MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận về các vấn đề liên quan đến công tác GPMB 3
I. Các khái niệm 3
1. Đô thị 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Đặc điểm kinh tễ – xã hội của Đô thị 3
2. Đô thị hóa và các khu Đô thị mới 5
2.1Khái niệm về Đô thị hóa 5
2.2 Hình thức biểu hiện 5
2.3 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của việc xây dựng các khu Đô thị mới 6
3. Công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án xây dựng khu Đô thị mới 8
3.1 Khái niệm 8
3.2 Bản chất của công tác Giải phóng mặt bằng 10
3.3 Vai trò của công tác Giải phóng mặt bằng 11
4. Những nội dung chủ yếu của công tác GPMB 12
4.1 Điều tra hiện trạng khu đất quy hoạch quy hoạch dự án 12
4.2 Lập phương án thu hồi đất và đền bù thiệt hại về đất 13
4.3 Lập phương án tái định cư 14
5. Các chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất 16
II. Thực tiễn triển khai công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng khu Đô thị mới 16
1. Các yếu tố quan trọng trong thực tiễn triển khai giải phóng mặt bằng 16
1.1 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai 16
1.2 Công tác định giá đất và giá đất 18
1.3 Tính pháp chế 19
2. Công tác giải phóng mặt bằng hiện nay 21
2.1 Phương án đền bù 21
2.2 Chính sách hỗ trợ 22
2.3 Diện tích đền bù, giá đất đền bù 22
2.4 Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư 24
Chương II: Thực trạng công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn 26
I. Giới thiệu về khu Đô thị mới Trung Văn 26
1. Sự cần thiết đầu tư 26
2. Mục tiêu đầu tư 27
3. Quy mô dự án 27
4. Hình thức đầu tư 28 28
5. Hiện trạng dân cư 28
6. Đền bù giải phóng mặt bằng 28
II. Thực tiễn các bước giải phóng mặt bằng tại khu Đô thị mới Trung Văn 29
1. Căn cứ pháp lý 29
2. Thực tiễn các bước thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng đối với khu Đô thị mới Trung Văn. 30 30
III. Các vướng mắc trong thực tế 35
1. Mối tương quan công việc giữa chủ đầu tư và các bên 35
2. Lợi ích trước mắt và lâu dài 36
3. Tiêu cực xã hội 37
Chương III: Mô hình giải phóng mặt bằng ở Hà Nội và các giải pháp thực hiện. 41
I. Các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn – Từ Liêm. 41 41II. Các giải pháp cơ bản để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển Đô thị 45
1. Phân định rõ nhiệm vụ cho các sở ban nghành, chức năng liên quan, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về công tác giải phóng mặt bằng 45
1.1 Nhiệm vụ của các sở ban nghành liên quan trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 45
1.2 Hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản mang tính pháp lý liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 47
2. Xác định và định giá các loại đất 51
2.1 Phương pháp so sánh trực tiếp 51
2.2 Phương pháp thu nhập 59
2.3 Điều kiện áp dụng các phương pháp xác định giá đất 62
3. Thực hiện tốt công tác tái định cư 63
3.1 Đối tượng thực hiện tái định cư 63
3.2 Ban hành chính sách quốc gia về tái định cư 63
3.3 Xây dựng khu tái định cư tập trung và chính sách hỗ trợ đối với người bị ảnh hưởng 66
4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân 69
4.1 Quyền đảm bảo lợi ích hợp pháp của mỗi công dân 69
4.2 Quyền được đền bù khi giải tỏa mặt bằng 70
4.3 Quyền khiếu nại, tố cáo 70
5. Các giải pháp khác 71
5.1 Hỗ trợ, chuyển nghề cho những hộ gia đình bị thu hồi đất 71
5.2 Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho nơi bị thu hồi đất 72 72
5.3 Việc tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không chấp hành việc bàn giao mặt bằng 72.
Kết luận 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu xây dựng mô hình các bước giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng khu Đô thị mới tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT
Loại đất
Diện tích
Mức độ khó khăn
1
Đất ao, mương
3.800
2
Đất đường
1.200
3
Đất cơ quan hiện có
3.560
Công ty chế biến lâm sản Trung văn
4
Đất vườn
2.313
5
Đất ruộng
106.835
Tổng cộng
117.708
Dự án đầu tư xây dựng khu Đô thị mới Trung văn có nhiều thuận lợi với 95% đất khu Đô thị là đất ruộng việc đền bù và giảI phóng không gặp nhiều vướng mắc. Việc Chủ đầu tư công bố quy hoạch sớm và cắm mốc chỉ giới cùng với địa phương quản lý để tránh việc xây dựng các công trình tự phát trên khu đất cũng đã giảm bớt khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Một việc chủ đầu tư cần tiến hành ngay là điều tra xã hội học để đánh giá tính xã hội và kinh tế dân sinh trong việc thực hiện dự án và xây dựng các chính sách chế độ cho việc thực hiện giải phóng mặt bằng theo các quyết định thông tư hướng dẫn của Thành phố và Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
ii.Thực tiễn các bước giảI phóng mặt bằng tại khu Đô thị mới Trung văn.
Căn cứ pháp lý: Sau khi có các văn bản pháp lý của UBND Thành phố đồng ý cho Công ty đầu tư Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư một số hạng mục của khu Đô thị mới Trung Văn. Công ty, mà đại diện là Ban quản lý dự án trọng điểm đã phối hợp với các bên liên quan( UBND Xã Trung Văn, UBND huyện Từ Liêm,) tiến hành công tác GPMB dựa trên mốt số văn bản pháp lý cơ bản sau:
Nghị định số 22/1998 NĐ - CP, ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng.
Văn bản số 4448/ TC – QLCL ngày 04/09/1997 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù GPMB
Quyết định số 3519/ QĐ - UB ngày 12/09/1997 của UBND Thành phố Hà nội ban hành quy định thực hiện nghị định87/ CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội.
Thông tư số 3309/ HĐTCVGĐCN ngày 14/12/1999 hướng dẫn nội dung về chế độ quản lý kinh phí tổ chức thực hiện đền bù GPMB di dân tái định cư
Quyết định số 72/2001 QĐ - UB ngày 17/09/2001 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên Thành phố Hà Nội.
Thực tiễn các bước thực hiện Công tác GPMB đối với khu Đô thị mới Trung Văn.
Thành lập hội đồng GPMB:
Ngày 1/11/2004, UBND Huyện Từ Liêm đã ra Quyết định về việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm. Thành phần hội đồng gồm có:
Phó chủ tịch UBND Huyện Từ Liêm:
Phó phòng Tài chính vật giá:
Phó giám đốc công ty đầu tư xây dựng HN (Chủ đầu tư)
Chủ tịch mặt trận tổ quốc Huyện Từ Liêm
Phó phòng Địa chính NĐ và Đô thị
Chi cục trưởng Chi cục thuế Từ Liêm
Phó công an Huyện Từ Liêm
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện
Chánh thanh tra Xây dựng huyện
Phó giám đốc Ban quản lý dự án trọng điểm (Chủ đầu tư )
Chủ tịch xã UBND xã Trung văn
Cán bộ địa chính xã Trung văn
Chủ tịch HĐ
Phó Chủ tịch HĐ
Uỷ viên thường trực
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Đồng thời mời tham gia hội đồng:
Chủ nhiệm Hợp Tác Xã : Đại diện các hộ mất đất
Trưởng thôn Phùng Khoang: Đại diện các hộ mất đất
Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Từ Liêm có nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ theo khoản 4 điều 3 Quyết định số 72/2001QĐ- UB ngày17/0/2001 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường thiệt hại tái định cư khi nhà nước thu hồi đắt trên địa bàn Thành phố.
Giúp Chủ tịch UBND Huyện đề xuất giá bồi thường thiệt hại về đất ở, đắt chuyên dùng, báo cáo hội đồng thẩm định xem xét, trình UBND Thành phố phê duyệt, tổ chức xét duyệt từng phương án bồi thường tái định cư theo quy định.
Thành lập tổ công tác giúp việc Hội đồng GPMB:
Ngày 10/11/2004, UBND Huyện Từ Liêm đã ra Quyết định Thành lập tổ công tác giúp việc GPMB Huyện Từ Liêm để thực hiện GPMB 129.496 m2 đất tại xã Trung Văn, Huyện Từ Liêm, điều tra lập phương án GPMB chuẩn bị thực hiện dự án đâù tư xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn. Thành phân gồm:
- Phó chủ tịch UBND xã Trung Văn
- Cán bộ địa chính xã Trung Văn
- CB phòng địa chính – nhà đất & Đô thị
- CB phòng KH – Kinh tế&PTNT
- CB Chi cục thuế Từ Liêm
- CB Công An
- CB Thanh tra xây dựng
- CB phòng tài chính
- P. GĐ Ban QLDA Trọng điểm
- T.P Ký thuật GPMB BQLDA Trọng điểm
- Chủ nhiệm HTX Thống nhất
- Trưởng thôn - Đại diện hộ mất đất
Tổ trưởng
Tổ phó
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ công tác giúp việc Hội đồng GPMB Huyện Từ Liêm có nhiệm vụ:
- Điều tra hiện trạng: đất, hoa màu, thống kê tài sản của người bị thu hồi đất trong phạm vi thực hiện dự án, làm cơ sở bồi thường GPMB
- Phối hợp cùng Chủ đầu tư lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho các hộ bị thu hồi đất trình hội đồng GPMB phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của số liệu điều tra, phương án bồi thường GPMB.
2.3 Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản:
- Đo đạc, cắm mốc giới, điều tra, khảo sát hiện trạng khu đất giải tỏa
- Phòng Địa chính xã Trung Văn cung cấp số liệu về đất đai để cho chủ đầu tư lập bản đồ giải thửa ( bao gồm: diện tích, vị trí, chủ hộ sử dụng đất)
- Họp với các tổ chức cá nhân sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án
2.4 Vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện GPMB:
- Đây là công việc thường trực của tổ công tác GPMB
- Thông báo chủ trương, chính sách, giá đền bù của Hội đồng GPMB
- Tác động đến ý thức trách nhiệm về công tác GPMB của người bị ảnh hưởng.
2.5 Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình kê khai và tiếp nhận tờ khai
- Tổ công tác tổ chức thực hiện các cuộc họp dân để tiếp nhận và kê khai về: họ tên chủ sử dụng đất, nguồn gốc, diện tích đất, tình hình sử dụng, giấy tờ liên quan về nhà đất, các tài sản liên quan (nhà ở, cây cối, hoa màu …), ý kiến trình bày liên quan.
- Cung cấp cho từng hộ dân một bộ hố sơ bao gồm:
+ Quyết định của UBND về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện nghị định 197/2004/ NĐ- CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Thông báo của Hội đồng GPMB về chính độ, chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội.
+ Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất cần di chuyển GPMB để thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu Đô thị mới Trung Văn.
Kê khai diện tích đất, nguồn gốc, ranh giới, tài sản hiện có trong khu đất và nguyện vọng của người đang sử dụng khi bị thu hồi đất.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tổ chức điều tra xác định nhà đất, tài sản, nhân hộ khẩu làm căn cứ lập phương án
UBND Xã xác nhận các nội dung về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đai. Theo từng thời gian cụ thể
Công an xã xác nhận về nhân, hộ khẩu, việc sinh hoạt, việc sinh hoạt cư trú của hộ gia đình, cá nhân.
Ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của người bị thu hồi đất về giá đền bù, về hỗ trợ tái định cư, về chuyển đổi nghề nghiệp.
Tiến hành, đo đạc, xác nhận những tài sản do người sử dụng đất đã kê khai.
Họp tổ công tác, chủ đằu tư về tài sản, đất đai và nguyện vọng của người đang sử dụng đất.
Trình phương án giá đất:
Hội đồng GPMB Huyện Từ Liêm thông báo về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Trung Văn – Huyện Từ Liêm như sau:
Giá đất đền bù đất nông nghiệp thuộc khu đất GPMB Xã Trung Văn – Huyện Từ Liêm như sau:
+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản:
Đất hạng 1:
Đất hạng 2:
Đất hạng 2:
Đất hạng 4:
108.000 đ/m2
90.000 đ/m2
72.000 đ/m2
54.000 đ/m2
+ Đất trồng cây lâu năm:
Đất hạng 1:
Đất hạng 2:
Đất hạng 2:
Đất hạng 4:
Đất hạng 5:
126.000 đ/m2
108.000 đ/m2
84.000 đ/m2
63.600 đ/m2
48.000 đ/m2
Hội đồng GPMB thụ lý trình UBND Huyện Từ Liêm.
UBND Huyện Từ Liêm xem xét phê duyệt.
Định giá tài sản để làm căn cứ bồi thường.
Giải quyết tồn tại trong công tác điều tra.
Soát quỹ đất dùng để GPMB
Lập phương án bồi thường thiệt hại.
Lập phương án đền bù tổng thể
Lập phương án đền bù chi tiết.
Chủ đầu tư và Hội đồng GPMB xác nhận phương án đền bù thiệt hại.
Niêm yết công khai phương án đền bù tại UBND Xã Trung Văn.
Thẩm định, phê duyệt phương án đền bù thiệt hại.
Thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại.
Giải quyết khiếu nại, vướng mắc.
Tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư.
Các vướng mắc trong thực tế.
Mối tương quan công việc giữa chủ đầu tư và các bên:
Chủ đầu tư:
Đã hoàn tất các thủ tục mang tính pháp lý do UNBD Thành phố giao, để được xác định là chủ đầu tư xây dựng và phát triển khu Đô thị mới Trung Văn.
Được giao cùng với các bên liên quan ( UBND xã Trung Văn, Hội đồng GPMB Huyện Từ Liêm, tổ công tác ) thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại xã Trung Văn.
Cố gắng thực hiện tốt tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, sao cho sớm hoàn thành để có mặt bằng thi công các hạng mục công trình, nhằm thực hiện đúng tiến độ dự án đầu tư, phát huy tính hiệu quả của dự án.
Tuân thủ các quy định, các văn bản mang tính pháp lý của các cấp trên liên quan.
Các bên liên quan:
+ UBND Thành phố:
Ra quyết định thu hồi đất để đầu tư xây dựng khu Đô thị mới tại xã Trung Văn – Từ Liêm
Xác định đơn vị chủ đầu tư dự án.
Ra các văn bản, thông báo, thông tư hướng dẫn kịp thời giúp chủ đầu tư thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
+ Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Từ Liêm và tổ công tác
Thực hiện tốt và đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.
+ Người bị ảnh hưởng ( các hộ dân có đất bị thu hồi )
- Thực hiện tốt và nghiêm túc quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước, đó là việc chấp hành các chủ trương về công tác bàn giao mặt bằng cho các dự án phát triển đô thị của UBND Thành phố.
- Có quyền được yêu cầu đền bù khi bị thu hồi đất, về giá cả, về hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, đôi khi từ chính điều này lại dẫn đến việc làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, do sự đòi hỏi quá lớn của các hộ dân bị thu hồi đất về giá cả đền bù và về các yêu cầu khác. Điều này cũng là mâu thuẫn lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng hiện nay. Mâu thuẫn này cần được tháo gỡ thông qua việc chứng minh sự hợp lý của giá cả đền bù của Hội đồng giải phóng mặt bằng.
Đối với dự án xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn, giá đền bù đất nông nghiệp được xem là hợp lý. Bởi vì, nó được đưa ra dựa trên sự phù hợp về bảng giá đền bù đất Nông nghiệp của UBND Thành phố quy định và dựa trên sự tái thu nhập của các hộ dân có đất thu hồi ( nghĩa là số tiền đền bù nếu đem gửi tiết kiệm thì sẽ lớn hơn hoặc bằng thu nhập thực tế từ việc lao động trên ruộng đất mang lại trong một khoảng thời gian xác định ).
Lợi ích trước mắt và lâu dài:
+ Về trước mắt:
Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nhà ở của một bộ phận dân cư đô thị.
Tạo ra quỹ nhà ở cho Thành phố. Dự án đã đóng góp vào quỹ nhà Thành phố được diện tích 120.610 m2 sản nhà ở, 18.774 m2 sàn dịch vụ công cộng.
Tạo ra được hệ thống các khu đô thị hiện đại.
Tuy nhiên, dụ án cũng đã ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân vốn cuộc sống chỉ dựa vào nông nghiệp. Mặc dù đã được đền bù thỏa đáng, nhưng chưa có quen với cách làm ăn mới – không dựa vào ( hoặc một phần nhỏ do có những hộ diện tích đất nông nghiệp không bị lấy hết ) nông nghiệp. Ngoài ra là các vấn đề về môi trường, an ninh xã hội…
+ Về lâu dài:
Dự án đã góp phần hoàn thành giai đoạn đầu của kế hoạch xây dựng Đô thị mới Tây Nam Hà Nội 201 ha nằm trong kế hoạch phát triển không gian đô thị Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đầu tư đồng bộ các khu nhà ở phối hợp với hệ thống hạ tầng xã hội được đầu tư ở giai đoan tiếp theo sẽ góp phần thiết thực vào việc từng bước nâng cao môi trường sống đô thị Hà Nội đạt tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, văn minh.
Nâng tầm của Thủ đô Hà Nội ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tiêu cực xã hội.
Nếu không làm tốt và đúng chủ trương của UBND Thành phố thì quyền lợi và lợi ích của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời bản sắc văn hóa cũng bị mai một dần do đô thị hóa.
Có những hộ dân cố tình không chấp nhận giá đền bù mà Hội đồng giải phóng mặt bằng đưa ra, dẫn đến việc không bàn giao hoặc bàn giao chậm mặt bằng cho chủ đầu tư. Đối với các trường hợp này cần có các biện pháp cưỡng chế.
Trong quá trình chuyển đổi phong tục, cách sống của người dân từ nông thôn chuyển sang thành thị thì cũng kéo theo các vấn đề về xã hội như : an ninh, đầu cơ trục lợi…
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------***--------
Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tàI sản trên đất cần di chuyển GPMB để thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu đô thị trung văn.
I. Họ và tên chủ sử dụng đất hoặc tài sản: ……………………Tuổi……
Địa chỉ ……………………………………………………………
II. Hộ khẩu, nhân khẩu ( dùng cho hộ gia đình, cá nhân):
Hộ khẩu thường trú số ……... Đăng ký tại……………..
Tổng số nhân khẩu …………....người
- Gia đình thuộc đối tượng chính sách ( ghi rõ chính sách được hưởng) …………………………………………………….
Nguồn gốc, diện tích đất:
Về đất:
Loại đất………Hính thức sử dụng: Riêng…....m2; Chung………..m2
Vị trí: …….. Phường ( xã, thị trấn ) ………..Quận ( Huyện )……
Thửa số……..Tờ bản đồ số ……...Diện tích…………m2
Nguồn gốc và thời gian sử dụng………………………….
………………………………………………………….....
Thời gian sử dụng diện tích đất trong chỉ giới GPMB: tháng…... năm.... m2
Trong đó: Sử dụng riêng: ………..m2; Sử dụng chung:………………….m2
Diện tích đất hợp pháp:………………...m2
Về nhà ở:
Địa chỉ……………………………………………………
Hình thức sở hữu…………………………………………
Diện tích nhà……….m2; Trong chỉ giới GPMB…….m2. Ngoài chỉ giới GPMB…….m2.
Nguồn gốc:………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
3.Tình hình sử dụng ( cho mượn, cho thuê, góp vốn, thế chấp )……..
……………………………………………………………………….
4.Giấy tờ liên quan về nhà đất:………………………………………
……………………………………………………………………….
IV. Tài sản trên đất thuộc phạm vi bồi thường:
1. Công trình kiến trúc: ( kê khai chi tiết từng hạng mục công trình về diện tích, hạng nhà, cấp nhà, thời gian xây dựng, có phép hay không )
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
2.Tài sản khác:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
3. Cây cối hoa màu: ( từng loại cây, ghi rõ số lượng, quy cách, mật độ)
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
V.ý kiến trình bày khác (nếu có):
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
VI. Sơ họa về nhà đất:
Chúng tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiêm.
Từ Liêm, ngày……….tháng………..năm2005
Chủ sử dụng đất, tàI sản trên đất
( Ký, ghi rõ họ tên )
(Phụ lục : Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất cần di chuyển GPMB để thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu Đô thị Trung Văn.)
Chương III: Mô hình giải phóng mặt bằng ở Hà Nội và các giải pháp thực hiện.
Các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng khu Đô thị mới tại Hà Nội – Kinh nghiệm từ công tác giải phóng mặt bằng cho việc đầu tư xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn – Từ Liêm.
Khu Đô thị mới Trung Văn có diện tích khoảng 14 ha. Toàn bộ diện tích trước đây là ruộng rau muống của các hộ dân xã Trung Văn – Từ Liêm. Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Từ Liêm đã phối hợp các cơ quan, ban nghành liên quan, hướng dẫn chỉ đạo thông qua các văn bản mang tính pháp lý nhằm đạt được tiến độ giải phóng mặt bằng một cách nhanh nhất, sớm có được mặt bằng đề tiến hành thi công các hạng mục công trình.
Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành. Phần lớn các hộ dân đã đồng ý ký vào biên bản nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư ( Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội ). Trong quá trình thực hiện công tác, tuy có gặp một số khó khăn do một số hộ dân ( không đáng kể ), nhưng nhờ làm tốt công tác vận động tuyên truyền nhân dân, sớm nhận thức được giá đền bù là hợp lý, hiểu được chủ trương chính sách của UBND Thành phố và công tác hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân tái sản xuất ( tiếp tục canh tác trên các thửa ruộng không bị thu hồi còn lại), cách làm ăn.(gửi tiết kiệm, chăn nuôi,kinh doanh ) để tiếp tục duy trì nguồn thu nhập tối thiểu bằng nguồn thu nhập trước khi bị ảnh hưởng của công tác GPMB.
Để có được tiến độ giải phóng mặt bằng thuận lợi, chủ đầu tư và tổ công tác GPMB đã tiến hành triệt để các công đoạn trong khâu giải phóng mặt bằng. Từ kinh nghiệm đó, có thể nghiên cứu và áp dụng các bước giải phóng mặt bằng, nhằm có được diện tích để xây dựng các khu Đô thị mới như sau:
Sơ đồ cụ thể các bước giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới.
Thành lập hội đồng GPMB
Vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện GPMB.
Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản.
Điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm cắm mốc giới.
Thành lập tổ công tác giúp việc Hội đồng GPMB
Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình kê khai và tiếp nhận tờ khai.
Kê khai diện tích đất, nguồn gốc, ranh giới, tàI sản hiện có trong khu đất và nguyện vọng của người đang sử dụng đất khi bị thu hồi.
Cơ quan thuế xác nhận hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Họp tổ công tác, Chủ đầu tư về tài sản, đất đai và nguyện vọng của người đang sử dụng đất.
Trình phương án giá đất.
Hội đồng GPMB thụ lý trình UBND Huyện Từ Liêm.
UBND Huyện Từ Liêm xem xét phê duyệt
Định giá tài sản để làm căn cứ bồi thường
Giải quyết tồn tại trong công tác điều tra.
Soát xét quỹ đất dùng để GPMB.
Kiểm tra thực tế với tờ khai về số liệu.
Lập phương án bồi thường thiệt hại.
Lập phương án đền bù tổng thể.
Lập phương án đền bù chi tiết
Chủ đầu tư và hội đồng GPMB xác nhận phương án bồi thường thiệt hại.
Niêm yết công khai phương án bồi thường thiệt hại
Thẩm định, phê duyệt phương án đền bù thiệt hại.
Thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại.
Giải quyết khiếu nại, vướng mắc
Tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư.
Trên đây là cụ thể các bước cần khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, mỗi bước đều đòi hỏi các cơ quan ban ngành chức năng liên quan phối hợp chặt chẽ để thực hiện. Trong quá trình làm công tác, cũng cần phải linh động trong từng công việc, có thể thực hiện cùng một lúc nhiều công việc, nhưng cũng có những công việc cần tiến hành trước khi làm công việc khác. Có những công việc cần thời gian để thực hiện, có những công việc thời gian thồi chưa đủ, bởi có những công việc rất nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi, lợi ích của người bị ảnh hưởng. Do đó, với những công việc như : đo đạc, khảo sát, cắm mốc giới quy hoạch, xác định phương án đền bù thiệt hại… cần thực hiện nghiêm túc và lắng nghe nguyện vọng của người bị ảnh hưởng.
Trong thực tế, có nhiều dự án xây dựng ngay từ giai đoạn giải phóng mặt bằng đã nảy sinh mâu thuẫn rất gay gắt, nhiêu khi xảy ra các vụ án dân sự của chủ đầu tư với người dân – các hộ gia đình bị thu hồi đất. Chủ yếu là do mâu thuẫn về giá đền bù, về hỗ trợ tái định cư không đáp ứng được quyền lợi của người dân, tối thiểu là phải bằng trước khi họ bị thu hồi đất. Do vậy, để có được tiến độ giải phóng mặt bằng thuận lợi, phục vụ các dự án xây dựng nói chung và khu Đô thị mới nói riêng cần thực hiện các công việc theo sơ đồ trên một cách thật tốt. tránh gây ra những mâu thuẫn với các hộ dân bị ảnh hưởng. Để làm tốt các công việc trên, giảm tối thiểu các mâu thuẫn phát sinh, dưới đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản.
II. Các giải pháp cơ bản để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị:
1/ Phân định rõ nhiệm vụ cho các sở ban nghành chức năng liên quan, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về công tác giải phóng mặt bằng.
Nhiệm vụ của các sở ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư:
1.1.1 Sở tài chính:
Tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân thành phố phương thức huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho các dự án xây dựng khu tái định cư và bồi thường, hỗ trợ.
Chủ trì cùng các ban nghành liên quan nghiên cưu, trình ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Xác định, thẩm định giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi và giao đất tái định cư theo nguyên tắc, phương pháp và khung giá đất của Nhà nước.
Thẩm định, trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt giá cho thuê, giá bán nhà tái định cư.
Định kỳ 6 tháng một lần thông báo đơn giá làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về hoa màu, cây cối.
Nghiên cứu, trình ủy ban nhân dân thành phố định mức, đơn giá, chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, ổn định đời sống cho các tổ chức cá nhân, cải thiện hạ tầng kỹ thuật cho địa phương khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đặc điểm cụ thể từng dự án, chủ trì cùng các ngành liên quan trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các chính sách bồi thường, hỗ trợ phù hợp.
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức kiểm tra việc thu chi tiền bồi thường, hỗ trợ; kiểm tra nội dung và chi theo định mức chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; thu tiền bồi thường, hỗ trợ về tàI sản thuộc sở hữu Nhà nước, nộp ngân sách.
1.1.2 Sở tài nguyên môi trường và Nhà đất:
Chủ trì cùng các ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư và xây dựng nhà ở tái định cư; lập phương án sử dụng, điều hòa, bố trí quỹ nhà ở tái định cư cho các dự án trên địa bàn thành phố.
Trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt nguyên tắc bố trí tái định cư theo đặc điểm cụ thể của từng dự án, phù hợp với quy định chung của Chính phủ và Uy ban nhân dân thành phố.
Chỉ đạo việc xác định vị trí, ranh giới khu đất thu hồi để tổ chức điều tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức bán nhà, giao đất tái định cư, hoàn thành các thủ tục về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình.
Tổ chức vận hành, quản lý khu nhà ở tái định cư theo quy định của ủy ban nhân dân thành phố.
1.1.3 Sở xây dựng:
Chủ trì phối hợp với các nghành hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định mức bồi thường, hỗ trợ phá dỡ, cắt xén, di chuyển, chỉnh trang đối với công trình xây dựng dân dụng, công trình chuyên dùng, mồ mả và vật kiến trúc nghĩa trang, công trình hạ tầng kỹ thuật.
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý, giám sát chất lượng và quy chuẩn xây dựng trong các khu tái định cư.
1.1.4 Thường trực Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố:
Chỉ đạo nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tổng hợp nhu cầu về nhà ở, đất ở tái định cư làm căn cứ để lập kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn và dài hạn; chủ động phối hợp với Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất bố trí quỹ nhà, quỹ đất phục vụ nhu cầu tái định cư cho các dự án và phương án điều hòa quỹ nhà, quỹ đất giữa các dự án.
Đôn đốc các Sở, Ngành và ủy ban nhân dân các quận, huyện và chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ theo tiến độ.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dự án đang thực hiện giải phóng mặt bằng, phát hiện những vướng mắc để chỉ đạo giải quyết hoặc đề xuất ủy ban nhân dân thành phố giải quyết.
Tiếp nhận toàn bộ các ý kiến, kiến nghị của chủ đầu tư, UBND các quận huyện về các vấn đề vướng mắc, phát sinh có liên quan đến việc áp dụng chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và trong khâu tổ chức thực hiện để chỉ đạo giải quyết hoặc đề xuất UBND thành phố giải quyết.
Định kỳ tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố, báo cáo Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố và UBND thành phố.
1.1.5 Các Sở: Kế hoạch và đầu tư, công nghiệp, Giao thông công chính, Lao động thương binh và xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với UBND các quận, huyện và các Sở, ngành để tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản mang tính pháp lý liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
Sau khi luật đất đai được ban hành, Chính phủ đã có Nghị định số 90/1994/ NĐ - CP ngày 16/7/1994 quy định về đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lới ích quốc gia, lợi ích công cộng, quy định khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại bằng đất hoặc được đền bù thiệt hại bằng tiền. Tuy nhiên có một thực tế là: sau khi ban hành Luật đất đai, về cơ bản, đất đai đã có chủ sử dụng, đền bù thiệt hại bằng đất không thể thực thi; đền bù bằng tiền thì căn cứ vào giá đất do UBND thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại hầu hết các địa phương. Kết cục là Nghị định 90/ 1994/ NĐ- CP khả năng thực hiện rất hạn chế.
Nghị định số 22/ 1998/ NĐ - CP ngày24/4/1998 của Chính phủ thay thế Nghị định số 90/ 1994/ NĐ - CP, về cơ bản có kế thừa mốt số quy định của Nghị định số 90 CP và một số quy định như tiền đền bù thiệt hại về đất vẫn theo quy định của Chính phủ, nhưng được nhân với hệ số K, để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương: quy định rõ hơn về vấn đề tái định cư, chính sách hỗ trợ có lợi nhiều hơn cho người bị thu hồi đất. Nhưng Nghị định có một số bất cập là: Đó là người được Nhà nước giao đất, cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1268.doc