Mục lục
Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 03
I, Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường 03
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 03
2. Các loại vốn kinh doanh 04
3. Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp 06
4. Vai trò của vốn kinh doanh 09
II, Đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp 10
III, Bảo toàn vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 11
1. Quan điểm và các chỉ tiêu xác định hiệu quả vốn kinh doanh 12
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 13
2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp 13
2.2. Các chỉ tiêu cá biệt 15
3. Các nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn 19
4. Các biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn 20
Chương II: Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
I, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 25
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dược thảo
Phúc Vinh 27
II, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 29
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 32
2. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 34
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 36
3.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng hợp sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 37
3.2. Các chỉ tiêu cá biệt 38
III, Đánh giá ưu điểm và những mặt tồn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh. 41
Chương III: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 44
I, Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 44
II, Những biện pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh. 45
III, Điều kiện để thực hiện các biện pháp đó 51
KẾT LUẬN 54
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tố khác
Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, thuế vốn, thuế doanh thu đến chính sách cho vay, bảo hộ… đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Kỹ thuật sản xuất mặc dù là tác động gián tiếp nhưng những biến động về kỹ thuật sản xuất trên thế giới vẫn giữ vai trò cố định trong việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường chịu tác động lớn nhất của nhân tố này là các doanh nghiệp mà nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại thông thường thì là những biến động về số lượng giá cả là tác động lớn nhất tới kế hoạch vốn lao động của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường đầu ra có thể coi đây là một nhân tố trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loại trên thế giới cũng như láng giềng tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận qua đó để tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh
doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt.
Các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải:
+ Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.
+ Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.
Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động biện pháp chủ yếu mà mọi doanh nghiệp áp dụng là:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
+ Tổ chức tốt quá trình quản lý lao động, tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần xứng đáng với người lao động.
+ Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trường. Trong mối quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán.
+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì sự đổi
mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sản phẩm chất lưọng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán…Nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình thông suốt có quan hệ thông suốt với nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp trên một cách tổng hợp, hợp lý có hiệu quả.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC THẢO PHÚC VINH
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh được thành lập vào ngày 17 tháng 4 năm 2003. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Số 22/183 Hoàng Văn Thái - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội với diện tích đất kinh doanh là 4.359 mét vuông. Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh là Công ty TNHH, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chủ về mặt tài chính.
Công ty có Giấy phép Đăng ký kinh doanh Số 0102008349 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 4 năm 2003 với ngành nghề kinh doanh là: Thu mua, chế biến dược liệu. Sản xuất kinh doanh dược phẩm, sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng.
Hiện nay, số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty có trên 30 mặt hàng, tất cả các mặt hàng này đều được Bộ Y Tế cấp số đăng ký chất lượng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị của nhân dân Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với phương châm “Chất lượng -An toàn - Hiệu quả” để ngày càng thoả mãn khách hàng. Sản phẩm của Công ty có mặt ở khắp nơi trên thị trường cả nước với các chủng loại phong phú như các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, viên bao phim theo tiêu chuẩn Dược điển III, các loại thuốc dạng nước như siro Ho….
Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty chủ yếu là nội địa mà cụ thể là ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Công ty TNHH Dược Thảo Phúc Vinh đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với 2 chi nhánh:
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 134/1 Tô Hiến Thành, P 15, Quận 10, TP.HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: 199 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Khách hàng của Công ty gồm có: khách hàng là những cá nhân người tiêu dùng, khách hàng là các tổ chức, bệnh viện, các dịch vụ khám chữa bệnh, các công ty thương mại, các nhà bán buôn…
Trong cơ chế thị trường, trước xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá ngày càng lan rộng, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là các sản phẩm ngoại nhập với chất lượng khá cao, chủng loại mặt hàng đa dạng. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất thuốc đã đạt được tiêu chuẩn GMP ASEAN và đang hướng tới tiêu chuẩn GMP WHO. Những doanh nghiệp ngày đang hoạt động tiếp thị, marketing nhằm mở rộng thị trường, thu hút các khách hàng của Công ty. Tuy vậy dưới sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh thành lập từ tháng 4 năm 2003 nhưng đến năm 2007 Công ty mới chính thức đi vào sản xuất. Từ khi đi vào sản xuất đến nay, Công ty đã có những bước phát triển không ngừng. Với chức năng nhiệm vụ là sản xuất dược phẩm, lưu thông phân phối dược phẩm, Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại nhằm tăng cường sản xuất, đẩy mạnh phân phối lưu thông. Hàng năm doanh thu, sản lượng, lợi nhuận và thu nhập của cán bộ công nhân viên, các khoản nộp ngân sách đều tăng, năm sau cao hơn năm trước
1.2 Đặc điểm hoạt động và tổ chức sản xuất của Công ty
Nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và để thực hiện tốt điều này trong những năm qua Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh đã liên tục trang bị cho cán bộ CNV những kiến thức mới theo tiêu chuẩn của ngành dược. Toàn bộ nguyên phụ liệu đầu vào được kiểm tra 100%, các công đoạn sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng việc thực hiện hồ sơ lô, bán thành phẩn được lấy mẫu và kiểm tra thường xuyên và liên tục theo đúng quy định.
Hiện nay công ty sản xuất trên 30 loại sản phẩm, trong đó có 10 sản phẩm chủ yếu. Số phân xưởng sản xuất gồm có 3 phân xưởng:
Phân xưởng Thuốc viên: Sản xuất ra các loại thuốc hình thành từ dược liệu,
được cải tiến đóng thành viên trong vỉ hoặc hộp (nguyên liệu đông y).
Phân xưởng Cao (sơ chế): Có nhiệm vụ sơ chế các dược liệu từ dạng khô (cây cỏ sang tinh bột).
Phân xưởng Thuốc nước: Sản xuất các loại thuốc nhỏ mũi, Siro Ho….
Với nhiệm vụ sản xuất và bào chế thuốc phục vụ cho nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh nên quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng, từ khâu pha chế đến khâu đóng gói sản phẩm được thực hiện trong một môi trường vệ sinh tối đa với các loại máy móc thiết bị tương đối chuẩn xác.
Cùng nhịp độ phát triển của Công ty, kỹ thuật sản xuất sản phẩm cũng được phát triển theo. Các phân xưởng sản xuất được trang bị máy móc thiết bị hiện đại với dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín, công tác sản xuất ở các phân xưởng đạt trình độ chuyên môn hoá cao.
Các công đoạn sản xuất từ khâu đầu tiên là pha chế đến khâu cuối cùng là đóng gói nhập kho sản phẩm đều mang tính chất liên tục và liên quan với nhau dưới dạng dây chuyền, các bước sản xuất không tách rời nhau và tổ chức hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.
Sơ đồ hoạt động kinh doanh của Công ty
Tiền
Tiêu thụ
Hàng hoá
Tiền
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hiện nay với đội ngũ cán bộ trên 100 người gồm các bác sĩ, các dược sĩ đại học, cán bộ đại học khác, dược sĩ trung học, các dược tá chủ yếu là hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bên cạnh đó thì Công ty cũng liên tục trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến thức mới để phục vụ tốt nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Công ty luôn sản xuất theo phương châm “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” để ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Giám đốc
Phòng
kế hoạch
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng KCS
Phòng bảo vệ
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng thuốc nước
Phân xưởng thuốc viên
Phân xưởng nấu cao
Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban:
* Ban giám đốc:
+ Giám đốc Công ty: là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành chung mọi hoạt động
của công ty. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc.
+ Phó giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất: là người giúp giám đốc cùng điều hành mọi việc chung của công ty. Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về công tác sản xuất.
+ Phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh: là người trực tiếp phụ trách về công việc kinh doanh của công ty.
* Các phòng ban chuyên môn:
Phòng kế hoạch: bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch của Công ty, lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc về phương hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch triển khai và quản lý các dự án đầu tư.
Phòng Tài chính - kế toán:
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán quá trình sản xuất và kinh doanh của toàn Công ty, cung cấp thông tin chính xác, cần thiết để Ban quản lý ra các quyết định tối ưu có hiệu quả cao.
+ Giúp giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính trong Công ty.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính.
+ Lập các kế hoạch về tài chính.
Phòng kinh doanh:
+ Khai thác thị trường, lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh cụ thể trình Giám đốc.
+ Dự thảo các hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện khi hợp đồng đã ký.
+ Quản lý kho tàng.
Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi gián nhãn mác.
Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ trông coi và bảo vệ tài sản của Công ty.
Phân xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.
Như chúng ta đã thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như các nhà quản lý. Để đánh giá được kết quả này ta phải phân tích một số chỉ số tài chính được thực hiện và so sánh các chỉ số đó. Các báo cáo tài chính sẽ phản ánh trung thực thường xuyên kết quả của việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được sự vận hành phối hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp thì cách nào hơn và hiệu quả là so sánh các con số kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và nó có vị trí quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: Thu mua, chế biến dược liệu. Sản xuất kinh doanh dược phẩm, sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng. Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty chủ yếu là nội địa mà cụ thể là ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam với nét đặc thù của thị trường trong các hoạt động của doanh nghiệp năm 2007 và năm 2008 công ty đang hoàn thiện các hoạt động tiến tới cơ cấu mặt hàng phong phú, chất lượng hàng hoá cao, hệ thống phân phối hoàn chỉnh thuận tiện, thủ tục thanh toán nhanh gọn.
Để làm rõ được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần nhìn nhận một số các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp B01 DN
Tài sản
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nguồn vốn
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
A. TSLĐ
155.204.602
180.882.916
263.847.823
A.Nợ phải trả
150.628.192
171.944.486
256.067.927
I. Tiền
54.387.960
59.992.160
92.459.532
I.Nợ ngắn hạn
150.628.192
171.925.440
256.058.366
1.Tiền mặt
561.006
442.082
953.710
1.Vayngắn hạn
21.490.252
26.244.082
36.533.428
2.Tiền gửi NH
53.521.074
59.440.984
90.985.826
2.Trả cho ng.bán
86.791.612
110.218.768
147.545.740
3.Tiền đang chuyển
305.880
109.094
519.996
3.Ng.mua t.trước
25.225.902
6.322.700
42.884.033
II.CK phải thu
41.318.724
59.944.782
70.241.831
4.Thuế phải nộp
1.213.374
3.303.352
2.062.736
1.PTtừ khách hàng
39.427.134
51.048.392
67026.128
5.Trả CBCNV
1.100.954
1.255.102
1.871.622
2.TTcho người bán
211.200
75.982
359.040
6.Phải nộp khác
14.800.474
24.581436
25.160.806
3.Khoản PT khác
1.680.390
8.820.408
2.856.663
II. Nợ khác
III. Hàng tồn kho
58.203.800
59.656.696
98.946.460
1.TS chờ xử lý
5.624
19.046
9.561
1.Nguyên vật liệu
1.531.178
273.860
2.603.003
2.Công,dụng cụ
97.854
232.808
166.352
3.CFSX dở dang
106.316
56.648
180.737
4. Hàng tồn kho
56.466.252
59.090.654
95.992.628
5. DP giảm giá
2.200
2.726
3.740
IV. TSLĐ khác
1.294.118
1.289.278
2.200.000
1. Tạm ứng
1.256.198
1.242.796
2.135.537
2. CF trả trước
12.318
28.744
20.941
3.CFchờkếtchuyển
18.000
13.498
30.600
4. TS chờ xử lý
7.602
4.240
12.923
B.TSCĐ & ĐTDH
3.802.126
4.355.738
6.463.614
B. Vốn CSH
8.378.536
13.294.168
14.243.511
I.TSCĐ hữu hình
2.764.118
2.759.802
4.699.100
I. Nguồn vốn quỹ
8.378.536
13.294.168
14.243.511
- Nguyên giá
4.826.914
4.960.332
8.205.754
1.Nguồn vốn KD
6.158.890
10.158.890
10.470.113
- Giá trị hao mòn
(2.062.796)
(2.200.530)
(3.506.753)
2. Quỹ PTKD
III. CFXD cơ bản
1.038.008
1.595.936
1.764.614
3.Lãichưaphân phối
1.642.160
2.219.900
2.791.672
4.Quỹkhenthưởng
577.486
915.378
981.726
Tổng tài sản
159.006.728
185.238.654
270.311.438
Tổng nguồn vốn
159.006.728
185.238.654
270.311.438
Đơn vị tính: nghìn đồng (NĐ)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh)
Bảng 2: Bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh B02DN
Đơn vị tính: nghìn đồng (NĐ)
Phần I: lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng doanh thu
01
397.135.000
468.619.300
675.129.500
Trong đó: Doanh thu hàng XK
02
Các khoản giảm trừ( 04+05-06+07)
03
4.168.328
4.918.562
7.086.158
+ Thuế doanh thu, thuế XNK
07
4.168.328
4.918.562
7.086.158
1. Doanh thu thuần (01-03)
10
329.966.674
463.700.738
560.943.346
2.Giá vốn hàng bán
11
372.143.366
439.129.172
632.643.722
3.Lợi tức gộp (10-11)
20
20.823.308
24.571.566
35.399.624
4.Chi phí bán hàng
21
17.661.910
20.664.434
30.025.247
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
400.570
472.674
680.969
6.Lợi tức thuần từ HĐSXKD (20-(21+22))
30
2.760.828
3.434.458
4.693.408
7.Lợi tức từ HĐ tài chính (31-32)
40
- Các khoản thu nhập bất thường
41
224.920
265.406
382.364
8. Lợi tức bất thường (41-42)
50
224.920
265.406
382.364
9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
60
2.985.748
3.699.864
5.075.768
10.Thuế lợi tức phải nộp
70
1.343.586
1.479.946
2.284.096
11.Lợi tức sau thuế (60-70)
80
1.642.162
2.219.918
2.791.672
(Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh)
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Đơn vị tính: nghìn đồng (NĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I. Thuế
5.854.780
6.846.008
9.953.126
1. Thuế doanh thu (hoặc VAT)
4.168.328
4.918.562
7.086.158
2. Thuế lợi tức
1.343.586
1.479.946
2.284.096
3. Thu trên vốn
308.166
415.000
523.882
4.Thuế nhà đất
34.700
32.500
58.990
(Nguồn: thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh)
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
1.Cơ cấu tài sản của Công ty
Để xem xét công tác quản lý sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể quan tâm tới tỷ trọng của từng bộ phận và công dụng của chúng thể hiện trong năm 2008 so với năm 2009 tại bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
ĐVT: nghìn đồng (NĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A.TSLĐ
180.882.916
97,65
263.847.823
97,6
+82.964.907
145,9
I. Tiền
59.992.160
32,39
92.459.532
34,2
+32.467.372
154,1
II.Các khoản PT
59.944.782
32,36
70.241.831
25,99
+10.297.049
117.17
III. Hàng tồn kho
59.656.696
32,21
98.946.460
36,6
+39.289.764
165,9
IV. TSLĐ khác
1.289.278
0,69
2.200.000
0,81
+910.722
170,64
B.TSCĐ
4.355.738
2,35
6.463.614
2,39
+2.107.876
148,39
Tổng tài sản
185.238.654
100
270.311.438
100
+85.072.784
145,9
(Nguồn: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh)
Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh cho thấy tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty năm 2008 so với năm 2009 đều tăng về con số tuyệt đối và số tương đối. Điều này là thuận lợi nếu đơn vị sử dụng hợp lý và hiệu quả. Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy:
Tài sản lưu động năm 2008 là 180.882.916 (NĐ) chiếm 97,65% tổng tài sản và năm 2009 là 263.847.823 (NĐ) chiếm 97,6% tổng tài sản tăng lên số tuyệt đối là +82.964.907 (NĐ) số tỷ trọng tăng là 145,9%. Trong đó tiền của công ty năm 2008 là 59.992.160 (NĐ) chiếm 32,39% tổng tài sản, năm 2009 là 92.459.532 (NĐ) chiếm 34,2% tổng tài sản số tuyệt đối tăng lên là +32.467.372 (NĐ) số tỷ trọng tăng lên là 154,1%
Các khoản phải thu năm 2008 là 59.944.782 (NĐ) chiếm 32,36% tổng tài
sản và năm 2009 là 70.241.831 (NĐ) chiếm 25,99% tổng tài sản tăng lên số tuyệt đối là +10.297.049 (NĐ) số tỷ trọng tăng là 117,17%. Hàng tồn kho của công ty năm 2008 là 59.656.696 (NĐ) chiếm 32,21% tổng tài sản và năm 2009 là 98.946.460 (NĐ) chiếm 36,6% tổng tài sản tăng lên số tuyệt đối +39.289.764 (NĐ) số tỷ trọng tăng lên 165,9%.
Tài sản lưu động khác năm 2008 là 1.289.278 (NĐ) chiếm 0,69% tổng tài sản và năm 2009 là 2.200.000 (NĐ) chiếm 0,81% tổng tài sản số tuyệt đối tăng +910.722 (NĐ) số tỷ trọng tăng 170,64%
Tài sản cố định của công ty năm 2008 là 4.355.738 (NĐ) chiếm 2,35% tổng tài sản và năm 2009 là 6.463.614 (NĐ) chiếm 2,39% tổng tài sản số tuyệt đối tăng +2.107.876 (NĐ) số tỷ trọng tăng 148,39%.
2. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.
Để phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp người ta căn cứ vào các khoản phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp trên bảng cân đối tài sản.
Thông qua sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả để thấy được tình hình thanh toán của doanh nghiệp, doanh nghiệp chiếm dụng vốn lớn hay bị chiếm dụng nhiều hơn, từ đó ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp như thế nào, tỷ lệ nợ có cao không?
Phân tích khả năng thanh toán chính là việc xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn phải trả, hay là khả năng toán chuyển tiền mặt của doanh nghiệp.
Bảng 5: Tình hình thanh toán của Công ty THHH Dược thảo Phúc Vinh
Đơn vị tính : nghìn đồng (NĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Tổng nguồn vốn
185.238.654
270.311.438
+85.072.784
Tổng tài sản lưu động
180.882.916
263.847.823
+82.964.907
Tổng tiền mặt
59.992.160
92.459.532
+32.467.372
Tổng số nợ ngắn hạn
171.925.440
256.058.366
+84.132.926
Nguồn vốn chủ sở hữu
13.294.168
14.243.511
+949.343
Tỷ suất tài trợ
0,072
0,072
+0,019
Tỷ suất thanh toán hiện hành
1,05
1,05
+0,02
Tỷ suất thanh toán VLĐ
0,33
0,33
-0,02
Tỷ suất thanh toán tức thời
0,35
0,35
0
(Nguồn:Tình hình thanh toán của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh)
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, Vì vậy ta cần tính ra và so sánh chỉ tiêu:
Tỷ suất tài trợ của công ty năm 2008 là 0,053 và tỷ suất tài trợ của công ty năm 2009 là 0,072 tăng lên 0,019. Mặc dù tỷ suất tài trợ tăng lên điều này nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng với tỷ lệ trên hầu hết tài sản của công ty đang có là được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay ngân hàng và chiếm dụng của các nhà cung cấp.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh
nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng
số vốn của mình.
Trong bảng 5 ta thấy rõ tỷ suất thanh toán của công ty năm 2009 là 1,03
đối chiếu với tỷ lệ trên thì năm 2008 công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường và năm 2009 là 1,05 tăng lên 0,02 so với năm 2008 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn trên thì năm 2009 công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hay khả quan hơn.
Tỷ suất thanh toán vốn lưu động của công ty năm 2008 là 0,35 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn (0,5 > 0,35 > 0,1), điều này chứng tỏ công ty luôn đảm bảo lưu thông vốn và đủ tiền để thanh toán. Tỷ suất thanh toán vốn lưu động của công ty năm 2009 là 0,33 giảm so với năm 2008 là 0,02 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn (0,5 > 0,33 > 0,1), điều này chứng tỏ công ty luôn đảm bảo lưu thông vốn và đủ tiền để thanh toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời trong năm 2009 là 0,36 < 0,5 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tỷ suất thanh toán tức thời trong năm 2009 là 0,35 < 0,5 tỷ lệ này thuyên giảm hơn so với năm 2008 là 0,01 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn thì công ty gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán.
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tại doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Đây là vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh hiệu quả. Các chỉ số về năng lực hoạt động có vai trò rất quan trọng trong quá trình đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp vốn là bộ phận quan trọng, quy mô của vốn là
trình độ sử dụng quản lý là một nhân tố ảnh hưởng tới trình độ trang bị tài chính của sản xuất kinh doanh. Do nó ở vào một vị trí then chốt và các đặc điểm vận động của nó tuân theo nguyên tắc cho nên việc quản lý vốn là công tác tài chính cho doanh nghiệp
3.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng hợp sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.
Bảng 6: Đánh giá tổng hợp sử dụng vốn
ĐVT: nghìn đồng (NĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Tổng số vốn sử dụng BQ
172.122.691
227.775.046
+55.652.355
Doanh thu
463.700.738
560.943.346
+97.242.608
Lãi thuần
3.434.458
4.693.408
+1.258.950
Hiệu suất vốn kinh doanh
2,69
2,46
-0,23
Hàm lượng vốn kinh doanh
0,37
0,41
+0,04
Hiệu quả vốn kinh doanh
0,019
0,02
+0,001
(Nguồn: Đánh giá tổng hợp sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược Thảo Phúc Vinh)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2009 tăng +97.242.608 (NĐ), lãi thuần năm 2009 tăng +1.258.950 (NĐ), so với năm 2008. Trong khi đó vốn sử dụng bình quân của năm 2009 so với năm 2008 tăng lên +55.652.355 (NĐ). Như vậy, ta có thể nói rằng công ty sử dụng vốn năm 2009 có hiệu quả hơn so với năm 2008 vì mức tăng doanh thu và lãi thuần cao hơn mức vốn sử dụng bình quân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.doc