Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà

Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trừơng. Cùng với nước và không khí, đất là yếu tố của sự sống của các loài động và thực vật. Đất có tầm quan trọng đặc biệt xét dưới góc độ môi trường. Với đặc thù độc đáo mà không một vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi, giúp nó sinh sôi nảy nở và phát triển. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái. Đất giữ nhiệt độ làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng những tầng đất của mình. Vì vậy, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu. Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên hành tinh. Đất có vai trò quan trọng như vậy, nó không chỉ quan trọng với mọi thứ mà còn đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước.Mặc dù thấy được vai trò của tài nguyên đất nhưng dự án cấp nước sông Đà không thể không tác động đến tài nguyên đất. Tuy vậy dự án sẽ chỉ tác động ở mức độ nhỏ nhất định nếu chủ đầu tư dự án biết cách sử dụng hợp lý. Công trình cấp nước để có thể xây dựng được cần phải có một diện tích đất đai, trong quá trình xây dựng vận hành người ta cũng sẽ vứt vào đất một lượng thải nhất định nhưng chưa đến mức nguy hại cho đất, nước thải cũng được xử lý trước khi đổ vào đất.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tháng 7- 8, các đỉnh lũ cách nhau khoảng 10 ngày, có khi chỉ 3- 5 ngày nếu có mưa liên tiếp. Lưu lượng lũ lớn nhất hàng năm có biên độ dao động lớn, trị số cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau 3- 5 lần. Mùa kiệt trên Sông Đà kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Trong bảy tháng mùa khô cạn, lượng mưa chỉ chiếm 15- 20% lượng mưa năm, số ngày mưa chỉ có khoảng 45- 49 ngày; tổng lượng dòng chảy mùa cạn chỉ bằng 22- 23% tổng lượng nước trong năm. Độ khoáng hoá trung bình của nước Sông Đà vào khoảng 200 mg/lít, thuộc loại trung bình. Độ khoáng hoá tăng dần từ Lai Châu (167 mg/ lít) tới Hoà Bình (182 mg/ lít). Độ pH giao động ttrong khoảng 5- 8, thuộc loại trung tính hoặc áxit yếu. Nước Sông Đà thuộc loại mềm, độ cứng trung bình bằng 1,64- 2 mg/lít, độ cứng nhỏ nhất và lớn nhất quan trắc được bằng 2- 60 mg/ lít. Các iôn sắt và các iôn khác như NO2, NO3 NH4, P2O5 đều có hàm lượng rất nhỏ. Hàm lượng oxy hoà tan giao động trong mùa lũ từ 6 đến 9,3 mg/ lít và từ 6,4 đến 8,4 mg/ lít trong mùa kiệt. Với những tính chất nêu trên, nước Sông Đà đủ tiêu chuẩn nước sạch của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu về nông nghiệp, công nghiệp. Qua việc phân tích, đánh giá lưu lượng và chất lượng của nguồn nước mặt Sông Đà, ta thấy việc cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà là hoàn toàn hữu ích. Nó vừa đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho Hà Nội vừa góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, đồng thời điều tiết dòng chảy lũ trên Sông Đà, qua đó chủ động phòng chống lũ cho cả vùng hạ lưu đập Hoà Bình gồm thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước ta. Điều kiện kinh tế xã hội Tây Bắc nói chung và lưu vực Sông Đà nói riêng là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. GDP đầu người năm 1994 ước tính vào khoảng 155 USD. Nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn 1988- 1995 là 9%/ năm. Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, với đặc thù du canh trên nương dẫy. Quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người vào khoảng 0,15 ha. Sản xuất công nghiệp còn rất yếu kém. Vào năm 1995 Sơn La và Lai Châu là hai trong tám tỉnh có số cơ sở sản xuất công nghiệp ít nhất trong cả nước. Tổng mức đâu tư xây dựng cơ bản cho cả hai tỉnh Sơn La và Lai Châu chỉ bằng 3,32% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước. Hàng năm nhà nước phải tài trợ cho tỉnh Lai Châu khoảng 85% ngân sách và cho tỉnh Sơn La 76% ngân sách Hoạt động dịch vụ và thương mại chưa đáng kể, tập chung chủ yếu vào các thị xã và thị trấn nhỏ. Ngành du lịch trong vài năm qua có ít nhiều phát triển song còn rất nghèo nàn, sức thu hút thấp. Hệ thống giao thông thuỷ bộ đều kém phát triển, phương tiện giao thông ít ỏi. Giao thông nông thôn tại các vùng cao, vùng xa vào loại thấp nhất cả nước. Chi phí vận chuyển nhu yếu phẩm lên vùng cao, vùng xa chiếm khoảng 30% giá trị hàng hoá. Tổng số dân trên lưu vực Sông Đà thuộc địa phận Lai Châu và Sơn La có khoảng 2 triệu người vào năm 1995, tỷ lệ gia tăng dân số vào khoảng 3%/ năm. khu vực này là nơi cư trú của 30 dân tộc anh em. Trình độ dân trí của vùng nói chung còn thấp, nạn thất học, mù chữ, tái mù chữ còn khá phổ biến tại các vùng hẻo lánh. Tình trạng suy dinh dưỡng, dịch bệnh lan truyền, thiếu thuốc men, thiếu nước sạch, thiếu những điều kiện tối thiểu về vệ sinh môi trường và cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho dân cũng phổ biến tại vùng này. Do đó nếu việc xây dựng dự án cấp nước cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà thì sẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho vùng phát triển tốt hơn, đảm bảo cho cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng cao hơn. Chương 3 phân tích chi phí lợi ích dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà 3.1. Phân tích chi phí 3.1.1. Phân tích chi phí tài chính 3.1.1.1 Chi phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà Tổng vốn đầu tư cho xây dựng công trình cấp nước sông Đà là 883.500 triệu đồng. Trong đó chi phí cho các hạng mục công trình được phân bổ như sau: -Phần xây lắp công trình -Phần máy móc, thiết bị -Mạng lưới đường ống -Đền bù, giải phóng mặt bằng -Chi phí khác( các công tác chuẩn bị tài liệu, mua dụng cụ thi công, hỗ trợ kỹ thuật). Bảng 3.1 Kinh phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà chia theo phần việc đơn vị: triệu đồng STT Phần việc Chi phí 1 Xây lắp 283.201.,25 2 Máy móc, thiết bị 85.540 3 Mạng lưới đường ống 345.386 4 Đền bù, giải phóng mặt bằng 52.158,75 5 Các chi phí khác 117.214 6 Tổng 883.500 Nguồn công ty tư vấn nước và môi trường 3.1.1.2 Chi phí vận hành bảo dưỡng Chi phí vận hành bảo dưỡng bao gồm: -Chi phí sản xuất -Chi phí nhân công -Chi phí bảo dưỡng ,sửa chữa -Chi phí khác *Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí điện năng, chi phí hoá chất -Chi phí điện năng: Là khoản chi phí phụ thuộc vào lượng nước bơm. Đơn giá điện được sử dụng tính trong công trình là 1.000 đồng/ KWh/ m3.Tiêu thụ điện trung bình là 0,335KWh/m3 Để sản xuất 1m3 nước, tiền điện là: 1000đ/ KWh/ * 0,3353KWh/ m3 =335,3 đ/ m3 Với công suất300.000 m3/ ngđ thì một ngày chi phí cho điện năng là: 300.000 m3 * 335,3 đ/ m3 = 100,59 triệu/ ngđ như vậy chi phí điện năng cho một năm là: 100,59 triệu/ ngđ *365 ngày =36.715,35 triệu -Chi phí hoá chất +Nước thô . Hoá chất phèn: Liều lượng phèn cho vào nước thô là 30g/ m3 Giá phèn là: 2.500đ/ kg (2,5đ/ g) ị Chi phí phèn trong một ngày là: 2,5đ/ g *30g/ m3 *300.000 m3 =22,5 triệu ịChi phí phèn cho một năm là: 22,5 triệu/ ngày *365 ngày = 8.212,5 triệu . Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho vào nước thô là 50g/ m3 giá vôi là: 900đ/ kg( 0,9đ/ g) ị Chi phí vôi cho một ngày là: 50g/m3 *300.000 m3/ ngđ * 0,9 đ/g =13,5 triệu ị Chi phí vôi cho một năm: 13,5 triệu/ngđ *365 ngđ =4.927,5 triệu + Nước sạch . Hoá chất phèn: liều lượng 50g/m3 giá: 2.500 đ/kg (2,5 đ/g) ị Chi phí phèn một ngày 50 g/m3 *2,5 đ/ g *300.000 m3/ ngđ =37,5 triệu Chi phí phèn một năm là: 37,5 triệu / ngày*365 ngày = 13687,5 triệu .Hoá chất PAA: liều lượng 3g/ m3 , giá PAA là 20.000đ/kg (20đ/ g) ị Chi phí hoá chất PAA trong một ngày là: 3g/ m3 *20 đ/g *300.000 m3/ ngđ =18 triệu ị Chi phí hoá chất PAA trong một năm: 18 triệu/ ngđ *365 ngày = 6.570 triệu . Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho nước sạch: 50g/ m3 giá vôi: 900đ/ kg ( 0,9 đ/g) ị Chi phí vôi cho một ngày: 50g/ m3 * 0,9 đ/g *300.000 m3/ngđ =13,5 triệu ịChi phí vôi cho một năm: 13,5 triệu/ng *365 =4.927,5 triệu . Hoá chất clo: Liều lượng clo cho nước sạch 2,9g/ m3 giá clo:4.500đ/ kg ( 4,5 đ/g) ịChi phí clo cho một ngày: 2,9 g/ m3 *4,5 đ/ g *300.000 m3 /ngđ =3,915 triệu ịChi phí clo cho một năm: 3,915 triệu/ ngđ *365 ngđ =1.428,975 triệu Như vậy tổng chi phí hoá chất cho một năm là: 8.212,5 +4.927,5 +13.687,5 +6.570 +4.927,5 +1.428, 975 =39.753,975 triệu -Chi phí vật liệu phụ chi phí vật liệu phụ lấy 5% chi phí hoá chất ị Chi phí vật liệu phụ tính cho một nămlà: 39.753,975 *5% = 1.987,69875 triệu Chi phí nhân công Chi phí cho nhân công bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm ytế, trợ cấp độc hại và chi phí quản lý. Chi phí tiền lương cho một công nhân gồm những mục như sau: Bảng 3.2 chi phí tiền lương cho một công nhân Đơn vị: đồng/ tháng STT Các loại chi phí Chi phí 1 Lương cơ bản 700.000 2 Bảo hiểm xã hội (20% lương) 140.000 3 Bảo hiển y tế (3% lương ) 21.000 4 Trợ cấp độc hại (10% lương) 70.000 5 Chi phí quản lý (15% lương ) 105.000 6 Tổng chi phí 1.036.000 Theo yêu cầu nhân lực cho bộ máy vận hành quản lý hệ thống cấp nước thì tổng số cán bộ công nhân viên dự kiến là 500 công nhân ị tổng chi phí tiền lương cho công nhân viên trong một năm là: 1.036.000 đ/ tháng *12 tháng * 500 người =6.216 triệu *Chi phí bảo dưỡng sửa chữa Chi phí bảo dưỡng sửa chữa thực tế được tính theo kinh nghiệm của các chuyên gia ở các nước tương tự như sau: -Chi phí bảo dưỡng phần thiết bị lấy 2% số vốn đầu tư tích luỹ phần thiết bị: 2% *85.540 triệu = 1.710 ,8 triệu -Chi phí bảo dưỡng phần xây lắp lấy 0,5% vốn đầu tư tích luỹ phần xây lắp: 0,5% *283.201,25 triệu =1.416,006 triệu -Chi phí bảo dưỡng phần mạng lưới đường ống lấy 1% vốn đầu tư tích luỹ phần mạng lưới đường ống: 1% *345.386 =3.453,86 triệu *Chi phí khác ( bao gồm :chi phí hành chính, văn phòng phẩm, trợ cấp đi lại...) Chi phí này tính 10% chi phí vận hành bảo dưỡng Như vậy chi phí này bằng 10% * 91.254,61 triệu = 9.125,461 triệu Ta có tổng chi phí vận hành bảo dưỡng được tính trong bảng sau Bảng 3.3 tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng Đơn vị: triệu đồng STT Hạng mục Chi phí 1 Tiền điện 36.715,35 2 Tiền hoá chất 39.753,975 3 Tiền vật liệu phụ 1.987,6988 4 Tiền lương 6.216 5 Bảo dưỡng, sửa chữa 6.580,666 6 Các chi phí khác 9.125,461 7 Tổng 100,380.1 3.1.1.3 Khấu hao công trình Chi phí khấu hao công trình cần có để thay thế những phần bị xuống cấp hoặc bị lỗi thời nhằm giữ cho giá trị tài sản không bị thay đổi. Khấu hao được coi như là hao mòn tài sản theo thời gian Chi phí khấu hao cho công trình đầu tư mới được tính theo quyết định số 507- BTC Công trình xây dựng và đường ống là 35 năm Thiết bị máy móc là 15 năm Phương pháp khấu hao được sử dụng ở đây là phương pháp khấu hao đều hay khấu hao tuyến tính. Theo phương pháp này, mức khấu hao được trích ra hàng năm là bằng nhau trong suốt thời kỳ tính khấu hao 3.1.1.4 Trả vốn và lãi vay trong và ngoài nước Tổng số tiền đầu tư là: 883.500 triệu Lãi suất phải trả 6,5% bắt đầu từ năm 2004, sau 8 năm bắt đầu trả gốc, trả trong vòng 23 năm Bảng3.5-Kếhoạchtrảnợ Đơn vị: triệu đồng STT Năm Vốn Trả lãi Trả gốc Tổng 1 2004 186,000 12,090.0 12,090.0 2 2005 348,750 34,759 34,759.0 3 2006 348,750 57,427.5 57,427.5 4 2007 57,427.5 57,427.5 5 2008 57,427.5 57,427.5 6 2009 57,427.5 57,427.5 7 2010 57,427.5 57,427.5 8 2011 57,427.5 57,427.5 9 2012 54,931 38,413 93,344.0 10 2013 52,434 38,413 90,847.0 11 2014 50,628 38,413 89,041.0 12 2015 47,440 38,413 85,853.0 13 2016 44,943 38,413 83,356.0 14 2017 42,446 38,413 80,859.0 15 2018 39,950 38,413 78,363.0 16 2019 37,453 38,413 75,866.0 17 2020 34,956 38,413 73,369.0 18 2021 32,459 38,413 70,872.0 19 2022 29,962 38,413 68,375.0 20 2023 27,465 38,413 65,878.0 21 2024 24,969 38,413 63,382.0 22 2025 22,472 38,413 60,885.0 23 2026 19,975 38,413 58,388.0 24 2027 17,487 38,413 55,900.0 25 2028 14,981 38,413 53,394.0 26 2029 12,484 38,413 50,897.0 27 2030 9,987 38,413 48,400.0 28 2031 7,491 38,413 45,904.0 29 2032 4,994 38,413 43,407.0 30 2033 2,497 38,413 40,910.0 31 2034 - 38,413 38,413.0 1,907,317 3.1.1.5Tính toán giá thành sản xuất 1 m3 nước Giá nước cần phải tính đủ để có thể trang trải được các chi phí: -Chi phí vận hành bảo dưỡng -Khấu hao -Trả vốn và lãi vay Bảng 3.6 tính giá thành 1m 3 nước Đơn vị: triệu đồng STT Các khoản chi Tiền 1 Chi phí điện năng 36.715,35 2 Chi phí hoá chất 39.753,975 3 Chi phí vật liệu phụ 1.987,69875 4 Chi phí tiền lương 6.216 5 Chi phí bảo dưỡng 6.580,666 Phần thiết bị 1.710,8 Xây lắp 1.416,006 Đường ống 3.453,86 6 Chi phí khác 9.125,461 7 Khấu hao công trình 23.662,3 8 Trả vốn và lãi vay (lấy năm cao nhất) 93.344 9 Tổng 217,385.358 10 Tổng lượng nước sản xuất một năm (triệu m3) 109,5 11 Lượng nước thất thoát thất thu (10%) (triệu m3) 10,95 12 Lượng nước thanh toán triệu (m3) 98,55 13 Giá thành một m3 nước (đồng) 2.205 3.1.2. Phân tích chi phí môi trường Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bởi khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng song tài nguyên thiên nhiên lại không phải là vô tận. Đại bộ phận là không phục hồi lại được, những thứ có thể tái tạo thì lại với tốc độ rất chậm, chậm hơn nhiều so với tốc độ khai thác và sử dụng. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý thì sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng, đồng thời nó sẽ tác động ngược lại chúng ta, làm chúng ta không còn khả năng cơ hội để tồn tại và phát triển. Môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế luôn gắn bó mật thiết với nhau trong một thể thống nhất. Các nguồn tài nguyên là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, là đầu vào cho mọi quá trình sản xuất. Các nguồn tài nguyên là thật sự quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng nó, con người một cách có ý thức hoặc vô ý thức đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên. Vì vậy, ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế người ta không thể không đánh giá những tác động về mặt môi trường, phân tích những lợi ích thu về và những chi phí phải bỏ ra về mặt môi trường ngay từ khi lập dự án. Đối với dự án cấp nước sông Đà, khi dự án được đi vào thực thi sẽ đem lại những ảnh hưởng có ích về mặt môi trường xã hội như các hoạt động kinh tế, chất lượng môi trường, điều kiện sống… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thu được thì nó cũng gây ra những tác động xấu cho môi trường xung quanh như mất rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật, ảnh hưởng đến nguồn nước và ảnh hưởng đến tài nguyên đất. 3.1.2.1. Mất rừng Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được và là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Từ xa xưa, người Việt Nam đã quan niệm rừng vàng biển bạc. Điều đó cho thấy giá trị vai trò to lớn của rừng đối với đời sống của con người không phải đến ngày nay mới được khẳng định. Rừng là một hệ sinh thái đa dạng, cần thiết cho con người như cung cấp: gỗ, củi, thực phẩm, sợi, da, lông thú…Không những thế rừng còn được mệnh danh là lá phổi của hành tinh giữ vai trò chủ chốt trong việc điều hoà khí hậu cũng như điều hoà dòng chảy giảm cường độ lũ…Rừng có vai trò rất quan trọng, nhưng do hành động của con người khai thác đốt phá nhiều làm diện tích rừng bị thu hẹp lại quá mức, từ đó gây ảnh hưởng xấu cho sự sống của động thực vật trong rừng và của con người. Việc xây dựng dự án cấp nước sạch sông Đà cũng làm giảm một khoảng diện tích rừng nhất định. Do đó, để đánh giá hiệu quả của dự án, chúng ta phải tính được những chi phí thiệt hại do việc mất rừng gây ra. Sau đây chúng ta xem xét vấn đề này một cách cụ thể hơn: Diện tích đất dành cho việc xây dựng công trình cấp nước sông Đà là 400.000 m2 hay 40 ha. Trong đó diện tích cho khu xử lýlà: 205.000 m2 Diện tích cho đường ống: 195.000 m2 Tổng chi phí cho đền bù đất mà công trình bỏ ra là 52.158,75 triệu. Chi phí này được phân bổ như sau: Chi phí đền bù đất +Đất nông nghiệp: 235.000 m2 *120.000đ/ m2 = 28.200 triệu +Đất thổ cư: 10.000 m2 * 150.000đ/ m2 = 1.500 triệu +Đất rừng: 155.000 m2 - Chi phí đền bù hoa màu, lúa: 235.000 m2 * 5.000đ/ m2 = 1.175 triệu Chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng: 400.000 m2 * 20.000đ/ m2 = 8.000 triệu Chi phí đền bù nhà: hộ * 100 triệu / hộ =9.000 triệu Chi phí tái định cư: 90 hộ * 20 triệu/ hộ = 1.800 ttriệu ị Tổng chi phí đền bù: 28.200+ 1.500 + 1.175 + 8.000 + 9.000 +1.800 = 49.675 ttriệu - Chi phí dự phòng 5% tổng chi phí đền bù: 5% * 49.675 = 2.483,75 triệu Vậy tổng chi phí đền bù là: 49.675 + 2.483,75 = 52.158,75 triệu *Thu nhập trung bình một năm từ đất nông nghiệp và đất rừng Thu nhập trên diện tích đất nông nghiệp + Thu nhập từ lúa Tổng diện tích lúa là: 176.000 m2 hay 17,6 ha, năng suất lúa trung bình 5,2 tấn/ha , mỗi năm ngươi dân có thể trồng ba vụ lúa , như vậy thu hoạch một năm trên một ha là: 5,2 tấn/ ha *3 =15,6 tấn/ ha Đơn giá một kg thóc năm 2004 là 2.500 đ/ kg ị tổng thu nhập trên toàn diện tích lúa là: 17,6 ha *15.600 kg/ ha *2.500 đ/ kg =686,4 triệu + Thu nhập từ hoa màu: Tổng diện tích hoa màu là: 59.000 m2 hay 5,9 ha. Thu nhập từ hoa màu ước tính bằng 75% thu nhập từ lúa trong cùng thời gian và trên cùng một diện tích. Như vậy thu nhập từ hoa màu trung bình một năm ước tính là : 75% *5,9 ha *15.600 kg/ ha * 2.500đ/ kg = 172,575 triệu đồng Thu nhập trên diện tích rừng: Tổng diện tích rừng là 155.000 m2 hay 15,5 ha. Thu nhập hay lợi ích rừng đem lại là rất lớn. Ngoài việc cung cấp gỗ ,rừng còn có nhiều vai trò quan trọng khác đối với con người và động thực vật xung quanh. Tuy nhiên do tính phức tạp, khó khăn của nó, nên tôi chỉ xin tính phần thu nhập rừng có được là do sản sinh khối lượng gỗ. Theo số liệu kiểm kê năm 1993, trữ lượng gỗ bình quân đạt 76,16 m3/ ha. Mà rừng Hoà Bình chủ yếu là gỗ tre nứa, ít có các loại gỗ hiếm. Người ta ước lượng 1m 2 gỗ, tre, lứa là khoảng 0,36 triệu. Do đó thu nhập của 15,5 ha rừng là khoảng: 15,5 ha * 76,16 m3/ ha * 0,36 triệu/ m3 =424,97 triệu ịTổng thu nhập trung bình một năm từ đất nông nghiệp và đất rừng là: 686,6 +172,575 + 424,97 = 1.284,145 triệu *Tổng thu nhập từ đất nông nghiệp và đất rừng trong thời gian 40 năm Giả sử sản phẩm nông nghiệp tăng theo tỷ lệ lợi tức hàng năm là i%. Nếu gọi A1 là số tiền thu được ở cuối năm thứ nhất ( năm 2004) thì số tiền thu được ở cuối năm thứ hai( 2005) là A2 =A1(1+i) và số tiền thu được ở cuối năm n là An= A1(1+i)n-1. Ta có tổng các giá trị các khoản tiền thu được ở các năm trong thời kỳ phân tích về cùng mặt bằng thời gian ở đầu thời kỳ phân tích (2004): PV =A1 /(1+r) + A2/( 1+r)2 + A3/( 1+r)3+ ....+ An/(1+r)n I: là tỷ lệ lợi tức R :là tỷ lệ chiết khấu phản ánh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian( tỷ lệ lạm phát). Để tiện tính toán ta lấy i= r =6,5% Ta có PV= A1/( i+r) +A2/(1+r)2 + A3/(1+r)3 +.... +An/(1+r)n PV=A1/(1+r) + A1(1+r)/ (1+r)2 +A1(1+r)2 / (1+r)3 +...+A1(1+r)n-1 /( 1+r)n PV=A1 *n /(1+r) Với A1= 1.284,145 triệu N=40 năm , r= 6,5% ị PV = 1.284,145 * 40 /( 1+0,065) PV = 48.230,798 triệu So với tổng chi phí đền bù đất nông nghiệp là: (28.200 +1.175 =29.375) thì thu nhập bị mất đi trong 40 năm là: 48.230,798 – 29.375 = 18.855,798 triệu 3.1.2.2. Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn đất, bảo vệ đa dạng sinh học * Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn Lưu vực sông Đà có kiến tạo địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt gẫy. Tại đây các hiện tượng động đất, nứt trượt, sạt lở xẩy ra tương đối nhiều. Khi chúng ta tiến hành xây dựng nhà máy cấp nước sông Đà tức mỗi ngày đêm chúng ta khai thác 300.000 m3 nước hay một giờ chúng ta khai thác 12.500 m3 nước. Với lượng nước chúng ta bơm hút từ sông Đà như vậy cùng với nước sông Đà từ thượng nguồn chảy về lưu lượng lớn làm đất hai bờ sông rất ẩm ướt và rất dễ bị sạt lở, sói mòn. Dự án cấp nước sông Đà có sử dụng các bơm để hút nước, do đó sẽ tạo ra áp lực tác động làm sói mòn, sạt lở bờ. Vì vậy chủ dự án phải có những đầu tư chi phí nhất định cho việc thực hiện các biện pháp có thể để giảm sự sói mòn, sạt lở bờ sông. * Chi phí cho bảo vệ đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là tổ hợp những nguồn sống trên hành tinh bao gồm toàn bộ cây và con. Sự đa dạng sinh học đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người như lương thực, dược liệu, nhiên liệu và các giá trị sử dụng khác. Bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, giá trị đa dạng sinh học đã không được nhận thức đầy đủ. Chúng ta đang từng ngày, từng giờ huỷ hoại nguồn tài nguyên vô cùng to lớn này. Nhiều loại động thực vật quý hiếm đang ngày càng bị tuyệt chủng. Việc dự án cấp nước sông Đà được xây trên Hoà Bình phần nào đã tác động đến đa dạng sinh học. Mặc dù sự tác động không quá lớn, có làm giảm một số cây trồng trên đó và làm mất chỗ ở của một số loài vật, làm thay đổi điều kiện sống của loài vật chưa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách bảo vệ, phòng ngừa sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho đa dạng sinh học làm mất đi các hệ sinh thái quan trọng cả trên cạn và dưới nước, do đó phải có các chi phí đầu tư cho việc bảo vệ. 3.1.2.3 Chi phí cho bảo vệ nguồn nước và đất Chi phí cho bảo vệ nguồn nước Dự án cấp nước sạch sông Đà với mục đích chính là sử dụng nguồn nước, do đó nguồn nước là rất quan trọng đối với dự án. Trong quá trình xây dựng và vận hành, dự án đã có những tác động xảy ra đối với nguồn nước: làm giảm lượng nước mặt sông Đà, mỗi ngày đêm bơm hút từ sông Đà 300.000 m3 nước, làm thay đổi chế độ thuỷ văn của sông Đà. Mặc dù lưu lượng nước của sông Đà là rất lớn nhưng nếu chúng ta không có biện pháp sử dụng bảo vệ hợp lý thì sẽ gặp khó khăn trong khai thác, đặc biệt vào mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5, trong bảy tháng mùa khô cạn này tổng lượng dòng chảy chỉ bằng 22- 23% tổng lượng nước năm. Trong khi đó nhu cầu về nước của Hà Nội lại ngày càng tăng nhanh hơn. Mặt khác trong quá trình xử lý nước, người ta phải xử dụng một số các chất hoá học để lọc nước như: clo, vôi phèn. Mặc dù các chất này chưa gây ra những tác hại nguy hiểm gì cho nguồn nước nhưng chúng ta cũng cần phải có các biện pháp bảo quản lưu giữ cẩn thận, tránh để các chất này đổ ra ngoài, nếu không sẽ làm ô nhiễm nguồn nước không chỉ nước mặt mà cả nước ngầm. Bởi khi nguồn nước bị ô nhiễm, nó không chỉ ảnh hưởng tới công trình mà còn ảnh hưởng tới tất cả các hệ sinh thái xung quanh: ảnh hưởng đến động thực vật, các sinh vật dưới nước và cả những người công nhân vận hành công trình. Nguồn nước là rất quan trọng, nó là mục đích khai thác của công trình đồng thời quyết định đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của động thực vật xung quanh. Do đó trong quá trình xây dựng và vận hành công trình phải có các chi phí đầu tư cho các biện pháp bảo vệ nguồn nước đồng thời bảo đảm đủ lưu lượng khai thác trong mùa cạn. *Chi phí cho bảo vệ tài nguyên đất Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trừơng. Cùng với nước và không khí, đất là yếu tố của sự sống của các loài động và thực vật. Đất có tầm quan trọng đặc biệt xét dưới góc độ môi trường. Với đặc thù độc đáo mà không một vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi, giúp nó sinh sôi nảy nở và phát triển. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái. Đất giữ nhiệt độ làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng những tầng đất của mình. Vì vậy, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu. Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên hành tinh. Đất có vai trò quan trọng như vậy, nó không chỉ quan trọng với mọi thứ mà còn đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước.Mặc dù thấy được vai trò của tài nguyên đất nhưng dự án cấp nước sông Đà không thể không tác động đến tài nguyên đất. Tuy vậy dự án sẽ chỉ tác động ở mức độ nhỏ nhất định nếu chủ đầu tư dự án biết cách sử dụng hợp lý. Công trình cấp nước để có thể xây dựng được cần phải có một diện tích đất đai, trong quá trình xây dựng vận hành người ta cũng sẽ vứt vào đất một lượng thải nhất định nhưng chưa đến mức nguy hại cho đất, nước thải cũng được xử lý trước khi đổ vào đất. Tuy nhiên, do sông Đà thuộc vùng nhiệt đới, mưa nhiều, khoáng hoá mạnh cùng với việc xây dựng công trình cấp nước sông Đà phải đào xới phải mất một diện rừng nhất định lên rất dễ bị sạt lở, dễ bị rửa trôi, bào mòn, sự màu mỡ của đất dễ bị thoái hoá. Do đó trong quá trình xây dựng tránh đào bới quá nhiều đồng thời sau khi xây dựng song phải đầu tư trồng lại rừng tại những chỗ có thể trồng và trong khi vận hành tránh để đổ, tràn nước xối vào đất nhất là không để những chất hoá học đổ ra đất. 3.2 Phân tích lợi ích 3.2.1 Lợi ích kinh tế đem lại trực tiếp từ dự án Xác định giá tiêu thụ nước sạch *Nguyên tắc định giá nước sạch -Định giá nước sạch phải thể hiện được đường lối quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước trong mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế và đời sống xã hội. -Giá nước sạch phải đảm bảo tính đúng tính đủ các yếu tố của chi phí trpng quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sạch để các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển. -Giá nước sạch phải được quy định cụ thể và hợp lý cho từng đối tượng tiêu thụ nước sạch nhằm khuyến khích các hộ sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí. Xác định giá tiêu thụ nước sạch bình quân khi chưa có thuế giá trị gia tăng(VAT) Gttbq = GTtb / SLtp +Tnct + Ftn Trong đó: Gttbq: giá tiêu thụ bình quân GTtb: giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch SLtp: sản lượng nước thương phẩm SLtp =SLsx - SLhh SLsx: sản lượng nước sản xuất SLhh: sản lượng nước hao hụt Tnct: thu nhập chịu thuế( lợi nhuận định mức) Ftn: phí thoát nước Thu nhập chịu thuế: do UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương căn cứ những quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính để quy định cụ thể cho từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông đà.doc
Tài liệu liên quan