MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI CAM ĐOAN 3
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO GIAO THÔNG 4
I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜMG DO GIAO THÔNG 4
1.1. Môi trường 4
1.2. Ô nhiễm môi trường - tiêu chuẩn môi trường 4
1.2.1. Ô nhiễm môi trường 4
1.2.2. Tiêu chuẩn môi trường 5
1.3. Tác động đến môi trường của hoạt động giao thông 6
1.3.1. Tác động tới môi trường của một số loại hình vận tải 7
1.3.2. Các chất gây ô nhiễm môi trường do giao thông 10
1.3.3. Con đường xâm nhập vào cơ thể người và động vật của các chất ô nhiễm 11
1.3.4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí tới con người và hệ sinh thái 13
1.3.5. Vấn đề ách tắc giao thông và tai nạn giao thông 16
II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 17
2.1. Phương pháp 17
2.1.1. Phương pháp liều lượng đáp ứng 18
2.1.2. Phương pháp đánh giá hưởng thụ 18
2.2. Kinh nghiệm của một số nước 19
2.2.1. Mỹ 19
2.2.2. Nhật Bản 19
2.2.3. Nga 20
PHẦN II. THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở HÀ NỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG 22
I. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
1.1. Vị trí địa lý và cơ cấu hành chính 22
1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 22
1.2.1. Về kinh tế 22
1.2.2. Về xã hội 23
II. HỆ THỐNG GIAO THÔNG HÀ NỘI 23
2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông 23
2.1.1. Đường bộ 23
2.1.1.1. Mạng lưới đường nội đô 23
2.1.1.2. Các đường vành đai 24
2.1.1.3. Mạng lưới đường ngoại thành 24
2.1.1.4. Các nút giao thông 24
2.1.2. Đường sắt 25
2.1.3. Đường sông 25
2.2. Tình hình phương tiện tham gia giao thông vận tải bộ 26
2.3. Phát triển giao thông Hà Nội đến năm 2010 28
2.3.1. Giao thông nội thị 28
2.3.2. Giao thông đối ngoại 28
2.3.3. Dự báo sự phát triển các loại phương tiện 29
III. CÁC THIỆT HẠI DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
3.1. Các yếu tố môi trường chịu tác động do hoạt động giao thông 30
3.2. Phát thải ô nhiễm do hoạt động giao thông tới môi trường không khí thành phố Hà Nội 31
3.2.1. Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí tại Hà Nội 31
3.2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí 31
3.2.1.2. Ô nhiễm tiếng ồn 35
3.2.2. Tác động tới sức khỏe con người do ô nhiễm 37
3.2.2.1. Tác hại do ô nhiễm môi trường không khí (bao gồm cả khí thải và tiếng ồn) đối với sức khỏe người dân Hà Nội 37
3.2.2.2. Tác động tới thực vật và các công trình kiến trúc 40
3.3. Vấn đề tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông 41
3.3.1. Tai nạn giao thông (TNGT) 41
3.3.2. Ùn tắc giao thông 42
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG BỘ Ở HÀ NỘI 45
I. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC THIỆT HẠI KINH TẾ DO GIAO THÔNG 45
1.1. Các chi phí về sức khỏe do hoạt động giao thông làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 45
1.2. Chi phí cho tai nạn giao thông 47
1.3. Thiệt hại khi xảy ra ùn tắc giao thông 49
II. CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CỤ THỂ CÁC THIỆT HẠI 50
2.1. Chi phí về sức khỏe 50
2.2. Chi phí tai nạn giao thông 57
2.3. Chi phí khi xảy ra ùn tắc 61
III. KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 64
3.1. Các giải pháp đồng bộ để bảo vệ môi trường đô thị 64
3.1.1. Tăng cường phối hợp liên ngành 64
3.1.2 Chính sách giao thông hợp lý 65
3.1.3. Tuyên truyền giáo dục 65
3.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 65
3.2.1. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 65
3.2.2. Kiểm định phương tiện giao thông cơ giới 67
3.2.3. Sử dụng nhiên liệu ít độc hại 68
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường 70
3.2.5. Sử dụng hàng rào cây xanh 70
3.3. Các giải pháp quy hoạch và quản lý nhằm giảm tai nạn, ách tắc và bảo vệ môi trường giao thông đô thị 71
3.3.1. Phát triển hệ thống giao thông công cộng 71
3.3.2. Kết hợp cải tạo, xây dựng, phát triển các công trình giao thông vận tải với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị 72
KẾT LUẬN 75
PHỤ LỤC 77
I - Tiêu chuẩn thải khí cho các phương tiện vận tải - Tiêu chuẩn thải khí cho các loại xe mới 77
II - Hệ số phát thải cho các phương tiện giao thông cơ giới 77
III - Tỷ lệ mắc bệnh qua điều tra tại Hà Nội 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thành phố Hà Nội là 3.849.096 chuyến, trong đó số chuyến đi hướng ngoại 557840 chuyến. Nếu như năm 1995, số chuyến đi bình quân một người/ngày mới là 1,41 thì đến năm 2002 đã là 1,58, dự báo đến năm 2010 sẽ là 2,43. với nhu cầu đi lại như vậy thì các phương tiện giao thông sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là các phương tiện cá nhân nếu không có biện pháp quản lý kịp thời.
Bảng 5: Nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội
Năm
Dân số
Tỷ lệ đô thị hoá
Số chuyến đi bình quân chung
Số chuyến đi bình quân riêng trong nội vùng NC
Số chuyến đi bình quân ra ngoại vùng
1995
2335400
52%
1,41
1,26
0,15
2002
2789200
58%
1,58
1,38
0,20
2005
3018700
66%
1,89
1,66
0,23
2010
3252000
79%
2,34
2,05
0,30
2020
3623830
85%
2,56
2,27
0,33
Nguồn: Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT, 2002
2.3. Phát triển giao thông Hà Nội đến năm 2010
2.3.1. Giao thông nội thị
Trong 10 năm tới, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị, cải tạo mở rộng các nút giao thông trong nội thành nhằm giải tỏa tình trạng ách tắc giao thông. Nâng tỉ lệ đất đô thị dành cho giao thông từ 6,1% hiện nay lên 11 - 12% vào năm 2005 và 15 -16% vào năm 2010. hoàn thiện cơ bản mạng lưới đường nội bộ, hướng tâm, nối khu vực, xây dựng 3 đường vành đai, nối đường 5 kéo dài vào đường Thăng Long, xây dựng cầu Thanh Trì, cầu Tứ Liên, cải tạo cầu Long Biên, xây dựng đường cao tốc nối Sóc Sơn - cầu Thăng Long - Triều Khúc - cầu Thanh Trì và nối vào cầu Giẽ, phát triển giao thông đường thủy, đường hàng không. Khắc phục tình trạng giao thông hiện nay, xây dựng mô hình giao thông văn minh.
Tăng nhanh tốc độ phát triển vận tải hành khách công cộng: xe buýt, xe điện, taxi, đưa tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2005 lên 20 - 25% và đến năm 2010 đạt 40%, chuẩn bị điều kiện triển khai dự án xe điện ngầm vào năm 2008.
Bảng 6: Dự báo số lượng phương tiện tham gia vận chuyển hành khách công cộng
Thành phố\ Năm
2003
2005
2010
Hà Nội
618
1038
1462
TP Hồ Chí Minh
1300
2774
4083
Nguồn: Trung tâm tư vấn phát triển GTVT, 2002
2.3.2. Giao thông đối ngoại
Hà Nội là điểm hội tụ của các tuyến đường giao thông chiến lược điểm bắt đầu của các quốc lộ số 1,2,3,5,6,32 tạo nên các tuyến đường hướng tâm, có lưu lượng giao thông rất lớn, gây áp lực nặng nề lên mạng lưới giao thông đô thị. Do vậy, theo quy hoạch hình thức tổ chức mạng lưới giao thông chính cho Hà Nội là dạng hình tia kết hợp với các đường vành đai. Các tuyến hướng tâm chính sẽ được nâng cấp mở rộng là quốc lộ số 1,2,3,5,6,32 hay xây dựng mới như Láng - Hòa Lạc, QL 18, kết hợp mở các tuyến song song nhằm tách các luồng giao thông đối ngoại và quá cảnh ra khỏi các luồng giao thông đô thị, trước khi đi vào thành phố. Với dự báo tốc độ phát triển đô thị trong tương lai, khi thành phố trung tâm phát triển vuợt qua vành đai 3 sẽ hình thành vành đai 4 làm chức năng vành đai giao thông đối ngoại.
2.3.3. Dự báo sự phát triển các loại phương tiện
Bảng 7: Số lượng đầu xe của Thủ đô Hà Nội ở các thời kỳ
T.T
Năm
Loại phương tiện
Số phương tiện
PA1
PA2
1
2002
Xe đạp
1.000.000
Xe máy
1.063.027
Xe con
22.184
Xe buýt
412-644
2
2005
Xe đạp
739.000
Xe máy
1.200.000
Xe con
68.000
Xe buýt +taxi
1800
Xe khách liên tỉnh + xe khác
550
600
3
2010
Xe đạp
920.000
740.000
Xe máy
1.000.000
1.000.000
Xe con
120.000
160.000
Xe buýt + Taxi
2.500
2.900
Xe khách liên tỉnh + xe khác
800
850
4
2020
Xe đạp
600.000
600.000
Xe máy
480.00
650.000
Xe con
180.000
280.000
Xe buýt
3.600
4.200
Xe khách liên tỉnh + xe khác
1.200
1.200
Nguồn: Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT - 2002
(Ghi chú : Phương án 1- có đường sắt, phương án 2 - không có đường sắt)
III. CÁC THIỆT HẠI DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Các yếu tố môi trường chịu tác động do hoạt động giao thông
Từ hiện trạng giao thông như ở trên đã trình bày thì loại hình vận tải chủ yếu tại Hà Nội là vận tải đường bộ, các loại vận tải khác đóng vai trò không đáng kể. Vận tải đường bộ gây ra tác động tới môi trường trong toàn bộ quá trình từ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tới vận hành, hoạt động. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập tới sự tác động của quá trình vận hành hệ thống giao thông có sự tham gia của các phương tiện giao thông cơ giới. Theo đó, quá trình vận hành của các phương tiện giao thông cơ giới chủ yếu tác động tới các vấn đề sau:
- Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, khí thải và bụi sinh ra từ đó tác động gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, bên cạnh đó thực vật, động vật, các công trình kiến trúc cũng chịu tác động của các chất ô nhiễm.
- Vấn đề tai nạn giao thông tác động trực tiếp lên sinh mạng của người tham gia giao thông.
- Tình trạng ùn tắc giao thông
Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của phương tiện giao thông không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khu vực bị ô nhiễm mà còn phát thải các khí nhà kính (CO2, NOx) ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu mà trong đề tài này vẫn chưa xem xét tới.
3.2. Phát thải ô nhiễm do hoạt động giao thông tới môi trường không khí thành phố Hà Nội
3.2.1. Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí tại Hà Nội
3.2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Là thủ đô của đất nước, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng. Trong những năm gần đây, môi trường không khí Hà Nội ngày càng ô nhiễm nặng nề từ nhiều nguồn khác nhau. Theo thống kê thì ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội hiện nay do 3 nguồn thải : hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông và xây dựng đô thị, sử dụng chất đốt trong sinh hoạt của người dân thành phố. Một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là khí thải động cơ từ các phương tiện giao thông vận tải. Việc gia tăng quá nhanh các phương tiện hoạt động trong thành phố Hà Nội đã ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đô thị (Bảng 3).
Việc xác định lượng phát thải ô nhiễm được tiến hành lần lượt theo các bước trong sơ đồ sau:
Bước 1
Bước 2
Bước3
Bước4
Thống kê số hượng xe luân chuyển hàng năm
( triệu xe)
Định mức nhiên liệu xăng và dầu cho từng loại xe (kg/103 km)
Lựa chọn định mức thải khi đốt hết 1 tấn nhiên liệu và xác định lượng thải của từng chất CO, CxHy, NOx ...
Tính toán tổng lượng thải (tấn năm) và lượng thải của từng chất độc hại CO, CxHy, NOx ... (tấn năm)
Sử dụng các bước tính toán trên đây chúng ta có thể sơ bộ tính được số lượng bụi và các khí độc hại chủ yếu mà các phương tiện giao thông cơ giới nói chung và ô tô nói riêng dùng các dạng nhiên liệu lỏng, thải vào bầu khí quyển hàng năm.
Tổng lượng thải này có thể biểu thị thành tấn/ năm cho một đơn vị diện tích ô vuông trên bản đồ để làm tài liệu đánh giá công suất thải các chất có hại do giao thông của các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp.
Mô hình tính toán lượng phát thải ô nhiễm do giao thông được dựa trên một sô giả thiết sau:
- Số xe chạy xăng chiếm 30%.
- Số xe chạy điezen chiếm 70%.
- Định mức tiêu hao nhiên liệu của các xe chạy xăng: 0,1544 l/km.
- Định mức tiêu hao nhiên liệu của các xe chạy dầu điezen: 0,1488 l/km.
- Định mức tiêu hao nhiên liệu của các xe máy: 0,018 - 0,02 l/km.
- Số km chạy trung bình /năm của xe ô tô chạy xăng: 8000 km, xe điezen: 8000 km, xe máy 7000 km. (Theo điều tra của tổng công ty xăng dầu Petrolimex).
Bảng8: Lượng phát thải các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông tại Hà Nội
(đơn vị: tấn/năm)
Chất
Năm
NOx
CH4
VOC
CO
N2O
CO2
1995
1954.0989
711.1058
15339.5817
75637.9613
13.5799
564636.564
1996
2265.8787
814.3552
17590.9136
86763.4278
15.7560
650867.792
1997
2617.8608
896.2070
19465.6664
96117.9696
18.2453
735104.475
1998
2613.9165
863.3539
18831.0982
93063.9274
18.2472
722095.281
1999
2782.7849
953.2386
20686.0752
102110.6578
19.5171
782836.92
2000
3106.9109
1121.626
24216.3357
119429.8496
21.5995
894342.343
2001
3560.1293
1354.340
29076.3794
143232.493
24.6859
1050910.437
2002
3919.5247
1512.8778
32430.7949
159706.596
27.1575
1165241.469
Trên đây là lượng thải trung bình của các chất ô nhiễm qua các năm, trong đó lượng khí CO2 là nhiều nhất đây là một chất quan trọng gây ra hiệu ứng nhà kính góp phần làm nóng lên khí hậu Trái Đất, tiếp đến là khí CO và các chất hữu cơ khó phân hủy VOC. Theo đánh giá lượng ô nhiễm phát thải do các phương tiện tham gia giao thông chiếm 50% tổng lượng khí thải toàn thành phố.
Đặc biệt tại một số nút giao thông gần khu dân cư vào giờ cao điểm, nồng độ các chất độc hại còn nhiều hơn và vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Bảng 9: Lượng chất thải độc hại từ khí thải PTGT trong một giờ tại một số nút giao thông chính của Hà Nội (Khi không xảy ra ùn tắc)
Địa điểm
các nút
Các chất
ô nhiễm
Ngã
Tư
Sở
Ngã
Tư
Vọng
Cầu
Giấy
Cầu Chương Dương
Ngã Tư Hàng Ngang Hàng Đào
CO (g/giờ)
75623,3
69948,03
66208,26
107063,3
6430,79
CxHy (g/giờ)
3889,6
3600,53
3407,2
5529,87
324,29
NOx (g/giờ)
3171,28
2949,13
2786,65
4618,68
233,73
SO2 (g/giờ)
569,9
534,19
503,49
864,31
32,44
R_CHO (g/giờ)
176,66
164,09
155,12
255,61
13,48
Bụi, khói (g/giờ)
334,4
313,83
295,68
510,32
18,14
Pb (g/giờ)
80,43
74,38
70,41
113,71
6,89
Tổng cộng
83854,74
77584,18
73426,8
118955,82
7059,77
Nguồn: Đề tài NCKH - Sở KHCN&MT Hà Nội, 2000
Từ các kết quả đo cho thấy tại tất cả các nút giao thông đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP)đối với khu vực dân cư về bụi, hơi khí và tiếng ồn giao thông
- Nồng độ SO2 ở cả 5 điểm đo (0,55 - 1,0 mg/m3) đều cao hơn TCCP từ 1,1 đến 2 lần.
- Nồng độ bụi (0,2 - 1,5 mg/m3) và CxHy (11 - 35,5 mg/m3) ở mức cao hơn rất nhiều so với TCCP (0,3 mg/m3 đối với bụi và 5 mg/m3 với CxHy), do vậy với bụi cao hơn 5 lần, với CxHy cao hơn từ 2,2 đến 7,1 lần.
- Nồng độ Pb (0,01 - 0,03 mg/m3) cao hơn TCCP từ 2 đến 6 lần.
- Mức độ ô nhiễm cao nhất là vào cuối giờ tan tầm vì mật độ phương tiện giao thông tham gia rất nhiều.
Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm chì do khí thải giao thông đã được giải quyết bởi quyết định cấm sử dụng xăng pha chì của Chính phủ Việt Nam từ tháng 1/2001.
3.2.1.2. Ô nhiễm tiếng ồn
Trong đô thị, giao thông vận tải được coi là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn giao thông to hay nhỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : lưu lượng dòng xe, thành phần dòng xe, tốc độ dòng xe, loại xe, xe cũ hay mới, chất lượng đường, địa hình đường phố, nhà cửa ... Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ môi trường đô thị là cần phải kiểm soát tiếng ồn giao thông.
Bảng 10: Kết quả quan trắc tiếng ồn ở Hà Nội
Đường phố
LA max (dBA)
LAcq (dBA)
Từ 6 giờ - 18 giờ
Từ 18 giờ - 22 giờ
QL 1, gần bến xe phía Nam
100,9
75,6
70,6
QL 5, gần cầu chui
101,9
75,4
70,6
Trần Hưng Đạo
99,0
72,2
70,4
Nguồn: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - 2002
Như vậy, căn cứ kết quả trên, so sánh với mức độ ồn tối đa cho phép tại khu thương mại dịch vụ gần đường là 70 dBA (TCVN 5949 - 1998) thì tại các đường quốc lộ qua Hà Nội đều vượt tiêu chuẩn, nhất là vào ban ngày từ 2 - 5 dBA.
Trên các trục đường chính ở Hà Nội, mức ồn tương đương trung bình ban ngày từ 74,0 - 84 dBA, ban đêm 67,3 - 73,0 dBA vượt tiêu chuẩn cho phép tới 1,2,lần. Theo đánh giá, mức ồn tương đương trung bình của dòng xe trên các tuyến giao thông đô thị của Hà Nội đã gây ô nhiễm môi trường ở mức trung bình.
Tiếng ồn gây giảm thính lực cho con người, tăng bệnh thần kinh và cao huyết áp, hiệu quả làm việc kém. Theo các nghiên cứu y tế, tiếng ồn gây ra những tổn thương cho cơ thể tùy thuộc vào tần số, cường độ và áp lực của âm thanh, nghiên cứu những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên thấy 87% mất ngủ, 35% suy nhược, rối loạn tiêu hóa, một số người có cảm giác chóng mặt buồn nôn, lo lắng sau khi tiếp xúc (Brunel và Lefon).
Bảng 11: Tính tổn thương cơ thể do tiếng ồn (Theo NN Lien, 1983)
Mức độ điếc
Thiếu hụt thính lực
% tổn thương cơ thể
Nhẹ
15 - 25%
5
5
25 - 35%
5
10
10
Trung bình
36 - 45%
10
20
20
46 - 55%
20
30
30
Nặng
56 - 65%
30
40
40
66 - 75%
40
50
50
Quá nặng
76 - 95%
50
60
60
100%
60
70
15 -25%
26 - 35%
36 - 45%
46 - 55%
56 - 65%
66 - 75%
76 - 95%
100%
Thiếu hụt thính lực
3.2.2. Tác động tới sức khỏe con người do ô nhiễm
3.2.2.1. Tác hại do ô nhiễm môi trường không khí (bao gồm cả khí thải và tiếng ồn) đối với sức khỏe người dân Hà Nội
Các chất ô nhiễm có trong khí thải các phương tiện giao thông đều gây ra những tác động xấu tới sức khỏe con người. Tính độc của chúng đối với con người và môi trường phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong không khí và thời gian tiếp xúc.
- Khí CO2 là chất gây ngạt, một loại khí nhà khí quan trọng. ở nồng dộ 10% gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai. tun rẩy, buồn ngủ rồi bất tỉnh. ở nồng độ cao hơn sẽ bị ngất nhanh, da tím ngắt. hơi thở chậm, chân tay lạnh.
- Khí CO là chất có hại đối với bệnh tim mạch và phụ nữ có thai. Nó có phản ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu và tạo ra Cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển ôxy của máu đi nuôi cơ thể. Hàm lượng COHb trong máu có thể làm bằng chứng cho mức độ ô nhiễm khí trong không khí xung quanh. Khi người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ptm có thể bị tử vong khi nồng độ CO tới 1000 ptm thì làm lá cây bị rụng, bị xoắn , diện tích lá thu hẹp, cây non chết yểu.
- Các loại Hidrocacbon thoát ra từ khí thải có thể làm hình thành các chất ôxy hóa tổng hợp và ôzôn. Các loại Hidrocacbon thoát ra từ Cácte có khả năng gây ung thư. Các chất ô xi hóa tổng hợp và ô zôn tầng thấp là một trong những nguyên nhân gây ra sương mù quang hóa, làm giảm tầm nhìn.
- NO là chất độc đối với máu chuyển Hemoglobin thành methmogbin . Tác dụng trực tiếp lên thần kinh trung ương. Khi bị nhiễm độc nhẹ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, các triệu chứng này sẽ mất đi khi ra khỏi khu vực nhiễm độc. Khi nhiễm độc nặng: đau đầu, chóng mặt, guồn nôn, mệt mỏi, toàn thân da và môi có màu xanh tím, mạch yếu,huyết áp hạ, chân tay khó cử động, viêm phế quản và phù phổi cấp.
- NO2 là chất gây kích thích và gây thương tổn đường hô hấp, gây phù phổi, không loại trừ tác hại lên toàn cơ thể do các sản phẩm độc tạo ra từ bào phổi bị phân hủy.
- Andehyt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, buồn phiền, cáu gắt, gây nên phản ứng hóa học tổng hợp .
- Chì ( Pb) có ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, tuần hoàn, tiêu hóa và xương. chì và hợp chất của chì thâm nhập vàp cơ thể trước tiên qua đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó thâm nhập vào máu và tích tụ lại ở các mô của xuơng. Triệu chứng nhiễm độc chì: mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau nhức xương, co đau dạ dày.
- Muội (C) gây bệnh bụi phổi, khí thũng, đau mắt. Nó còn gây ra hiện tượng hấp thụ ánh sáng trắng và giảm tầm nhìn.
Tác động tới sức khỏe con người được đánh giá thông qua mức độ tiếp xúc của người dân với chất ô nhiễm. theo tổ chức Y tế thế giới phân loại tác hại sinh học do chất độc trong không khí được chia ra :
- Loại A: Sự tiếp xúc không gây bất kỳ một biến đổi nào có thể phát hiện được về mặt sức khỏe hoặc khả năng thích ứng của người tiếp xúc trong suốt đời họ.
- Loại B: Sự tiếp xúc gây tác hại đến sức khỏe hay khả năng lao động, nhưng có thể hồi phục nhanh chóng và không gây bệnh rõ rệt.
- Loại C: Sự tiếp xúc gây bệnh có thể hồi phục được.
- Loại D: Sự tiếp xúc gây bệnh không thể hồi phục được hoặc gây tử vong.
Do các chất này ở dạng khí nên dễ gây ra nhiễm độc cấp tính, vì khi hít thở không khí phổi sẽ hấp thụ các khí độc này dễ dàng. Ngoài ra, các khí khi bị hấp thụ sẽ vào hệ tuần hoàn ngay, điều này khác với các chất độc hấp thụ tử ruột, các chất độc có thể bị phân hủy ở gan trước khi chui vào hệ tuần hoàn.
Với mức phát thải các chất ô nhiễm của hoạt động giao thông hiện nay, lượng ô nhiễm về các chất thải NO, CO, SO2 ... do phương tiện tham gia giao thông chiếm tới 50%, tác động tới sức khỏe con người là tiếp xúc có thể gây bệnh.
Theo kết quả điều tra năm 2002 đối với 1200 hộ gia đình về tác động của môi trường đối với sức khỏe người dân Hà Nội, trong đó nội thành tại các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, ngoại thành tại các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, xác định được mô hình bệnh tật của nội và ngoại thành như sau có liên quan tới ô nhiễm do giao thông.
Bảng 12: Mô hình bệnh tật của nội và ngoại thành Hà Nội
Các bệnh
Nội thành
Ngoại thành
n
%
P
n
%
P
Huyết áp
46
7,6
0,05
59
9,8
0,05
Bệnh tim mạch
10
1,6
0,005
7
1,16
0,005
Viêm phế quản
24
4
0,001
75
12,5
0,005
Tai mũi họng
213
35,5
0,001
159
26,5
0,001
Bệnh mắt
5
0,83
0,05
14
2,33
0,05
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội - 2002
Các mẫu đo cho thấy ô nhiễm bụi và tiếng ồn ở mức cao ở cả nội và ngoại thành. Với các đối tượng là người già và trẻ em, các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính là khá cao (trẻ em 25,33 - 27,67%, người già 21,14%).
Dựa vào kết quả phân tích thống kê mẫu ngẫu nhiên, số lượng người nhiễm bệnh được xác định theo phương pháp suy rộng. Trong đó, số lượng người mắc bệnh có nguồn gốc từ giao thông vận tải được xác định theo phương pháp chuyên gia nghiên cứu bằng 13% số dân trong khu vực bị ảnh hưởng đối với nội thành và 8% đối với ngoại thành.
Bảng 13: Số lượng người nhiễm bệnh do hoạt động giao thông
Các bệnh
Số người mắc bệnh do GTVT
Nội thành
Ngoại thành
Huyết áp
16238
9393
Tim mạch
3418
1112
Viêm phế quản
8546
11981
Tai mũi họng
27776
25399
Mắt
1773
2223
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, 2002
3.2.2.2. Tác động tới thực vật và các công trình kiến trúc
Ngoài các tác động về sức khỏe con người, các chất ô nhiễm do giao thông còn gây ra những tác động lên các công trình kiến trúc và nông nghiệp.
Đối với thực vật, từng chất ô nhiễm lại có cơ chế tác động riêng nhưng nói chung đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Trước hết, về khí CO ở nồng độ lớn hơn 500 ppm, gây ra cháy mầm lá đối với các loài phong lan và hoa. Về khí SO2, khi xâm nhập vào các mô của cây khí này kết hợp với nước tạo nên axit sunfurơ (H2SO3) gây tổn thương màng tế bào và làm suy giảm khả năng quang hợp. Tương tự như tác hại của khí SO2, khí NOx cũng gây ra những tác động trên nhưng ở mức độ thiệt hại khác và cơ cấu của quá trình gây hại cũng khác biệt, phần lớn làm suy sụp các mô của lá từng vùng (đốm lá, xạm lá) hoặc toàn bộ. Kết quả là làm giảm khả năng quang hợp, phá vỡ các phản ứng hóa học diễn ra bên trong các tế bào. Riêng đối với bụi, tác hại xảy ra không chỉ với thực vật. Không những nó làm giảm độ trong suốt của khí quyển đối với ánh sáng mặt trời mà lớp bụi bao phủ trên lá cây cũng làm cho khả năng quang hợp, trao đổi khí và thoát nước đều bị hạn chế, Nếu trong bụi có chứa các chất ô nhiễm khác như hợp chất của flo, S thì còn gây tác hại gián tiếp đối với người và động vật khi sử dụng thực vật làm thức ăn.
Đối với các công trình kiến trúc, các chất gây ô nhiễm phản ứng hóa học với các vật liệu dẫn đến sự hư hỏng của công trình. Tác động đến các vật liệu chủ yếu là SO2 và bụi. Khí SO2 gây han rỉ mạnh đối với vật liệu bằng kim loại khi gặp ẩm trong không khí. SO2 biến thành H2SO3 và tác dụng với kim loại. Với các vật liệu xây dựng SO2 tác dụng với đá vôi tạo thành CaSO3 tan được trong nước, làm cho công trình có thể bị hư hỏng nặng. Bụi trong không khí cũng có tác động làm tăng cường quá trình han gỉ của kim loại đặc biệt là bụi than, bụi ximăng. Đồng thời cũng gây tác hại đáng kể do quá trình cọ xát, mài mòn bề mặt công trình bằng đá, gạch, kính khi có gió mạnh.
3.3. Vấn đề tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
3.3.1. Tai nạn giao thông (TNGT)
Từ sau năm 1995, số lượng đầu xe ô tô và mô tô tăng vọt do chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta trong việc làm ăn, hợp tác với nước ngoài. Nhà nước cấp côta cho phép các tổng công ty XNK, các công ty thương mại nhập thẳng xe ô tô, xe máy từ nhiều nguồn vào nước ta, đồng thời cấp giấy phép cho các hãng liên doanh lắp ráp ô tô, xe máy làm ăn ngay để tung vào thị trường. Lúc này, vấn đề tai nạn giao thông xuất hiện và ngày càng trở nên trầm trọng. Tình hình gia tăng số lượng ô tô, xe máy, theo phòng CSGT đường sắt - đường bộ, đặc biệt từ sau năm 2000 trở lại đây khi xe máy Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì tai nạn giao thông đường bộ vốn đã trầm trọng lại càng tồi tệ hơn nhiều.
Bảng 14: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
1995
2094
325
2.114
1996
3517
353
3.727
1997
2917
284
3.201
1998
2496
283
2.976
1999
2496
291
2.856
2000
2500
385
2.670
2001
476
2.238
Nguồn: Phòng CSGT Hà Nội, 2002
Vấn đề mất an toàn giao thông thường xảy ra do con người thiếu tự giác thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ và các quy định khác. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội đường ô tô quốc tế, trên cơ sở phân tích bản chất 2042 vụ tai nạn giao thông đường bộ, người ta nhận thấy: có tới 95% tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra đều có liên quan tới yếu tố con người. ở Việt Nam, theo thống kê của Cục CSGT đường sắt - đường bộ, trong 6 tháng đầu năm 2002 có 6.027 vụ TNGT do người điều khiển mô tô, xe máy gây ra. Tính ra TNGT do môtô, xe máy chiếm 72,5% tổng số các vụ TNGT đường bộ. Theo điều tra, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn cho thấy:
Chạy quá tốc độ quy định : 33,7%
Tránh vượt sai quy định : 23,5%
Say rượu bia : 5,4%
Thiếu quan sát : 12,4%
Đi sai phần đường : 2,5%...
Qua đó có thể thấy nguyên nhân tai nạn chủ yếu là do chính bản thân người tham gia giao thông không chấp hành quy định an toàn giao thông. Tình trạng này ở các năm trước đã xuất hiện nhưng không những không giảm đi mà càng ngày càng nghiêm trọng.
3.3.2. Ùn tắc giao thông
Hiện tượng ùn tắc giao thông được coi là quy luật tất yếu của các nước đang phát triển, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh càng rõ nét hơn, tại Hà Nội hiện nay một số đường, nút thường xảy ra ách tắc vào giờ cao điểm: sáng từ 6h - 8h, chiều từ 16h - 18h. Các tuyến thường xảy ra ách tắc là:
Nút: Vọng, Ngã Tư Sở, Bưởi, Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, Nguyễn Khuyến - Cửa Nam.
Đường: Nguyễn Trãi - Tây Sơn, đường vành đai 1, 2, đường Khâm Thiên.
Theo Sở GTCC về nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội chủ yếu là do :
+ Số lượng và mật độ các trường tiểu học, trung học, đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội lớn, đại bộ phận tập trung trong trung tâm thành phố. Nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới ùn tắc giao thông khu vực cổng trường giờ đến lớp và tan trường.
+ Ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong nhân dân còn yếu kém, thường chen lấn lòng đường khi xảy ra tắc đường càng làm cho hiện ùn tắc thêm kéo dài.
+ Tình trạng lấn chiếm hè phố để buôn bán kinh doanh khá phổ biến và bức xúc.
+ Nhiều chợ xanh, chợ cóc họp không đúng nơi quy định.
+ Tình trạng đổ rác, phế thải và tập kết vật liệu xây dựng, các loại phương tiện đỗ, dừng không đúng nơi quy định cũng chiếm chỗ gây ùn tắc giao thông.
+ Thành phần tham gia giao thông hỗn hợp thường đi không đúng phần đường quy định...
+ Các phố cổ cấm ô tô ít khi xảy ra ùn tắc, vì các phố ngắn nhiều lối thoát và đặc biệt không có hiện tượng xe máy đi trộn lẫn ô tô. Hiện tượng ùn tắc giao thông chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường đô thị mà có ô tô, xe máy và xe thô sơ đi chung, hòa trộn lẫn nhau. Các tuyến phố cho dù mật độ xe máy qua lại rất đông, nhưng nếu chỉ toàn xe máy và xe thô sơ thì có thể tự điều chỉnh được nên ít xảy ra ùn tắc, nếu có mặt xe ô tô là khả năng xảy ra ùn tắc dễ dàng xảy ra nhất là khi ô tô rẽ trái cắt dòng xe hai bánh.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG BỘ Ở HÀ NỘI
I. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC THIỆT HẠI KINH TẾ DO GIAO THÔNG
Mô hình tổng quát có dạng:
TC = TC1 + TC2 + TC3
Trong đó :
TC : Tổng thiệt hại kinh tế do giao thông
TC1 : Thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm môi trường không khí (bao gồm cả ô nhiễm tiếng ồn)
TC2 : Thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra
TC3 : Thiệt hại khi xảy ra ùn tắc giao thông
1.1. Các chi phí về sức khỏe do hoạt động giao thông làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn
TC1 được xác định dựa trên các chi phí:
Chi phí khám chữa bệnh đối với những người mắc bệnh
Chi phí xã hội mất (cụ thể là người bệnh mất) do không thể làm việc trong thời gian chữa và dưỡng bệnh
Chi phí người nhà bệnh nhân mất do phải nghỉ ở nhà để chăm sóc bệnh nhân.
Các chi phí này chỉ ước tính những thiệt hại có tính trực tiếp về thể chất của người bệnh, có tính tức thời chứ không xác định những thiệt hại có tính lâu dài về sau .
Số liệu đầu vào xác định chi phí về sức khỏe :
Bij : Số bệnh nhân mắc bệnh i điều trị theo loại hình j
i : Loại bệnh
j : Loại hình điều trị (=1: nội trú, =2 : ngoại trú)
Với Bij = aij Pij
Aij : Số người theo điều tra mẫu mắc bệnh i phải điều trị
Pij : xác xuất mắc bệnh trong dân
So : Số người được điều tra
S : Dân số khu vực bị ô nhiễm
2
aij = Aij / S Aij (i = 1,n)
j=1
Pij = (S Aij /So )S (i = i,n ; j = 1,2)
Ci1, Ci2 : Chi phí điều trị bệnh i tương ứng với Bi1 và Bi2 (đ/bệnh nhân)
Di1, Di2 : Thời gian điều trị bệnh i tương ứng với bệnh nhân nội trú và ngoại trú (ngày/người)
Ei1, Ei2 : Thời gian người nhà bệnh n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (12).doc