thành mối quan tâm lớn của Đảng và nhà nước. Nghị quyết 06 của Bộ chính trị khoá VIII về một số vấn đề phát triển công nghiệp và nông thôn xác định “Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn…Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông thôn với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn…gắn công nghịêp hoá với đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống”. Đến đại hội XI, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ trương: “Phát triển công nghệ, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông thôn, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới” nhằm mục tiêu là “ 5 năm 2001-2005 phải tạo việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động… ở nông thôn tạo việc làm cho khoảng 9 triệu lao động, đưa số lao động có việc làm ở nông thôn năm 2005 vào khoảng 28 triệu người”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm đại hội khoá IX đã cụ thể hoá chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các ngành nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy, cơ khí, lắp ráp sửa chữa… Để cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách phát triển làng nghề trong đó văn bản quan trọng là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển làng nghề nông thôn trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế làng nghề phát triển thông qua các chương trình cho vay vốn (từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn). Đặc biệt chính phủ đã dành 20% của 30 tỷ USD do “Nhóm cố vấn tài trợ cho Việt Nam” để thúc đẩy cho sự phát triển làng nghề với những nội dung quan trọng là: Phát triển làng nghề truyền thống. Sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong và ngoài nước. Mở rộng qui mô và số lượng các làng nghề thủ công và tiểu thủ công nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2010 có khoảng 1000 làng nghề sẽ được thành lập. Khuyến khích các ngành nghề sử dụng nhân lực và nguyên liệu địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho dân số nông thôn. Như vậy, những khó khăn nếu được khắc phục, những thuận lợi được phát huy thì chắc chắn làng nghề sẽ có vai trò ngày càng quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế quốc dân, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Khả năng áp dụng SXSH trong các làng nghề ven đô Hà Nội. Làng nghề Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề ven đô Hà Nội đã có một số điều kiện ban đầu để thúc đẩy một chiến lược SXSH. Cụ thể là: 2.1. Ở cấp độ nền kinh tế. Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã khẳng định phương hướng phát triển gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, áp dụng SXSH là một trong những giải pháp hữu hiệu thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Một số bộ, ngành trực thuộc đã có những chính sách và dự án đầu tư ban đầu về SXSH. Chẳng hạn như Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Hà Nội cùng phối hợp với tổ chức MARD – JICA nhằm qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn tại một số làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong đó có cả những giải pháp cuối đường ống và những giải pháp về SXSH. 2.2. Ở cấp độ làng nghề. Trình độ công nghệ lạc hậu thô sơ; qui trình sản xuất đơn giản điều này làm cho lượng nguyên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất là rất lớn, năng suất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và thải ra một lượng lớn tài nguyên không sử dụng hết gây nên ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất cũng như khu vực xung quanh. Chính nhờ sự bất cập này chúng ta có thể áp dụng các biện pháp SXSH một cách có hiệu quả cao – Bởi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ có khi bằng các biện pháp không tốn chi phí đối với các thiết bị máy móc hay qui trình sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho làng nghề. Hơn nữa nhờ công nghệ sản xuất tại các làng nghề đều thuộc loại cũ kỹ, chắp vá nên việc cải tiến hay thay thế những maý móc thiết bị đó dễ dàng hơn, số vốn đầu tư ít. Trình độ quản lý sản xuất còn yếu kém: Đây là một cơ hội để thực hiện các biện pháp quản lý nội vi, cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động. Do trình độ tay nghề cũng như nhận thức của người thợ thủ công còn nhiều hạn chế nên vấn đề đào tạo hướng dẫn vận hành qui trình sản xuất có hiệu quả cho họ là rất bổ ích. Ngoài ra, việc thực hiện tốt quản lý kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được tập trung chú trọng. Nguồn nguyên liệu cho làng nghề chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ, một số ít là nhập khẩu từ bên ngoài nên người sản xuất vẫn chưa chú trọng đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu triệt để, gây lãng phí nguồn nguyên liệu. Do đó, đây cũng là một vấn đề cần được xem xét nghiên cứu áp dụng SXSH Qui mô sản xuất nhỏ nên có thể tiến hành áp dụng SXSH một cách đồng bộ cùng một lúc nhiều giải pháp – nhanh mang lại hiệu quả, dễ thực hiện một cách liên tục. Vấn đề chủ sở hữu: ở làng nghề đều là của các hộ gia đình hay một số ít các doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, các biện pháp SXSH nếu phân tích cho họ thấy được lợi ích thiết thực của họ thì chắc chắn họ sẽ chủ động và tích cựu hưởng ứng. Công tác phổ biến kiến thức về SXSH và khuyến khích các hộ thực hiện sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: bởi vì các cơ quan này phải bàn bạc thống nhất và quán triệt giữa lãnh đạo cao nhất và nhân viên mới thực hiện được. Những biện pháp cuối đường ống đã được thực hiện ở các làng nghề không mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình và mục đích xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề chưa đạt hiệu quả. Do vậy, cần phải có những biện pháp mới vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại lợi ích cho các hộ, làng sản xuất - đây chính là mục tiêu mà SXSH hướng tới. Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH tại các làng nghề nếu được thực hiện cũng gặp những khó khăn nhất định: Các làng, hộ sản xuất ngành nghề chưa có một khái niệm cụ thể về SXSH thậm chí họ không có được thông tin và không hiểu về SXSH. Do vậy, cần có những biện pháp phổ biến thông tin, kiến thức về SXSH tới các làng, hộ sản xuất nhất là tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm cao. Các hộ sản xuất không có hoặc không muốn bỏ vốn thay đổi thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất bởi họ chưa thấy được sự thay đổi sẽ mang lại lợi ích gì cho họ, mà cho rằng thiết bị máy móc có hư thì đem đi sửa, đỡ tốn kém lại tiết kiệm. Chính nhận thức như vậy nên tư liệu sản xuất của họ luôn trong tình trạng lạc hậu, cũ kỹ và chắp vá. Chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công nghệ để áp dụng SXSH đối với làng nghề nên chưa dấy lên phong trào và động lực lớn thúc đẩy các hộ sản xuất áp dụng. Bởi trên thực tế các làng nghề không có đủ năng lực để tự thực hiện các giải pháp SXSH. Hơn nữa tâm lý lo ngại thất bại và không muốn đi đầu trong việc thay đổi cũng là những khó khăn trong việc nghiên cứu, áp dụng SXSH đối với làng nghề. Đời sống làng nghề còn thấp so với thành thị nên thu nhập vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ, ý thức và trách nhiệm cải tạo, bảo vệ môi trường ở đây chưa cao. Mặt khác, việc xét xử những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được thực hiện hoặc nếu có thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi làng nghề là nơi mà người gây ô nhiễm cũng là người phải chịu ô nhiễm nên không ai là 1 đối tượng cụ thể chịu trách nhiệm. Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, tiềm năng áp dụng SXSH tại các làng nghề là rất lớn. Song để việc áp dụng SXSH được thực hiện và trở thành phong trào sâu rộng ở đây đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược áp dụng tổng thể, phải làm sao những đối tượng liên quan đến SXSH: từ nhà nước đến các tổ chức làng nghề, các hộ sản xuất, thợ thủ công đều nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH từ đó đề ra những cơ chế, biện pháp giải pháp thích hợp, biến những tiềm năng to lớn của đầu tư cho SXSH trở thành hiện thực. III. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ VEN ĐÔ HÀ NỘI. 1. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm. 1.1 Đặc điểm của loại hình làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Chế biến lương thực thực phẩm là loại hình làng nghề phổ biến tại các tỉnh ven đô Hà Nội, trong đó nhiều nhất là tại Bắc Ninh: loại hình làng nghề này chiếm trên 22% tổng số làng nghề của tỉnh. Một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tiêu biểu tại ven đô Hà Nội như: Cụm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm ( bún, miến dong, tinh bột.) cụm I-Hoài Đức – Hà Tây; làng nghề bánh bún thôn Đoài Tam Giang( Yên Phong- Bắc Ninh); làng rượu Tam Đa( Yên Phong-Bắc Ninh); làng nghề tương bần Mỹ Hào (Hưng Yên)… Nhìn chung các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm tạiHà Nội và các tỉnh lân cận vẫn sản xuất theo kiểu thủ công, qui trình công nghệ đơn giản,lao động chủ yếu là lao động từ gia đình trong đó đa phần là phụ nữ. Nguyên liệu đầu vào dùng trong quá trình sản xuất là từ các loại nông sản: gạo, củ sắn, củ tươi… Nhiên liệu/năng lượng chủ yếu: điện, than, củi cùng với các loại hoá chất: thuốc tẩy, chất phụ gia, chất độn… Thiết bị sản xuất đơn giản, cũ kỹ: máy xay xát, máy tráng, máy đùn bánh. Sản phẩm đầu ra chủ yếu là lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như: bún, bánh mỳ, tinh bột, các loại miến… Chất thải từ các làng nghề hầu hết dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ như bã tươi, cácloại bột từ gạo, sắn…gây nên tình trạng ô nhiễm nước nặng nề. Bên cạnh đó, những làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm cũng gây nên tình trạngô nhiễm đất, ô nhiễm khí khá lớn song chưa đến mức đáng báo động như các làng nghề khác. 1.2. Qui trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm điển hình: qui trình sản xuất mỳ sợi kèm theo dòng thải. Đầu vào Quá trình Đầu ra Vo gạo nước thải nước Ngâm nước nước thải đục Xay điện bụi, tiếng ồn Ép nước thải Máy khí thải điện, than bụi, tiếng ồn chất thải rắn (xỉ than) Mỳ sợi, bánh mỳ sợi, bánh hỏng Phơi khô Thành phẩm Qui trình này diễn ra như sau: gạo được vo trước khi ngâm nhằm tẩy trắng, thời gian ngâm có thể kéo dài từ 4-8 tiếng. Sau khi ngâm gạo được xay nhỏ thành bột mịn và được ép tách nước (độ ẩm còn lại khoảng 20%) trước khi vào máy tráng bánh hay máy đùn mỳ. Bánh và mỳ được phơi khô tự nhiên,trước khi phơi khô được cắt theo kích thước phù hợp với nhu cầu thị trường. 1.3.Một số cơ hội áp dụng SXSH tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. TT Đầu vào Dòng thải Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức Biện pháp SXSH 1 Nước Nước thải 1.1 Chảy tràn trong quá trình vo, ép ngâm. 1.2 Không thu hồi nước nước thải 1.3 Rửa nông sản, rửa dụng cụ, vệ sinh chân tay Điều chỉnh nước vừa đủ trong mỗi công đoạn. Sử dụng nước cho nhiều mẻ rửa 1.2.1 .Xây dựng hệ thống bể chứa lắng để tuần hoàn nước thải. 1.3.1 Tận dụng nước tuần hoàn 2 Nông sản (gạo, sắn, mía.) Bả thải; bột mỳ; bột gạo; mỳ sợi, bánh hỏng. 2.1 Chất lượng củ tươi kém 2.2 Dùng các biện pháp thủ công để tách tinh bột khỏi bã. 2.3 Chứa bột trong bao. 2.4 Đổ bột từ bao vào bồn trộn, quá trình trộn bột kém. 2.5 Mì rơi, thao tác lấy sản phẩm từ máy không phù hợp. 2.1.1 Dùng loại củ tươi có chất lượng tốt hơn, sinh ra ít xơ, bã. 2.2.1 Thay thế việc vò, dẫm trong hệ thống tách tinh bột bằng hệ thống lọc, thay thế bằng máy móc. 2.3.1 Tráng lại bao bì. 2.4.1 Cẩn thận trong quá trình trộn bột. 2.5.1 Thao tác cẩn thận, hạn chế rơi thành phẩm. 3 Than Khí thải: CO2, SO2, NOx… Bụi Xỉ than, tro 3.1 Máy cũ hiệu suất kém. 3.2 Than kém chất lượng. 3.3 Nhiệt lượng trong lò chưa đủ lớn. 3.1.1 Thay thế máy tốt hơn. 3.2.1 Sử dụng than chất lượng cao, sinh ra ít xỉ. 3.3.1 Điều chỉnh nhiệt lượng trong lò. 4 Điện 4.1 Không bảo trì và bôi trơn máy móc thường xuyên. 4.2 Sử dụng động cơ quá cũ. 4.1.1 Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng máy móc. 4.2.1 Thay thế một số động cơ cũ 2.Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề dệt nhuộm. 2.1. Đặc điểm của loại hình làng nghề dệt nhuộm. Tại các tỉnh ven đô Hà Nội có khá nhiều làng nghề dệt nhuộm, hầu hết có từ lâu đời và sản xuất theo phương thức cha truyền con nối. Có thể kể tên các làng nghề này như: làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt (Yên Phong – Bắc Ninh); làng nghề dệt nhuộm Tương Giang (Tiên Sơn- Bắc Ninh); làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây); làng nghề dệt lưới An Mỹ (Phú Xuyên – Hà Tây)…ở mỗi làng nghề đều có những đặc điểm riêng làm cho sản phẩm dệt may tiểu thủ công nghiệp hết sức đa dạng, phong phú. Hiện nay ở các làng nghề dệt nhuộm đã kết hợp cả phương pháp thủ công và phương pháp sản xuất công nghiệp, sử dụng máy móc khá hiện đại. Tuỳ thuộc vào từng loại hình làng nghề mà đầu vào và sản phẩm đầu ra khác nhau. Chẳng hạn có làng nghề chỉ dừng lại ở sản phẩm là tơ thì đầu vào là kén, tằm; có làng nghề chỉ dừng lại ở công đoạn tẩy trắng; một số làng nghề kết thúc ở khâu nhuộm. Theo qui trình sản xuất dệt nhuộm đầy đủ (tiêu biểu là làng nghề dệt nhuộm Tương Giang) thì: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình dệt nhuộm: nước, sợi, hồ tinh bột; tuỳ theo loại sản phẩm mà các loại sợi sử dụng cũng khác nhau (VD: để dệt vải thô người ta dùng sợi tổng hợp Polyestes, để dệt khăn mặt người ta sử dụng sợi bông cotton…). Nhiên liệu/ năng lượng: điện, than (chủ yếu là than cám). Hoá chất chủ yếu: Javen, NaOH, Na2CO3, H2SO4, Silicat,… Trang thiết bị: chủ yếu là máy dệt thủ công với công suất 70mvải/ máy/ngày, một số máy dệt công nghiệp với công suất 200mvải/máy/ngày; lò hơi với công suất 600kg hơi/lò/h. Sản phẩm chủ yếu ở các làng nghề dệt nhuộm là: vải thô, khăn các loại và vải gạc y tế. Chất thải chủ yếu: nước thải, hoá chất, khí thải, bụi, xỉ, than… Trong các làng nghề dệt nhuộm, ô nhiễm nước là nghiêm trọng nhất và nặng nề nhất trong các loại làng nghề do các chất màu, xơ sợi, hoá chất thải ra. Bên cạnh đó ô nhiễm không khí do bụi trong các công đoạn đánh ống, dệt vải cũng khá lớn. Hơn nữa, quá trình dệt nhuộm cả thủ công lẫn máy móc cùng với công nghệ lạc hậu là những nguyên nhân gây tổn thất nguyên – nhiên liệu rất lớn. Vì vậy, nếu áp dụng các biện pháp SXSH sẽ mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế lẫn môi trường tại các làng nghề này. 2.2 Qui trình sản xuất sản phẩm dệt nhuộm điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất vải thô, khăn, gạc y tế kèm theo dòng thải. Đầu vào Qui trình Đầu ra Sợi Đánh ống, mắc sợi - bụi Dệt vải Đánh ống, nối đầu sợi Hồ sợi dọc - tiếng ồn - hồ tinh bột - nước thải: chất hữu cơ - phụ gia, nước - hoá chất trong phụ gia. - bụi - tiếng ồn - bụi - tiếng ồn Nấu tẩy - Javen, NaOH - hơi hoá chất Giặt Xử lý, khử axit, làm bóng - nước - khí thải - nhiên liệu - nước thải chứa chất tẩy - xỉ than - dung dịch kiềm, - hơi hoá chất Na2SiO3 - nước thải chứa hoá chất. - nhiên liệu - khí thải, xỉ than - nước - nước thải chứa hoá chất Nhuộm - nước, nhiên liệu - hơi hoá chất - hoá chất - khí thải: CO2, SO2, bụi - thuốc nhuộm - nước thải chứa hoá chất, Giặt, vắt, sấy thuốc nhuộm - nước Sản phẩm - điện - nước thải, hơi nước Quá trình sản xuất diễn ra như sau: Sợi mua về được đánh vào các ống nhỏ, sau đó mắc sợi để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi dọc (hồ sợi được làm từ bột gạo hoặc bột sắn). Sau khi được hồ sợi, sợi được đem phơi khô và lại được quay vào các ống sợi, tiếp tục tời vào bồng, mắc bồng vào máy dệt, nối đầu sợi lên máy và tiến hành dệt vải. Với dệt khăn, sợi sẽ được tời vào 2 bồng: một bồng, sợi đã được hồ làm nền khăn; một bồng sợi chưa hồ để tạo phần hổng cho khăn. Sau khi dệt, sản phẩm được đem tẩy trắng hoặc nhuộm theo yêu cầu thị trường. Vải được dệt xong tiếp tục cho vào nấu tẩy và ngâm hoá chất tẩy trắng: vải được nấu tẩy trong dung dịch kiềm và các loại hoá chất: Na2SiO3, NaOH, H2O2…ở 1000C trong thời gian từ 3-5 giờ nhằm loại trừ các tạp chất khác bám vào xơ sợi như dầu mỡ. Sau khi nấu tẩy, vải được ngâm Javen trong bể ngâm hở từ 1-2 giờ, tiếp đó qua các công đoạn giặt nóng, giặt lạnh, vắt, sấy thu được sản phẩm tẩy. Sản phẩm này được cho vào nấu tiếp cùng với các hoá chất Na2SiO3, NaOH, H2O2 nhằm để khử axit hypoclorit (HCLO). Sau đó vải được xả nước, xả hơi nóng ở nhiệt độ từ 30-400C để tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm (tuỳ theo yêu cầu về màu sắc mà lựa chọn loại thuốc nhuộm phù hợp). Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được giặt lại bằng nước lạnh nhiều lần rồi cắt và sấy khô sẽ cho ra sản phẩm. Một số cơ hội áp dụng SXSH trong làng nghề dệt nhuộm. TT Đầu vào Dòng thải Nguyên nhân có thể gây ra tiêu hao quá mức Biện pháp SXSH 1 Nước Nước thải Dùng quá nhiều nước trong mỗi công đoạn. 1.2 Chỉ dùng nước giặt một lần. 1.3.Thao tác giặt, ngâm vải, nhuộm không đúng kỹ thuật 1.4.Không ngắt nước ngay sau khi xả. 1.5.Bể ngâm hở, chảy. 1.6.Hoá chất thừa đọng lại nhiều trên vải. 1.7Nước vệ sinh rửa dụng cụ. 1.1.1. Điều chỉnh mức nước cần thiết cho mỗi công đoạn. 1.2.1 Sử dụng nước giặt nhiều lần. 1.2.2. Xây hệ thống bể để tuần hoàn nước. 1.3.1 Điều chỉnh thao tác phù hợp cho thợ. 1.4.1 Cắt nước ngay sau khi xả. 1.5.1 Kiểm tra bể. 1.6.1 Kết hợp nấu và tẩy vào một qui trình. 1.7.1 Sử dụng nước hợp lý, phải tiết kiệm. 2 Than Khí thải (CO2, CO, NOx…. Bụi, xỉ than 2.1 Dùng than chất lượng kém. 2.2 Lò hơi cũ, không thông thoáng. 2.3 Thao tác quá mạnh trong quá trình đánh bóng sợi, bồng sợi không tốt. 2.4 Độ xơ trong vải còn lớn. 2.5 Máy dệt thủ công cũ kỹ. 2.1.1 Sử dụng loại than tốt hơn. 2.2.1 Thay thế lò mới, tiến hành vệ sinh lò. 2.3.1 Tiến hành thao tác vừa phải, nhanh. 2.4.1 Sử dụng sợi chất lượng tốt. 2.5.1 Cải tiến máy dệt, thay bằng máy dệt công nghiệp. 3 Thuốc nhuộm Dung dịch nhuộm rồi. Nước giặt 3.1 Qui trình nhuộm chưa tốt. 3.2 Tỷ lệ vải/dung dịch nhuộm thấp. 3.3 Không tái sử dụng dung dịch nhuộm. 3.4 Công thức nhuộm không đảm bảo. 3.5 Thuốc nhuộm cũ, không rõ chủng loại. 3.1.1 Kiểm soát quá trình nhuộm tốt hơn. 3.2.1 Pha dung dịch nhuộm vừa phải. 3.3.1 Tuần hoàn và tái sử dụng dung dịch sau nhuộm. 3.4.1 Cho lượng thuốc nhuộm, hoá chất, nước theo đúng tỷ lệ. 3.5.1 Khi mua thuốc chú ý hướng dẫn sử dụng, mua với lượng thuốc vừa phải, đúng chủng loại. 4 Hoá chất Hơi hoá chất (Javen, NaOH, silicat, H2SO4…). Nước giặt 4.1 Chất lượng hoá chất thấp, bảo quản không tốt. 4.2 Cách pha chế hoá chất không đảm bảo. 4.3 Đong, cân thuốc bằng phương pháp thủ công. 4.4 Tỷ lệ rơi vãi hoá chất trong các công đoạn sản xuất lớn. 4.1.1 Dùng hoá chất đảm bảo chất lượng. 4.1.2 Bảo quản hoá chất tại nơi khô ráo, thoáng khí, cách xa nơi ở. 4.2.1 Pha chế các loại hoá chất theo tỷ lệ kỹ thuật. 4.3.1 Đưa hệ thống cân tự động vào cân hoá chất. 4.4.1 Nâng cao kỹ năng thao tác, trình độ tay nghề. 4.4.2 Lộn vải trước khi gia công. 5 Điện 5.1 Mô tơ cũ, hiêu suất thấp. 5.2 Máy chạy không tải nhiều. 5.3 Máy dệt công nghiệp lạc hậu. 5.1.1 Sửa chữa thay thế mô tơ. 5.2.1 Dùng hệ thống tải điện ở mức phù hợp. 5.3.1 Bảo dưỡng, bôi trơn hoặc thay thế máy dệt. 3. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề tái chế chất thải. Đặc điểm của loại hình tái chế chất thải. Các làng nghề tái chế chất thải chiếm tỷ trọng lớn trong các làng nghề ven đô Hà Nội. Đặc điểm sản xuất, loại hình sản phẩm, đầu vào và nguyên liệu là khác nhau tại các làng nghề khác nhau. Tuy nhiên, các làng nghề thuộc loại này đều có chung đặc điểm là sử dụng nguyên liệu là các phế phẩm bỏ đi từ nguyên liệu. Ngày nay, hoạt động tái chế chất thải tập trung chủ yếu vào các quá trình tái chế giấy, sắt thép, chì đồng, nhựa… trong đó tiêu biểu là hoạt động tái chế giấy ở Dương Ổ Phong Khê - Bắc Ninh); tái chế sắt thép Đa Hội (Tiên Sơn – Bắc Ninh); tái chế chì Chỉ Đạo (Văn Lâm - Hưng Yên)…Tại các làng nghề này, do hạn chế về kỹ thuật, máy móc thiết bị cũ kỹ chắp vá cũng như quá trình vận hành yếu kém dẫn đến một lượng lớn các loại chất thải đổ ra môi trường, tạo cơ hội cho áp dụng SXSH. Song, do đa dạng về sản phẩm, các yếu tố đầu vào tại các làng nghề tái chế và thời gian có hạn nên đề tài sẽ tập trung tìm ra một số biện pháp áp dụng SXSH đối với các làng nghề tái chế giấy. Tại các làng nghề tái chế giấy nguyên liệu chính được sử dụng là: các loại giấy, bìa thải loại được thu mua về; Nhiên liệu dùng cho sản xuất là than, điện; Các hoá chất: nước Javen, kiềm, nhựa thông, vôi; Các sản phẩm từ làng nghề là: giấy viết, giấy ăn, giấy vệ sinh, bìa catton, giấy dó, vàng mã. Trong các làng nghề này, vấn đề ô nhiễm nước, đất cần phải được giải quyết trước tiên. Qui trình sản xuất sản phẩm tái chế điển hình tại làng nghề – Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã… kèm theo dòng thải. Đầu vào Qui trình Đầu ra Giấy loại Đánh tơi Nghiền Ngâm tẩy Ngâm nghiền - NaOH - Hơi kiềm - Nước - Nước thải - Nước Javen - Nước thải chứa hoá chất - Chất tẩy quang học - Khí thải (CO2) - Phèn - Nhựa thông - Tiếng ồn - ĐiệnSản phẩm Bao gói Cắt Cuộn Xeo - Bụi, tiếng ồn - Hơi nước - Nước thải - Điện - Chất thải rắn - Bụi, tiếng ồn - Bụi, tiếng ồn - Bụi - Điện - Giấy thừa Qui trình trên diễn ra như sau: Giấy in phế liệu các loại được ngâm kiềm sau đó được tẩy bằng nước Javen, tiếp tục giấy được nghiền nhỏ. Bột giấy được hoà loãng và đánh tơi rồi đem vào bể xeo. Sau khi xeo xong giấy được làm khô bằng hơi nước và được cuộn thành lô theo sản phẩm, cắt theo kích cỡ phù hợp, đóng gói tạo thành phẩm. Đối với các sản phẩm giấy màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu trong quá trình nghiền bột. 3.3 Một số cơ hội/ biện pháp áp dụng SXSH tại các làng nghề tái chế giấy. TT Đầu vào Dòng thải Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức Giải pháp SXSH. 1 Nước Nước thải Nước sử dụng quá nhiều trong các công đoạn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (13).doc