MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 4
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh 4
1.1.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành 10
1.2. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 11
1.2.1. Vai trò của chỉ tiêu chi phí và giá thành trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp 11
1.2.2. Ý nghĩa của việc quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 12
1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 13
1.3.1. Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ 13
1.3.2. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp 14
1.3.3. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.4. Vai trò của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 15
1.5. Một số biện pháp chủ yếu để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm 16
1.5.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.5.2. Doanh nghiệp phải chú trọng tới trang thiết bị máy móc, công nghệ 17
1.5.3. Quản lý tốt lao động và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm chi phí tiền lương, tiền công để hạ giá thành sản phẩm 17
1.5.4. Tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý 18
1.5.5. Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm 18
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long 19
2.1. Khái quát chung về Công ty CPXD số 4 Thăng Long 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của công ty 21
2.2. Khái quát tình hình tài chính và hoạt động SXKD của Công ty trong thời gian qua 26
2.2.1. Những thuận lợi và khăn trong SXKD của Công ty 26
2.2.2. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 Thăng Long 27
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long 30
2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long 30
2.3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long. 33
2.3.3. Thực tế công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở công trình cầu Cả - Tuyên Quang. 40
2.3.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long 40
Chương 3: Một số ý kiến góp phần tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long 45
3.1. Chiến lược phát triển SXKD của công ty từ năm 2001-2005 45
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty 45
3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty 45
3.2. Một số kinh doanh quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp 47
3.3. Một số ý kiến góp phần tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long 49
3.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng giá thành kế hoạch, lập kế hoạch thi công các công trình xây lắp 49
3.3.2. Tăng cường đổi mới công tác quản trị và tổ chức sản xuất 51
3.3.3. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo đảm an toàn lao động 55
3.3.4. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động 55
Kết luận 57
Danh mục Tài liệu tham khảo 59
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 4 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong công ty đều là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình và có đầy đủ trình độ chuyên môn để phục vụ cho công ty.
+ Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển là đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiến tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu cao nhất của khách hàng, Công ty cam kết thực hiện dựa trên những nguyên tắc:
- Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng.
- Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
- Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Trên cơ sở từng bước đó, quyết định từng bước đi vững chắc đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ thực tế.
2.2.1.2. Những khó khăn
+ Nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động SXKD. Việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho người lao động, tiềm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Sự biến động bất thường của giá NVL gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện kế hoạch gía thành các công trình đã lập ra từ trước, nhất là trong năm 2003 và 2004 giá nguyên vật liệu tăng, giảm nhanh đến bất ngờ.
+ Do thành lập từ khá sớm và chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế cũ nên trang thiết bị của doanh nghiệp chưa được nâng cấp một cách hiện đại.
+ Hoạt động của công ty có tính chất lưu động, trong quá trình sản xuất phải thường xuyên di chuyển máy móc, công cụ, người lao động. Từ đây làm nảy sinh những khó khăn trong việc quản lý chi phí cũng như làm phát sinh thêm một số chi phí phụ làm tăng giá thành sản phẩm.
+ Quá trình xây dựng thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu nên dễ bị gián đoạn gây ứ đọng vốn.
+ Sản phẩm hoàn thành theo từng đơn đặt hàng, do đó phải lập dự toán trước về giá thành, tính toán cẩn thận trước khi tham gia đấu thầu.
2.2.2. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 TL.
2.2.2.1. Đánh giá khái quát qua Bảng cân đối kế toán.
- Về tài sản.
TSLĐ: 103.150.888.743đồng, chiếm 83,74% tổng tài sản.
TSCĐ: 20.020.543.361đồng, chiếm 16,26% tổng tài sản.
Đến quý 4 năm 2004 tổng tài sản của Công ty giảm 24.507.319.018 đồng với tỷ lệ giảm là 19,89%, chứng tỏ quy mô SXKD của Công ty đã giảm. Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn giảm 24.179.330.121 đồng với tỷ lệ là 23,44% do:
+ Tiền tăng 1.324.142.852 đồng với tỷ lệ tăng 117,29% chứng tỏ an toàn ngân quỹ của Công ty tăng. Nhưng tỷ trọng tiền nhỏ 1,09% đầu năm và 3,1% cuối năm, chứng tỏ Công ty đã phát huy hết khả năng sinh lời của đồng vốn. Công ty đã để lại một lượng tiền mặt quỹ hơi ít còn lại đầu tư nhiều nên phải hết sức cẩn thận trong việc quản lý đồng vốn và thu lời.
+ Các khoản phải thu giảm 16.439.720.334 đồng với tỷ lệ giảm 29,73% điều này cho thấy thị phần của Công ty giảm, do cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Song số vốn bị chiếm dụng giảm xuống làm cho tốc độ chu chuyển vốn tương đối tốt. Do vậy, các khoản phải thu giảm, Công ty có thể giảm nhẹ trong công tác quản lý năm tới vì tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 53,6% tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Tuy vậy, Công ty nên tích cực tìm kiếm thị trường, nâng cao uy tín của Công ty.
+ Hàng tồn kho cũng giảm 107.029.552 đồng với tỷ lệ giảm 0,32% tương đối nhỏ do nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm. Do Công ty đang dần bước vào giai đoạn cuối cùng hoàn thành bàn giao các công trình đang thi công.
+ TSLĐ khác cũng giảm 8.956.723.087 đồng với tỷ lệ giảm 60,9%, chủ yếu là giảm các khoản tạm ứng và chi phí trả trước giảm. Công ty không phải trả trước cho các đội để mua công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu…
Như vậy, các khoản mục của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đều giảm đã làm cho TSLĐ của Công ty giảm đi.
- Đối với TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng giảm so với đầu kỳ là 327.988.897 đồng với tỷ lệ giảm 1,63%. Nguyên nhân chính do giá trị TSCĐ giảm, Công ty không đầu tư mua sắm trang thiết bị TSCĐ, đổi mới số thiết bị (xe, máy thi công). Công ty đang hướng sang việc tận dụng thuê ngoài máy móc thiết bị cho việc thi công những công trình ở xa, từ đó giảm chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhìn chung cơ cấu tài sản của Công ty là hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa TSCĐ và đầu tư dài hạn với TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, phù hợp với thực trạng SXKD của Công ty cũng như cơ cấu tài sản của Tổng công ty cầu Thăng Long và của ngành.
- Về nguồn vốn.
Nguồn vốn Chủ sở hữu: 7.862.820.395đồng, chiếm 9,33% tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả: 115.308.611.709 đồng, chiếm 90,67% tổng nguồn vốn.
Đến quý 4 năm 2004 nguồn vốn đã giảm so với đầu năm là 24.507.319.018 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,89% phù hợp với sự giảm đi của tài sản. Sự giảm đi đó chủ yếu là do sự giảm đi của các khoản phải trả, cụ thể:
+ Nợ phải trả giảm 24.641.061.820 đồng, với tỷ lệ giảm 21,37% sự giảm này chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ giảm. Chi tiết dù vay ngắn hạn tăng 6.746.972.089 đồng với tỷ lệ tăng 14,35% nhưng các khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước… đã giảm nhiều hơn. Đây chính là khoản mục quyết định sự giảm xuống của các khoản nợ phải trả cũng như của nguồn vốn, và đó cũng có thể coi là gánh nặng về mặt tài chính của Công ty trong những năm tới có phần giảm xuống.
+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ trọng đầu năm là 9,33% đến cuối năm giảm xuống còn 8,11% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 133.743.132 đồng với tỷ lệ tăng 17% là do sự tăng lên của nguồn vốn quỹ, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển… Nguyên nhân các quỹ của công ty tăng lên là do được trích lập từ lợi nhuận năm trước, mà các năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.
2.2.2.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận
Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được một số thành tựu khả quan chứng tỏ cong đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn.
Qua Bảng số liệu 3 ta thấy doanh thu của Công ty tăng lên, lợi nhuận tuy có giảm nhưng không đáng kể và quan trọng hơn là khoản nộp ngân sách, thu nhập bình quân (người/tháng) đã tăng. Cũng cần phải thấy rằng từ khi bước sang loại hình Công ty Cổ phần, do cơ chế mới của Nhà nước ưu đãi giúp công ty khi thực hiện phần nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước được giảm xuống. Nhờ vậy, sang tới năm 2003 mọi chỉ tiêu đặt ra của doanh nghiệp đã hoàn thành tốt và phần nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đã tăng.
Quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Cổ phần cho thích ứng với nền kinh tế thị trường đã mang lại hiệu quả tích cực. Địa bàn hoạt động của Công ty không ngừng được mở rộng, quy mô kinh doanh ngày càng lớn. Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng lớn có giá trị như: Xây dựng nhà ga T1 Hà Nội – Hà Nội, cầu Đá trắng – Yên Bái, cầu + đường Nội Bài – Bắc Ninh – quốc lộ 18, cầu Cả - Tuyên Quang.
Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động tuy chưa cao song từng bước được cải thiện. Người lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể quần chúng và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình.
Những kết quả SXKD trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phôi hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình SXKD từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức thi công và nghiệm thu công trình.
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 TL
2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở Công ty CPXD số 4 TL
2.3.1.1. Đối tượng và nội dung các khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm ở Công ty
* Đối tượng tập hợp chi phí
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng những tờ kê chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
* Nội dung các khoản mục chi phí
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: Là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
Vật liệu khác: Bột màu, a dao, đinh, dây …
Nhiên liệu: Than củi dùng để nấu nhựa dải đường…
Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: Thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm … (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dụng cụ gồm:
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ.
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ…
+ Tiền lương phụ của các công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
+ Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công, kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân điều khiển máy thi công.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ là máy thi công.
+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công.
+ Chi phí về sữa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả trước cho nhà thầu.
+ Chi phí quản lý máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (trừ những chi phí trực tiếp kể trên) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng…
+ Chi phí vật liệu: Gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: Gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, ván khuân và các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý đội xây dựng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
2.3.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành ở Công ty
* Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành xây lắp là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
Kỳ tính giá thành là theo năm.
Đối với các công trình được giao (hay chỉ định thầu): Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật và khối lượng công việc chủ yếu, đơn giá do cơ quan Nhà nước ban hành thì Phòng kế hoạch lập dự toán, xác định giá dự toán công trình. Giá dự toán được sử dụng để hai bên xem xét, ký hợp đồng (bên chỉ định và bên được chỉ định).
Đối với công trình tham gia dự thầu: Khi nhận được thông tin mời thầu thì Phòng kinh tế kế hoạch cùng với các phòng ban liên quan tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định rõ giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Tài chính – kế toán tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sở ký kết hợp đồng, xác định giá trị hợp đồng.
Trong quá trình lập và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty lấy giá trị dự toán làm giá trị sản lượng kế hoạch do đó trong kết cấu giá thành sản xuất kế hoạch công trình gồm:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí sản xuất chung
* Phương pháp lập kế hoạch giá thành
Hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có sự khác biệt về nhiều mặt: Đặc điểm về chủng loại, số vật liệu, thời gian tiêu hao. Nên công tác lập kế hoạch ở Công ty là theo từng công trình cụ thể, đảm bảo tính toán giá thành chính xác, sát với thực tế.
Trước hết dựa vào bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công để xác lập vốn đầu tư xây dựng và quản lý chi phí xây dựng công trình. Những công trình thiết kế kỹ thuật theo từng đợt thì tổng dự toán được lập theo từng đợt.
Căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phươn, định mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công cho một khối lượng đơn vị.
Bảng tính tiền lương ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo cấp bậc do phòng Tài chính – kế toán lập.
Bảng cước giá nguyên vật liệu xây dựng của định mức giai đoạn xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình mà chi phí đang thi công tại thời điểm tính toán.
Ngoài ra còn căn cứ vào tổ chức mặt bằng thi công, cự ly, cấp đường từ những căn cứ đó và khối lượng thi công theo kế hoạch tính các khoản mục hay công trình.
Kế hoạch giá thành năm được lập trên cơ sở tổng giá thành kế hoạch các công trình đang xem xét trong năm và kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty CPXD số 4 TL
Năm 2000 trở lại đây, Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với tên gọi mới là: “Công ty CPXD số 4 TL”. Công ty đã trực tiếp nằm dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng công ty xác định cầu Thăng Long.
Công ty cổ phần hoá trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, đã khẳng định mình và đời sống của công nhân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Cô ty đã có thành tích hoàn thành kế hoạch về giá trị sản lượng và trở thành một trong những Công ty xây dựng có uy tín. Điều này thể hiện qua việc quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ở Công ty trong những năm gần đây.
Để đánh giá được cụ thể đâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng, những nhân tố tích cực, những tồn tại cần được giải quyết cần thiết phải phân tích từng công trình cụ thể. Do phạm vi của đề chuyên đề nên em chỉ thực hiện phân tích một công trình tiêu biểu.
Một trong những công trình hoàn thành tiêu biểu, bàn giao vào tháng 10 năm 2003 là công trình cầu Cả - Tuyên Quang do đội công trình số 6 thực hiện, được khởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2002. Giá trị quyết toán được lập trên cơ sở:
+ Định mức số 1242/1998QĐ - BXD của Bộ Xây Dựng.
+ Định mức số 1199/XDCB/1994 của Bộ Thuỷ Lợi cũ.
+ Giá thành quyết toán được xác định căn cứ vào chi phí chung và chi phí trực tiếp trong giá trị quyết toán.
Trong khi phân tích tình hình thực hiện giá thành trong một công trình thực hiện cần phải đi sâu phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ở công trình đó. Phương pháp phân tích này phù hợp với tính chất là chi phí chung, phù hợp với đặc điểm xây dựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, một số chi phí thuộc nhóm chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra một lần cho cả quá trình thi công, phù hợp với đặc điểm công tác lập kế hoạch giá thành xây dựng đó là hai bộ phận: Kế hoạch giá thành sản phẩm xây lắp riêng biệt và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng số 04: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công trình cầu Cả - Tuyên Quang.
TT
Diễn giải
Kế hoạch
(dự toán)
Thực tế
So với kế hoạch
Mứctăng(+)
Mức hạ (-)
Tỷlệ %
1
2
3
4
5 = 4 - 3
6=5/3
A
Chi phí vật liệu
2.251.525.667
2.235.087.196
-16.438.471
-0,73
B
Chi phí nhân công
220.199.897
213.153.500
-7.046.397
-3,2
C
Chi phí máy
519.094.736
516.499.262
-2.595.474
-0,5
D
Chi phí chung
23.393.428
23.019.133
-374.295
-1,6
E
Giá thành SX
E=A+B+C+D
3.014.213.728
2.987.759.091
-26.454.637
-0,87
F
Chi phí QLDN
199.946.172
196.867.000
-3.079.172
-1,54
G
Giá thành toàn bộ G = E + F
3.214.159.900
3.184.626.091
-29.533.809
-0,92
2.3.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất
Công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành sản xuất. ở công trình này, giá thành sản xuất thực tế so với kế hoạch giảm 26.454.637 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 0,87%. Mặc dù tỷ lệ hạ không thật cao, song Công ty đã tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn cho quá trình thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Điều đó phản ánh một sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự năng động sáng tạo, phấn đấu không ngừng nghỉ. Công ty đã thực sự quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm và từng bước thành công, đây là thành tích cần phát huy. Tuy nhiên để đánh giá xem Công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành sản phẩm của mình chưa, các mặt mạnh yếu trong cách thức quản lý từng khoản mục chi phí thì ta cần đi sâu phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
* Khoản mục chi phí nguyên vật liệu
Khoản chi phí nguyên vật liệu phu thuộc vào hai yếu tố là khối lượng vật tư tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về tiêu hao một số vật liệu chính của công trình cầu Cả - Tuyên Quang, có thể xem qua sự biến động về định mức tiêu hao trong đơn giá chi tiết.
Bảng số 05: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong đơn giá chi tiết công trình cầu Cả - Tuyên Quang.
TT
Khoản mục
đơn vị
Tiêu hao định mức
So sánh thực tế/kế hoạch
Kế hoạch
Thực tế
Tăng(+)
giảm(-)
Tỷ lệ %
1
Đá khan 4*6
M3
0,883
0,723
-0.16
-18,1
2
Đá dăm đệm
M3
1,30
1,21
-0.09
-8,7
3
Xi măng Pc40
Kg
469,45
468,11
-1.34
-0,3
4
Thép tấm
Kg
3,6
3,54
-0,06
-1,7
5
thép hình
Kg
1,56
1,57
+0,01
+0,6
6
Que hàn
Kg
0,165
0,165
0
0
7
Dầu bôi trơn
Kg
0,52
0,5
-0,02
-0,039
8
Bu lông M28*105
Cái
0,62
0,62
0
0
9
Tà vẹt gỗ 14*22
Thanh
0,14
0,14
0
0
10
Đăng tơ
Cái
0,032
0,03
-0,02
-6,25
Qua bảng số 05, việc quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu Công ty thực hiện tương đối tốt, tiêu hao nguyên vật liệu thực tế có xu hướng giảm xuống so với kế hoạch.
Đạt được điều đó là Công ty đã quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong sản xuất do vậy đã tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế được lượng nguyên vật liệu tiêu hao. Về khâu quản lý thực hiện định mức, Công ty tiến hành theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu đem sử dụng và quá trình sản xuất ở từng bộ phận, tổ đội sản xuất, xí nghiệp trên cơ sở đó phát hiện những bộ phận không hoàn thành định mức kế hoạch. Xác định số chi phí tăng lên do không hoàn thành định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thực hiện khấu trừ vào lương của bộ phận đó. Đối với bộ phận hoàn thành tốt định mức, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu thì Công ty có biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời. Trong thời gian qua, kết quả đạt được phần nào cho thấy ý nghĩa của công tác này.
Một điều đáng chú ý là trong những năm gần đây Công ty đã bước đầu quan tâm chú ý tới khâu thu hồi phế liệu, tận dụng phế thải, triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu trong thi công, giám sát chặt chẽ khâu cấp phát, bảo quản. Nhờ đó chi phí nguyên vật liệu giảm đi đáng kể, ở một số khâu công việc dần được cơ giới hoá như: Công ty sử dụng máy trộn thay cho trộn tay nên phần nào tiết kiệm được vật liệu và chi phí nhân công mà đảm bảo chất lượng, tăng về số lượng.
Trong quá trình thi công xây dựng, Công ty đã sử dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau như trong công tác làm Đá kè vỉa có Đá hộc, Đá răm 1*2… Để giảm giá trị vật tư mua vào tính đến chân công trình đối với từng loại vật tư, Công ty đã áp dụng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp này khi áp dụng vào quá trình tổ chức thu mua vật liệu đã đem lại hiệu quả đáng kể làm chi phí nguyên vật liệu giảm.
Một số vật liệu có tính chất khan hiếm, gía cả biến động theo vụ, Công ty đã tổ chức đi tìm hiểu thị trường và đã có quyết định lựa chọn những những nguồn cung cấp hợp lý nhất, ký kết hợp đồng dài hạn.
Cùng với các biện pháp áp dụng hiệu quả thì một nguyên nhân làm chi phí vật liệu giảm đi đặc biệt là năm 2004 phải kể đến sự giảm giá của một số loại vật liệu. Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến mức hạ và tỷ lệ hạ khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Sở dĩ như vậy vì các mặt hàng mua vào ngày một phổ biến, nhiều nguồn cung cấp, thị trường rộng. Một số loại lại có thể khai thác được ngay tại địa bàn thi công như: Công trình cầu Cả - Tuyên Quang, hầu hết các nguyên vật liệu được khai thác sử dụng tại chỗ, giá rẻ hơn nhiều so với đơn giá dự thầu. Sự sụt giá của các loại nguyên vật liệu kết hợp với khai thác nguồn cung cấp gần, giảm chi phí vận chuyển đã làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển đã làm giảm đáng kể chi phí thực tế khoản mục này.
Những lý do cả chủ quan lẫn khách quan trong đó yếu tố quyết định là mục tiêu trọng tâm quản lý chi phí nguyên vật liệu của Công ty: Cùng với việc giảm các khoản mục chi phí khác là tăng cường giảm chi phí thực tế với kế hoạch sao cho hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình và Công ty đấ hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.
* Khoản mục chi phí nhân công
Qua bảng số 04, chi pí nhân công thực tế so với kế hoạch giảm 7.046.397 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ 3,2%. Công ty đã hoàn thành kế hoạch về khoản mục chi phí nhân công, đây là một nỗ lực lớn cần phát huy. Xem xét cụ thể nguyên nhân thực tế do:
Giá thành công trình được lập trên cơ sở khối lượng công tác và đơn giá Nhà nưỡc ban hành. Công ty CPXD số 4 TL đơn giá sử dụng là do sở xây dựng thành phố Hà Nội lập trong đo đơn giá công nhân khá cao như tiền lương bình quân thợ bậc 3,5/7 là 35 nghìn đồng/ngày chưa kể các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được hưởng theo quy định về lao động trong biên chế của Nhà nước. Trong khi đó đơn giá tiền công bình quân công nhân tay nghề 3,5/7 trên thị trường trong thời gian thi công công trình thường thấp hơn đặc biệt là các công trình ở xa. Có những nơi giá thuê lao động chỉ ở mức 15 – 20 nghìn đồng/ngày. Sự chênh lệch quá lớn về đơn giá tiền công lao động là lý do cơ bản nhất làm giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.
Lựa chọn công nhân phù hợp với yêu cầu công việc kết hợp với hình thức trả lương theo thời gian, giảm đáng kể chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho bộ máy quản lý cồng kềnh trước đây đã giảm đáng kể khoản mục chi phí này. Tuy nhiên, phải xem xét yêu cầu về mặt kỹ thuật của công trình đó có đảm bảo không.
Mặt khác, để hạn chế sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp, Công ty đã áp dụng biện pháp khoán công nhân cho các đội sản xuất, tỷ lệ giao khoán thường là 112%. Với phương pháp này một mặt tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm, tay nghề trình độ công nhân viên tổ, đội.
Tại các tổ, đội phụ thuộc lại thực hiện phân chia theo lương cho từng tổ căn cứ vào định mức lao động và đơn giá tiền lương theo từng công việc của quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm, thực hiện trả lương theo doanh thu đối với bộ phận quản lý. Điều này đã gắn liền lương với thành quả lao động của từng cán bộ, công nhân viên, nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Một nguyên nhân nữa là do Công ty trong những năm vừa qua đã đưa vào một lượng lớn máy móc thiết bị, thay thế những công việc nặng nhọc cho công nhân viên đảm bảo chất lượng nâng cao hiệu quả sản xuất.
* Khoản mục chi phí máy thi công
Qua số liệu bảng 04, Công ty đã hoàn thành kế hoạch khoản mục chi phí máy thi công. Chi phí máy thực tế so với kế hoạch giảm 2.595.474 đồng tướng ứng với tỷ lệ hạ 0,5%. Tuy con số đó còn khiêm tốn nhưng cũng phải ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây Công ty đã quan tâm chú ý nhiều hơn tới vệc giảm chi phí máy thi công. Đó là do:
Công ty đã gia tăng áp dụng hình thức khoán gọn cho các tổ, đội trong việc tổ chức công tác quản lý thi công, xắp xếp mặt bằng thi công và phương tiện thi công hợp lý.
Chi phí máy móc giảm ở đây có phần đóng góp không nhỏ từ việc sử dụng máy móc có hiệu quả, bố trí hợp lý, khai thác tận dụng công suất máy thi công. Với công trình cầu Cả - Tuyên Quang, mặt bằng thi công tương đối tốt nên Công ty đã tận dụng tốt việc sử dụng máy móc thay thế lao động thủ công nên đã đẩy nhanh tiến độ thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Dù vậy do trong quá trình thi công phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, và máy móc chưa được hiện đại nên chỉ giảm được một lượng không nhiều.
Còn một yếu tố nữa là Công ty đã biết thuê ngoài một số loại máy móc thi công với giá dự toán đã được lập tương đối sát với giá thực tế. Nhờ vậy đã giảm được khoản mục chi ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22659.doc