MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I - Kế hoạch phát triển Giáo dục Đại học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 3
I. Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục Đại học và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 3
1. Giáo dục Đại học và đặc điểm của giáo dục Đại học. 3
2. Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục Đại học và phát triển kinh tế - xã hội. 6
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế. 6
2.1.2. Mối quan hệ giữa giáo dục đại học và tăng trưởng kinh tế. 6
II. giáo dục Đại học theo kế hoạch. 9
1. Ý nghĩa của kế hoạch phát triển giáo dục Đại học. 9
2. Nguyên tắc đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục Đại học. 11
3. Nội dung của kế hoạch phát triển giáo dục. 11
3.1.1. Chỉ tiêu về mặt số lượng: 12
3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng. 14
3.2.1. Cân đối giữa mục tiêu đào tạo và các yếu tố nguồn lực. 16
3.2.2. Cân đối trong cơ cấu và loại hình đào tạo. 18
3.2.3. Cân đối giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập. 19
4. Các nhân tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch. 19
III. Kinh nghiệm của trung quốc về phát triển giáo dục Đại học và những bài học. 23
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 23
2. Bài học kinh nghiệm. 25
Chương II - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 27
giai đoạn 2001 - 2005 ( 2 năm đầu ). 27
1. Quan điểm. 27
2. Mục tiêu. 27
II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục đại học 2 năm đầu thời kỳ kế hoạch 32
1. Tình hình về quy mô đào tạo. 32
2. Tình trạng về cơ cấu đào tạo. 37
3. Thực trạng về mạng lưới các trường Đại học. 41
4. Thực trạng về đầu tư tài chính cho giáo dục Đại học. 44
III. đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch 2 năm đầu. 47
1. Thành tựu. 47
1.3. Các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục (bao gồm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị dạy học.) không ngừng được củng cố, tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực. 49
2. Tồn tại yếu kém và nguyên nhân. 52
2.1. Chất lượng và hiệu quả còn thấp so với yêu cầu của đất nước, chưa tiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. 52
Chương III: Các giải pháp thực hiện kế hoạch giáo dục 56
2001 - 2005 (áp dụng cho 3 năm cuối). 56
I. Mục tiêu kế hoạch 2001 - 2005 cho 3 năm cuối. 56
1. Mục tiêu chung. 56
2. Nhiệm vụ cụ thể: 56
3. Các chỉ tiêu: 56
II. Những yếu tố liên quan đến việc thực hiện kế hoạch 2001 - 2005. 57
1. Tăng trưởng kinh tế. 57
2. Công tác giám sát và đánh giá tình hình thực hiện. 58
3. Các chính sách của Nhà nước. 59
III. Một số giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục Đại học giai đoạn 2001 - 2005 ở Việt Nam. 59
1. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. 59
2. Thực hiện tốt giải pháp đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư tài chính cho giáo dục Đại học. 63
3. Giải pháp về cơ chế quản lý của Nhà nước. 69
4. Một số kiến nghị. 73
Kết luận 76
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục đại học 2001 - 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viên. Qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Đại học.
Bảng 8: Quy mô giảng viên và cán bộ công nhân viên ở Đại học
Năm học
Tổng số giảng viên
Tổng số sinh viên
Tổng số cán bộ công nhân viên
1998 - 1999
28.035
798.243
42.757
1999 - 2000
30.309
865.975
51.320
2000 - 2001
32.205
918.228
51.487
2001 - 2002
35.938
974.119
55.887
Qua số liệu bảng 8 ta thấy: Quy mô lực lượng cán bộ giảng dạy cấp Đại học và Cao đẳng ở nước ta tăng lên rất nhanh. Năm học 2000-2001 là 32.205 giảng viên so
với năm học 1999 - 2000 tăng 1.896 người tăng 6,26%; năm học 2001- 2002 tăng so với năm 2000 - 2001 là 3.733 giảng viên. Mặc dù vậy tốc độ tăng quy mô này vẫn còn chậm tương đối so với tốc độ tăng quy mô sinh viên. Vẽ biểu đồ cột so sánh giảng viên và sinh viên.
Về cơ cấu trình độ giảng viên đã được cải thiện rõ rệt so với những năm trước. Bằng việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy trong và ngoài nước, tạo ra cơ chế chính sách, chế độ khuyến khích làm động lực cho cán bộ giảng viên nên xét về cơ cấu, trình độ tỷ lệ giảng viên Đại học có học vị tiến sỹ và thạc sỹ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ giảng viên Đại học là tiến sỹ và tiến sỹ khoa học tăng chậm, tỷlệ giảng là thạc sỹ tăng nhanh. Mặc dù vậy số giảng viên có trình độ Đại học vẫn chiếm tới gần 50%. Như vậy chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tốt nghiệp Đại học dạy Đại học (gọi là tình trạng cơm chấm cơm).
Trong khi đó đội ngũ giảng viên có trình độ lại không phân bố đồng đều giữa các trường, khu vực, giữa các ngành nghề. Hiện nay nhóm giảng viên có trình độ trên Đại học tập trung chủ yếu tại Hà Nội chiếm 65,9% cả nước; Thành phố Hồ Chí Minh là 16,3%; những tỉnh thuộc khu vực miền núi, đồng bằng ven biển thiếu cán bộ có học hàm, học vị ở mức độ nghiêm trọng. Đây chính là trở ngại lớn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.
Bảng 9: Cơ cấu trình độ giảng viên Đại học
Năm học
Tổng số
TS KH và TS
THs
Chuyên khoa I&II
ĐH và CĐ
Khác
2000 - 2001
32.205
4.563
8.064
600
18.475
503
Tỉ lệ %
100
14.17
25.03
1.86
57.37
1.56
2001 - 2002
35.938
4.970
9.543
618
20.348
459
Tỉ Lệ %
100
13.83
26.25
1.72
56.62
1.28
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục
Bên cạnh vấn đề về số lượng thì hiện nay giáo dục Đại học cũng đang vấp phải tình trạng "lão hoá" giảng viên có trình độ cao. Số liệu thực tế cho thấy, tuổi trung bình của cán bộ khoa học công nghệ làm việc trong các trường Đại học là 45 - 46, lứa tuổi trên 45 chiếm từ 65%-70%. Tuổi đời của giảng viên có trình độ sau Đại học còn cao hơn nữa: Tuổi đời trung bình của giảng viên khi làm luận án Tiến sỹ là 47 - 50 (77% nghiên cứu sinh bảo vệ luận án trong nước có độ tuổi trung bình là 42 - 45). Trong khi đó độ tuổi giảng viên có học hàm còn cao hơn nữa: Giáo sư có độ tuổi trung bình là 60, Phó giáo sư là trên 50. Như vậy tình trạng; "lão hoá" và hẫng hụt giảng viên có trình độ cao trong giáo dục Đại học ở nước ta có nguyên nhân từ công tác đào tạo sau Đại học của chúng ta chưa phát triển đồng bộ, liên tục và thường xuyên. Vừa qua Bộ Giáo dục và đào đã xây dựng và kiến nghị được ban tổ chức cán bộ Chính phủ chấp nhận đặc cách giảng viên chính cho 2.030 giảng viên Đại học đủ điều kiện. Đã tổ chức thi giảng viên chính cho một số trường ở khu vực Hà Nội và đang triển khai ở một số trường khác. Đã đề nghị Chính phủ cho phép các trường Đại học tuyển dụng cán bộ khoa học trẻ theo hình thức hợp đồng dài hạn tong khi chưa bổ sung biên chế mới. Để chủ động tạo nguồn cán bộ khoa học trẻ, ở một số trường Đại học đầu ngành đã mở thí điểm lớp cử nhân tài năng, kĩ sư chất lượng cao. Đã xây dựng và đựơc Chính phủ phê duyệt đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật ở các cơ sở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước". Đề án đào tạo cán bộ khoa học công nghệ ở Liên bang Nga bằng nguồn kinh phí xử lí nợ giữa hai nước; đề án quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kì và thông qua các hiệp định phi chính phủ; đề án hợp tác song phương, đa phương giữa các Bộ ngành, các trường Đại học với đối tác nước ngoài. Qua gần hai năm thực hiện "đề án đào tạo cán bộ khoa học và kĩ thuật ở nước ngoài bằng vốn ngân sách Nhà nước" cho thấy nhiều trường chưa có kế hoạch dài hạn, thiếu chủ động và chưa tận dụng tốt cơ hội để đào tạo cán bộ. Thực tế đã khẳng định trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu còn hạn chế. Số giảng viên có hai ngoại ngữ đọc thông viết thạo rất ít (6,2%). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ của các giảng viên Đại học. Và chất lượng giáo dục Đại học cũng bị ảnh hưởng nên cần khắc phục tình trạng trên.
2. Tình trạng về cơ cấu đào tạo.
2.1. Cơ cấu sinh viên theo loại hình sở hữu:
Hiện nay ở Việt Nam các trường Đại học chủ yếu phân theo loại hình sở hữu công lập và dân lập, số trường bán công chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,214%). Số lượng sinh viên theo học ở các trường này phân tích như sau:
Bảng 10: Quy mô sinh viên tuyển mới theo loại hình sở hữu.
Năm học
Tổng số
Công lập
Dân lập
Số lượng
%
Số lượng
%
1999 - 2000
206.248
179.423
86,99
19.787
9,59
2000 - 2001
215.281
187.330
87,02
21.416
9,95
2001 - 2002
239.584
207.902
86,78
23.723
9,90
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục
Qua số liệu bảng10 ta thấy số sinh viên được đào tạo trong các trường dân lập ngày càng tăng lên qua các năm: Nếu như năm học 1999 - 2000 số sinh viên tuyển mới vào các trường Đại học và Cao đẳng dân lập chỉ chiếm 9,59% trong tổng số sinh viên tuyển mới vào Đại học và Cao đẳng thì đến năm 2001- 2002 đã tăng lên 9,90%. Điều này cho thấy việc xã hội hoá giáo dục Đại học có những bước chuyển biến tích cực, đã thu hút các thành phần ngoài công lập tham gia vào hoạt động giáo dục Đại học. Đồng thời cũng chứng minh cho thấy việc phát triển các trường Đại học ngoài công lập đã san sẻ được gánh nặng cho các trường Đại học công lập bởi vì số lượng sinh viên tuyển mới ngày càng tăng trong khi đó quy mô các trường Đại học công lập không tăng kịp.
Thực tế cũng cho thấy những năm qua chất lượng đào tạo của các trường Đại học ngoài công lập đã tăng lên rõ rệt. Số lượng sinh viên ra trường đều có kĩ năng, trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Vì vậy tỷ lệ sinh viên ở các trường này có việc làm ổn định thu nhập cao chiếm tỷ lệ khá lớn (72,86%- theo Báo cáo về phát triển giáo dục Đại học của Viện nghiên cứu giáo dục). Đây chính là những yếu tố khích lệ phát triển các trường ngoài công lập cả về quy mô lẫn chất lượng. Chính vì thế mà quy mô tuyển mới sinh viên ngoài công lập (chủ yếu là dân lập) tăng rất nhanh, vượt kế hoạch đề ra: Năm học 2000 - 2001 đạt 112,40% so với kế hoạch (kế hoạch tuyển mới 19.503 sinh viên, thực hiện tuyển được 21.416 sinh viên); năm học 2001- 2002 cũng vượt mức kế hoạch tuyển mới đề ra là 1.531 sinh viên, tức tăng 6,89% so với kế hoạch. Trong khi đó giáo dục công lập không đạt được chỉ tiêu đề ra: Năm 2000 - 2001 chỉ đạt 94,68%; năm 2001- 2002 đạt 93,51% kế hoạch tuyển mới.
Mặc dù chúng ta khuyến khích phát triển mạng lưới trường ngoài công lập nhưng trước tiên phải đảm bảo được vai trò chủ đạo của các trường công lập, sau đó là quản lý tốt các trường ngoài công lập cả về số lượng lẫn chất lượng tránh tình trạng nổi cộm như ở trường Đại học Quốc tế Châu á, Đại học Dân lập Đông Đô,...làm cho xã hội không bằng lòng. Làm được điều này chúng ta không những vừa phát triển được mạng lưới các trường đại học mà còn đảm bảo được việc hoàn thành kế hoạch tuyển mới cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bảng 11: Thực hiện tuyển sinh theo loại hình sở hữu
Năm
Công lập
Dân lập
KH
TH
%TH/KH
KH
TH
%TH/KH
2001
197.855
187.330
94,68
19.053
21.416
112,40
2002
222.326
207.902
93,51
22.201
23.723
106,86
2.2 Cơ cấu sinh viên theo hệ đào tạo.
Qua số liệu về tổng số sinh viên tuyển mới hàng năm theo hệ đào tạo chúng ta thấy hệ chính quy chiếm khoảng một nửa tổng số sinh viên tuyển mới. Từ đó ra thấy hình thức đào tạo đang được đa dạng hoá, điều này góp phần giúp cho người dân có thể tiếp cận với những hình thức đào tạo khác nhau phù hợp với điều kiện và khả năng của họ.
Bảng 12: Tổng số sinh viên theo hệ đào tạo.
Năm học
2000 - 2001
2001 - 2002
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng số
215.281
239.584
11.29
Chính quy
151.294
163.643
8.16
Cự tuyển (lớp riêng)
621
1.437
131.4
Chuyên tu
4.141
7.188
73.58
Tại chức
49.293
52.669
6.85
Liên kết đào tạo
3.925
8.360
112.99
Văn bằng 2
4.259
5.466
28.34
Hệ khác
1.748
841
-51.89
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục
Trong 2 năm qua tốc độ tăng sinh viên tuyển mới hệ chính quy bình quân tăng 5,09%; sinh viên Tại chức tăng 6,59%; sinh viên Chuyên tu tăng 29,46%. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong tổng số sinh viên đã vượt mức kế hoạch (6,2%) là 0,45%. Mặc dù vậy cơ cấu đào tạo vẫn chưa thực hiện tốt, lấy ví dụ mục tiêu kế hoạch đề ra là trong tỷ lệ tăng sinh viên tuyển mới có điều chỉnh tỷ lệ sinh viên Tại chức giảm, còn sinh viên hệ Chuyên tu tăng. Nhưng trên thực tế loại hình đào tạo Tại chức vẫn chưa có xu hướng giảm (tăng từ 49.293 năm 2000 - 2001 lên 52.669 năm 2001 - 2002 và chiếm tỷ lệ là 21,98% trong cơ cấu đào tạo). Điều này cần chú ý để điều chỉnh ở những năm còn lại của kế hoạch 5 năm.
Bảng 13: Thực hiện kế hoạch tuyển mới sinh viên theo hệ đào tạo.
Năm
Đại học chính quy
Cao đẳng chính quy
Tại chức
KH
TH
%TH/KH
KH
TH
%TH/KH
KH
TH
%TH/KH
00-01
95.472
100.603
105,37
53.158
50.338
94,69
49.225
48.299
98,19
01-02
106.844
107.110
100,21
55.721
61.042
109,55
59.721
50.313
84,25
Nhìn vào bảng 13 ta thấy tình hình thực hiện tuyển mới sinh viên theo hệ đào tạo có điểm rất đáng chú ý: Hệ đại học chính quy trong 2 năm qua luôn vượt mức kế hoạch đề ra (năm học 2000 - 2001 đạt 105,37% so với kế hoạch, năm học 2001 - 2002 đạt 100,21%); còn hệ cao đẳng chính quy cũng có sự chuyển biến đáng kể nếu năm học 200 - 2001 chỉ đạt 94,69% kế hoạch đề ra thì đến năm học 2001 - 2002 đã đạt 109,55% so với kế hoạch. Riêng có hệ tại chức trong 2 năm qua không đạt chỉ tiêu kế hoạch (năm học 2000 - 2001 đạt 98,19%, năm học 2001 - 2002 chỉ đạt 84,25% so với kế hoạch). Điều này cho chúng ta thấy hệ chính quy vẫn được coi trọng nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhưng trong những năm tới, bên cạnh việc củng cố hệ chính quy, chúng ta vẫn phải khắc phục tình trạng kém về chất lượng đào tạo, quản lý tốt các văn bằng chứng chỉ ở những hệ khác (Tại chức, Chuyên tu, Văn bằng 2) để có thể mở rộng cơ hội học tập cho người dân, đồng thời góp phần tăng chất lượng đào tạo đại học.
2.3. Cơ cấu sinh viên theo ngành nghề đào tạo.
Cơ cấu sinh viên theo ngành nghề đào tạo đã được điều chỉnh dần phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn tới. Tỷ lệ sinh viên theo học ngành Kĩ thuật và công nghệ, Khoa học cơ bản đa nghành, Nông lâm như nghiệp có xu hướng tăng lên. Một số ngành tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống như ngành Kinh tế, Pháp lý, Sư phạm ... tuy nhiên tỷ lệ sinh viên theo học các ngành Khoa học cơ bản, Kinh tế, Pháp lý, Sư phạm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sinh viên.
Qua số liệu bảng 7 phần 1.1 ta thấy trong năm học 2001- 2002, số sinh viên chính quy tuyển mới vào Đại học và Cao đẳng là 163.643 người thì có 26.978 sinh viên theo học ngành Kĩ thuật công nghệ (chiếm16,48%); 26.560 sinh viên theo học các ngành Khoa học cơ bản chiếm 10,32%; 13.331 sinh viên theo học ngành Kinh tế, Pháp lý chiếm 8,18%; ngành Nông lâm ngư nghiệp có 6.557 sinh viên chiếm 4,01% và ngành Sư phạm 28.093 sinh viên chiếm 15,32%. So với năm học 2000 - 2001 thì tổng số sinh viên chính quy tuyển mới là 151.294 trong đó số sinh viên theo học ngành Khoa học công nghệ tăng 15,32%; ngành Nông lâm ngư nghiệp tăng 26,56%; Ngành kinh tế, Pháp lý giảm 22,85% ...
So với kế hoạch đề ra thì cơ cấu đào tạo sinh viên theo ngành nghề vẫn chưa đạt. Số liệu bảng 14 đã cho thấy điều đó: Trong 2 năm qua chỉ có những ngành đào tạo như Kinh tế, Pháp lý, y tế, Thể dục thể thao là luôn vượt mức kế hoạch đề ra từ 6 đến 7% còn lại các ngành khác đều không hoàn thành kế hoạch tuyển mới sinh viên cụ thể: Ngành Kỹ thuật công nghệ, năm học 2000 - 2001 đạt 96,71% kế hoạch đề ra, còn năm 2001 - 2002 có khả quan hơn đạt 97,85%; ngành Khoa học cơ bản đa ngành có con số thực hiện so với kế hoạch lần lượt là 98,26% và 98,5%; riêng ngành Sư phạm - ngành đào tạo ra đội ngũ giáo viên có con số thực hiện kế hoạch rất kém đạt 82,69% (năm học 2000 - 2001) và 84,88% (năm học 2001 - 2002).
Bảng 14: Thực hiện kế hoạch tuyển mới sinh viên theo ngành nghề đào tạo.
(hệ chính quy)
Năm
KTCN
KHCB đa ngành
NLN nghiệp
Kinh tế pháp lý
Y tế TDTT
VHNT
Sư phạm
00-01
KH
24.910
25.722
5.612
16.190
2.700
2.067
36.178
TH
23.394
25.275
5.181
17.280
2.892
2.066
29.915
%TH/KH
96,71
98,26
92,32
106,73
107,11
99,95
82,69
01-02
KH
27.570
26.964
6.750
12.446
2.550
2.298
33.094
TH
26.978
26.560
6.557
1.331
2.579
2.197
28.093
%TH/KH
97,85
98,5
97,14
106,94
101,13
95,60
84,88
Qua đó ta thấy nếu cứ như xu hướng của hai năm qua thì đến năm 2005 chúng ta không thể hoàn thành kế hoạch đề ra về cơ cấu sinh viên theo ngành đào tạo được. Và điều này sẽ gây ra một trở ngại lớn trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế đất nước trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ không đủ đội ngũ lao động có trình độ khoa học công nghệ cao, chuyên môn giỏi để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Do vậy, trong 3 năm cuối của kế hoạch 5 năm đòi hỏi phải có những điều chỉnh thích hợp về cơ cấu tuyển sinh theo ngành nghề đào tạo, chú ý tăng số sinh viên tuyển mới ở những ngành như: Kỹ thuật công nghệ, Khoa học cơ bản đa ngành, Nông lâm ngư nghiệp,... đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong thời gian tới.
3. Thực trạng về mạng lưới các trường Đại học.
Mạng lưới các trường Đại học ở Việt Nam bao gồm:
- Trường Đại học quốc gia: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học vùng: Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.
- Đại học chuyên ngành: đây là các trường Đại học đào tạo một nhóm hay một ngành thuộc lĩnh vực Kĩ thuật, Kinh tế, Nông nghiệp,...
- Các trường Đại học khác: Đại học mở; Đại học dân lập; các trường dự bị Đại học; các trung tâm hay cơ sở đào tạo.
Trong 2 năm qua, mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam đã có một số điều chỉnh nhất định:
õ Năm học 2000- 2001 đã có một số điều chỉnh như sau:
- Thành lập 1 trường Đại học sư phạm địa phương( sư phạm Hải Phòng)
- Tách 5 trường Đại học khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 3 trường: Đại học Bách khoa; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Đại học khoa học tự nhiên.
- Thành lập 21 trường Đại học và Cao đẳng trong đó có 6 trường cộng đồng, 9 trường Cao đẳng địa phương và 6 trường thuộc các Bộ ngành quản lý.
õ Năm học 2001- 2002 đã có những thay đổi sau:
- Thành lập 3 trường Đại học: 1 trường sư phạm, 1 trường y tế cộng đồng, 1 trường Đại học Tây Bắc
- Đổi tên 1 trường Đại học sư phạm Vinh thành Đại học Vinh.
- Thành lập 12 trường Cao đẳng trong đó có 1 trường cộng đồng; 2 trường Cao đẳng địa phương; 8 trường Cao đẳng dân lập.
Như vậy hiện nay tổng số trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước là 191 trường trong đó có 77 trường Đại học và 114 trường Cao đẳng. Nếu xét theo loại hình sở hữu thì có 168 trường công lập, 5 trường bán công và có 18 trường dân lập. Việc tăng số lượng các trường Đại học và Cao đẳng đã đáp ứng được yêu cầu học tập và nghiên cứu của người dân và yêu cầu xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ Đại học. Nhưng hiện nay mạng lưới các trường Đại học vẫn còn một số yếu kém, đó là việc phân bổ không đồng đều giữa các vùng, hiện nay trường Đại học tập trung quá đông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong khi đó ở các vùng khác thì rất ít. Do vậy cần có sự phân bổ hợp lý hơn mạng lưới các trường Đại học nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực của xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân Đại học ở từng vùng.
Bảng 15: Số liệu các trườmg Đại học phân theo loại hình sở hữu.
Tổng số
Chia ra
Loại hình sở hữu
Đại học
Cao đẳng
Công lập
Bán công
Dân lập
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
1. ĐH Quốc Gia
2
2
2
2
-
-
2
2
-
-
-
-
2. ĐH vùng
3
3
3
3
-
-
3
3
-
-
-
-
3. ĐH chuyên ngành
173
186
69
72
104
114
151
163
5
5
17
18
Viện, học viện, phân viện đại học
1
1
1
1
-
-
1
1
-
-
-
-
TT đào tạo và bồi dưỡng
1
1
1
1
-
-
1
1
-
-
-
-
Trường dự bị ĐH dân tộc
3
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trường cán bộ quản lý và GDĐT
2
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng (1+2+3)
178
191
74
77
104
114
156
168
5
5
17
18
Ghi chú: A - Năm học 2000 - 2001
B - Năm học 2001 - 2001
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục
4. Thực trạng về đầu tư tài chính cho giáo dục Đại học.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục Đại học nói riêng là đầu tư phát triển, là điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục Đại học như mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kì. Theo đó nguồn tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục Đại học bao gồm: 1) Ngân sách Nhà nước; 2) Tiền học phí thu từ người học hoặc gia đình người đi học; 3) Thu từ đóng góp của doanh nghiệp, Công ty vào quỹ phát triển giáo dục, từ sản xuất và chuyển giao các dịch vụ khoa học công nghệ của các cơ sở đào tạo; 4)Các khoản đóng góp xây dựng trường, ủng hộ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho quỹ phát triển giáo dục Đại học. Trong đó nguồn từ ngân sách Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.
4.1 Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Trong những năm qua chi Ngân sách cho giáo dục tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Số liệu bảng 16 cho thấy:
Bảng 16: Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục Đại học (không bao gồm XDCB).
Năm
Tổng chi NSNN
NS cho GDĐT
NS cho GDĐH
% NSNN cho GDĐH
% NSGDĐT cho GDĐH
% NS NSNN cho GDĐT
1998
89,976
10,153
769
0.854
7.57
11.28
1999
91,457
10,060
860
0.940
8.54
10.99
2000
94,535
10,956
1003
1.060
9.15
11.58
2001
123,069
13,249
1237
1.005
9.33
10.70
2002
133,900
17,311
1505
1.120
8.69
12.90
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua số liệu bảng trên cho thấy chi ngân sách cho giáo dục tăng lên qua các năm cả về con số tuyệt đối và con số tương đối: chi Ngân sách cho giáo dục tăng từ 10.153 tỷ năm 1998 (chiếm 11,28% chi Ngân sách) lên 17.311 tỷ năm 2002 chiếm 12,9% chi Ngân sách (tăng 1,705 lần). Riêng giáo dục Đại học, chi Ngân sách tăng 1,31 lần (từ 854 tỷ đồng năm 1998 lên đến 1.120 tỷ đồng năm 2002). Xét chung thì tỷ lệ chi Ngân sách cho giáo dục Đại học trong tổng chi Ngân sách là tăng qua các năm. Như vậy có thể thấy mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng Nhà nước ta vẫn luôn luôn chú ý đến đầu tư cho giáo dục Đại học. Tuy nhiên nếu xem xét tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đại học trong tổng Ngân sách dành cho giáo dục đào tạo thì tỷ lệ này có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do Ngân sách Nhà nước đã tập trung vào việc phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở.
Bảng 17: Tình hình thực hiện chi ngân sách cho giáo dục đại học
Năm
NS chi cho GD - ĐT
NS chi cho GDĐH
00 - 01
KH
18.291,17
1377,00
TH
13.249,00
1.263,47
%TH/KH
72,43
99,48
01 - 02
KH
20.800,78
1.435,66
TH
17.311,00
1.505,00
%TH/KH
83,22
104,83
Từ số liệu bảng 17 về tình hình chi Ngân sách cho Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ta thấy chưa đạt kế hoạch đề ra: Tỷ lệ chi Ngân sách cho Giáo dục chỉ đạt 72,43% và 83,22% so với kế hoạch qua các năm 2001 và 2002. Trong khi đó ngân sách chi cho Giáo dục đại học có chiều hướng tiến bộ hơn: Năm học 2000-2001 đạt 99,48% so với kế hoạch đề ra (Kế hoạch đề ra là chi 1377,00 tỷ thì thực hiện được 1263,47 tỷ) và năm học 2001- 2002 chi vượt kế hoạch đề ra 4,83%. Tình trạng trên là do trong 2 năm qua ngành Giáo dục đại học đã có sự đầu tư rất mạnh để xây dựng thêm một số trường Đại học vùng như Tây nguyên, Tây Bắc và Cần Thơ, đồng thời tập trung đầu tư để xây dựng các trường trọng điểm quốc gia và vùng nhằm đáp ứng với nhu cầu hội nhập với khu vực và thế giới.
Qua đó ta thấy trong 3 năm còn lại của kế hoạch 5 năm thì Nhà Nước phải huy động tốt các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng để ngành có đủ nguồn lực đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch 5 năm.
4.2. Các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước.
ó Nguồn từ học phí.
Hiện nay tất cả các cấp học ngành học, người học đều phải đóng học phí( trừ bậc tiểu học ở các trường công lập). Do vậy mà lượng tiền thu từ học phí ở bậc Đại học là rất lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước. Đến năm 2000 đã chiếm 40% tổng nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo Đại học. Do vậy đây là nguồn thu có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục Đại học. Trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước chủ yếu được dùng để chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và giảng viên, thì đây là nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo đội ngũ giảng viên.....
Nhưng hiện nay vấn đề quản lý và thu học phí ở các trường Đại học còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là việc phân phối nguồn thu từ học phí chưa hoàn thiện. Nên để nguồn thu học phí phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có những cơ chế hợp lý hơn nữa.
ó Nguồn từ hoạt động nghiên cứu và dịch vụ khoa học công nghệ.
Với nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và dịch vụ khoa học công nghệ thì chủ yếu ở các trường thuộc khối Kỹ thuật, y tế. Các trường này có những cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sau đó trực tiếp sản xuất ra sản phẩm bán ra thị trường hoặc bán bản quyền cho các doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là một nguồn thu có tiềm tàng lớn. Nhưng hiện nay nguồn thu từ các hoạt động này của các trường còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 1% so với tổng thu. Bên cạnh đó chưa có quyết định hướng dẫn việc đóng góp và sử dụng nhằm tái đầu tư nên hiện nay phần lớn nguồn kinh phí này được phân phối hết cho người tham gia.
Còn đối với trường thuộc khối Kinh tế, Pháp lý, Văn hoá nghệ thuật.... thì có thể có nguồn thu từ các hoạt động liên kết đào tạo với các địa phương, cơ quan..có nhu cầu đào tạo cán bộ công nhân viên.
ó Nguồn vốn nước ngoài.
Vốn nước ngoài đầu tư cho giáo dục Đại học trong những năm qua chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nguồn vốn này được tiếp nhận trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện chủ yếu thông qua các dự án. Kết quả phân tích cho thấy các dự án quốc tế vào lĩnh vực Đại học chiếm khoảng 28,14% trong tổng nguồn vốn (phân theo bậc Đại học). Có thể nêu ví dụ một dự án lớn, điển hình liên quan đến cơ sở đào tạo như Đại học Cần Thơ đã tiếp nhận một dự án do Nhật Bản tài trợ trị giá 23 triệu USD cho cả hai giai đoạn và một dự án của Hà Lan là 8,2 triệu USD; Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiếp nhận dự án SIDA của Thuỵ Điển trị giá 10 triệu USD.
Hiện nay chúng ta đang triển khai dự án vay tín dụng chi giáo dục Đại học. Đây là dự án lớn do Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện với sự hỗ trợ tín dụng của hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)- Ngân hàng thế giới (WB). Dự án có tổng giá trị là 103,7 triệu USD trong đó vốn vay 83,3 triệu USD và có hiệu lực từ tháng 3/ 1999 với thời gian thực hiện là 6 năm với các mục tiêu như: Tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong giáo dục Đại học; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bằng nhiều hình thức như nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, cán bộ quản lý....
Như vậy trong những năm qua giáo dục Đại học đã thu hút một cách đáng kể nguồn vốn nước ngoài để đầu tư phát triển. Trong những năm tới chúng ta cần tiếp tục tranh thủ nhiều hơn nguồn vốn ODA đồng thời cũng cần khuyến khích các hình thức đầu tư khác đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI).
Tóm lại: Những phân tích tình hình đầu tư tài chính cho giáo dục Đại học cho thấy:
- Quy mô và tốc độ của nguồn vốn đầu tư tài chính cho giáo dục Đại học
có xu hướng tăng lên một cách đáng kể. Điều này đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về cung giáo dục Đại học.
- Đầu tư tư nhân trong giáo dục Đại học đã tăng
- Khu vực Đại học dân lập ngày càng thể hiện vai trò cần thiết trong hệ thống giáo dục Đại học ở nước ta.
- Cơ cấu nguồn vốn có những thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách Nhà nước và tăng dần vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
III. đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch 2 năm đầu.
1. Thành tựu.
Nhìn thành công của 2 năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục đại học ở nước ta có thể khẳng định qua những khía cạnh sau:
1.1. Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng.
Đầu năm học 2001 - 2002, tổng số sinh viên trong cả nước là 1.022.900 sinh viên trong đố sinh viên đào tạo chính quy tăng lên liên tục. So với năm học 1995 -1996, số sinh viên đã tăng lên 2,47 lần. Tính bình quân tăng 18,38%. Cùng với việc tăng quy mô, mạng lưới trường lớp và loại hình đào tạo liên tục được củng cố, xắp xếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100789.doc