Chuyên đề Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK tại Công ty Cơ Điện Trần Phú

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 3

I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú 3

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3

2 Cơ cấu tổ chức của công ty 4

2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty 4

2.2 Cơ cấu bộ máy cua công ty 5

3.Những thành tựu chủ yếu công ty đã đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 8

3.1 Các kết quả xuât nhập khẩu chủ yếu của công ty 8

3.2 kết quả ở các mặt hoạt động khác 9

4.Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yéu ảnh hưởng đến hoạt động xuât nhập khẩu của công ty 13

4.1 Thuế xuất nhập khẩu 13

4.2- Hạn nghạch xuất nhập khẩu (Quota) 14

4.3- Giấy phép xuất nhập khẩu 15

4.4- Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế 16

4.5 Thị trường xuất nhập khẩu 17

4.6 Các mặt hàng xuất nhập khẩu 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 21

1.Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 21

1.1.Hiệu quả kinh doanh XNK tổng hợp 23

1.2. Đặc điểm tình hình các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trong những năm qua 27

2.Các giải pháp mà công ty đã áp dụng để đảm bảo xuất nhập khẩu 34

2.1- Thông tin về đối tác và thị trường 34

2.2- Lựa chọn thị trường và đối tác 36

2.3- Đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 37

2.4- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay 38

2.5- Nâng cao trình độ làm việc của đội ngũ cán bộ. Đổi mới tổ chức cán bộ 39

3.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cơ điện Trần Phú 41

3.1 Thuận lợi 41

3.2 Những khó khăn và hạn chế của của công ty 42

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 46

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển 45

II- Những giải pháp nhằm nâng cao xuất xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ điện Trần Phú 48

1. Giải pháp đổi mới công nghệ kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu 48

1.1 Sự cần thiết của biện pháp 48

1.2. Nội dung của biện pháp 48

2. Giải pháp Marketing xuất khẩu 53

2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường 53

2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm 58

3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên 60

4. Giải pháp giảm chi phí xuất khẩu 63

Một số kiến nghị của công ty 65

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO .68

 

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK tại Công ty Cơ Điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50.7 3812 48,8 4 Uc 973.5 17.7 1080 18 1295 18.5 1624 20,8 5 Đức 401.5 7.3 420 7 455 6.5 432 5,5 6 Nga 104.5 1.9 90.0 1.5 70 1 86 1,1 7 Đài Loan 52.5 0.9 60 1 77 1.1 64 0,8 Tổng cộng 5500 100 6000 100 7000 100 7805 100 Nguồn : Thống kê kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường. Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu theo thị trường có sự thay đổi đáng kể. Mỗi thị trường đều có thể mạnh riêng đối với xuất nhập khẩu các mặt hàng. Năm 2000 thị trường Nhật Bản là thị trường xuất nhập khẩu chính của công ty giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 1572000 USD, chiếm tỷ trọng 36% tổng kim nghạch xuất nhập khẩu.Vào thời kỳ nền kinh tế của Nhật bị suy thoái đã làm đồng Yên giảm giá và nó đã làm cho tiền lương tăng đẩy chi phí sản xuất tăng và tạo sức ép đối với giá thành sản phẩm. Tác động này làm giảm đi khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản. Chính vì vậy, quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản và Thế giới giảm đi rất nhiều. Điều này giải thích được nguyên nhân dẫn tới giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty tại thị trường này giảm sút trong năm 2001, trong năm này kim nghạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản giảm xuống chỉ còn 880000USD, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16% trong tổng sô và lại tiếp tục giảm chỉ còn 15% trong năm 2001. Sang năm 2003 kinh tế Nhật Bản dần đi vào ổn định, kim nghạch xuất nhập khẩu tăng lên là 1120000USD, chiếm tỷ trọng 16% trong tổng số. ở thị trường cung cấp các sản phẩm cho công ty như các thiết bị máy móc,nguyên vật liệu.. Thị trường Uc cũng là nơi cung cấp các mặt hàng như đồng ,nhôm ,vật liệu xây dựng, đây là thị trường mà công ty có giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tương đối cao và khá ổn định, giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng của nó thường xuyên tăng qua các năm. Đây là một thị trường ổn định để công ty có thể quan hệ buôn bán lâu dài. Công ty đã có quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ lâu, song từ năm 2000 công ty mới bắt đầu nhập hàng của Trung Quốc. Năm 2000 kim nghạch xuất nhập khẩu ở thị trường này mới chỉ là 608000USD chiếm 14,7% tổng số thì sang năm 2001 đã tăng vọt lên 2821500USD, chiếm tỷ trọng 51,3%. Có sự gia tăng mạnh này là do các mặt hàng của Trung Quốc như vật liệu điện giá cả thập hơn các thị trường khác mà chất lượng sản phẩm tương đối cao. Nhờ quan hệ giao dịch tốt mà trong những năm gần đây giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu ở thị trường này luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể : Năm 2002 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 3090000USD chiếm 51,5%. Năm 2003 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu là 3549000USD chiếm 50,7%. Như vậy, Trung Quốc là thị trường trong tương lai có nhiều tiềm năng để khai thác nguồn hàng của công ty. Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Nga là thị trường truyền thống của công ty với các mặt hàng như nhôm, thép xây dựng, máy móc thiết bị. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này lại giảm nhiều là do sản phẩm của Nga có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Năm 2000 giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này là 579000USD thì năm 2002 chỉ còn là 70000USD. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đế sản phẩm của Nga nên công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì việc giảm bớt tỷ trọng xuất nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp. Thị trường Đức cung cấp các mặt hàng như các thiết bị nguyên liệu, vật liệu điện kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này tương đối ổn định, đây là thị trường mà công ty đã đạt ra chiến lược kinh doanh lâu dài trong những năm tới. Bên cạnh đó, Đài Loan và Pháp là những thị trường và công ty mới đặt quan hệ . Tuy giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao nhưng trong tương lai công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. - Hình thức xuất nhập khẩu của Công ty Cơ Điện Trần Phú Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có hai loại hình thức sau: Xuất nhập khẩu (tự doanh) trực tiếp và xuất nhập khẩu uỷ thác. Biểu số 05 : Kết quả xuất nhập khẩu theo hình thức (2000-2003) Đơn vị :1000USD. Năm Hình thức xuất nhập khẩu 2000 2001 2002 2003 Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Giá trị 1000 (USD) Tỷ trọng % Xuất nhập khẩu trực tiếp 3190 58 3180 53 3640 52 3845 49,4 Xuất nhập khẩu uỷ thác 2310 42 2820 47 3360 48 3938 50,6 Tổng giá trị KNNK 5500 100 6000 100 7000 100 7783 100 Nguồn : Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu theo hình thức (2000-2003). Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hình thức xuất nhập khẩu tự doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm đi, tỷ trọng xuất nhập khẩu theo hình thức uỷ thác lại tăng lên. Trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp, hơn nữa thị trường trong nước có nhiều biến động cũng gây nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, vì vậy công ty phải có kế hoạch hạn chế hơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tự doanh cũng là điều tất yếu. Đi sâu vào phân tích cụ thể ta thấy : Năm 2000 xuất nhập khẩu tự doanh chiếm 58% đạt 3190000USD trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu. Năm 2001, đạt 3180000USD chiếm 53% tổng kim nghạch cả năm, so với năm 2000 tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp có giảm đi và giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu giảm 10000USD do kim nghạch xuất nhập khẩu năm 2001 cao hơn 2000. Năm 2002, tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp lại giảm đi 6% so với năm 2000 nhưng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp lại tăng lên450.000USD. Sang năm 2003, giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp tăng 205000USD song tỷ trọng lại giảm 2,7% so với năm 2002. Bên cạnh sự giảm sút tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu trực tiếp thì tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu uỷ thác lại liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu uỷ thác chỉ chiếm 42%, đạt 2820000USD thì đến năm 2003 đã đạt 3938000USD chiếm tỷ trọng 50,7% trong tổng số kim nghạch xuất nhập khẩu năm 2003. Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy hình thức xuất nhập khẩu tự doanh tuy chiếm tỷ trọng cao hơn hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có xu hướng giảm đi. Đây là hình thức xuất nhập khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhưng lại gặp nhiều rủi ro. Đặc điểm của hình thức này khác xuất nhập khẩu uỷ thác ở chỗ, công ty phải chủ động tiêu thụ hàng hoá xuất nhập khẩu nếu có biến động theo chiều hướng bất lợi ở thị trường trong nước thì công ty sữ gắnh chịu hết những rủi ro đó. Có điều trong nề kinh tế thị trường muốn hưởng nhiều lợi nhuận đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì vậy, muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo hình thức tự doanh đạt kết quả cao hơn nữa, trước hết công ty phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn kinh doanh. Trong hoạt động trực tiếp này công ty phải thường xuyên xem xét tìm hiểu để khai thác những nguồn hàng mới, nghiên cứu bạn hàng và thị trường mới, tìm ra biện pháp để tiêu thụ hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty các mặt hàng tập trung chủ yếu là đồng và các loại lõi thép . Việc xuất nhập khẩu uỷ thác đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong nước, đáp ứng được nhu cầu về xuất nhập khẩu những vật tư hàng hoá của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước nhằm khai thác thêm thế mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty. 2.Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng để đảm bảo xuất nhập khẩu 2.1- Thông tin về đối tác và thị trường Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói nhờ có thông tin mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Do vậy trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông tin càng vô cùng quan trọng bởi đặc điểm riêng của loại hình này. Hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam đơn phương độc mã tham gia vào thị trường nước ngoài thất bại cũng chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời. Trên thương trường, ai không nhận thức và vận dụng không đúng các quy luật của nó thì thất bại là điều tất yếu. Để tiếp cận và hoà nhập với thị trường quốc tế thì công tác thông tin về thị trường, về đối tác phải thực hiện hoàn chỉnh thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, tận dụng được cơ hội, tránh rủi ro. Do mỗi nước có đặc điểm riêng nên phải thu thập những thông tin cần thiết về thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau: +Điều tra nghiên cứu hàng hoá xuất nhập khẩu của thị trường đó. Trên cùng một thị trường hàng hoá ở nước ngoài có tiêu thụ hàng hoá cùng loại của các nước. Trong số hàng hoá cùng lợi này, thường là hàng hoá của một số nước chiếm phần nhiều thị trường, một số hàng hoá chiếm phần ít thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết đến chất lượng, quy cách, chủng loại của hàng hoá có thích ứng với thị trường hay không. Công ty cần làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường các hàng hoá có chủng loại khác nhau này, đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của các loại hàng bán chạy trên thị trường nhằm chủ động tích cực thích ứng với nhu cầu của thị trường. +Điều tra quan hệ cung cầu của thị trường. Quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hoá quốc tế thường thay đổi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ này như : Chu kỳ sản xuất, chu kỳ tiêu thụ, tập quán tiêu dùng. Cần phải căn cứ vào quy luật biến động cung cầu của thị trường. Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu thực tế xuất nhập khẩu của nước mình để có kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý. +Điều tra nghiên cứu giá cả thị trường hàng hoá quốc tế: Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng trên thị trường thế giới rất phức tạp. Có lúc tăng, lúc giảm, cá biệt có trường hợp ổn định nhưng nói chung xu hớng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được biến động của giá cả theo từng loại hàng hoá trên thị trường thế giới phải dựa vào kết qủa nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến động giá cả. Nói chung, trong công tác nghiên cứu thị trường công ty cần có những cán bộ chuyên sâu, có khả năng phân tích và đưa ra những nhận định chính xác trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu nhập. Phải dự đoán được xu thế biến động của tỷ giá hối đoá, tỷ lệ lạm phát và tác động của nó đến giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Công ty cần chú ý đến những vấn đề sau đây khi nghiên cứu thị trường. Phân loại thị trường nhằm biết về quy luật hoạt động của thị trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lựơng, bao gói, mẫu mã...dung lượng thị trường, điều kiện chính trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật..Mục tiêu của việ phân loại là để nắm bắt thị trường và có kế hoạch cụ thể về loại hàng hoá mà công ty nhập về. Việc nghiên cứu tình hình thị trường sẽ giúp cho công ty lựa chọn được thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác kinh doanh với mình. Trong cùng điều kiện như nhau việc giao dịch với bạn hàng cụ thể này thì thành công, với đối tác khác thì bất lợi. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu những vấn đề sau về đối tác : +Tình hình sản xuất kinh doanh của họ để từ đó có thể thấy được khả năng đáp ứng nguồn hàng lâu dài và thường xuyên. +Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật. +Thái độ và quan điểm kinh doanh. +Uy tín của đối tác trong kinh doanh. 2.2- Lựa chọn thị trường và đối tác Sau khi nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin, công ty sẽ tiến hành lựa chọn thị trường và bạn hàng để xuất nhập khẩu. Thông thường công ty chọn cho mình thị trường và bạn hàng truyền thống quen thuộc vì có những ưu đãi về giá, phương thức thanh toán, chất lượng hàng hoá bảo đảm, dịch vụ bảo hành đầy đủ, đồng thời cũng nên quan hệ kinh doanh với các thị trường và các hãng khác nhằm tạo ra khả năng lựa chọn dễ dàng khi mối quan hệ với bạn hàng truyền thống bị vướng mắc. 2.3- Đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu Trong điều kiện hiện nay, chế độ chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nhà nước ta có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, việc xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng bị hạn chế đi nhiều do sản xuất trong nước ngày càng phát triển và gần như có thể thay thế hàng nhập ngoại. Trong khi đó yêu cầu của công nghiệp hoá, hiền đại hoá đất nước lại đòi hỏi phải xuất nhập khẩu những vật tư máy móc thiết bị cần thiết có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến mà trong nước cung cấp còn hạn chế. Vì vậy công ty cần luôn chú trọng vào việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu nếu không hàng nhập về sẽ khó tiêu thụ hoặc không tiêu thụ được. Như vậy, công ty khó có thể duy trì được sự tồn tại của mình trên thị trường. Xu hướng ở công ty hiện nay nên tăng cường nhập các thiết bị máy nông nghiệp là khá phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào phần nào nguồn hàng xuất nhập khẩu từ các thị trường khác nhau. Mặt khác định hướng thay đổi cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của công ty còn phụ thuộc vào xu hướng biến động của thị trường trong nước. Công việc này đòi hỏi tính thời cơ và sự đồng ý của các cơ quan hữu trách, nhưng cũng cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau khi thay đổi cơ cấu hoặc bổ sung mặt hàng mới: +Các đặc tính của chủng loại hàng hoá đó. +Chính sách của nhà nước hiện tại và tương lai đối với mặt hàng đó. +Những doanh nghiệp nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này với số lượng bao nhiêu. +Số bạn hàng sẵn sàng mua mặt hàng đó. Có thể nói, việc bổ sung và hoàn thiện cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cũng là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ở công ty Cơ Điện Trần Phú. TT Chủng loại sản phẩm chính ĐVT Thực hiện năm 2003 Dự kiến kế hoạch năm 2004 Mức tăng trưởng (%) 1 Các loại dây và cáp đồng trần, thanh cái, dây dẹt, ống đồng Tấn 9.200 11.000 120 2 Cáp đồng bọc các loại Mét 615.000 700.000 114 3 Các loại dây và cáp nhôm trần Tấn 2.400 3.000 125 4 Cáp nhôm bọc các loại Mét 600.000 750.000 125 5 Các loại dây điện dân dụng bọc PVC Tr.mét 38 50 132 2.4- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. trong một doanh nghiệp thường có các loại vốn vay có tác dụng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Giải pháp tháo gỡ về vốn hiện nay là giải pháp trọng tâm mang tích quyết định đối với công ty. Trước mắt trong bối cảnh hiện nay nguồn vốn của công ty đã rất hạn hẹp, lại còn phải giải quyết vấn đề công nợ và giải toả thuế xuất nhập khẩu từ những năm trước, nên hiện nay khó có thể thực hiện được những hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn. Như vậy, rõ ràng là đã bỏ mất cơ hội làm ăn. Trên thực tế công ty vẫn đang thực hiện một số hợp đồng xuất nhập khẩu và tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh nội điạ để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu mới là hoạt động chủ yếu của công ty. Vốn đang là vấn đề công ty thực sự quan tâm để giải quyết những vướng mắc đang còn tồn đọnh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau : -Kêu gọi toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty cùng góp vốn, công ty sẽ trả lãi suất, tất cả vì lợi ích chung của công ty mà vẫn có lãi. -Vay vốn từ các ngân hàng : Trong quan hệ với các ngân hàng công ty cần phải tạo niềm tin và chữ tín với họ thì mới có thể tăng mức tín dụng hàng năm, nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. -Tạo những mối quan hệ tốt với các đối tác xuất khẩu để lấy uy tín, từ đó bằng uytín của mình có thể thoả thuận được trong việc thanh toán chậm. Như vậy công ty sẽ tận dụng vốn kinh doanh, nếu tiêu thụ sớm đạt kết quả thu hồi sẽ đỡ phải đi vay ngân hàng, giảm bớt chi phí ngân hàng. Hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của công ty còn quá yếu. Vì thế, các biện pháp kiện toàn công tác tài chính đối với công ty là hết sức cần thiết. Trước hết, công ty cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh doanh. Trách nhiệm này thuộc về ban lãnh đạo công ty, không nên tuỳ tiện giao vốn cho cán bộ kinh doanh mà không biết họ sử dụng đồng vốn như thế nào, có đảm bảo đem lại lợi nhuận cho công ty hay không. Cần ban hành quy định về quản lý tiền vốn, quy chế về hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh, triệt để thực hành tiết kiệm chi dùng, tiết kiệm chi phí. Theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty – có kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán một cách rõ ràng hợp lý. Kiểm tra hướng dẫn sát sao các đơn vị, các phòng ban trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng các loại vốn, vốn vay, vốn cố định.. Tổ chắc nghiêm túc việc quyết toán theo quý, sáu tháng, một năm đúng tiến độ, hạch toán lỗ lãi cho từng đơn vị, phòng ban giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn và lời lãi. Trang bị đào tạo thêm cho đội ngũ nhân viên kế toán sử dụng thành thạo máy vi tính, phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý tài chính. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp khi có nguồn vốn mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cần có chiến lược hoàn thiện hơn nữa công tác tài chính, tranh thủ huy động và có các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn vay để đưa công ty phát triển hơn nữa chứ không phải chỉ để phục vụ cho việc duy trì hoạt động như tình hình hiện nay của công ty. 2.5- Nâng cao trình độ làm việc của đội ngũ cán bộ. Đổi mới tổ chức cán bộ Có thể nói, đây là một công việc hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới của công ty. Tuy nhiên, nó cũng phải được duy trì thực hiện thường xuyên và liên tục. Bởi vì con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại ở bất kỳ một tổ chức kinh tế xã hội nào. Xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có trình độ cao và khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường. Nói cách khác, một đội ngũ cán bộ kinh doanh mạnh phải là một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền sản xuất trong nước. Đồng thời họ phải nắm bắt được chính xã mọi thông tin về sự thay đổi giá cả của thị trường cũng như nguyên nhân gây nên sự thay đổi đó. Để có một đội ngũ cán bộ kinh doanh như vậy mỗi cán bộ kinh doanh và nhân viên trước hết phải là những người giói chuyên môn nghiệp vụ ở vị trí hoạt động của mình, đồng thời phải giỏi ngoại ngữ. Luôn rèn luyện thói quen theo dõi ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thông tin có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới, đồng thời phải nắm được kỹ năng sử dụng một số phương tiện phân tích thông tin và truyền tin hiện đại như máy tính, fax..để nâng cao khả năng phân tích thông tin chính xác kịp thời và nhanh chóng. Thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty có nhiều người được chuyển từ các bộ phận công tác khác sang. Những người có trình độ ngoại ngữ khá hơn thì thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó, công ty cần có những biện pháp nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ này, đặc biệt là đội ngũ chuyên sâu trong công tác nghiên cứu thị trường. Công ty nên cho cán bộ kinh doanh tham gia thên các lớp học ngắn hạn để nâng cao thêm về chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu thêm các vấn đề mới như đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán.. Trong công ty hiện nay còn tồn tại một số phòng, trạm kinh doanh hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy việc tinh giảm bớt các đầu mối kinh doanh cũng như cá nhân kinh doanh kém là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đó, cần bố trí mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý là lấy mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận doanh nghiệp làm nền tảng. Cần có thái độ đúng trong việc bố trí sắp xếp nhân lực đảm bảo thực hiện đúng chế độ thực hiện của người lao động. Đồng thời lấy hiệu quả công tác làm tiêu chuẩn, tiêu thức. Đòi hỏi đặt ra với công ty hiện nay là cần sắp xếp bố trí những cán bộ lãnh đạo dưới quyền giám đốc, bao gồm những người có trình độ quản lý, có năng lực hoạt động kinh doanh, có chuyên môn cao, tạo điều kiện tốt nhất để họ phấn đấu trở thành những người tiêu biểu làm kinh doanh. 3.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cơ Điện Trần Phú 3.1 Thuận lợi Công ty đặt trụ sở tại thủ đô Hà nội-một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, do đó tạo cho công ty những điều kiện thuận lợi nhất định trong công tác giao dịch, nắm bắt những thông tin kinh tế, thị trường nhanh chónh và kịp thời. Ngoài ra, công ty còn có thể nắm bắt được những chế độ, chính sách, phát luật, chính trị, kinh tế cũng như sự biến động của những nhân tố này để có thể điều chỉnh hợp lý nhằm nắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả. Sự kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển của Công ty trong nhiều năm qua,là đơn vị Anh Hùng,có truyền thống đoàn kết nhất trí,có năng lực vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Đảng,các chủ chương của Nhà nước vào thực tiễn trong những năm đổi mới là tiền đề vững chắc để Công ty tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình. Thương hiệu sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường,các sản phẩm dây và cáp điện của Công ty được sản xuất với chu trình khép kín trên dây truyền hiện đại nhập của các nước tiên tiến theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 đã có mặt hầu hết các địa bàn tỉnh,thành phố trong cả nước và ngày càng được khẳng định uy tín trên thị trường và đã tạo ra cho công ty một bước phát triển mới. Do làm tốt khâu chuẩn bị vật tư đầu vào và làm tốt công tác marketing tiếp thị và bán hàng nên ngay từ đầu năm 2003 Công ty đã chuẩn bị ngần đủ các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ cho cả năm,đồng thời do phát huy được gần 100% công suất thiết bị máy móc nhất là các máy mới Công ty đã đầu tư,hàng sản xuất ra tới đâu tiêu thụ ngay tới đấy không có sản phẩm ứ đọng,có những lúc sản xuất không kịp cho tiêu thụ. Công ty là một đơn vị nhà nước nên công ty có ưu thế được quyền kinh doanh xuất xuất nhập khẩu trực tiếp, do đố đã tạo điều kiện cho công ty có thể tiến tới hợp tác với các đơn vị kinh doanh, sản xuất trong nước để từ đó mở rộng và khai thác nhiều hình thức xuất nhập khẩu mới. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có một nhân tố hết sức quan trọng đưa đến những thành công, đó là sự quan tâm giúp đớ của lãnh đạo các Bộ, các vụ chức năng và công đoàn nghành thương mại Việt Nam. Hàng hoá của công ty đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, chủng loại do đó công ty đã tạo được uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước, mở rộng được thị trường đầu tư vào cũng như đầu ra. Cũng nhờ có quan hệ tốt và có uy tín mà công ty được các bạn hàng cung cấp hàng hoá và vốn kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua hình thức trả chậm, tận dụng được vốn kinh doanh, nhất là trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh nhà nước cấp còn hạn hẹp, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty có năng lực,kinh nghiệm, thích ứng với cơ chế thị trường, năng động trong việc chuyển hướng kinh doanh. Các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cao, tận tình trong công việc đã góp phần đem lại những hiệu quả nhất định cho công ty. 3.2 Những khó khăn và hạn chế của của Công ty -Khó khăn về thị trường trong và ngoài nước Trước hết là khó khăn về thị trường trong nước. Khi đã chấp nhận kinh doanh trong cơ chế thị trường, nghĩa là công ty phải chấp nhận một sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa các đơn vị công ty nhà nước với nhau mà còn là các thành phần kinh tế khác tham gia vào hoạt động ngoại thương. Rõ ràng, công ty không những phải cạnh tranh với các đơn vị xuất xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tư mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó. Chẳng hạn đối với mặt hàng vật liệu điện thì hiện nay ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Họ cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với mặt hàng này ví dụ như : Tổng công ty điện lực, công ty xuất xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật điện.. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, số lượng hàng hoá rất nhiều phong phú và đa dạng về chủng loại. Do vậy ít có tình trạng khan hiếm hàng hoá vì ngay lập tức hàng hoá sẽ được sản xuất và các đơn vị kinh doanh xuất xuất nhập khẩu sẽ nhập hàng về lấp đầy những khan hiếm đó. Tuy nhiên, không phải nhu cầu đã hết thì hàng hoá dư thừa trên thị trường mà thực ra nhu cầu vẫn còn nhưng nó chỉ có thể gặp được hàng hoá ở giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Do đó, nếu công ty nhập hàng về phải bảo đảm bán được với giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Đây là một vấn đề hết sức nan giải vơi công ty trong thời gian qua, ít n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4410.doc
Tài liệu liên quan