Chuyên đề Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft

Mục lục

Trang

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở phát triển thị trường phần mềm công nghệ thông tin tại Việt Nam 3

I. Lý thuyết về marketing 3

1. Tư tưởng cơ bản của marketing 3

1.1 Khái niệm marketing 3

1.2 Bản chất của marketing 3

1.2.1. Vị trí của khách hàng trong hoạt động kinh doanh 3

1.2.2. Cách thức tiếp cận và chinh phục khách hàng theo quan điểm định hướng marketing: 4

2. Cơ hội hấp dẫn và thị trường của doanh nghiệp: 5

2.1. Cơ hội và cơ hội hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh: 5

2.2. Thị trường của doanh nghiệp: 6

3. Khách hàng và hành vi mua sắm: 6

3.1 Người tiêu thụ trung gian và đặc điểm mua sắm: 6

3.2. Người tiêu thụ cuối cùng và đặc điểm mua sắm 7

4. Chiến lược marketing và tham số sản phẩm: 9

4.1. Khái niệm sản phẩm: 9

4.2 Sản phẩm mới và định hướng phát triển sản phẩm 9

4.3 Triển khai sản phẩm mới và chu kỳ sống của sản phẩm 10

4.4 Phân lớp hàng hoá: 11

4.5 Nhãn hiệu hàng hoá 13

4.6 Bao bì hàng hoá: 13

5.Giá cả trong chiến lược marketing 14

5.1 Khái niệm giá trong kinh doanh 14

5.2 Các mục tiêu định giá 14

5.3 Các chính sách định giá 16

5.4 Các phương pháp tính giá 20

6.Địa điểm và phân phối hàng hoá trong chiến lược marketing 22

6.1 Lựa chọn địa điểm 22

6.2 Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối 22

6.3 Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật 23

7.Xúc tiến trong chiến lược marketing 24

7.1 Khái niệm 24

7.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến đối với hoạt động kinh doanh 24

7.3 Nội dung của hoạt động xúc tiến 24

II. Khái quát về hoạt động marketing trong doanh nghiệp 26

1. Chức năng marketing trong doanh nghiệp 26

2. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing 26

2.1 Khái niệm về kế hoạch marketing 26

2.2 Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp: 27

III. Thị trường phần mềm công nghệ thông tin của Việt Nam 27

1.Thị trường phần mềm Việt Nam bước khởi đầu hứa hẹn: 27

2.Hiện trạng doanh nghiệp CNPM 29

3.Thách thức và triển vọng 30

4. Mục tiêu và những định hướng cơ bản phát triển CNPM Việt Nam 32

IV. Tiềm năng của thị trường phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 34

1. Tiềm năng du lịch Việt Nam: 34

2. Phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn – một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy triển vọng 35

Chương II: Thực trạng hoạt động marketing của công ty Adsoft-corp 37

I. Khái quát về công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin Adsoft-corp 37

1.Đặc điểm của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin. 37

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin. 37

1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 40

2. Đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin. 45

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 46

1. Doanh thu theo cơ cấu từng dòng sản phẩm( sản phẩm chủ đạo, sản phẩm mới phát triển ) 46

2. Các khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty 47

II. Thực trạng hoạt động marketing của công ty Adsoft 49

1. Chính sách sản phẩm của công ty 49

2.Chính sách phân phối, hỗ trợ sau bán hàng 52

3. Đối thủ cạnh tranh 53

III. Các khó khăn hiện nay của công ty là gì? 54

IV. Vận dụng sáng tạo lý thuyết marketing vào hoạt động kinh doanh của công ty: 55

1. Giúp doanh nghiệp xác định đúng thị trường trọng điểm của mình 55

2. Giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn về sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên 55

3. Tạo được một hệ thống liên kết hướng tới khách hàng 55

4. Điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh để có một hướng phát triển đúng đắn hơn 56

Chương III: Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft 57

I. Cơ sở của các biện pháp 57

1. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm 57

2. Căn cứ vào đặc điểm khách hàng: 57

3. Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty. 57

II. Các chiến lược marketing cụ thể: 57

1. Chiến lược về sản phẩm. 57

2. Tìm kiếm thị trường mới 57

3. Chiến lược về giá: 58

4. Chiến lược về phân phối 58

5. Chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng: 58

6. Tạo nên một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng: 58

Kết luận 59

Danh mục tài liệu tham khảo 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường: Người làm giá phải phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường giúp cho việc xác định mức giá trần và chi phí của doanh nghiệp. Phân tích giá thành, giá cả và phản ứng của đối thủ cạnh tranh về giá của doanh nghiệp có thể hữu ích khi xác định mức sàn của giá mà doanh nghiệp có thể đưa ra. - Các yếu tố về luật pháp và xã hội: Các mức giá được đặt ra không được vi phạm các quy định của hệ thống luật pháp và không được làm phương hại đến quyền lợi hợp pháp của các nhà kinh doanh cũng như người tiêu thụ. b. Phương pháp tính giá thành theo chi phí: Phương pháp tính giá này được thực hiện trên hai yếu tố cơ bản: + Chi phí bình quân trên một sản phẩm + Lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp Giá sẽ cao khi chi phí bình quân và lợi nhuận dự kiến được xác định cao và ngược lại. Sự phụ thuộc vào các yếu tố này đòi hỏi phải tính toán các yếu tố một cách hợp lý nếu không sẽ dẫn đến sai lầm vệ mức giá. c. Phương pháp tính giá thành theo định hướng nhu cầu: Trong trường hợp này, đánh giá và phản ứng của khách hàng về mức giá dự kiến là điểm xuất phát quan trọng cho việc xác định mức giá công bố. Yếu tố chi phí được xem xét một cách khách quan trong mối liên hệ với nhu cầu của khách hàng và phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Có nhiều trường hợp khác nhau để xác định mức giá theo định hướng nhu cầu như: + Tính giá theo giá trị sử dụng của sản phẩm + Đặt giá theo giá trị tâm lý + Tính giá theo mức độ chấp nhận giá của khách hàng. 6.Địa điểm và phân phối hàng hoá trong chiến lược marketing 6.1 Lựa chọn địa điểm a. Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý: Thực chất là xác định thị trường thích hợp của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và phân chia thị trường thích hợp thành các khu vực kiểm soát tương ứng với các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Về cơ bản, có ba giới hạn địa lý cần được xác định: - Giới hạn tổng quát: xác định cho toàn doanh nghiệp - Giới hạn khu vực: xác định cho đơn vị thành viên - Giới hạn địa điểm: xác định cho điểm bán hàng. b. Lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng: - Danh mục khách hàng và kênh phân phối - Danh mục khách hàng và kênh phân phối hiện vật 6.2 Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối a. Khái niệm kênh phân phối: Một kênh phân phối có thể được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất (hoặc tổ chức đầu nguồn) đến người sử dụng. b. Các dạng kênh phân phối: - Theo tiêu thức trực tiếp/gián tiếp có ba dạng kênh phân phối là: kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối hỗn hợp. - Theo tiêu thức dài/ngắn có kênh phân phối ngắn và kênh phân phối dài c. Thiết kế hệ thống kênh phân phối: - Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối - Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối - Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối - Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối: lực lượng bán hàng của doanh nghiệp, người mua trung gian - Điều chỉnh hệ thống kênh phân phối 6.3 Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật a. Phân phối hàng hóa vào các kênh phân phối Điều phối hàng hóa là quá trình xác định các kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa cho các kênh phân phối của doanh nghiệp. b. Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hóa trong các kênh Chức năng vận chuyển hàng hóa của hệ thống marketing doanh nghiệp có thể thực hiện được hay không phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết các nội dung của nhiệm vụ này. Lựa chọn đúng phương án vận chuyển cho phép đáp ứng tốt các yêu cầu về thời gian, địa điểm có ích và giảm chi phí trong bán hàng. - Về địa điểm - Về thời gian - Về chi phí vận chuyển trong phân phối hiện vật c. Lựa chọn dự trữ trong hệ thống kênh phân phối Dự trữ trong hệ thống kênh phân phối ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về thời gian có ích của khách hàng và chi phí của doanh nghiệp. Dự trữ không hợp lý có thể làm mất khách hàng hoặc làm tăng chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Phương án dự trữ phải được xác định đúng về: địa điểm, danh mục và khối lượng. 7.Xúc tiến trong chiến lược marketing 7.1 Khái niệm Trong marketing căn bản của Philip Kotler thì Xúc tiến (promotion) là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng 7.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến đối với hoạt động kinh doanh - Hoạt động xúc tiến sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, thông qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực. - Là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. - Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. - Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng. - Là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau, giúp thay đổi cơ cấu tiêu dụng, hướng dẫn thị hiếu tiêu dùng. 7.3 Nội dung của hoạt động xúc tiến a. Quảng cáo: Quảng cáo thương mại là một hình thức truyền tin thương mại nhằm đem đến cho những người nhận tin những hiểu biết cần thiết về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bằng các phương tiện thông tin đại chúng để lôi cuốn người mua. b. Khuyến mại: Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. c. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ: Trưng bày, giới thiệu hàng hoá dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tàu liệu về hàng hoá để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó. d. Hội chợ, triển lãm thương mại: Là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. e. Xúc tiến bán hàng: Xúc tiến bán hàng là những kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàng tăng lên nhanh chóng nhưng tạm thời do việc cung ứng một lợi ích ngoại lệ cho người phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng. f. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hoá: Thương hiệu hàng hoá là giá trị vô hình của doanh nghiệp và là tài sản quý giá của quốc gia, bởi vậy nhận được sự quan tâm của Nhà nước và doanh nghiệp. g. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác: Quan hệ công chúng (public relation) là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện Các hoạt động khuyếch trương khác có thể như: hoạt động tài trợ, hoạt động họp báo, tạp chí của công ty. Công chúng là một nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng hiện tại hay tiềm ẩn đến khả năng thành công của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. II. Khái quát về hoạt động marketing trong doanh nghiệp 1. Chức năng marketing trong doanh nghiệp Cũng như các chức năng khác trong doanh nghiệp, nhiệm vụ cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì marketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu mối quan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. 2. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing 2.1 Khái niệm về kế hoạch marketing Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện những mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. 2.2 Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp: Kế hoạch marketing giữ vị trí trung gian giữa các lựa chọn chính sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hàng ngày. Thị trường phần mềm công nghệ thông tin của Việt Nam Nước ta được đánh giá có tiềm năng phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM), ngành công nghiệp này là nơi thu hút nhiều lao động trẻ, có trình độ cao trong nước và việt kiều ở nước ngoài. Phần mềm và công nghệ thông tin ngày càng được phổ cập với gần 20 triệu người sử dụng Internet. Tuy mới phát triển, nhưng CNPM nước ta đã tạo việc làm cho trên 48 nghìn lao động, có mức tăng trưởng hàng năm trên 40%, đạt doanh thu gần 500 triệu USD và kim nganch xuất khẩu trên180 triệu USD trong năm 2007. Có thể nói, CNPM nước ta đã có những bước tiến quan trọng, dần xác lập được vị thế trên bản đồ thế giới, được xem là một trong 20 thị trường hấp dẫn toàn cầu. 1.Thị trường phần mềm Việt Nam bước khởi đầu hứa hẹn: Theo đà phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), thị trường phần mềm nước ta đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Từ năm 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường nội địa đạt trên 32%/năm. Trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ phần mềm gần đây, thị trường trong nước chiềm khoảng 2/3. Theo nhiều phân tích thì cơ quan hành chính sự nghiệp và công ty Nhà nước vừa qua đã là những khách hàng tiềm năng của Công nghệ Phần Mềm (CNPM) Việt Nam, chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho CNTT cả nước. Gần đây, trong xu thế hội nhập, việc ứng dụng CNTT trong các ngành viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... đã gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hạn chế lớn về thị trường của DNPM trong nước vẫn là thiếu thông tin và thị trường không ổn định. Để định hướng phát triển thị trường, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) cho rằng, cần có những biện pháp kích cầu, không chỉ đơn thuần bỏ tiền ngân sách mua phần mềm mà quan trọng là phải đặt ra chuẩn mực, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nên mua phần mềm nào cho hiệu quả và khuyến khích việc sử dụng những phần mềm nội địa. Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song mức độ ứng dụng có nhiều khác biệt. Số liệu công bố cho thấy 81,8% tổng công ty 91 có sử dụng CNTT, đến tổng công ty 90 còn 50%, công ty độc lập- 26,8%, còn các dạng công ty khác chỉ có 25%. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được quan tâm nhiều nhất là phần mềm quản lý doanh nghiệp, tiếp đó là phần mềm quản lý bán hàng và vật tư. Tuy nhiên, cái mà doanh nghiệp cần cũng mới chỉ là phần mềm phổ cập, mang giá trị thấp, có thể cung cấp hàng loạt như phần mềm kế toán. Một trong những sản phẩm được đánh giá có tiềm năng là phần mềm quản lý, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) song mới chỉ có chừng 3% số doanh nghiệp được khảo sát quan tâm, chừng 7% có nhu cầu, số còn lại dường như chưa có khái niệm về việc sử dụng sản phẩm này. Thị trường xã hội mới tập trung vào phần mềm giải trí với những trò chơi trực tuyến, phần mềm dịch vụ gia tăng cho thiết bị thông tin di động và các phần mềm cho giáo dục đào tạo. Sự bùng nổ của trò chơi M.U Online cuốn hút hàng trăm nghìn người tham gia chỉ trong một thời gian ngắn, đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy chỉ bắt đầu bước vào thị trường xuất khẩu trong vòng 10 năm gần đây, song phần mềm xuất khẩu Việt Nam đã có nhịp độ tăng trưởng khá nhanh. Nhiều công ty phần mềm đã vươn tới những thị trường lớn ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng (từ 70 triệu USD năm 2005 lên 110 triệu USD năm 2006, tăng 57%, đạt 180 triệu USD, tăng gần 64% trong năm 2007). Doanh nghiệp phần mềm nước ta đã tìm được những khách hàng lớn để gia công xuất khẩu nhưng chủ yếu mới là dịch vụ và đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và những nước đang phát triển. Gần đây, thị trường Nhật Bản đang nổi lên như một lựa chọn ưu tiên với những doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch đầu tư mở rộng dịch vụ phần mềm tại Việt Nam. 2.Hiện trạng doanh nghiệp CNPM Cho đến năm 2008, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp. Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh, 40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8%.. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1% Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà. Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm. Đây chính là hạn chế trong mong muốn khẳng định thương hiệu phần mềm doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ lao động phần mềm và nội dung số đã phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 35% đến 40%. Cả nước hiện có 99 đại học, 105 trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin; ngoài ra, còn có 72 trung tâm đào tạo liên kết với nước ngoài cấp bằng CNTT. Số sinh viên nhận bằng kỹ sư và cử nhân CNTT hàng năm lên khoảng 10 nghìn người, nhưng vẫn là con số quá nhỏ so với nhu cầu đòi hỏi hiện nay. 3.Thách thức và triển vọng Cho dù có những lợi thế cơ bản, song trong thực tiễn CNPM nước ta đang còn nhiều điểm yếu, chịu nhiều thách thức mà trước hết là, cạnh tranh toàn cầu và trong khu vực ngày càng quyết liệt với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh cạnh tranh; hạn chế về số lượng và quy mô doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé đang là trở ngại. Với quy mô chưa đến 50 lao động trong một doanh nghiệp và chừng 100 lao động phần mềm ở những doanh nghiệp Outsourcing; trong khi liên kết hỗ trợ còn lỏng lẻo, đã đặt doanh nghiệp xuất khẩu trước những khó khăn. Đây cũng là thách thức.to lớn đối với công nghiệp phần mềm cả nước .. Cùng với quy mô doanh nghiệp nhỏ, cơ sở luật pháp nhất là về sở hữu trí tuệ (SHTT) chưa đủ mạnh nên tỷ lệ vi phạm quyền SHTT phần mềm còn cao. Hạn chế này đòi hỏi Nhà nước phải thực thi những giải pháp mạnh để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể SHTT trong CNPM. Đội ngũ lao động tuy được đào tạo nhiều về số lượng, nhưng về kỹ năng nhất là trình độ quản lý và ngoại ngữ còn là điểm yếu; thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhà quản lý chương trình và nhà quản lý dự án, đòi hỏi phải có những chuyển hướng mạnh mẽ trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ các nhà quản lý và làm việc theo nhóm. Trong xu thế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của CNTT toàn cầu; từ sự thiếu hụt của đội ngũ chuyên gia CNTT thế giới, áp lực giảm giá và tăng năng suất trong ngành CNPM ở các nước phát triển đã hình thành trào lưu thuê gia công phần mềm và dịch vụ nước ngoài của các công ty, tập đoàn CNTT đa quốc gia và những doanh nghiệp lớn. Nhiều thị trường có nhu cầu thuê gia công phần mềm đã hình thành ở Nhật Bản, Úc, Canada, Singapore, Mỹ và các nước châu Âu. Cùng với nhu cầu này, sự vượt lên của Ấn Độ, Trung Quốc, Ixraen... đã tạo áp lực cạnh tranh, buộc nhiều công ty phần mềm ở những nước phát triển phải chuyển hướng thuê gia công sang những nước đang phát triển. Với sự quan tâm, thực thi chính sách ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ, đây sẽ là cơ hội để ngành CNPM nước ta có thể mở rộng thị trường, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Thế mạnh và sự hấp dẫn của CNPM đã được nhấn mạnh trên các mặt: Nước ta có dân số trẻ, trên 60% trong tuổi lao động; hầu hết nhân lực CNTT có trình độ cao, ở lứa tuổi trẻ, năng động và ham học hỏi. Các trường đại học Việt Nam tăng nhanh việc đào tạo CNTT và thu hút được nhiều sinh viên giỏi theo học. Sự hấp dẫn của thị trường gia công phần mềm còn ở chỗ, chi phí hoạt động và giá thuê nhân công tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và chừng 1/2 so với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có nền văn hoá mở, gần gũi với nhiều quốc gia; người Việt thân thiện, cởi mở dễ thích nghi là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động thuê gia công phần mềm. Trong điều kiện chính trị, an ninh ổn định, an toàn xã hội được đảm bảo, CNPM Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư CNTT nước ngoài. Phát triển CNTT, đặc biệt là CNPM là chủ trương ưu tiên của lãnh đạo Nhà nước, là một trong những hướng đi tắt, đón đầu để công nghiệp hoá đất nước. Thời gian qua, CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi, nhọn có tốc độ phát triển cao nhất và giá trị đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày một lớn, trở thành ngành có sức hấp dẫn, thu hút mạnh đầu tư trong, ngoài nước. Những hoạt động hợp tác đầu tư CNPM với nhiều nước diễn ra sôi nổi những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp với nhiều kế hoạch đầu tư lớn Đây là động thái quan trọng mở đường cho sự phát triển thị trường gia công phần mềm và sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong nước. 4. Mục tiêu và những định hướng cơ bản phát triển CNPM Việt Nam CNPM ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực KT-XH, có vai trò cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo những khả năng, phương thức trao đổi, giao dịch và nhất là tư duy mới cho người lao động. CNTT và CNPM đã và đang trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao năng lực canh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý và nhất là chất lượng đời sống văn hoá-xã hội. Từ vai trò quan trọng của ngành công nghiệp này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển CNPM đến năm 2010.Theo đó, quan điểm phát triển CNPM nước ta được tập trung vào: + Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm; + Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất; + Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT. Trên quan điểm này, mục tiêu đến năm 2010 đã hướng vào: Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%; Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;. Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm; Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực. Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM; Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật; Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới; Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành; Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung. Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành. Tiềm năng của thị trường phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn tại Việt Nam 1. Tiềm năng du lịch Việt Nam: Việt Nam có một tiềm năng du lịch rất lớn. Với rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ bắc vào nam, một dân tộc với 4000 năm lịch sử vẻ vang, một nền chính trị ổn định, người dân Việt Nam hiếu khách, đường bờ biển dài Việt Nam là một địa chỉ du lịch hấp dẫn trên thế giới. Cùng với sự kiện Vịnh Hạ Long được bình chọn là kì quạn thiên nhiên của thế giới, Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Những năm gần đây, ngành du lịch được chính phủ quan tâm nhiều hơn với các kế hoạch và dự án lớn nhằm thúc đẩy ngành du lich phát triển mạnh mẽ: Các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế (Miss World, Festival Huế) được tổ chức tại các điểm du lịch lớn như Hạ Long, Nha Trang, Huếvà gần đây là các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2009 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Việt Nam trong con mắt bạn bè và du khách quốc tế có một vị trí, một bản sắc văn hóa riêng biêt mà độc đáo và dành được những thiện cảm nhất định Theo số liệu từ Tổng cục du lịch Việt Nam: liên tục trong vòng 5 năm (2003-2008) lượng khách du lịch đến nước ta tăng nhanh kỉ lục: Tổng cộng trong cả năm 2003 lượng khách du lịch đến Việt Nam là 2.438.735 lượt, năm 2004 là 2.927.876 lượt tăng 20% so với 2003, năm 2005 là 3.467.757 lượt tăng 18.4% so với 2004 , 2006 lước đạt 3.583.486 lượt tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 con số này là 4.171.564 lượt tăng 16% so với năm 2006, và trong năm 2008 vừa qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007. Phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn – một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy triển vọng Ở Việt Nam, viêc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà hàng, khách sạn những năm gần đây bắt đầu được quan tâm khi yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực nhà hàng khách sạn ngày càng chuyên nghiêp và khắt khe hơn. Nó là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như đẳng cấp của bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào.. Các sản phẩm phần mềm về quản lý nhà hàng, khách sạn được phát triển rất sớm từ các công tỵ thiết kế phần mềm của Mỹ và Châu Âu tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam các sản phẩm này trở nên không phù hợp vì tính tương tác không cao đó là không kể việc lắp đặt đòi hỏi khách sạn phải đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe về trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có trình độ cao và giá thành của chúng rất cao (khoảng từ vài chục ngàn usd trở lên, một bản phần mềm FIDELIO của MICROS có giá không dưới 30.000 usd) do đó chỉ phù hợp với các khách sạn lớn và cao cấp như: Hilton, Deawoo, Sofitel Plaza, Sheraton, Horrizon Nhận thấy được điều này hàng loạt các công ty phần mềm của Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực đầy triển vọng này. Những cái tên như: Trí Tuệ Việt(Vsoft), Trí Tuệ Trẻ, Anh Minh, SGTR, ADsoft, ATOđược giới quản lý nhà hàng khách sạn cả nước biết đến với những phiên bản phù hợp với người Việt Nam hơn, giá cả rẻ hơn, có tính tương tác tốt hơn và nó thích nghi với đặc điểm và điệu kiện đặc thù của từng khách sạn hơn. Khách sạn càng lớn việc quản lý càng phức tạp và khó khăn, các sản phẩm phần mềm quản lý hỗ trợ rất tốt vấn đề này. Nó làm tăng độ mạnh trong quản lý và điều hành, cắt giảm bớt nhân lực thừa và nhàn rỗi, giúp quản lý và lưu trữ thông tin chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2637.doc
Tài liệu liên quan