MỤC LỤC:
I. Giới thiệu chung về các định chế tài chính phi ngân hàng
II. Một số định chế tài chính chi ngân hàng ở Việt Nam
II.1. Công ty tài chính
II.1.1. Khái niệm
II.1.2. Hình thức thành lập
II.1.3. Các hình thức huy động vốn
II.1.4. Các hình thức cho vay
II.1.5. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ
II.1.6. Các hoạt động khác của Công ty Tài chính
II.1.7. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty Tài chính
II.1.8. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty Tài chính
II.1.9. Vai trò của Công ty Tài chính
II.1.9. Một số Công ty Tài chính ở Việt Nam
II.1.9.1. Công ty Tài chính Bưu Điện
II.1.9.2. Công ty Tài chính cổ phần sông Đà
II.1.9.3. Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO
II.1.9.4. Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
II.2. Công ty cho thuê tài chính
II.2.1. Khái niệm về cho thuê tài chính
II.2.2. Các loại hình Công ty Cho thuê tài chính
II.2.3. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty cho thuê tài chính
II.2.3. Các hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính
II.2.3.1. Huy động vốn
II.2.3.2. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê
II.2.3.3. Tư vấn khách hàng
II.2.3.4. Dịch vụ ủy thác
II.2.3.5. Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính
II.2.3.6. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh:
II.2.3.7. Bán các khỏa phải thu
II.2.3.8. Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
II.2.4. Những trường hợp Công ty Cho thuê tài chính không được cho thuê
II.2.5. Những hạn chế của cho thuê tài chính
II.2.6. Lợi ích của việc cho thuê tài chính:
II.2.7. Một vài Công ty Cho thuê tài chính ở Việt Nam
II.2.7.1.Công ty Cho thuê Tài chính NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam
II.2.7.2. Công ty Cho thuê Tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL)
II.3. Sơ lược vài nét về các định chế tài chính phi ngân hàng khác
II.3.1. Quỹ đầu tư
II.3.1.1. Khái niệm
II.3.1.2. Các lợi ích của việc đầu tư gây quỹ
II.3.1.3. Các bên tham gia
II.3.1.3.1. Công ty quản lý quỹ
II.3.1.3.2. Ngân hàng giám sát:
II.3.1.3.3. Người đầu tư
II.3.1.4. Phân loại quỹ đâu tư
II.3.1.4.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
II.3.1.4.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng
II.3.1.4.1.2. Quỹ đầu tư dạng mở
II.3.1.4.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành
II.3.1.4.2.1. Quỹ đầu tư dạng công ty
II.3.1.4.2.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác
II.3.1.4.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
II.3.4.3.1. Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
II.3.1.4.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân ( Quỹ thành viên)
II.3.2. Công ty bảo hiểm
II.3.2.1. Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm và các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.2. Mức vốn pháp định và nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.3. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
II.3.2.4. Các dịch vụ bảo hiểm
II.3.5. Đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.6. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
II.3.2.7. Các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.8. Một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam
III.Thực trạng và biện pháp củng cố nhằm nâng cao hiệu quả của các định chế tài chính phi ngân hàng
IV. Tài liệu tham khao
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các định chế tài chính phi ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 415/1998/QĐ -TCCB ngày 08/07/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện và hoạt động theo Giấy phép số 03/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 10/10/1998 và Đăng ký kinh doanh số 0106000490 đăng ký lần đầu ngày 12/06/1999.
Hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện: Đầu tư tài chính, Kinh doanh chứng khoán, Tín dụng - Bảo lãnh, Kinh doanh tiền tệ, Nhận uỷ thác đầu tư, Tư vấn thẩm định, Tư vấn quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp.
II.1.9.2. Công ty Tài chính cổ phần sông Đà:
Địa chỉ: Số 121 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thành lập bởi ba cổ đông sáng lập là: Tổng công ty Sông Đà, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. Đây là những Tổng công ty hàng đầu và ngân hàng giàu tiềm lực, uy tín tại Việt Nam.
Mục tiêu của Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà là xây dựng Công ty trở thành một định chế tài chính mạnh cả về quy mô vốn, công nghệ ngân hàng, năng lực quản trị tiên tiến; có khả năng hợp tác và hội nhập thành công với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ tài chính đồng bộ chất lượng cao cho khách hàng, là xương sống trong các định chế tài chính của Tập đoàn Sông Đà.
Để thực hiện thành công những mục tiêu nêu trên, Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hoá công ty để đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, tin cậy đáp ứng nhu cầu của khách hàng và lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình tài chính ngân hàng hiện đại.
II.1.9.3. Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO:
Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO (HAFIC) được thành lập ngày 16/11/2005, tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, HAFIC luôn mang theo sứ mệnh là trung gian tài chính, thu xếp nguồn vốn cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng mở rộng hoạt động, nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính chất lượng cao nhất đến mọi đối tượng khách hàng.
Với lợi thế là một thành viên trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội; có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết; có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, Công ty Tài chính cổ phần HANDICO đang từng bước phát huy nội lực và tận dụng sức mạnh ngoại lực để trở thành một thương hiệu lớn có tiếng trên thị trường Tài chính. Ngày 01/07/2008, Công ty chính thức chuyển đổi mô hình từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Cùng với đó, Công ty quyết định tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 350 tỷ đồng. Trên lộ trình phát triển của mình, HAFIC cam kết sẽ luôn sát cánh và chia sẻ lợi ích với khách hàng thông qua việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói trên tất cả các mảng dịch vụ: Tín dụng, Đầu tư, Huy động vốn và các Dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố bộ máy vững mạnh, đào tạo đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân
- Hoạt động tín dụng: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh, bao thanh toán
- Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ, phát hành thẻ tín dụng.
- Các hoạt động đầu tư tài chính khác: góp vốn mua cổ phần, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tham gia thị trường tiền tệ, làm đại lý phát hành trái phiếu cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác…
- Nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng .
Kinh doanh ngoại tệ.
II.1.9.4. Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam:
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000 với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.
Qua 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh. Thương hiệu Tài chính Dầu khí Việt Nam được khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế giới.
Năm 2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần. Theo mô hình công ty đại chúng, PVFC có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân trong nước. Với việc tham gia của cổ đông MSIHI, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây là một thành công khẳng định sự tín nhiệm của thương hiệu Tài chính Dầu khí.
Quy mô phát triển của PVFC ngày càng lớn, đội ngũ CBNV được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ; năng động, sáng tạo và nhiệt huyết trong công việc. Mạng lưới hoạt động của PVFC từng bước được củng cố và mở rộng; PVFC hiện có 10 chi nhánh và 15 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, 5 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư tài chính, quản lý quỹ, kinh doanh chứng khoán, du lịch...
Thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí.
Một trong những dịch vụ được các đối tác, khách hàng tín nhiệm lựa chọn PVFC, là tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp. Thời gian qua, PVFC đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổ phần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã lần lượt ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng, góp phần tạo nên nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư... PVFC tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói cho khách hàng về tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính. Hai sản phẩm mũi nhọn mà PVFC chú trọng sau cổ phần hoá là đầu tư tài chính và tư vấn tài chính.
II.2. Công ty cho thuê tài chính:
II.2.1. Khái niệm về cho thuê tài chính:
- Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với sự biến động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản hàng loạt, những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Con đường để tồn tại lúc này là phải nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kỹ thuật công nghệ lạc hậu với vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, manh mún, chưa tạo lập được cho mình một cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ, vững chắc nhất định để nắm bắt những cơ hội phát triển kinh tế.
- Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Tuy buổi đầu hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam đã có những thành công nhất định. Vậy cho thuê tài chính là gì?
“ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.”
Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Vốn pháp định và thời gian hoạt động:
+ Vốn pháp định của Công ty cho thuê tài chính được Chính phủ quy định. Việc thay đổi mức vốn pháp định của Công ty Tài chính do Chính phủ quyết định. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định mức vốn pháp định của Công ty cho thuê tài chinh năm 2008 là 100 tỷ đồng, năm 2010 là 150 tỷ đồng.
+ Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
II.2.2. Các loại hình Công ty Cho thuê tài chính:
Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty Cho thuê tài chính Nhà nước
- Công ty Cho thuê tài chính cổ phần
- Công ty Cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng
- Công ty Cho thuê tài chính liên doanh:
- Công ty Cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài:
II.2.3. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty cho thuê tài chính:
- Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty cho thuê tài chính:
a) Có nhu cầu hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn xin hoạt động;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 1998;
c) Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính;
d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của công ty cho thuê tài chính;
đ) Có dự thảo điều lệ về tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật;
e) Có phương án kinh doanh khả thi.
- Ngoài các điều kiện nêu trên, bên nước ngoài trong công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, phải được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước ngoài cho phép liên doanh, cho phép hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác.
II.2.3. Các hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính:
II.2.3.1. Huy động vốn: Công ty Cho thuê tài chính huy động vốn từ các nguồn sau:
- Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
- Được vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
- Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
II.2.3.2. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê:
Công ty Cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ cho thuê bao gồm: cho thuê tài chính, cho thuê vận hành, mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính ( Theo hình thức này, công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.)
II.2.3.3. Tư vấn khách hàng:
Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
II.2.3.4. Dịch vụ ủy thác:
Công ty cho thuê tài chính cho khách hang thuê theo chỉ định của bên ủy thác và được hưởng phí ủy thác cho thuê. Mọi rủi ro trong quá trình cho thuê do bên ủy thác chịu. Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các dịch vụ ủy thác sau:
- Nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng.
- Nhận ủy thác bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng.
- Các dịch vụ ủy thác khác liên quan để hoạt động cho thuê tài chính.
II.2.3.5. Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính:
Làm các dịch vụ quản lý tài sản cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính khác hoặc các dịch vụ quản lý tài sản khác liên quan cho thuê tài chính.
II.2.3.6. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh:
Liên quan đến cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
II.2.3.7. Bán các khỏa phải thu:
Từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức cá nhân
II.2.3.8. Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
II.2.4. Những trường hợp Công ty Cho thuê tài chính không được cho thuê:
- Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng.
- Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính với các điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật các Tổ chức tín dụng.
- Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
- Công ty cho thuê tài chính phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng:
+ Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho thuê tài chính từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc khách hàng thuê là tổ chức tín dụng;
+ Trường hợp nhu cầu thuê của một khách hàng vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 79 của Luật Các tổ chức tín dụng.
II.2.5. Những hạn chế của cho thuê tài chính:
Thứ nhất, mặc dù đã xuất hiện hơn 10 năm trên thị trường Việt Nam nhưng sự quảng bá, giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạn chế.
Thứ hai, mạng lưới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn, chưa trải rộng trong cả nước cũng như chưa có sự phối hợp với các ngân hàng thương mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm.
Thứ ba, trình độ của cán bộ kinh doanh trong các Công ty cho thuê tài chính chưa chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tư vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn.
Thứ tư, quy định về đối tượng cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn.
Thứ năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục (do đa số là doanh nghiệp hộ gia đình, tình hình tài chính không rõ ràng, doanh nghiệp mới thành lập...). Đây là thế yếu khi họ có nhu cầu tìm nguồn vốn cho dự án. các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế về năng lực, trình độ quản lý, ý thức chấp hành luật pháp, chế độ tài chính kế toán chưa cao gây khó khăn cho các Công ty cho thuê tài chính trong việc đánh giá thẩm định tính khả thi của dự án cũng như nhân thân của khách hàng. Về phía các công ty cho thuê tài chính chưa tạo cho khách hàng hiểu rõ hiệu quả, lợi ích của cho thuê tài chính mang lại và một khó khăn nữa là đối tượng cho thuê còn quá đơn điệu (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, một số động sản khác).
II.2.6. Lợi ích của việc cho thuê tài chính:
- Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.
- Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.
- Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.
- Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.
- Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.
- Bên cạnh đó một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa của hình thức cho thuê tài chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế.
II.2.7. Một vài Công ty Cho thuê tài chính ở Việt Nam
II.2.7.1.Công ty Cho thuê Tài chính NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Ngành nghề:
- Huy động vốn
- Cho thuê tài chính
- Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính
- Các hoạt động khác
- Công ty được phép thực hiện hoạt động ngoại hối theo các nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Một số thông tin về công ty:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp số 305/1998/QĐ- NHNN5 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ngày 4-9-1998.
- Giấy phép hoạt động số 08/GP- CTCTTC do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 27-10-1998.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000246 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18-01-2007 (Đăng ký thay đổi lần thứ 6).
- Tên gọi: CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: BIDV FINANCIAL LEASING COMPANY
- Tên gọi tắt: BLC
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VND (Hai trăm tỷ đồng Việt Nam)
- Trụ sở chính: Tầng 12 - Tháp A - Toà nhà Vincom - 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội.
- Điện thoại: 04.2200599 - 04.2200601 - 04.2200602 - 04.2200603 - 04.2200604 - 04.2200605 - 04.2200606
- Fax: 04.2200600
- Email: leasingbidvhanoi@vnn.vn
II.2.7.2. Công ty Cho thuê Tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL)
ACB Leasing được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập số 06/GP-NHNN vào ngày 22/05/2007, có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, có trụ sở tại Citilight Tower, lầu 2, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1, Tp.HCM.
Các hoạt động chủ yếu của ACB Leasing:
- Huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 01 năm trở lên của tổ chức, cá nhân+ Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của tổ chức tín dụng trong và ngoài nước+ Phát hành các loại giấy tờ có giá:
. Phát hành các loại giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,...) có thời hạn trên 01 năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
. Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có thời hạn trên 01 năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Cho thuê tài chính dưới dạng động sản thiết bị máy móc như:
Thiết bị ngành nhựa, bao bì các loại
Thiết bị ngành y tế, giao thông vận tải
Thiết bị ngành xây dựng
Thiết bị ngành dệt may
Thiết bị ngành thủy sản, ngành in
Và các loại động sản khác
+ vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
+ ch vụ ủy thác:
. Nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng.
. Nhận ủy thác bằng tiền mặt từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng.
. Các dịch vụ ủy thác khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính
+ Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính:
. Làm dịch vụ quản lý tài sản cho thuê tài chính của các Công ty cho thuê tài chính khác.
. Các dịch vụ quản lý tài sản khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Cho thuê vận hành
- Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính - Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức, cá nhân.
II.3. Sơ lược vài nét về các định chế tài chính phi ngân hàng khác:
II.3.1. Quỹ đầu tư:
II.3.1.1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư là 1 tổ chức chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Các khoản tiền tiết kiệm này thay vì được các nhà đầu tư đưa cho môi giới chứng khoán để trực tiếp mua chứng khoán trên thị trường thì lại được góp vào quỹ đầu tư để thực hiện việc đầu tư tập thể.
II.3.1.2. Các lợi ích của việc đầu tư gây quỹ:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
- Chi phí hoạt động thấp.
II.3.1.3. Các bên tham gia:
II.3.1.3.1. Công ty quản lý quỹ:
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách niệm hữu hạn với vốn pháp lệnh 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư.
II.3.1.3.2. Ngân hàng giám sát:
Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
Điều kiện để được làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký.
II.3.1.3.3. Người đầu tư:
Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quý đầu tư chứng khoán qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.
II.3.1.4. Phân loại quỹ đâu tư:
II.3.1.4.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn:
II.3.1.4.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng:
Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng góp có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Những người tham gia góp vốn đầu tư không được phép góp vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư.
II.3.1.4.1.2. Quỹ đầu tư dạng mở:
Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ. Khác với quỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp cho công chúng không qua thị trường chứng khoán. Muốn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở chúng ta không qua môi giới, không phải trả tiền hoa hồng và có thể viết thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các định chế tài chính phi ngân hàng.doc