MôC LôC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY 3
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT 3
1. CÁC KHÁI NIÖM VÒ XUÊT KHÈU 3
2. Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu 6
2.1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường 6
2.1.1 Nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp có thể cung ứng 6
2.1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường 7
2.1.3. Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tiêu thụ hàng hoá 8
2.1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hoá và mạng lưới kênh phân phối trên thị trường 8
2.1.5. Nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh 9
2.2. Lập phương án kinh doanh 9
2.3. Quảng cáo đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. 10
2.3.1. Quảng cáo 10
2.3.2. Đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu 11
2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 12
2.5.Giải quyết khiếu nại nếu có 14
3. Các hình thức xuất khẩu 15
4. Vai trò của xuất khẩu 18
4.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. 18
4.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 19
4.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 20
4.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 21
II. C¸C VÊN §Ò CHUNG VÒ XUÊT KHÈU S¶N PHÈM DÖT MAY ë VIÖT NAM 21
1. Khái quát chung về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam 22
2. Các phương thức xuất khẩu sản phẩm dệt may 23
3. Các thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam 27
4. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 27
5. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu dệt may ở Việt Nam 29
5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 29
5.2. Các yếu tố về nội bộ ngành dệt may xuất khẩu 30
6. Xu hướng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam 32
III. KH¸I QU¸T CHUNG VÒ THÞ TR¦êNG HµN QUèC 34
1. Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 34
2. Đặc điểm của ngành Dệt May Hàn Quốc 35
2.1.Tình hình sản xuất hàng dệt may 35
2.2. Xu hướng thay đổi trong ngành dệt may Hàn Quốc 37
3. Nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc 39
4. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc 39
4.1. Về kĩ nghệ bán lẻ 39
4.2. Xét về thị phần theo phương thức bán hàng dệt may. 41
5. Đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Hàn Quốc 41
5.1. Mức chi tiêu cho tiêu dùng hàng dệt may. 41
5.2. Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng dệt may. 41
5.3. Sự thay đổi thói quen làm việc có ảnh hưởng tới tiêu dùng sản phẩm dệt may. 43
6. Dự báo tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Hàn Quốc 43
7. Các chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu. 44
CH¦¥NG II: THùC TR¹NG XUÊT KHÈU S¶N PHÈM DÖT MAY SANG THÞ TR¦êNG HµN QUèC CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG 46
I. KH¸I QU¸T CHUNG VÒ HO¹T §éNG S¶N XUÊT KINH DOANH CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG 46
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Giang 46
1.1. Tổ chức sản xuất 46
1.2. Dây chuyền sản xuất 47
1.3. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng. 49
1.4. Đặc điểm về an toàn lao động 49
2. Các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh 49
2.1. Yếu tố nguyên vật liệu và năng lượng 49
2.2. Máy móc thiết bị 51
2.3. Về yếu tố lao động 51
2.4. Yếu tố vốn 52
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ba năm gần đây 54
3.1. Những kết quả chung 54
3.2. Các sản phẩm chủ yếu của công ty 56
3.3.Các thị trường chủ yếu của công ty 58
4. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Bắc Giang. 59
II. T×NH H×NH XUÊT KHÈU S¶N PHÈM DÖT MAY SANG THÞ TR¦êNG HµN QUèC CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG 60
1. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc. 60
1.1. Xét từ môi trường vĩ mô trong nước. 60
1.2. Từ môi trường kinh doanh tại Hàn Quốc. 62
2. Những thuận lợi, khó khăn từ môi trường tác nghiệp. 62
2.1. Những trợ giúp của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam. 62
2.2. Về nguồn cung ứng. 63
2.3. Về đối thủ cạnh tranh. 63
2.4. Về đối tác xuất khẩu 64
3. Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n thuéc vÒ néi bé doanh nghiÖp 64
3.1. VÒ yÕu tè con ngêi. 65
3.2. VÒ ho¹t ®éng Marketing. 65
3.3. Ho¹t ®éng R&D. 66
3.4. Ho¹t ®éng s¶n xuÊt. 66
4. Những kết quả công ty đã đạt được trên thị trường Hàn Quốc 67
4.1. Thành tựu 67
4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc lớn 67
4.1.2. Sản phẩm gia công xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Hàn Quốc 69
4.2. Hạn chế 70
4.2.1. Chủ yếu là gia công xuất khẩu. 70
4.2.2. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất còn yếu. 71
4.2.3. Chưa đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ Hàn Quốc 71
CH¦¥NG III. C¸C GI¶I PH¸P NH»M §ÈY M¹NH XUÊT KHÈU S¶N PHÈM DÖT MAY SANG THÞ TR¦êNG HµN QUèC CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG 73
1. Định hướng xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Hàn Quốc của công ty Cổ Phần May Bắc Giang trong thời gian tới 73
2. Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ Phần May Bắc Giang 73
2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc. 74
2.1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc theo phương thức chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp 74
2.2. Các giải pháp Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc 76
2.2.1. Tìm kiếm thị trường và các đối tác Hàn Quốc cho việc xuất khẩu trực tiếp. 76
2.2.2. Chủ động nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu 77
2.2.3. Đầu tư máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất 78
2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 79
2.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm 81
2.2.6. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. 82
2.2.7. Thực hiện công tác phát triển sản phẩm mới. 83
2.2.8. Huy động thêm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. 84
2.2.9. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm công ty Cổ Phần May Bắc Giang 85
2.2.10. Đảm bảo tốt các điều kiện về sản phẩm dệt may xanh- sạch 86
2.3. Kiến nghị với nhà nước 87
2.3.1. Tạo hành lanh thông thoáng hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may bằng việc hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu 88
2.3.2. Có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thi trường Hàn Quốc 88
2.3.3. Thiết lập mối quan hệ Kinh Tế- Chính Trị bền vững với Hàn Quốc tạo cơ sở thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc 90
KÕT LUËN 92
TµI LIÖU THAM KH¶O 92
102 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ Phần May Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều người tiêu dùng không chỉ trong giới hạn phạm vi đất nước Hàn Quốc mà còn trên cả thế giới.
Công nghiệp Dệt May chiếm vị trí xứng đáng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Trong suất thập kỉ 70 đến đầu thập kỷ 90 lao động trong ngành dệt may chiếm 5% tổng số lao động trong toàn bộ nghành công nghiệp và chiếm 1/4 lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp chế biến. Tỷ trọng của ngành dệt may trong toàn bộ ngành công nghiệp luôn ở mức 5% trong suất cả thời kì. Hàng dệt may của Hàn Quốc đã xuất khẩu sang hầu hết các nước thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển( OECD) và Châu Á. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may chiếm 29,5% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Hàng dệt may Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh cao.
2.2. Xu hướng thay đổi trong ngành dệt may Hàn Quốc
Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng hàng may mặc cùng với sự cạnh tranh trong ngành dệt may đã làm thay đổi cấu trúc của ngành kinh doanh này. Việc tái cơ cấu ngành tập trung vào hai hướng đó là sát nhập và tổ chức lại các công ty bằng cách tìm nguồn cung ứng từ nước ngoài, tập trung vào cải tiến thiết kế sản phẩm và hoạt động Marketing.
Rất nhiều các công ty sản xuất quần áo và sản phẩm dệt sợi sau khi tổ chức lại đã chuyển từ công ty sản xuất sang công ty tiếp thị tiêu dùng. Những công ty này đã chuyển một phần sản xuất của họ ra nước ngoài hoặc tìm kiếm các nhà thầu nước ngoài đặc biệt là Mêhicô và các nước CBI( Caribean Basin Initiative). Điều này cho phép họ có thể cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
Các công ty bán lẻ trở thành các công ty sản xuất quần áo và các công ty sản xuất quần áo trở thành các công ty bán lẻ là một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Xu hướng này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm bớt trung gian. Các công ty sản xuất và công ty bán lẻ hội nhập với nhau sẽ giúp họ kiểm soát toàn bộ quá trình, bao gồm các yếu tố chất lượng, thời gian và khả năng cung ứng hàng hoá.
Sự quan tâm đến những loại quần áo có gắn thương hiệu của đối tượng thanh thiếu niên Hàn Quốc là một tín hiệu tốt đối với những công ty tiếp thị thương hiệu. Ngoài các thương hiệu do các công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng được từ trước, những thương hiệu riêng của từng công ty bán lẻ độc quyền đã trở nên ngày càng quen thuộc và tạo được sự tín nhiệm của khách hàng nhờ vào sự hỗ trợ của những hoạt động Marketing và thủ pháp định giá cao. Người tiêu dùng ngày càng quen với các thương hiệu mang tính quốc gia với sự ổn định về chất lượng và điều này đã tạo sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu riêng. Xu hướng này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng của những nhà cung ứng mới tham gia vào thị trường này.
Sự thay đổi công nghệ đã giúp cho các nhà sản xuất quần áo nâng cao các chương trình phản ứng nhanh. Khả năng phản ứng là yếu tố vô cùng quan trọng để cạnh tranh trong điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng hiện nay. Điểm quan trọng của chương trình này là phát triển sản phẩm kịp thời và đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường. Chương trình này gắn chặt với việc thiết kế, dự trữ, các nhà cung ứng, bộ phận cắt may và hệ thống phân phối để giảm thiểu sự không hiệu quả và trì trệ trong quá trình phản ứng với nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, sự hợp nhất các nhà bán lẻ đã ảnh hưởng tới những nhà sản xuất quần áo, đó là làm chuyển dịch vai trò khống chế ngành. Vai trò này đã chuyển những nhà sản xuất lớn sang những nhà bán lẻ lớn hơn và có khả năng chi phối mạnh hơn. Khoảng hai phần ba lượng hàng quần áo hiện nay được bán qua 12 tập đoàn bán lẻ chính dưới các hình thức: Cửa hàng bách hoá, cửa hàng liên chuỗi, cửa hàng bán hạ giáTrong khi đó số lượng các mạng lưới bán lẻ mạnh của các nhà sản xuất và cung ứng nước ngoài còn rất hạn chế, vì vậy buộc họ phải chấp nhận áp lực của các tập đoàn bán lẻ trên thị trường Hàn Quốc là phải giảm giá. Việc này dẫn đến sự cạnh trnah ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp nước ngoài.
Những thay đổi trong ngành sản xuất dệt may của Hàn Quốc vừa tạo ra những thuận lợi nhưng cũng gây khó khăn cho các công ty nước ngoài muốn bán sản phẩm trên thị trường Hàn Quốc. Những khu vực có chi phí nhân công thấp sẽ có cơ hội hợp tác với các công ty sản xuất và bán lẻ của Hàn Quốc để gia công hoặc bán hàng. Những công ty thiết lập được quan hệ bạn hàng tốt với các công ty này của Hàn Quốc thì sẽ có những thuận lợi to lớn do có sự hỗ trợ thông tin liên quan đến thị trường nhờ đó sản phẩm của họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên những công ty này sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty của Hàn Quốc trong việc phân phối sản phẩm.
3. Nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Công nghiệp dệt may Hàn Quốc càng phát triển thì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm dệt may càng tăng để đáp ứng cho cả nhu cầu về sản xuất lẫn tiêu dùng của đất nước.
Các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may của Hàn Quốc có thể kể đến như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt NamTrong các năm qua Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất vào thị trường này. Tuy nhiên thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng giảm do chi phí và giá cả sản phẩm dệt may của Trung Quốc tăng cao. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có xu hướng tăng mạnh. Các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường dệt may Việt Nam.
Các mặt hàng dệt may nhập khẩu lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc có thể kể đến: Bông, vải, áo Jacket, áo khoác, váy, sơ miTrong đó sản lượng nhập khẩu bông tự nhiên chiếm tới 80% tổng giá trị kim ngạch.
4. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc
4.1. Về kĩ nghệ bán lẻ
Kĩ nghệ bán lẻ trên thị trường Hàn Quốc bao gồm các hình thức sau:
+ Các công ty chuyên doanh( speciality store) mô hình hoạt động là hệ thống các cửa hàng chuyên về một nhóm sản phẩm có chất lượng cao, những thương hiệu nổi tiếng và giá rất cao.
+ Công ty siêu thị( department store): Mô hình hoạt động với hệ thống bán lẻ tổng hợp hàng tiêu dùng, trong đó chủ yếu là quần áo và dụng cụ gia đình
Công ty bán lẻ quốc gia( Chainstore or National account): Mô hình công ty hoạt động với các cửa hàng chuyên bán quần áo, dày dép, đồ trang sứcđược tổ chức thành mạng lưới rộng khắp toàn quốc.
Công ty siêu thị bình dân( Discount store): mô hình công ty này được tổ chức tương tự như loại hình công ty siêu thị nhưng quy mô rất lớn với doanh số bán hàng cũng rất lớn vì nó phục vụ cho mọi tầng lớp đại chúng.
Công ty bán hàng giảm giá( Off- price- store): Mô hình tổ chức tương tự như loại siêu thị bình dân nói trên nhưng giá rẻ hơn
Công ty bán hàng qua bưu điện, Tivi, Catalogue, Internet: Là mô hình tổ chức giới thiệu sản phẩm qua Catalogue, quảng cáo, tờ rơi, qua truyền hình, Internet. Qua các phương tiện này họ nhận đơn đặt hàng và giao hàng hoá tại nhà
Các cửa hàng bán lẻ khác bao gồm: Cửa hàng dụng cụ thể thao, tặng phẩm, du lịch, câu lạc bộ. Trong đó đáng chú ý là hệ thống cửa hàng và sạp bán lẻ của người Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico và cả người Hàn Quốc, thường những hàng hoá này được bán với giá rất rẻ do hàng không có nhãn hiệu nổi tiếng hoặc hàng được nhập thẳng từ các nguồn giá rẻ từ các nước châu Á, Nam Mỹ dưới dạng không bao bì và có thể được trang trí thêm tại chỗ.
4.2. Xét về thị phần theo phương thức bán hàng dệt may.
Hệ thống các cửa hàng chuyên doanh chiếm 40%
Các cửa hàng bán với số lượng lớn chiếm 10%
Hệ thống các cửa hàng bách hoá chiếm 20%
Hệ thống các cửa hàng mạng lưới chiếm 25%
+ Các cửa hàng giá rẻ chiếm 5%
+ Bán qua Catalogue và Internet chiếm 10%
+ Bán qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm chiếm 5%
5. Đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Hàn Quốc
5.1. Mức chi tiêu cho tiêu dùng hàng dệt may.
Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng ổn định trong thời gian qua đã giúp duy trì mức chi tiêu cho sản phẩm may mặc ở mức cao, bên cạnh đó mức chi tiêu cho những sản phẩm may mặc thông thường cũng giảm không đáng kể. Đó là dấu hiệu tốt, không gây tâm lý lo sợ cho các nhà sản xuất hàng dệt may Hàn Quốc và các nhà xuất khẩu những sản phẩm này vào thị trường Hàn Quốc.
5.2. Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng dệt may.
Lứa tuổi từ 1-14 tuổi chiếm khoảng 21% tổng dân số Hàn Quốc( Số liệu năm 2007). Đối với các đối tượng tiêu dùng thuộc lứa tuổi này thì nhu cầu về sản phẩm dệt may đòi hỏi chất lượng phải tốt, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và đặc điểm thiết kế không đòi hỏi quá phức tạp.
Lứa tuổi từ 15-64 tuổi chiếm khoảng 72% tổng dân số Hàn Quốc. Lứa tuổi này là đối tượng tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất ở Hàn Quốc. Ta có thể phân chia đối tượng này thành hai xu hướng tiêu dùng như sau:
Với các đối tượng là thanh niên, theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ tăng của nhóm đối tượng này sẽ nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Lứa tuổi này thường chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm quần áo. Điều này tạo lên những cơ hội cho các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước cũng như những công ty xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc. Nếu có thể đáp ứng được thị hiếu của lứa tuổi này sẽ thúc đẩy nhanh chóng được tốc độ tiêu thụ hàng hoá.
Với những người thuộc lứa tuổi trung niên, thường có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học đại học của con cái và các khoản tiết kiệm. Sự cắt giảm chi tiêu cho quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm vừa đáp ứng được giá trị sử dụng mà họ mong muốn vừa phù hợp với khoản tiền mà họ dự định chi tiêu. Hiện tại lứa tuổi này chiếm tỷ trọng cao nhất trong dân số Hàn Quốc. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức các cửa hàng bách hoá, cửa hàng giảm giácó thể tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Sự gia tăng số lượng người ở lứa tuổi 65 trở lên cũng là một dấu hiệu tốt cho những nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm người này ít quan tâm đến thời trang mà chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ.
5.3. Sự thay đổi thói quen làm việc có ảnh hưởng tới tiêu dùng sản phẩm dệt may.
Một xu hướng đang làm thay đổi nhu cầu về hàng dệt may là người tiêu dùng ít đến cửa hàng hơn trước vì công việc bận rộn và họ thích dành thời gian nghỉ ngơi ở nhà với gia đình hoặc bạn bè. Xu hướng này làm tăng thị phần của các loại sản phẩm dệt may được bán qua đường bưu điện và qua mạng Internet.
Một yếu tố nữa phải kể đến là sự thay đổi các quy định trong công sở và thói quen làm việc. Ngày càng có nhiều công ty chấp nhận cho nhân viên mặc quần áo tự do thay vì mặc đồng phục. Cùng với sự gia tăng số lượng người làm việc tại nhà, cũng tạo ra sự thay đổi trong sản xuất hàng hoá. Xu hướng mặc quần áo theo phong cách tự do đã làm tăng nhu cầu với quần áo thường, sơ mi ngắn tay, áo thunXu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
6. Dự báo tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Hàn Quốc
Nền kinh tế Hàn Quốc ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dệt may có chất lượng tốt ngày càng được chú trọng. Theo xu hướng phát triển đó, trong thời gian tới vấn đề chất lượng hàng dệt may vẫn là vấn đề được người tiêu dùng Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.
Người dân Hàn Quốc rất ưa chuộng những sản phẩm dệt may thời trang và họ khá cầu kì trong cách lựa chọn trang phục. Theo thói quen mua hàng truyền thống, người tiêu dùng thường đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. Đây là điểm khác biệt cơ bản về thói quen tiêu dùng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Song ngày nay người tiêu dùng Hàn Quốc không quá coi trọng vẫn đề này nữa. Theo một cuộc điều tra mới đây về thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc, Chỉ có khoảng 23% khách hàng luôn chú ý vào nhãn mác sản phẩm trước khi họ quyết định mua hàng, 60% người tiêu dùng tìm hiểu kỹ chất lượng sợi trước khi quyết định mua hàng và 17% khách hàng còn lại thừa nhận họ tôn sùng sử dụng những sản phẩm của một hãng duy nhất mà họ cho là nổi tiến thế giới( Tỷ lệ này rơi vào các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ hoặc người mẫu nổi tiếng)
Xét về khả năng thích ứng với các loại sản phẩm khác nhau, xu hướng của người tiêu dùng hàng dệt may Hàn Quốc là sự thích ứng này tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi. Giới trẻ có khả năng thích ứng lớn nhất với sự đa dạng của các loại hàng khác nhau. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có ý định thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.
7. Các chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu.
Quy định về thuế quan: Muỗn xuất khẩu hàng dệt may vào Hàn Quốc, trước hết cần nghiên cứu kỹ hệ thống thuế nhập khẩu của họ, các mặt hàng khác nhau thì mức thuế suất cũng khác nhau. Cụ thể mức thuế suất đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc như sau:
+ Thuế suất là 0% đối với các sản phẩm sợi tự nhiên
+ Mức thuế suất là 13% đối với hàng may mặc thành phẩm
+ Mức thuế suất là 1% đối với nguyên liệu sợi len và bông, 13% - 16% với sợi và vải nhân tạo, 30% - 35% đối với vải và quần áo đã được cắt may.
Một số quy định về nhãn mác hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc: Theo điều luật quản lý chất lượng hàng hoá công nghiệp của Bộ Thương Mại, Công Nghiệp và Năng Lượng Hàn Quốc, nhãn mác hàng dệt may khi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải bao gồm những thông tin sau:
· Thành phần nguyên liệu dệt
· Kích cỡ
· Hướng dẫn cách giặt
· Tên nhà sản xuất
· Nhãn hiệu thương mại
· Nhà nhập khẩu
· Địa chỉ và số điện thoại
· Tên nước xuất xứ hàng hóa
Quy định về xuất xứ hàng dệt may.
Hàng dệt may nhập khẩu vào Hàn Quốc phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với bất kì lô hàng nhập khẩu nào. Cụ thể:
Với sản phẩm là sợi, chỉ hay tơ: Nước xuất xứ là nơi tơ hay sợi được se hay được chế biến.
Với sản phẩm là vải: Nước xuất xứ là nơi dệt thành vải.
Với quần áo: Nước xuất xứ là nơi quần áo được lắp ráp toàn bộ. Ở đây thuật ngữ “ Lắp ráp toàn bộ” có nghĩa là tất cả các chi tiết( ít nhất phải có hai chi tiết) đã có sẵn với cùng tình trạng như được thấy trong thành phẩm và được kết hợp để tạo thành thành phẩm trong một nước, lãnh thổ hay bán đảo duy nhất. Các lắp ráp phụ( như cổ áo, tay áo, đường xẻ túi...) và trang trí nhỏ( miếng đính, dát hạt, trang kim, thêu, nút...) không ảnh hưởng đến nhận diện của hàng hóa.
Quy định đặc biệt cho vải nhuộm và in: Nước xuất xứ của vải làm từ tơ bông, sợi nhân tạo, sợi thiên nhiên là nước nơi vải được nhuộm và in đi kèm với hai hay nhiều hơn các công đoạn hoàn tất sau: Tẩy, định hình khổ, chuội, cào sợi, xử lý nhiệt, làm hồ cứng, điều chỉnh trọng lượng ép nổi hoặc ép vân sóng...
CH¦¥NG II: THùC TR¹NG XUÊT KHÈU S¶N PHÈM DÖT MAY SANG THÞ TR¦êNG HµN QUèC CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG
I. KH¸I QU¸T CHUNG VÒ HO¹T §éNG S¶N XUÊT KINH DOANH CñA C¤NG TY Cæ PHÇN MAY B¾C GIANG
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Giang
1.1. Tổ chức sản xuất
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần may Bắc Giang là: Sản xuất khối lượng lớn và sản xuất liên tục:
Sản xuất khối lượng lớn: Khi nhận được các đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận kế hoạch sản xuất sẽ tiến hành gom đơn đặt hàng và chuổn bị kế hoạch sản xuất. Với cách bố trí sản xuất như vậy thì công ty sẽ tiến hành sản xuất với khối lượng lớn. Sự chuyên môn hoá công việc giữa các phân xưởng sản xuất tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Như vậy hình thức tổ chức sản xuất theo khối lượng lớn của công ty là khá phù hợp và đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được chi phí lưu kho và tạo ra được khối lượng lớn sản phẩm đồng nhất theo những đơn đặt hàng của khách hàng.
Sản xuất liên tục: Với dây chuyền sản xuất khép kín từ đầu vào là nguyên vật liệu, đến các phân xưởng cắt, may, bộ phận là hơi, rồi đến các bộ phận kiểm tra chất lượng, bộ phận đóng gói hoàn thiện, tiến hành nhập kho thành phẩm rồi cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm. Chu trình sản xuất của công ty là một quá trình liên tục, sự chuyển giao giữa các phân xưởng tạo thành các mắt xích kết lối trong quá trình sản xuất. Với cách bố trí sản xuất như trên đã giúp công ty đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, tận dụng được kĩ năng, thao tác chuyên môn của các công nhân tại phân xưởng. Tuy nhiên cách bố trí sản xuất này cũng có trường hợp tạo lên sự đình trệ trong các khâu sản xuất khi một khâu nào đó trong chuỗi liên kết bị đình trệ. Công ty đã cố găng khắc phục nhược điểm này bằng cách luôn theo dõi sát sao tình hình tại các phân xưởng và có kế hoạch thuyên chuyển, điều phói hoạt động giữa các phân xưởng với nhau. Từ đó tạo lên được sự chủ động trong mọi kế hoạch sản xuất.
Vì công ty chủ yếu gia công xuất khẩu lên chu kì và kết cấu của chu kì sản xuất phụ thuộc phần lớn vào số lượng các đơn hàng. Trong cơ cấu tổ chức của công ty có phòng kế hoạch xuất nhập khẩu sẽ tiến hành theo dõi sự biến động này. Các cán bộ phát lệnh, bộ phận chăm sóc khách hàng, theo dõi đơn hàng sẽ bám sát tình hình biến động của các đơn đặt hàng, đưa ra các dự báo làm cơ sở cho các kế hoạch sản xuất của toàn công ty.
1.2. Dây chuyền sản xuất
Sơ đồ dây chuyền sản xuất
Vật liệu phụ
Phân xưởng may
Bộ phận là hơi
Phân xưởng cắt
Nguyên Vật liệu
Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bộ phận đóng gói hoàn thiện
Nhập kho thành phẩm
Nguyên vật liệu chính: là vải được nhập kho theo từng chủng loại yêu cầu khách hàng. Tức là khi khách đặt hàng thì đồng thời khách hàng sẽ cung cấp luôn số nguyên vật liệu chính cho công ty.
Phân xưởng cắt: Nguyên vật liệu chính cụ thể là vải sẽ được chuyển trực tiếp xuống phân xưởng cắt để công nhân thực hiện lần lượt các công đoạn: Trải vải, đặt mẫu kĩ thuật và cắt thành bán sản phẩm, sau đó đánh số, phối kiện chuyển giao cho bộ phận may.
Phân xưởng may: Sau khi phân xưởng cắt đã thực hiện xong công việc của mình thì chuyển sang phân xưởng may để các công nhân thực hiện các công việc: Chắp lót, trần bông, giáp vải, may cổ, may nẹp... Tổ chức thành dây chuyền. Bước cuối cùng của dây chuyền là sản phẩm hoàn thành khi phải sử dụng các phụ liệu như: Khoá, chỉ, chun...May xong chuyển cho bộ phận là hơi.
Bộ phận là hơi: Thực hiện là sản phẩm
Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm: Có nhiệm vụ kiểm tra lần cuối cùng sản phẩm theo các tiêu chuổn đã kí trong hợp đồng. Nếu sản phẩm đã đạt chất lượng tốt thì bộ phận này sẽ phê duyệt là đạt tiêu chuổn. Ngược lại nếu chất lượng sản phẩm chưa đạt thì bộ phận này sẽ không kí duyệt.
Bộ phận đóng gói sản phẩm: Đóng gói các sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm phê duyệt vào các bao bì nhãn mác rồi nhập kho thành phẩm.
1.3. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng...
Về bố trí mặt bằng, nhà xưởng: Các xưởng sản xuất kết cấu khung kho tiệp. Tường gạch, mái lợp tôn VAST Nam. Trần chống nóng bằng tấm xốp, nền lát gạch Ceramic liên doanh, cửa kính, khung nhôm.
Về thông gió, chống nóng: Một phần lợi dụng thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa đi, cửa sổ, kết hợp với việc dùng hệ thống quạt thông gió với hệ thống làm lạnh công nghiệp.
Giải pháp chiếu sáng: Dùng hệ thống cửa kính tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, kết hợp với việc sử dụng hệ thống đèn tuýp trên tràn dọc theo các dây chuyền sản xuất.
1.4. Đặc điểm về an toàn lao động
Biện pháp phòng hoả: Thiết kế nhà xưởng đảm bảo khi có sự cố xe cứu hoả có thể tiếp cận tới mọi vị trí trong xưởng sản xuất, nhà phục vụ sản xuất
Vật liệu xây dựng và các vật dụng khác lựa chọn những loại khó cháy
Hệ thống điện có các phương tiện đóng ngắt cầu giao, cầu chì bên ngoài nhà máy có thể cắt điện thuận lợi khi có sự cố.
2. Các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh
2.1. Yếu tố nguyên vật liệu và năng lượng
Các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất quá trình sản xuất của công ty bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và năng lượng.
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Vải( Gồm các loại vải chính, vải lần, vải lót..), Bông( Gồm bông trần và bông tấm),Mếch, Chỉ các loại, Khoá các loại, Cúc các loại và các nguyên vật liệu khácNguồn nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các nước như: Mỹ, EU, Hàn Quốcnguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu chính trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chủ yếu là kí hợp đồng gia công xuất khẩu với công ty, họ sẽ cung cấp các nguyên vật liệu chính và yêu cầu công ty tiến hành dệt, may theo đúng hợp đồng đã kí kết. Với những hợp đồng gia công này thì doanh thu chủ yếu mà công ty thu được là từ phí gia công( tiền công) chính vì thế lên mặc dù doanh thu của công ty cao nhưng lợi nhuận thực tế lại rất thấp.Với định hướng từng bước chuyển từ gia công xuất khẩu sang hình thức xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm, công ty đang ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu chính trong nước cho sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Phấn dùng để kẻ vẽ, giấy dùng để giác màu, kim, móc, bìa để thùng Carton, túi PEPhần lớn nguyên vật liệu phụ này Việt Nam sẵn có như lên công ty tiến hành mua trong nước. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phụ này là từ các công ty ở Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, và Hà Nội. Do điều kiên thuận lợi về vị trí tiếp giáp với các tỉnh này lên công ty luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu phụ cho sản xuất.
Về năng lượng phục vụ cho sản xuất bao gồm: Than và điện. Trong đó Than do công ty Thương Mại và Dịch Vụ Sông Thương cung cấp, số lượng than nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng sản phẩm cần sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Còn điện thì do chi nhánh điện Thành Phố Bắc Giang thuộc công ty Điện 1 cung cấp. Nhìn chung nguồn năng lượng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất của công ty.
2.2. Máy móc thiết bị
Các máy móc phục vụ sản xuất được trang bị đầy đủ, khá hiện đại đảm bảo cho sản xuất được liên tục và đáp ứng tốt cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là:
Xét về máy may: Toàn công ty có tất cả 3994 máy may các loại được trang bị cho 7 xí nghiệp( XN1, XN2, XN3, XN4, XN5, XN6, và XN Lục Nam) trong đó có: 1024 máy kim thường; 1556 máy kim tự động cắt chỉ, 325 máy kim vừa may vừa cắt xén, 118 máy dập cúc...
Xét về Hệ thống là: Toàn công ty có 11 máy là Fỏm và 366 bàn là hơi
Xét về máy cắt và ép Mex có: 11 máy ép Mex, 11 máy cắt vòng và 42 máy cắt phá.
Về các thiết bị khác: công ty có 11 máy kiểm vải, 12 máy đai thùng Carton, 19 máy nén khí, 10 máy giác vi tính...
Năm 2007 công ty đã đầu tư toàn bộ máy may 1 kim điện tử tự động hoá cho xí nghiệp may 1, nâng năng suất lao động lên 30% so với máy may bình thường.
2.3. Về yếu tố lao động
Bảng cơ cấu lao động trong công ty
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số lao động
Tính chất
Trực tiếp Gián tiếp
Trình độ
Đại Học Cao Đẳng,
Trung Hoc Phổ Thông
2005
2.800
2.760 40
30 200 2.570
2006
3.190
3.110 80
50 210 2.930
2007
3.500
3.340 160
70 300 3.130
Nguồn: Công ty Cổ Phần May Bắc Giang
Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất chính vì thế số lao động được thu hút vào làm việc ngày càng tăng. Năm 2007 tổng số lao động đạt 3.500 người tăng 9,72% so với năm 2006
Tỉ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp cũng cao hơn so với năm trước. Nguyên nhân là do công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Hiện công ty có hơn 70 người có trình độ Đại Học. Số lao động Cao Đẳng, Trung Cấp chuyên nghiệp cũng tăng hơn. Tuy nhiên do đặc thù sản xuất của công ty chủ yếu là gia công lên lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng được công ty đặc biệt chú ý. Bên cạnh những người công nhân tích cực, có trình độ, kinh nghiệm, công ty đặc biệt chú trọng tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cao, thành thạo ngoại ngữ, vi tính để làm việc với các đối tác nước ngoài.
2.4. Yếu tố vốn
Vốn tài sản: Tình hình biến động tài sản cố định hữu hình của công ty ta có thể nhìn thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng tài sản cố định hữu hình năm 2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị dụng cụ quản lý
Tổng cộng
Nguyên giá
17.765.644
23.319.357
2.766.774
299.698
44.151.473
Giá trị hao mòn
2.996.336
8.965.523
583.374
108.850
12.654.056
Giá trị còn lại
14769.308
14.353.835
2.183.427
190.846
31.497.416
Nguồn: Công ty Cổ Phần May Bắc Giang
Nhìn chung tài sản cố định hữu hình của công ty là khá lớn, Trang thiết bị còn mới, có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất.
Xét về tài sản vô hình của công ty Cổ Phần May Bắc Giang phải kể đến đó là quyền sử dụng đât và thương hiệu của công ty. Do nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Bắc Giang lên công ty có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thương trong nước và quốc tế. Chính vì thế mà quyền sử dụng đất của công ty cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Trong xu hướng phát triển ngày nay, vấn đề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7314.doc