Lời nói đầu 2
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
I.Tổng quan về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 5
1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Ý nghĩa 5
1.3. Các khái niệm hiệu quả 5
1.4. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân 6
1.5. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài 7
2.Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân 7
2.1. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả tài chính là lợi nhuận cao nhất và ổn định 7
2.2. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả kinh tế quốc dân là giá trị gia tăng quốc gia 8
2.3.Nguyên tắc xác định hiệu quả 11
2.3.1. Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả 11
2.3.2. Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích 11
2.3.3. Nguyên tắc về tình chính xác, tính khoa học 12
2.3.4.Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế 12
3.Các định mức hiệu quả kinh tế 12
3.1. Khái niệm 12
3.2. Một số định mức hiệu quả 12
II.Vốn kinh doanh và vai trò của vốn kinh doanh 15
1.Vốn và nguồn vốn kinh doanh 15
1.1.Khái niệm về vốn 15
1.2.Nguồn vốn 17
2.Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp 17
2.1.Phân loại vốn theo nguồn hình thành 17
2.2.Phân loại theo đặc điểm chu chuyển 18
2.2.1.Vốn cố định 18
2.2.2.Vốn lưu động 21
2.2.3.Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 23
3.Vai trò của vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp 24
III.Hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh 25
1.Quan điểm về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 25
2.Các tiêu chí về công việc quản lý hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 26
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 27
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 29
2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp 30
IV.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 31
1.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 31
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 32
2.1.Các nhân tố ảnh hưởng khách quan 33
2.2.Các nhân tố chủ quan 34
3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 35
3.1.Các biện pháp nâng cao hiệu quả công việc quản lý và sử dụng vốn 35
3.2.Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn 36
3.3.Lựa chọn nguồn vốn và mức độ huy động của từng nguồn cho hợp lý với mục đích kinh doanh 38
4.Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 40
4.1.Phương pháp so sánh 40
4.2.Phương pháp tỷ lệ 40
4.3.Một số phương pháp khác 40
Chương II:Thực trạng quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CEMACO 41
I.Khái quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CEMACO 41
1.Quá trình hình thành phát triển của công ty 41
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 43
3.Đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 44
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 46
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 47
5.Một số kết quả hoạt động của công ty CEMACO trong 2 năm 2006-2007 52
II.Tình hình quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty CEMACO trong năm 2006-2007 56
1.Quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp 56
1.1.Vốn của doanh nghiệp 57
1.2. Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động 57
1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 57
1.2.1.1. Vốn góp ban đầu 57
1.2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia 58
1.2.1.3. Phát hành cổ phiếu 59
1.3.Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp 59
1.3.1.Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại 59
1.3.2. Phát hành trái phiếu công ty 61
2.Tình hình phân bổ vốn và kết cấu vốn kinh doanh của công ty 62
2.1.Kết cấu vốn kinh doanh của công ty CEMACO 62
2.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty 63
2.3.Tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty 64
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 66
3.1.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 66
3.2.Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 67
3.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động 67
3.2.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 68
3.2.3.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty 70
4.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 71
4.1.Thuận lợi 71
4.2.Khó khăn 72
Chương III: Tổng kết công tác hoạt động của công ty trong năm 2007 phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2008 và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty 73
I. Tổng kết công tác công ty trong năm 2007 phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2008. 73
1.Tổng kết công tác công tác hoạt động của công ty trong năm 2007 73
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2007 73
1.1.Thực hiện kế hoạch kinh doanh 74
1.1.1.Mua-bán hàng hóa 74
1.1.2. Sản xuất và tiếp nhận hàng hóa 75
1.2.Hiệu quả kinh doanh 75
1.3.Công tác quản lý và điều hành 76
2. Phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2008 78
2. 1.Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2008 78
2.2. Một số biện pháp chủ yếu để triển khai thực hiện 78
2.2.1.Công tác xây dựng 78
2.2.2. Công tác đầu tư khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật. 79
2.2.3. Công tác nhân sự 79
2.2.4. Công tác quản lý điều hành. 79
II.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 80
1.Tìm kiếm thị trường ổn định,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 80
2.Về tổ chức đào tạo 80
3.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 81
4.Quản lý tốt các khoản phải thu 81
5.Giải pháp cho hàng tồn kho 83
6.Giải pháp quản lý tiền mặt 83
7.Quản lý chi phí 84
8.Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn kinh doanh 84
Kết luận 86
Tài liêu tham khảo 88
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật Cemaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sang phần động. Đây là quá trình dễ làm thất thoát vốn.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật nghĩa là phải duy trì quy mô ban đầu của tài sản cố định và duy trì thường xuyên năng lực phục vụ của nó. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải thực hiện các công tác như thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng không làm hư hỏng mất mát tài sản cố định…Bảo tòan vốn cố định về mặt giá trị nghĩa là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu trước những tác động của các yếu tố giá cả, tỷ giá hối đoái, lạm phát tiền tệ và ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật( nếu doanh nghiệp không những duy trì được quy mô sức mua ban đầu của bộ phận vốn cố định đầu tư vào tài sản cố định mà còn mở rộng được quy mô đó thì thực chất doanh nghiệp đã phát triển vốn cố định của mình).
Cùng với trách nhiệm bảo toàn vốn đồng thời phải chăm lo phát triển vốn, bởi vì bảo toàn vốn mới chỉ là tái sản xuất giản đơn, để tái sản xuất mở rộng tăng quy mô sản xuất doanh nghiệp phải tăng vốn từ kết quả kinh doanh có thêm vốn đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng các biện pháp sau:
Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác, trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình thường xảy ra rất đa dạng và nhanh chóng làm cho giá nguyên thủy của tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định bị sai lệch so với mặt bằng giá hiện tại của tài sản cố định. Việc thường xuyên đánh giá lạI tài sản cố định và đánh giá lại chính xác tài sản cố định tức là xác định được giá trị thực của tài sản cố định là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý là thu hồi vốn, hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống thất thoát vốn.
Lựa chọn các phương pháp khấu hao thích hợp, có nhiều phương pháp tính khấu hao nhưng tùy theo từng điều kiện cụ thể và hoàn cảnh cụ thể, người quản lý phải lựa chọn sao cho vừa đảm bảo, vừa thu hồi vốn đó, không gây ra những biến động lớn trong giá thành và bán sản phẩm.
Áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định như tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ, đảm bảo thực hiện về chế độ duy trì, bảo dưỡng máy móc, áp dụng các chê độ khuyến khích vật chất trách nhiệm vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định…
Những biện pháp kinh tế khác: Kịp thời xử lý những tài sản cố định bị lạc hậu, mất giá giải phóng các thiết bị không đầu tư kinh doanh sinh lời, mua tài sản cố định để phòng rủi ro, có cân nhắc thận trọng khi đầu tư đổi mới tài sản cố định. Cuối cùng sau mỗi kỳ kế hoạch người quản lý cần tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có thể rút ra những bài học về quản lý bảo tồn vốn cố định.
b.Đối với vốn lưu động
Bảo toàn vốn lưu động là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa và tiền tệ. Sự luân chuyển và chuyển hóa thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động khách quan và chủ quan trong đó có những yếu tố làm làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp bị giảm sút dần, do vây cần:
Phải xác định: Số vốn lưu động cần thiết trong kỳ kinh doanh. Việc xác định chính xác số vốn lưu động sẽ có tác dụng sau:
Tránh ứ đọng vốn( phải trả lãi vay) thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết tốI thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Tổ chức khai thác các nguồn vốn lưu động, cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên. Nếu còn thiếu thì doanh nghiệp tiếp tục tiến hành khai thác các nguồn vốn bên ngoài như: Vốn liên doanh, vốn vay ngân hàng…Tuy nhiên cần cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay, lãi cho đầu tư vốn phải lớn hơn lãi suất vay vốn thì người kinh doanh mới đi vay vốn.
Phải luôn có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động, để thực hiện mục tiêu trên doanh nghiệp cần phải được đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hóa, xử lý kịp thời các vật tư, hàng hóa chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Phải thường xuyên xác định phần chênh lệch giữa vốn bỏ ra ban đầu với giá thị trường về những tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp kịp thời. Ngoài ra doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời các khoản nợ khó đòi hay các hiện tượng chiếm dụng vốn.
Phải tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động một cách thường xuyên, nhờ các hệ thống dữ liệu phân tích, người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi. Ngòai việc bảo toàn vốn doanh nghiệp phải có trách nhiệm phát triển sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận.
3.3.Lựa chọn nguồn vốn và mức độ huy động của từng nguồn cho hợp lý với mục đích kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì sự cạnh tranh trong kinh doanh rất gay go và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển được doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hay là phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp mình. Đầu tiên doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh: Kinh doanh cái gì? Theo phương pháp nào?
Các phương án đề ra đó phải dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường. Các nhân viên tiếp thị không những phải lắm bắt nhu cầu tiêu dùng xã hội về mặt hàng hóa, chủng loại, số lượng, chất lượng…Ở thời điểm đó mà còn phải dự đoán được cả trong tương lai. Cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhân viên kinh doanh trình độ cao, khả năng nhạy bén với những biến động của thị trường. Đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành đạt hay thất bại của phương án kinh doanh.
Bên cạnh đó là phương án kinh doanh phải dựa trên cơ sở khả năng tài chính thực tế của doanh nghiệp cũng như các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động.
Sau khi đã chọn phương án kinh doanh kỹ càng và hợp lý, doanh nghiệp tiến hành các mặt hàng nhằm đảm bảo có nguồn cung cấp và tiêu thụ hàng hóa ổn định, lâu dài. Do thị trường luôn biến động nên doanh nghiệp cũng phải theo dõi sát sao để điều chỉnh phương án kinh doanh của mình sao cho hợp lý.
Trên cơ sở các phương án kinh doanh đã lập cần lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn của các yếu tố sản xuất kinh doanh để có thể biết được huy động vốn đến mức nào thì đủ cho phương án kinh doanh của doanh nghiệp vì vốn kinh doanh được bù đắp từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp nhà nước, thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần huy động vốn những nguồn vốn bổ xung nhằm bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường, mở rộng quy mô và đầu tư chiều sâu.
Ngoài nguồn vốn tự có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài thì có nhiều nguồn vốn khác nhau như: Vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vay các đối tương khác, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu,…Việc lựa chọn nguồn vốn nào là rất quan trọng cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế.
Nếu tăng trưởng nguồn vốn tự có doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong kỳ vì giảm bớt số vay, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp cần sử dụng triệt để nguồn vốn tự có và có trách nhiệm bảo toàn, đồng thời tăng trưởng số vốn đó.
Sử dụng nguồn vốn đi vay doanh nghiệp có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định. Nếu quá hạn mà không trả được thì phải trả cả gốc lẫn lãi vay quá hạn có lãi suất cao hơn lãi suất thông thường.
Do vậy doanh nghiệp nên hạn chế đến mức có thể các khoản vốn vay, khi vay phải xem xét tình hình cụ thể hiệu quả sử dụng các khoản vốn vay đó và khả năng trả. Còn khi doanh nghiệp thừa vốn tùy vào từng điều kiện mà lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh, cho vay, cần thẩm định rõ ràng và kỹ càng các dự án đầu tư liên doanh, khả năng thanh toán của từng người vay để tránh tình trạng nợ khó đòi.
4.Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
4.1.Phương pháp so sánh
để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính( thống nhất về thông tin, nôi dung, tính chất, đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn lựa là kỳ báo cáo hay kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, hay tương đối hay bình quân.
Trong phương pháp này người ta có thể có nhiều dạng so sánh như:
So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch.
So sánh số liệu thực tế giữa kỳ.
So sánh giữa các doanh nghiệp, các ngành.
So sánh số liệu thực với thông số kỹ thuật với các phương án khác.
4.2.Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính. Sự biến đổi của các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị của các tỷ lệ tham chiếu.
4.3.Một số phương pháp khác
Ngoài những phương pháp đã nêu ở trên chúng ta còn có thể sử dụng một số phương pháp để kết hợp và so sánh giữa các phương pháp với nhau như: Phương pháp đồ thị, liên hệ cân đối, phân tổ, phương pháp tương quan, phương pháp kinh tế lượng và các phương pháp thống kê khác.
Chương II:Thực trạng quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CEMACO
I.Khái quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CEMACO
1.Quá trình hình thành phát triển của công ty
Đầu năm 1958, tổng công ty dược phẩm trực thuộc Bộ Nội Thương được bộ giao cho nhiệm vụ tổng hợp như cầu của một số bộ khác về hóa chất và dụng cụ thí nghiệm thông thường. Nhu cầu khi đó chủ yếu là của bộ giáp dục, bộ y tế và bộ nông nghiệp là chính.
Sau đó, để thành một tổ chức chuyên doanh riêng theo đề nghị của tổng công ty. Bộ Nội Thương ra quyết định thành lập trạm dụng cụ hóa chất thí nghiệp cấp I(14/9/1959), trực thuộc tổng công ty. Khi ấy, tất cả các tổ chức chuên doanh chỉ là các trạm cấp I chưa được thành lập công ty, đây chính là tên đầu tiên của công ty. Từ khi tách ra riêng ra, với lúc đầu chỉ có 3-4 người và 2 căn nhà nhỏ ở 25 và 36 Hàng Gà-Hà Nội, trạm hoạt động rất hiệu quả, và được bộ phận thêm cơ sở ở 30 Tràng Tiền, 1 kho sơn ở Đức Giang, cơ sở ở 38 Hàng Điếu và 70 Hàng Mã.
Sau một thời gian dài hoạt động cùng với những thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức, trạm được nâng lên thành công ty. Đến năm 1972, công ty được chuyển về bộ vật tư cùng với một số công ty khác như: Công ty xăng dầu,công ty kim khí, công ty điện máy…Sang bộ vật tư, công ty trực thuộc tổng công ty hóa hóa chất vật liệu điện với cái tên mới là công ty vật tư khoa học kỹ thuật. Do tính chất và đặc điểm kinh doanh, sau nhiều lần nghiên cứu và bàn bạc, bộ vật tư đã đưa ra quyết định tách công ty ra khỏi tổng công ty hóa chất vật liệu điện thành công ty trực thuộc bộ. Quyết định này đã đánh dấu một bước ngoặt mới và có ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị.
Đến 1/1983, theo quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trưởng, công ty đựợc chuyển về trực thuộc ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước để có điều kiện gắn chặt việc cung ứng vật tư với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật. Đến 10/1988, công ty lại chuyển về bộ vật tư.
Một thời gian sau khi 3 bộ(bộ nội thương, bộ ngoại thương và bộ vật tư)sát nhập vào thành bộ thương mại thì công ty cũng được sát nhập với văn phòng tổng công ty(đã tách các công ty chuyên doanh vật liệu điện và hóa chất) thành công ty vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ Thương Mại, được thành lập theo quyết định số 679/BMT-TCCB của tổng công ty hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí với công ty vật tư khoa học kỹ thuật. Công ty chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế mới từ ngày 01/01/1996 theo điều lệ được bộ thương mại phê duyệt và theo đăng ký kinh doanh số 109820 do ủy ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 21/10/1995.
Tháng 6/2004: Để phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, công ty đổi tên thành”Công ty cổ phần hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật”. Sự ra đời của công ty cổ phần hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật không chỉ là bước ngoặt đánh dấu mốc cho sự thay đổi của cơ chế mới mà công ty còn muốn khẳng định vị thế mới trong nền kinh tế thị trường. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty khia thác có hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường về các loại vật tư thông dụng, vật tư khoa học kỹ thuật, trên cơ sở đó mà phát triển doanh nghiệp, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Hiện nay, công ty có tên: ”Công ty cổ phần hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật”
Tên giao dịch đối ngoại bằng tiếng anh:”CHEMICAL AND SCIENTIC TECHNOLOGICAL MATERIALSJOINT STOCK COMPANY”
Tên viết tắt: CEMACO Hà Nội.
Trụ sở chính: 70 Hàng Mã-Quận Hoàn Kiếm,TP Hà Nội
Tel: (04)8255710-8267176 - Fax: (04)8255711
Email: cemacohanoi@vnn.vn
Số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty cổ phần là: 12.730.000.000 (đồng).
Trong đó:
Vốn thuộc sở hữu nhà nước là: 4.508.500.000 (đồng) chiếm 35,4% vốn điều lệ.
Vốn thuộc sở hữu của cổ đông là: 7.724.500.000 (đồng) chiếm 60,7% vốn điều lệ.
Vốn thuộc sở hữu cổ đông là cá nhân,pháp nhân ngoài công ty là: 479.000.000 (đồng) chiếm 3,9%.
Công ty thực hiện hoạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản Việt Nam và nước ngoài. Sử dụng con dấu riêng và thực hiện kinh doanh các mặt hang hóa chất công nghiệp, sản xuất, chế biến, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Ngày nay trong xu thế và xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, đơn vị không ngừng củng cố và phát triển, xây dụng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hoá nguồn hàng, thu hút khách hàng trên phạm vi cả nước, trở thành nhà phân phối của nhiều sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và các đối tác tin cậy, nhà hoạt động kinh doanh vật tư khoa học kỹ thuật năng động hiệu quả, uy tín thương trường ngày càng nâng cao.
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Kinh doanh về ngành hàng hóa chất, vật tư khoa học kỹ thuật.Ngoài ra còn thực hiện dịch vụ kỹ thuật và bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, nhận thầu, trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng công ty được phép kinh doanh.
Điều tra nắm vững nhu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn mà công ty được giao quản lý. Tự tạo thêm nguồn vốn để đảm bảo cho việc mở rộng và tăng trưởng kinh doanh. Thực hiện chính sách tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh có lãi đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước để cải tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hóa và chất lượng kinh doanh. Đổi mới và hiện đại công nghệ và phương thức quản lý sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sải để tái đầu tư.
Tuân thủ chính sách chế độ cà pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ mà công ty thực hiện.
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của bộ luật lao đông đảm bảo cho người lao đông cũng được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng công ty.
Đảm bảo thực hiện việc quản lý vốn, tài sản và các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định.Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
3.Đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Là một doanh nghiệp cổ phần thương mại nên hoạt động chủ đạo là kinh doanh đa dạng các mặt hàng: Các sản phẩm và nguyên liệu hóa chất công nghiệp, vật liệu vật tư khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm hóa chất công nghiệp: Đây là mặt hàng chủ đạo là hóa chất công nghiệp phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng, thí nghiệm, khảo sát, chế thử sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa học…Ngoài ra còn có các hàng ngoài ngành tập trung vào các loại công nghệ lẻ, các kim loại màu, hợp kim mà trong nước chưa sản xuất được như: Mangan, Silic, Oxit các loại, kẽm thỏi, quặng Cromit…
Danh mục các mặt hàng kinh doanh: Hóa chất mạ dùng cho ngành sản xuất xe đạp; xút và soda cho ngành sản xuất giấy, dệt ; các mặt hàng boric, borax cho ngành sản xuất thủy tinh; phụ liệu cao su cho việc sản xuất quả lô sát gạo; titan oxit, than đen cho giầy vải, dép xốp; các loại muối sunphát (đồng, magie, mangan) cho chế biến thức ăn gia súc; các mặt hàng khác như kim loại màu, hợp kim; các thiết bị máy móc(ly tâm màu, ly tâm lạnh, ly tâm mẫu nhỏ, nồi hấp tuyệt trùng có chương trình, nồi hấp tuyệt trùng có chương trình,…); các dụng cụ thủy tinh dùng cho thí nghiệm; kinh doanh giao nhận vận chuyển hàng hóa; kinh doanh tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng hàng thự phẩm đã qua chế biến; kinh doanh bất động sản dịch vụ cho thuê(kho, bãi, nhà xưởng…); sản xuất chế biến đồ gỗ; liên doanh liên kết với những tổ chức đầu tư sản xuất chuyển giao công nghệ; được kinh doanh các mặt hàng mà nhà nước không cấm.
Thị trường sản phẩm:
Thị trường mua: Ngoài nguồn mua ở nước ngoài, công ty còn lập được nhiều mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước. Lượng hàng mua trong nước xấp xỉ khoảng 5% lượng hàng mua vào của công ty, trong đó chủ yếu là xút.
Thị trường bán: Đây là thị trường sống còn của công ty, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường mua. Mặt hàng hóa chất chiếm doanh số bán chủ yếu của công ty la: Xút, soda. Đây là những vật tư chủ yếu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp nhẹ trong nước: Dệt, tẩy rửa, giấy, thủy tinh.
Ngày nay, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng ra trong khắp nước. Hiện nay, ở khu vực phía Bắc công ty CEMACO Hà Nội là một trong những doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu về hóa chất và vật liệu điện, với sự đa dạng và chủng loại lớn. Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước. Về thị trường mua thì công ty chủ yếu là nhập khẩu từ những nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật…Ngoài ra công ty cũng chú trọng tới nguồn hàng trong nước đẩy mạnh lưu thông sản xuất,với truyền thống lâu năm sự uy tín trong nghề công ty đã ngày càng được củng cố và nâng cao trên thị trường quốc tế. Thị trường và bạn hàng ngày càng được mở rộng các mặt hàng kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng và đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo.
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Là một doanh nghiệp lớn tổ chức theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán bao gồm:
Khối văn phòng ở công ty.
Hệ thống các cửa hàng(số 4,số 6,số 8,số 9,số 10).
Xí nghiệp Hà Nội, xí nghiệp gỗ Gia Lâm-Hà Nội.
Các trung tâm kinh doanh tổng hợp, dịch vụ kỹ thuật.
Các chi nhánh ở Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh.
a.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc
Văn phòng công ty
P.tài chính - kế toán
Ban quản lý 265 Cầu Giấy
P. KD- XNK I,III
Cửa hàng 4
Cửa hàng 6
Cửa hàng 8
Cửa hàng 9
Cửa hàng 10
T.tâm
KD
TH
XN Hà Nội
XN Gỗ
T.tâm DV
KT
Chi nhánh Nam Định
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Thanh Hóa
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Bao gồm: Đại hộ đồng có cổ đông thành lập, Đại hội đồng thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường. Nghị quyết của các Đại hội cổ đông chỉ có giá trị khi được các cổ đông nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của công ty thông qua.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên hội đồng quản trị là 3 năm. Các thành viên hội đồng quản trị có thể được bầu lại.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công các thành viên hội đồng quản trị phụ trách, chủ tọa họp Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị bầu chủ tịch hội đồng quản trị trong số các thành viên hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm tổng giám đốc công ty, khi vắng mặt chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho một ủy viên của hội đồng quản trị thay mặt đảm nhận trách nhiệm quản trị công ty.
Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, nhất thiết phải là cổ đông và có thể là thành viên hội đồng quản trị.
Các phó tổng giám đốc: Là người giúp tổng giám đốc điều hành công việc. Các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm trên cơ sở của tổng giám đốc.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có 03 nguời do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các kiểm soát viên tự đề cử 01 người là kiểm soát viên trưởng. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên cùng nhiệm kỳ với thành viên hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết các công việc tồn đọng.
Công ty có các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham gia giúp cho phó tổng giám đốc trong việc quản lý và điểu hành công việc:
Văn phòng công ty: Phụ trách công tác tổ chức, hành chính của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán tòan công ty và hoạch toán kết quả sản xuất, kinh doanh,báo cáo nhà nước theo quy định.
Ban quản lý 265 Cầu Giấy: Có chức năng quản lý và bảo vệ kho.
Phòng kinh doanh XNK: Điều hành các hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu trong công ty, tổ chức tiêu thụ hàng hóa. Quản lý cung ứng hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc liên quan. Công ty có hai phòng XNK:
Phòng XNKI: Chịu trách nhiệm ngành hàng hóa chất.
Phòng XNKIII: Chịu trách nhiệm ngành hàng vật tư khoa học kỹ thuật.
Khối các đơn vị trực thuộc, bao gồm các xí nghiệp như : Xí nghiệp gỗ ép, xí nghiệp hóa chất, trung tâm dịch vụ, các chi nhánh Hải Phòng,Thanh Hóa, Nam Định, Đà Nẵng,Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Ngoài ra ở địa bàn Hà Nội còn có các cửa hàng (số 4, số 5, số 8, số 9, số 10). Khối đơn vị này thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, dự trữ vật tư hàng hóa kinh doanh, mua bán, sản xuất sản phẩm, hàng hóa các loại, các dịch vụ bảo hành sửa chữa…
b.Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán
Tổ chức của phòng tài chính kế toán
Kế toán công nợ với nước ngoài, theo dõi tiền gửi, tiền vay
Kế toán công nợ nội bộ
Kế toán làm giá
Kế toán quỹ TGNH bằng VNĐ
Kế toán tổng hợp
Nhân viên kế toán đơn vị hạch toán báo sổ
Kế toán tài sản bằng tiền
Kế toán công nợ
Tổ trưởng kế toán (Kiêm kế toán tổng hợp)
Thủ quỷ
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán hàng hoá
Tổ kế toán đơn vị hạch toán phụ thuộc
Kế toán hàng
hoá
c.Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kinh doanh của công ty
Tổ chức của phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh
Phó phòng kinh doanh
Chuyên viên công tác xuất nhập khẩu
Các cửa hàng bán hàng trực tiếp
5.Một số kết quả hoạt động của công ty CEMACO trong 2 năm 2006-2007
Trong những năm gần đây, trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Công ty đã tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển đi lên. Hàng năm, doanh thu của công ty không những bù đắp tất cả các khoản chi phí mà còn đem lại lợi nhuận.
Doanh thu và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu kinh tế có liên quan mật thiết với nhau. Một trong những chỉ tiêu kết quả quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá xác định mặt chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu là một chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với lợi nhuận, ngoài ra doanh thu cũng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng đánh giá quy mô và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán năm 2005-2006-2007
Đơn vị: VNĐ
stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A
Tài sản ngắn hạn
132.600.846.466
152.578.626.971
153.570.835.373
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
39.707.324.244
29.973.968.190
29.720.989.136
1
Tiền
39.707.324.244
29.973.968.190
29.720.989.136
2
Các khoản tương đương tiền
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
1
Đầu tư ngắn hạn
0
0
0
2
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
52.136.188.641
76.109.017.072
76.285.044.244
1
Phải thu khác hàng
37.682.553.182
65.094.501.069
48.778.828.622
2
Trả trước cho người bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20153.doc