Mục Lục
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài . .1
2. Mục đích .1
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu 2
4. Lịch sử vấn đề . .2
5. Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài . .3
6. Phương pháp nghiên cứu . .3
Nội Dung
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng . 4
1.1. Cuộc đời . . . .4
1.2. Sự nghiệp . .6
2. Bút pháp trào phúng . .7
2.1. Thuật ngữ trào phúng . 7
2.2. Bút pháp trào phúng của một số nhà văn Việt Nam .8
3. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng . .8
3.1. Nhân vật trào phúng .9
3.2. Ngôn ngữ trào phúng .12
3.3. Giọng điệu trào phúng . .13
3.4. Các phương diện khác của trào phúng . 14
Kết Luận . .16
Một số hình ảnh về tác giả Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông . .17
Tài Liệu Tham Khảo .1
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô toàn thế giới, làm cho đời sống
của giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng
bố trắng chưa từng có thời kỳ 1930 – 1931. Tiếp đó là bầu không khí ngạt thở của
cuộc thoái trào cách mạng 1931 – 1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như
một dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng đồng lại làm cho tình trạng xã
hội vốn đã bi thương lại còn bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì
cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều
mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái
độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý. Cũng như ý thức về thân phận và cảnh tình
nghèo khó cơ cực của mình.
Khoảng thời gian từ 1930 – 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ báo :
Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên… và viết đủ
các thể loại : truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, trào phúng… Ngoài ra,
ông còn dịch các tác phẩm của văn hào người Pháp Victo Huygô.
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng là hai bút danh mà nhà văn của chúng ta thường dùng. Vũ
Trọng Phụng đặc biệt thành công và nổi danh ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
Ông được mệnh danh là : “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
Trong khoảng thời gian này, Vũ Trọng Phụng đã nổi danh như cồn nhờ những tác
phẩm của ông được đăng báo như : Cảm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm
cô…
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường được đăng trên các báo trước khi in thành
sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào bậc nhất
trong văn đàn văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới từ năm
1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu giảng dạy văn
học và trong đông đảo bạn đọc.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ My Lương, con một gia đình
buôn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất (nay thuộc phường Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cuối năm sinh con gái đầu lòng đặt tên là Vũ My Hằng.
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng và giàu lòng tự trọng. Một con
người nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và
giành giụm tiền để cưới vợ có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều trong khoảng thời
gian chưa đầy mười năm, gần hai mươi tác phẩm và nhiều bài báo nhưng cái nghèo cứ
bám riết gia đình ông. Do phải làm việc quá sức lại trong cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao
ngày một thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939,
tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới ngã tư Sở, nay thuộc quận Thanh xuân, Hà Nội nơi ông
mới về ở được vài tháng.
Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi.
Ông ra đi để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa đầy năm.
- 6 -
1.2. Sự nghiệp
Vũ Trọng Phụng là một tài năng lớn, sự nghiệp của ông thành công ở nhiều thể loại :
tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, kịch nói,… nhưng ông thành công đặc biệt ở hai
loại tiểu thuyết và phóng sự. Các tác phẩm của ông hầu hết được đăng báo rồi mới in
thành sách. Các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết và phóng sự của ông trở thành một
hiện tượng được dư luận quan tâm.
Các tác phẩm của ông qua các thể loại như sau :
Kịch
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày
3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victo HuyGô
Phóng sự
Đời cạo giấy (1932)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1936)
Lục sì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)
Truyện ngắn
- 7 -
Chống nạng lên đường (1930)
Một cái chết (1931)
Bà lão lòa (1931)
Con người điêu trá (1932)
Quyền làm bố (1933)
Cuộc vui ít có (1933)
Hai hộp xì gà (1933)
Cái hàng rào (1934)
Tình là dây oan (1934)
Duyên không đi lại (1934)
Thầy lang bất hủ (1934)
Ông đừng lầm (1934)
Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
Sư cụ triết lý (1935)
Rửa hờn (1935)
Bộ răng vàng (1936)
Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
Mơ ngày Tết (1936)
Tết ăn mày (1936)
Lỡ lời (1936)
Người có quyền (1937)
Cái ghen đàn ông (1937)
Lòng tự ái (1937)
Đi săn khỉ (1937)
Máu mê (1937)
Tự do (1937)
Lấy vợ xấu (1937)
Một con chó hay chim chuột (1937)
Một đồng bạc (1939)
Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
Bắt vích (1939)
Ăn mừng (1939)
Gương tống tiền (không rõ năm viết)
Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Cái ghen đàn ông
2. Bút pháp trào phúng
2.1. Thuật ngữ trào phúng
Trong lịch sử văn học Việt Nam thuật ngữ trào phúng được sử dụng rất nhiều, và đây
cũng là một khái niệm đã có từ lâu.
Xuất hiện hàng loạt từ có ý nghĩa tương đồng với trào phúng như : trào lộng, khôi hài,
châm biếm… nói chung đều là việc sử dụng những cử chỉ hay lời nói trước tiên là để
tạo ra tiếng cười nhưng tiếng cười ở đây là tiếng cười mỉa mai, đả kích, phê phán cái
- 8 -
sai. Khi sử dụng những biện pháp này trong văn chương những cái sai không bị phê
phán một cách trực tiếp nhưng thông qua tiêng cười để nói nên nhưng cái sai đó.
Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, mỉa mai, đả kích
xã hội và con người trong xã hội đó. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan
trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn thông qua việc xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu trong truyện,và tạo được những tình huống bất ngờ.
2.2. Bút pháp trào phúng của một số nhà văn Việt Nam
Ở nước ta tính chất khôi hài thấm đượm rất sâu sắc trong tầng lớp trí thức và dân gian.
Vì vậy trước, sau và cùng thời với Vũ Trọng Phụng cũng đã có rất nhiều nhà thơ, nhà
văn trào phúng như : Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Hồ Chí Minh… nhưng hầu hết thể
hiện ở việc châm biếm. Đây cũng một cách trào phúng nhưng dễ làm cho đối tượng
phật ý ấm ức, thù ghét, cũng gây ra tiếng cười nhưng không thâm thúy sâu sắc bằng
trào phúng.
Như Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng. “Tuy nhiên tiếng cười trào phúng của Tú Mỡ hóm
hỉnh, có duyên, nhưng không đậm đà sâu sắc” [5 ; 42]. Tú Mỡ thường giữ mục Dòng
nước ngược trên báo phong hóa.
Là nhà văn cùng thời với Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan được lịch sử văn học
Việt Nam ghi nhận là một cây bút truyện ngắn trào phúng lớn, tiếng cười trào phúng
của ông là sự phát hiện mâu thuẫn, tô đậm nó để gây cười và dẫn đến một kết thúc bất
ngờ. Tuy nhiên tiếng cười của Nguyễn Công Hoan chưa sâu, xây dựng nhân vật chưa
có cá tính độc đáo.
Hồ Chí Minh nổi tiếng với nhiều tác phẩm, đặc biệt là tập Nhật Kí Trong Tù – Tập thơ
được viết bằng cảm hứng hiện thực. Bộ mặt đen tối của nhà tù dưới chính quyền Quốc
dân đảng Trung Quốc được hiện lên một cách tỉ mỉ chi tiết, có giá trị hiện thực và sức
mạnh phê phán sắc sảo, bên cạnh đó xã hội trung quốc lúc bấy giờ được hiện lên rất rõ
qua các tác phẩm. Để thể hiện được những điều này qua tác phẩm của mình Hồ Chí
Minh tuyệt nhiên không dùng đến những lời thóa mạ hay đao to búa lớn mà chỉ đơn
giản sử dụng bút pháp trào phúng châm biếm với nhiều cung bậc khác nhau. Để thông
qua tiếng cười, mà Hồ Chí Minh đả kích chế độ thực dân và kêu gọi nhân dân đấu
tranh, thực hiện được mục đích trong thơ có thép, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận tư
tưởng.
3. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng
Hiện thực xã hội đóng một vai trò hết sức to lớn đối với nội dung và hình thức của các
tác phẩm văn học dù là trực tiếp hay gián tiếp. Và với Vũ Trọng Phụng cũng vậy, ông
phải sống trong một xã hội đầy những bất công, sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ,
xuất hiện nhiều giai cấp mới : tư sản mại bản, tư sản dân tộc, công nhân, vô sản lưu
manh... Kinh tế thì đói kém, lạc hậu. Nhân dân thì phải sống cực khổ dưới nhiều tầng
áp bức : phong kiến, thực dân, phát xít địa chủ. Các phong trào cách mạng thì nổi lên
khắp nơi, nói chung đây là một xã hội hỗn độn và phức tạp.
Chính vì vậy mà Vũ Trọng Phụng “người thư kí của thời đại”. Chỉ trong một thời gian
cầm bút rất ngắn ngủi mà đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc : hơn ba mươi
truyện ngắn, chín tập tiểu thuyết, chín tập phóng sự, bảy vở kịch, cùng một bản dịch
vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài
báo viết trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Năm 1936, ngòi bút của ông
nở rộ nhất là về tiểu thuyết, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất
- 9 -
hiện trên các báo. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực,
đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó, Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm
lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn
ngữ đời sống hằng ngày.
Tuy nhiên các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều có một nét nổi bật chung, mà đây
cũng là hồn trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, đó là bút pháp trào phúng. Để
chuyển tải nội dung cho các tác phẩm của mình, thủ pháp nghệ thuật chính mà Vũ
Trọng Phụng dùng là trào phúng.
Cũng giống như các nhà văn trào phúng khác, Vũ Trọng Phụng dùng tiếng cười để phê
phán, đả kích những thế lực đen tối, những thói rởm đời ở trong xã hội. Nhưng có thể
nói, Vũ Trọng Phụng là bậc thầy về bút pháp trào phúng với lối viết táo bạo, sắc sảo,
gay cấn đến sỗ sàng. Đặc biệt, tiếng cười lạ lùng của ông đã khiến người khác phải
ngỡ ngàng, thán phục, hoặc sợ hãi, tức tối. Điều này thể hiện rất rõ qua việc xây dựng
nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, và một số tình huống gây cười khác ở
các tác phẩm của ông.
3.1. Nhân vật trào phúng
Việc xây dựng nhân vật, là một trong những yếu tố không thể thiếu được khi sử dụng
bút pháp trào phúng trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, việc xây dựng nhân vật
trào phúng góp phần quan trọng để tạo ra sắc thái, và hiệu quả tiếng cười.
Trào phúng qua nhân vật, chính là việc xây dựng nhân vật, hay nói chính xác hơn, đó
chính là cuộc đời số phận của các nhân vật được thể hiện thông qua tác phẩm. Nhân
vật ở đây được xây dựng theo nhiều kiểu khác nhau, có thể là theo “nguyên tắc trong
ngoài bất nhất” [1 ; 476], hoặc thay đổi số phận do một nguyên nhân vô nghĩa lý nào
đó. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng rất nhiều cách để xây dựng nhân vật, nhằm tạo ra
tiếng cười sâu cay, và thể hiện bút pháp trào phúng độc đáo của mình.
Sự thay đổi đến “đáng sợ” của các nhân vật, được Vũ Trọng Phụng giải thích một cách
rất tự nhiên, hợp tình hợp lý, chính vì vậy mà làm cho người đọc thấy hết sức bất ngờ,
và bật ra tiếng cười trào phúng. Nổi bật nên trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là
Xuân Tóc Đỏ (Số Đỏ), Phúc (Trúng Số Độc Đắc)… nói chung “Vũ Trọng Phụng đã
tạo được một thứ nhân loại độc đáo cho riêng mình” [3 ; 214].
Thông qua Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho thấy cái xã hội lúc bấy giờ là “tấn kịch
thực sự của con người giữa những sự giả dối buồn cười”. Đó là một tên cơ hội, tiến
được trong xã hội nhờ trò “gian trá bịp bợm”. Xuân Tóc Đỏ thực chất chỉ là một đứa
lưu manh, vô học với lí lịch đen tối: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu
các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, bán cao đơn
hoàn tán trên xe lửa, chạy rạp hát, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt
trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô
giáo dục, nhưng tính nó quái lắm, thạo đời lắm” [2 ; 302 ].
Cuộc sống đầu đường xó chợ, những bài học ở vỉa hè, tạo ra một thằng Xuân bụi đời,
lưu manh. Xuân lang thang tự kiếm sống với nhiều nghề nghiệp “rẻ tiền” nên về lâu
càng trở nên ranh mãnh hơn. Nhưng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân
đã nhập vào những kẻ giàu có, từ ông bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyết. Nói
chung, cái xã hội đó là môi trường rất tốt cho những người như Xuân Tóc Đỏ. Con
đường tiến lên của Xuân hoàn toàn là do những cơ may. Có những điều mà đến chính
Xuân cũng không ngờ được. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kén
- 10 -
quảng cáo thuốc lậu trở thành sinh viên trường thuốc, một quan đốc - tờ Xuân, một vĩ
nhân cứu quốc, một bậc thượng lưu của xã hội. Tất cả tuy có được nhà văn phóng đại,
nhưng cái điều cốt yếu vẫn là sự tố cáo chân thực hiện thực xã hội.
Cuộc đời Xuân Tóc Đỏ hết gặp vận may này đến vận may khác. Sự “huyên thuyên”
của hắn khi chữa bệnh cho cụ cố làm mọi người kinh ngạc, nhưng hắn đã chinh phục
được họ. Ở nhân vật này, xuất hiện nhiều điều bất ngờ nhưng lại phù hợp với lôgíc nội
tại. Tính cách luôn có những mặt trước sau không thể thay đổi. Bản chất của một tên
lưu manh, mở miệng ra là cứ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Sự khôn ranh không phải do
học hành, mà do sự bắt chước, che đậy, đối phó với mọi tình huống. Nào hắn có biết
làm thơ đâu mà cũng được tôn là “Xuân Tóc Đỏ thi sĩ”, thực chất hắn chỉ thuộc bài thơ
“thuốc cảm, nhức đầu” của những tiệm thuốc giao cho hắn đi bán dạo! Trên sân khấu
cuộc đời xô bồ hỗn độn hắn sắm rất nhiều vai hài kịch. Nhưng đôi khi, giữa lúc đang
múa máy khóc cười trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và
gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên
hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học. Chẳng hạn lúc Xuân Tóc Đỏ “ưỡn ngực” nói to
trước vợ chồng ông Phán và trước mặt cả nhà Văn Minh : “Thưa ngài, ngài là người
chồng mọc sừng !” Tình cảnh bi đát xảy ra : “Ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã quỵ
xuống đất, cụ Tổ cũng nấc một cái to, ngã xuống giường”. Trong lúc bối rối nguy ngập
này, Xuân Tóc Đỏ thú tội và chỉ biết chạy thẳng một mạch như kẻ cắp : “Thưa cụ, quả
con vô học, xưa nay nhặt banh quần hạ lưu, không biết thuốc ạ !” Nhưng rõ là số hắn
quá đỏ : hắn không bị xem thường mà còn được trọng vọng ! Cái chết của cụ Tổ càng
làm người ta nể phục hắn. Đám tang cụ cố trước đó không hề có mặt hắn, nhưng trên
đường mai táng nhộn nhịp bỗng có sự xuất hiện lạ lùng của chiếc xe tang mà trên đó
có Xuân và mấy vị sư chùa bà Đanh ngồi chễm chệ. Chính sự xuất hiện này đã làm
cho đám tang càng thêm sang trọng, thượng lưu. Thân chủ của cụ Tổ càng thấy khâm
phục Xuân bởi Xuân đã góp phần làm lừng danh “đám tang lớn nhất từ trước đến
nay”. Nhưng đó là một sự thật mỉa mai, lố bịch, phũ phàng, tàn nhẫn.
Xuân Tóc Đỏ thấy rõ vị trí của mình trong xã hội, hắn ngày càng nhận rõ muốn tạo
được thanh thế và uy tín thì phải xem thường mọi người ! Hắn càng làm bộ, giả dối
bao nhiêu thì lại được kính trọng bấy nhiêu. Dù làm ra vẻ kiểu cách nhưng bản chất
của nhân vật này vẫn là lố bịch, kệch cỡm. Thái độ của hắn mỗi lần được tiếp xúc với
mọi người chỉ là sự đòi hỏi kiểu cách : “Rất hân hạnh”, và hết sức lố bịch khi hắn đứng
trước quần chúng : “Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý
mi, mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giản tán đi !” Thực chất của Xuân Tóc Đỏ
là như vậy.
Tác giả xây dựng thành công nhân vật này bằng bút pháp châm biếm sâu sắc, bằng
tiếng cười tung hô vào mặt xã hội “Âu hoá” kệch cỡm. Xuân Tóc Đỏ không chỉ là tính
cách của một cá nhân, mà là sự tổng hợp các loại người trong xã hội thối tha ấy.
Những kẻ luôn vỗ ngực tự coi mình là văn minh là những cải cách thực chất bọn họ là
những bầy hề sống thượng lưu, thác loạn. Chỉ trong xã hội thực dân, thì những kẻ như
Xuân Tóc Đỏ mới có “vai trò quan trọng” đứng trên thiên hạ làm xã hội điên đảo, mục
nát.
Xuân Tóc Đỏ là hình tượng độc đáo trong tiểu thuyết độc nhất vô nhị của văn học hiện
thực 1930 – 1945. Thông qua những chuỗi cười, mà Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt
cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cười ấy, đồng thời cũng là tiếng chửi
- 11 -
thẳng vào bọn người học đòi làm quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì
đồng tiền mà quên đi nhân phẩm.
Sự thay đổi của Xuân Tóc Đỏ, tạo ra những tình huống bất ngờ cho người đọc, và tạo
ra những tiếng cười trào phúng để châm biếm, phê phán xã hội bấy giờ, bút pháp trào
phúng của Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn đi sâu vào cuộc sống gia
đình, bạn bè. Những người mà tưởng rằng sẽ là chỗ dựa cho mình, nhưng thực chất từ
nhân vật tới những người thân đó chỉ sống vì đồng tiền. Điều này thể hiện rất rõ qua
Phúc trong Trúng số độc đắc.
Trúng số độc đắc, là tác phẩm biến một anh chàng nghèo kiết thành một người tỷ phú
với các hoàn cảnh gia đình, xã hội vây quanh anh ta. Trúng số độc đắc là một biến cố
đem đến những thay đổi thật lạ lùng, cái ngày trúng số như chia cuộc đời con người
gặp may ra hai phần mà bao nhiêu thứ điều trái ngược nhau đến bi đát.
Trước khi trúng số, Phúc là một người thất nghiệp, ngày ngày ra vườn hoa để đọc sách
bị vợ sỉ vả đủ thứ. Bố mẹ thì nói ra nói vào chửa Phúc là đồ ăn hại, vô tích sự, gàn dở,
đái nát, không đáng bưng bát cơm lên mà ăn. Nhẫn nhục đi xin một chân thư ký hãng
buôn, thì lão chủ Tây ném lá đơn xuống đất. Viết bài báo được đăng lên trang nhất,
nhưng khi hỏi tiền nhuận bút thì bị tòa báo nhục mạ để quỵt.
Chưa đầy nửa tháng, nghe tin Phúc trúng số thì các nhà báo kéo đến tấp nập, với một
thái độ cung kính xin chụp hình, phỏng vấn. Bố mẹ thì thay đổi như có phép thần
thông, khiến Phúc “phải cay đắng nhận ra rằng khi đứa con trúng số mười vạn cố
nhiên là bất thình lình cả bố lẫn mẹ đều thấy nó biến hình ra là đại quý tử”. Cả lão Tây
chủ hạng buôn ôtô, thấy Phúc đến là cúi chào rất thấp, nịnh hót liên hồi xin lỗi tới tấp.
Còn với Phúc, trước kia được khen là hiền lành, đứng đắn, đạo đức, nhưng từ khi trúng
số được bao nhiêu người nịnh hót tạo cơ hội cho anh ta bắt đầu sống cuộc đời trưởng
giả, lao mình vào con đường doanh thương của những Tây tư bản đến nỗi thịnh thoảng
nhớ lại những tư tưởng cũ của mình, anh lấy làm ngạc nhiên và anh đã thật thà tự nhận
xét rằng : xưa kia tôi đạo đức là vì chưa đủ tiền để hư. Phúc cũng đi theo cái mà Vũ
Trọng Phụng gọi là “vết xe thiên hạ” [1 ; 503].
Tả Phúc, Vũ Trọng Phụng không miêu tả nhiều về vẻ bề ngoài, người đọc chỉ biết đó
là “cậu áo dài trắng”. Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc trông thấy theo dõi cụ thể
tường tận, và sinh động những gì xảy ra trong cuộc đời của Phúc : dự định, hành động,
ý nghĩ. Vũ Trọng Phụng đã có cái nhìn rất sáng suốt, nhạy cảm, tinh tế không những
trông thấy tình cảm được biểu lộ mà cả những ý muốn đang tiềm tàng. Nhờ thế mà Vũ
Trọng Phụng có thể miêu tả tất cả những ngõ ngách, trong tâm hồn của Phúc.
Trong tiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng cũng đã để lại những ấn tưởng đặc sắc về
hình tượng các nhân vật. Trong số hàng loạt các nhân vật trong tác phẩm này, ta thấy
nổi bật lên hình ảnh Thị Mịch với những tính cách điển hình cho nhân vật tha hóa của
Vũ Trọng Phụng. Thị Mịch là nạn nhân trong Giông tố, tuy nhiên ngòi bút của Vũ
Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn đầu, ông tả Thị Mịch là một cô gái quê hiền lành,
chất phác, giản dị, chung tình và khi bị Nghị Hách làm nhục, ông tỏ một chút lòng
thương hại. Nhưng về sau dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, Thị Mịch trở thành một
nhân vật dâm đãng, và có những cử chỉ vô duyên đáng ghét của một người đang ở
trong cảnh nghèo khổ, bỗng được sống trong cảnh giàu có phong lưu. Tác giả không
có ý đồ xây dựng Thị Mịch thành một chị Dậu thứ hai, Mịch cũng giống như Long,
Phúc, Huyền được ông tạo ra để chứng minh cho cái quy luật tha hóa trong xã hội thực
dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Cảm tình của người đọc sẵn có từ trang đầu với Thị
- 12 -
Mịch đến đây thì mất hẳn. Với cách thể hiện nhân vật kiểu này, Vũ Trọng Phụng đã
phát hiện ra tính không đồng nhất với bản thân mình của nhân vật, tạo ra nhiều yếu tố
bất ngờ và tiếng cười trào phúng từ cái xung đột nội tại của chính nhân vật.
Nhân vật, yếu tố phản ánh trào phúng rõ nét trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng biệt tài xây dụng nhân vật, để gây lên những tiếng cười đả
kích, chế giễu, mỉa mai.
3.2. Ngôn ngữ trào phúng
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, đắc lực và đạt được hiệu quả cao nhất
khi con người sử dụng nó để giao tiếp. Điều này không chỉ được khẳng định trong
cuộc sống thường ngày mà trong văn chương cũng vậy.
Hầu hết các yếu tố để tạo nên một tác phẩm văn chương đều lấy công cụ là ngôn ngữ
để thể hiện. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng thành công rực rỡ, phần nhiều
được thể hiện qua ngôn ngữ.
Để trào phúng châm biếm trên bình diện ngôn ngữ, cách thường thấy ở Vũ Trọng
Phụng là ghép các tổ hợp từ có nghĩa tương phản trái ngược nhau như một sự “cưỡng
hôn ngôn ngữ”[4 ; 226] để tạo ra mâu thuẫn làm lệch chuẩn, gây cười. Bên cảnh đó,
còn sử dụng cách so sánh tổng hợp phối nghĩa của các ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trào phúng được ông vua phóng sự đất Bắc thể hiện một cách sắc sảo, tinh
tế ngay ở nhan đề. “Hạnh phúc của một tang gia” trích đoạn của tiểu thuyết Số đỏ cho
ta thấy một nghịch lý khác đời, khác người. Theo lẽ thường, tang gia đồng nghĩa với
sự mất mát đau buồn, nhưng ở đây, tang gia lại được miêu tả là hạnh phúc, hạnh phúc
đến với cả đại gia đình và với từng cá nhân trong gia đình đó.
Nhan đề trích đoạn là vậy, còn tên của thế giới nhân vật trọng tác phẩm thì sao ? Ở
phương diện nay, Vũ Trọng Phụng cung cấp cho người đọc những tràng cười giòn giã
bằng những cái tên buồn cười : TYPN (Típ Phờ Nờ), Xuân Tóc Đỏ, Phán Mọc Sừng…
Dọc theo chiều dài tác phẩm Số đỏ, người đọc còn gặp thấy hàng loạt từ, cụm từ gây
cười, làm nổi lên cái lố bịch, kệch cỡm của thói đời. “Lớp sóng ngôn từ phát đi là lớp
sóng ngôn từ đô thị”[2 ; 272]. Thế nhưng, quang cảnh tang gia được Vũ Trọng Phụng
miêu tả thật sống động, nhộn nhịp như cảnh chuẩn bị đám cưới với hàng loạt từ :
"huyên náo", "nhốn nháo", "rộn lên". Cảnh đưa đám cũng không kém phần hấp dẫn và
lôi cuốn với các từ : “Đám cứ đi...”, không biết đám cứ đi này là đám cưới hay đám
tang, mà chúng ta nghe thấy các từ ; “Con kia kháu thế ! Con này xinh hơn”. “Gớm cái
ngực đầm quá đi mất”, “Chồng gầy thế, vợ béo thế thì đến mọc sừng mất”, “Thằng ấy
bạc tình”, “Mỏ đồng hay mỏ chì”, “chim nhau, cười tình với nhau”, “đủ trai thanh gái
lịch", cụ cố Hồng cứ liên miệng câu “biết rồi khổ lắm nói mãi”. “Hứt ! Hứt ! Hứt !”,
tiếng khóc của chàng cháu rể Phán Mọc Sừng đã cho người đọc nhận thấy rằng : đây
có lẽ là một đám tang, nhưng đây cũng là một dấu chấm phá, là chi tiết đắt giá trong
bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Qua miêu tả cảnh tang gia, tác giả gọi nhà
đám là “bầy con cháu chí hiếu” chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ
Tổ, hoặc tác giả miêu tả : ‘‘Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong
quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!”
Ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng rất sinh động, câu nào cũng như là của
nhân vật tự mình nói ra, tác giả không hề gọt dũa. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng, sống
động có màu có sắc thì điều nhờ vào lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ họ dùng. Không chỉ
đối với nhân vật phản diện mà bút pháp trào phúng trong ngôn ngữ còn thể hiện qua cả
- 13 -
những nhân vật chính diện, nhân vật phụ. Trong Trúng số độc đắc, người vợ của ông
Phán nói : “Vẫn biết cái quyền của vị hiền phụ chính danh là không bao giờ lại chịu để
cho chồng cãi lại bất cứ điều gì”, và ông Phán già sợ con quá, ấy là “sợ mất hiếu với
con”.
Từng câu từng chữ trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều như là trào phúng và
cất lên như những tiếng đanh thép nó vừa toát ra ý nghĩa phê phán, phủ nhận, vừa có
tác dụng cảnh tỉnh lâu dài bởi vì ông vẫn đang còn tin, hy vọng vào con người có thể
thay đổi được xã hội đen tối lúc bấy giờ.
3.3. Giọng điệu trào phúng
Khi đọc những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, không chỉ qua nhân vật và ngôn ngữ
mà người đọc còn nhận thấy bút pháp trào phúng thể hiện rất độc đáo, sống động qua
giọng điệu. Giọng điệu gắn với việc miêu tả nhận xét của người trần thuật, có khi là
của nhân vật, giọng điệu có tính tổng hợp cao độ, việc phân chia giọng điệu trong từng
tác phẩm không hề đơn giản. Nếu căn cứ vào cảm hứng chủ đạo có thể chia thành
nhiều giọng điệu khác nhau như : giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng, giọng châm
biếm. Tuy nhiên, trên thực tế các giọng điệu luôn đan xen vào nhau, chứ không tách
bạch.
Trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng giọng điệu chính là trào phúng mỉa mai,
châm biếm, mua vui giọng điệu này thường bật lên một cách tự nhiên gắn liền với cái
nhìn thông minh và không kém phần khôi hài của tác giả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bút pháp trào phúng của vũ trọng phụng.pdf