Chuyên đề Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của Quận Long Biên

Luật đất đai 2003 ra đời và quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Hà Nội (trước đây là quyết định 65/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở, đất ao vườn liền kề) trên địa bàn Hà Nội là cơ sở pháp lý chủ yếu để Quận thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Theo con số báo cáo chính thức của phòng Tài nguyên môi trường của Quận Long Biên 28/02/2006, thì tình trạng sử dụng đất vi phạm Luật đất đai các trường hợp khiếu nại, tranh chấp, giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, sử dụng đất sai mục đích, mua bán, chuyển nhượng trao tay rất nhiều. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện các chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý đất đai, xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả hơn. Phòng đã phối hợp với UBND các phường tiến hành kiểm tra rà soát trên toàn bộ địa bàn và thu được kết quả: kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của 312 đơn vị trên tổng 586 đơn vị đang sử dụng đất trên địa bàn quận, đã phát hiện 125 trường hợp đang sử dụng 187 khu đất vi phạm Luật đất đai. Cho đến hiện nay phòng đã giúp UBND quận thành lập hồ sơ của 51 đơn vị với diện tích 1076,19 m2 trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi (có 27 trường hợp đã được UBND thành phố quyết định thu hồi). Phòng đang thành lập 13 hồ sơ trình thành phố thu hồi năm 2007.

 

doc96 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của Quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên, thành phố Hà Nội thông qua Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ . Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thương Thanh, Bồ Đề, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, và các thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích đất tư nhiên chiếm hơn 5% tổng diện tích của toàn Hà Nội. STT Phường Diện tích(ha) Cơ cấu (%) 1 Long Biên(Cơ sở của xã Long Biên) 723.13 11.98 2 Việt Hưng(Cơ sở từ xã Việt Hưng) 383.44 6.35 3 Gia Thuỵ(Tách từ thị trấn Gia Lâm và xã Gia Thuỵ) 120.32 1.99 4 Ngọc Lâm(Tách từ thị trấn Ngọc Lâm và xã Bồ Đề) 113.04 1.87 5 Phúc Đồng(Cơ sở từ xã Gia Thuỵ) 494.76 8.19 6 Phúc Lợi( cơ sở từ xã Hội Xá) 619.69 10.26 7 Thượng Thanh(cơ sở từ xã Thượng Thanh) 488.09 8.08 8 Giang Biên(Cơ sở từ xã Giang Biên) 471.4 7.81 9 Ngọc Thuỵ(Cơ sở từ xã Ngọc Thuỵ) 898.99 14.89 10 Thạch Bàn (Cơ sở từ xã Thạch Bàn) 527.21 8.73 11 Cự Khối(Cơ sở từ xã Cự Khối) 486.94 8.06 12 Đức Giang( Cơ sở từ thị trấn Đức Giang) 240.64 3.99 13 Sài Đồng(Cơ sở từ thị trấn Sài Đồng) 90.67 1.50 14 Bồ Đề(tách từ thị trấn Gia Lâm và xã Bồ Đề) 379.92 6.29 Tổng 6038.24 Bảng 1. Cơ cấu diện tích đất của các phường thuộc quận Long Biên Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên Phường Ngọc Thuỵ được thành lập từ xã Ngọc Thuỵ, là phường chiếm diện tích lớn nhất trong địa bàn quận(898,09 ha) chiếm 14,88% tổng diện tích của cả quận. Thấp nhất là phường sài Đồng cơ sở từ thị trấn Sài Đồng chỉ có 90,67 ha chiếm 1,5% diện tích của cả quận. Việc phân bố diện tích giữa các phường không đều nhau do nguồn gốc truơc đây của chúng. 1.1/ Điều kiện tự nhiên. Quận Long Biên là một trong 9 quận của thủ đô Hà Nội, nằm ở vị trí khoảng 200 53’ đến 210 23’ vĩ độ Bắc, 1050 44’ đến 106002’ kinh độ Đông. -Phía Bắc tiếp giáp Huyện Đông Anh và Gia Lâm. -Phía Nam giáp Huyện Thanh trì. -Phía tây giáp quận Hoàn Kiếm. -Phía đông giáp huyện Gia Lâm. Quận nằm ở trung tâm phía bắc Sông Hồng của thủ đô Hà Nội là nợi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi từ kinh tế, xã hội,văn hoá, du lịchLong Biên có vị trí cực kì quan trọng, mang tầm vĩ mô cho sự phát triển thủ đô. Quận đựơc thành lập năm 2003 dựa trên việc sát nhập một phần diện tích của các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, quận Hoàn Kiếm và hai bờ sông Đuống, sông Hồng . 1.1.1/ Địa hình, địa mạo: Do là trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên quận Long Biên nên đại bộ phận diện tích đất là bằng phẳng và có độ cao trung bình từ 20-25m so với mực nước biển. Địa hình của quận thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Điều này được thể hiện qua dòng chảy của các con sông mà đăc biệt là Sông Hồng. Đồng bằng ở đây được bồi đắp bởi dòng các dòng sông và các bãi bồi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, cho các ngành, công nghiệp, giao thông, xây dựng phát triển mạnh mẽ. Với địa hình và diện tích như vậy hứa hẹn một thị trường đấy tiềm năng về đất đai và nhà ở. 1.1.2/ Khí hậu thời tiết. Khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu miền bắc bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều, và mùa đông lạnh mưa ít và khô hanh. Long Biên cũng như Hà Nội nằm trong vùng nhiệt đới, hàng năm được tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao(trung bình một năm lượng bức xạ 122,8 Kcal trên một cm2, nhiệt độ không khí trung bình hành năm là 23,60c).Do chịu ảnh hưởng của biển nên có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1245 mm mỗi năm có 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu ở đây rõ nét nhất khi có sự thay đổi giữa hai mùa nóng lạnh và giữa hai mùa này có thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 nên có đầy đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa thay đổi trong một năm làm cho khí hậu đa dạng thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi. 1.1.3/ Thuỷ văn, nguồn nước.Quận Long Biên là quận có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tiêu nước.Quận giáp hai con sông lớn Sông Hồng và sông Đuống trong đó Sông Hồng chảy qua là 30 km, sông Đuống chảy qua 17,5 km., lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn khoảng 2640m3/s. Lượng phù sa trung bình 100 triệu tấn một năm. Lưọng nước ngầm của quận rất lớn nhưng đang bị suy giảm và có nguy cơ ô nhiễm cao ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân và làm ô nhiễm nguồn đất. 1.2/ Điều kiện kinh tế, xã hội. Long Biên là trung tâm,là cửa ngõ đông bắc của thủ đô Hà Nội nên đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển về mọi mặt. Trên địa bàn Quận có nhiều dự án, công trình đô thị đã, đã và sẽ được xây dựng triển khai. mặt khác nhà nước có chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài nên đã tạo ra một môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư . Nguồn vốn đầu tư góp phần thong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Dịch vụ- Công nghiệp- nông nghiệp. Quận cũng đã xây dựng được các điểm trọng tâm để tập trung đầu tư đặc biệt là các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, xây dựng và phát triển quận. Hệ thống giao thông phong phú bao gồm đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. Các tuyến đường giao thông đóng vai trò quan trọng để giao lưu với các khu vực bên ngoài, đồng thời nó cũng là cầu nối tquan trọng để thử đô Hà Nội có thể trao đổi với các nơi khác. Về tuyến đường bộ có quốc lộ 5 nối với Cảng Hải Phòng, quốc lộ 3 đi sân bay Nội Bài . Về đuờng thuỷ: do nằm sát bờ đ Sông Hồng nên tạo thuận lợi cho thông giao thông đường thuỷ. Có đường sắt tiếp nối các tỉnh phía nam trong đó có các thành phố lớn như Húê, Nha trang, Thành phố Hồ Chí Minhđây là điều kiện tốt cho các ngành du lịch, giao lưu trao đổi kinh tế, với các thuận lợi đó biến Long Biên thành một đô thị sôi động, phát triển cùng tốc độ của thủ đô. Về nông nghiệp: Do có phù sa của con Sông Hồng , Sông Đuống bồi đắp tạo màu mỡ cho đất giúp cho việc trồng trọt hoa màu , lúa ngô, lạc, khoai có giá trị cao cung cấp lương thực, thực phẩm cho thủ đô Hà Nội. Ngoài ra còn có bờ, bãi đê tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng giảm đi do các ngành công nghiệp tăng nhanh và diện tích đất để ở, đó cũng là một xu hưóng tất yếu của quá trình đô thị hoá. Về công nghiệp : tốc độ phát triển các ngành công nghiệp tăng nhanh một các chóng mặt do các điều kiện tự nhiên thuận lợi và địa bàn quận còn khá nhiều tiềm năng để khai thác. Nhiều khu công nghiệp được lần luợt hình thành: Khu công nghiệp Sài đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư. Trên các tuyến đương quôcs lộ 5, quốc lộ 1 có nhiều khu công nghiệp như: Công ty may Đức Gicng, nhà máy diêm Cầu Đuống và Sông Hồng, thương nghiệp với nhiều sản phẩm truyền thống có chất lượng cao mang lại thu nhập lớn cho người dân.Vì vậy nên diện tích đất ở của dân cư ngay càng bị thu hẹp lại mà nhu cầu của người dân về đất ở ngày càng lớn không chỉ có nhà để ở mà còn có nơi nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả.Các khu đô thị mới đã được đưa vào sử dụng như Việt Hưng, Thạch Bàn . Ngoài ra còn nhiều khu đang được xây dựng hoặc đã có kế hoạch trong tương lai không xa sẽ được thực hiện.Ngành công nghiệp Long Biên không chỉ đáp ứng nhu cầu nội bộ quận mà còn đóng góp rất lớn cho cả xuất khẩu. Về du lịch dịch vụ: có hệ thống sân bay Nội bài nên Long Biên là địa điểm đón khách trong và ngoài nước đến thăm quan Hà Nội(44 chuyến bay quốc tế , nội địa mỗi ngày,hơn 1,5 triệu luợt khách dến tham quan hàng năm). Hệ thống giao thông đầy đủ tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn nên thu hút được nhiều khách du lịch mỗi ngày đến thăm quan. Từ đó kéo theo các khách sạn, nhà nghỉ thi nhau mọc lên để phuc vụ cho khách du lịch. Các hoạt động dịch vụ khác ăn theo ngành du lịch cũng tạo ra một ngành nghề cho nguời dân trong quận. Tuy nhiên vẫn còn một vài địa điểm kinh doanh dịch vụ phi pháp gây các tệ nạn xã hội điển hình là phường Bồ Đề , ảnh huởng đến lối sống văn minh đô thị. Do đó vấn đề quản lý trong ngành du lịch cần được chú tâm hơn để đảm bảo Long Biên trở thành một đô thị lành mạnh. 1.3/ Điều kiện xã hội: Mật độ dân cư ở quận Long Biên rất cao khoảng 346m2/người chính vì mật độ cao như vậy gây ra nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý cũng như là giải quyết về đất ở và nhà ở. Trình độ dân trí khá cao, phần lớn đã được đào tạo qua hệ thống giáo dục của cả nước nên kả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, chính xác, người lao động có trình độ tay nghề cao . Tuy nhiên vẫn còn lực lượng lao động phổ thông, nông nghiệp(10,36%) cũng gây ra nhiều mặt hạn chế của quá trình đô thị hoá nhưng xu hướng trong tương lai lực lượng lao động này giảm xuống. Trên địa bàn còn rất ít lao động trong nghành nông ngiệp và thuỷ sản như Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng; Bộ phận lao động trong nghành công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu như Đức Giang (100%), sài đồng( 100%), Phúc Lợi tỷ lệ lao động trong phi nông nghiệp thấp nhất trên địa bàn Quận(65.89%). Quá trình đô thị hoá diễn ra kéo theo nhiều vấn đề cần thay đổi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên nông nghiệp giảm xuống. Đất đai giành cho ngành nông nghiệp bị thu hẹp lại gây ra thất nghiệp cho đại bộ bộ phận dân cư lao động trong nông nghiệp mà không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Đất đai giành để ở ít hơn, dân số lại tăng nhanh nhu cầu về đất đai nhiều nhưng diện tích đất đáp ứng không đủ. Vấn đề này đang trở nên bức xúc đối với chính quyền, Nhà nước. Nếu không tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời sẽ gây ra các hậu quả về cả kinh tế, chính trị, xã hội. Nhận thức của người dân hiện nay đã có những tiến bộ hơn trước nhiều, họ không còn lơ là với công tác đăng ký kê khai cấp GCN quyền sử dụng đất . Thay vào đó họ đã tự nguyện đến phòng cơ quan nhà nước xin được cấp GCN quyền sử dụng đất. Đó là một tiến bộ giúp cho công tác cấp GCN được đẩy nhanh hơn so với trước đây rất nhiều 1 Long Biên 723.13 10166 5792 1539 4253 2 Việt Hưng 383.44 7950 3816 847 2969 3 Gia Thuỵ 120.32 11050 6378 211 6167 4 Ngọc lâm 113.04 20784 13498 19 13479 5 Phúc Đồng 494.76 7994 3812 862 2950 6 Phúc Lợi 619.69 7920 5467 4845 622 7 Thượng Thanh 488.09 13153 6823 1395 5428 8 Giang Biên 471.4 4500 2613 965 1648 9 Ngọc Thuỵ 898.99 18867 10945 831 10114 10 Thạch bàn 527.21 11200 6005 1034 4971 11 Cự khối 486.94 5652 2855 971 1884 12 Đức giang 240.64 25767 22899 0 22899 13 Sài Đồng 90.67 13000 6812 0 4253 14 Bồ Đề 379.92 16159 9162 332 8830 Quận 6038 174162 106877 11363 95514 Bảng 2: Bảng biểu về cơ cấu lao động ở quận Long Biên Nguồn:Phòng tài nguyên môi trường và nhà đât quận Long Biê 2/ Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại Quận Long Biên. Do quận mới được sát nhập vào năm 2003 nên việc quản lý hồ sơ đất đai cũng khó khăn trong thời gian đầu. Đặc biệt là công tác cấp GCN khó có thể thực hiện khi không rõ được lịch sử của mảnh đất. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về đất đai của người dân và kịp với đòi hỏi của các hoạt động kinh tế, xã hội, phòng tài nguyên Môi trường và nhà đất Quận Long Biên đã có nhiều biện pháp đưa ra áp dụng trong công tác quản lý đất đai. Vì thế phần lớn đất đai đã được đưa vào sử dụng đúng quy hoạch đã được xét duyệt. Nhìn lại nhưng năm trước đây tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên trở thành “điểm nóng” năm 2001(khi chưa có quyết định thành lập quận). Với thông tin quy hoạch của thủ đô, người dân các xã và các thị trấn trước đây thuộc huyện Gia Lâm đã đẩy nhanh công tác đô thị hoá bằng cách bán những mảng đất của mình kể cả đất thổ cư và đất thổ canh. Tuy chưa có quy hoạch chi tiết nhưng diện mạo mới của quận đã được hình thành. 2.1/Tình hình sử dụng đất đai tại quận Long Biên: Theo số liệu thống kê đất đai vào ngày 1/7/2006 quỹ đất đai của quận được sử dụng như sau: +Tổng diện tích đất tự nhiên là 6038,24 ha chiếm 6,55% tổng diện tích đất Hà Nội (tổng diện tích đất của Hà Nội là 92,097). Trong đó được phân bố cho các loại Đất nông nghiệp:1921.05 ha chiếm 31,81% Đất ở 1025,37ha chiếm 16,98% Đất cho khu công nghiệp 447,21 ha chiếm 7.41% Đất khác 2644,61 ha chiếm 43,8% Từ số liệu cho thấy: Đất khác có diện tích nhiều nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của quận có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như phục vụ an ninh- Quốc phòng, đất sử dụng xây dựng các hành lang công cộng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất cho tôn giáo, đất sử dụng làm vật liệu xây dựng.. chính vì thế nó chiếm diện tích khá lớn. Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn vì nguồn gốc trước đây người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, nó là khu dân cư nông thôn thuộc ngoại thành Hà Nội, là nơi cung cấp lương thực thực, thực phẩm hàng ngày như rau xanh, hoa quả..Hiện tại đất nông nghiệp chỉ chiếm 31,81% giảm nhiều so với năm 2003(39.15%), đất nông nghiệp giảm nhanh do quá trình đô thị hoá. Khi các xã và các thị trấn của huyện Gia Lâm trước đây được sát nhập để thành lập quận Long Biên , đất đai trở nên có giá trị lớn do nhu cầu đất đai cho các dự án, đất ở, đất phục vụ cho các hoạt động khác . tốc độ xây dựng đô thị và mua bán nhà đất sôi nổi. Có những làng xã nay lên phường được ví như công trường thi công, có những phường người dân bình thường cũng trở thành cò đất chuyên nghiệp trong vùng đất “nóng” này,Giá đất tăng lên vun vụt, những kẻ đầu cơ đất đã nhanh chóng nhảy vào cuộc để đầu cơ đất đai. Ngưòi dân ham lợi nhuận sẵn sàng bán hết đất đai không chỉ đất thổ cư mà cả đất thổ canh vốn là tư liệu sản xuất từ xa xưa của họ cho nhưng kẻ đã đầu cơ, bán hết đất đai ngưòi dân tự đưa mình vào con đường thất nghiệp. Ở pường Bồ Đề diện tích đất tự nhiên 379,92 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 65,56 ha mà hầu hết đất không canh tác được vì nằm xen kẽ trong các khu dân cư, không có hệ thống thoát nước. Ở phường Long Biên hiện tượng lấn chiếm đất công, mua bán trao tay,làm nhà trên đất nông nghiệp thường xuyên xảy ra. Biến động đất đai lớn tác động mạnh mã đến công tác đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất . Đất công nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,41%) nhưng hoạt động của cáckhu công nghiệp cũng không kém phần sôi động. Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn quận, bộ máy chính quyền đã đưa ra các quy hoạch cụ thể cho từng vùng đất. Đất giành cho khu công nghiệp tập trung nhiều nhất tai các phường Thượng Thanh(66.32 ha ), phức Lợi, Thạch Bàn, Đức Giang (38,67ha). Ở Đức Giang phần lớn dân cư lao động trong nghành công nghiệp mang lại thu nhập lớn nên đời sống của dân rất cao. Đất công nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng cho đô thị hoá nhờ chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân làm cho đất công nghiệp cũng tăng lên rất nhiều. Đất ở trong địa bàn quận với diện tích 1025,37 chiếm 16,98%, một con số không nhỏ so với diện tích đất ở trên các quận tại Hà Nội. Các khu đất ở đều có quy hoạch cụ thể và được công khai. Tuy nhiên tại một số phường đất ở còn xen kẽ đất nông nghiệp như Bồ Đề, Thạch Bàn... Một số phường có diện tích đất ở chiếm tỷ lệ cao như : Giang Biên 52,73%, Giang Thuỵ 39,11%....một số phường chiếm tỷ lệ thấp như:Long Biên 5,63%, Phúc Đồng 7,17%...Việc phân bố này không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và cho công việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Tại các phường có lao động phi nông nghiệp cao thi dân số tập trung tại đó lớn nên đất ở cần phải nhiều, còn lao động nông nhiệp không thu hút được lao động nhiều nên đất ở sẽ ít hơn. Từ khi có quyết định thành lập Quận Long Biên , để phù hợp với một đô thi hiện đại , đất ở được quy hoạch thành từng vùng hiện tượng ở lộn xộn đã giảm nhiều. Một số phường đất ở giảm đi vì Nhà nước cần cho các dự án , công trình giao thông, xây dựng..Ngoài ra đất được sử dụng xây dựng hàng loạt các nhà chung cư, các khu biệt thự cao cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tình hình sử dụng đất của quận được thể hiện trên biểu đồ dưới đây. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của Quận Long Biên năm 2006 Đơn vị:ha Theo nguồn: Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên 2006 2.2/ Tình hình quản lý đất ở của Quận Long Biên. Luật đất đai 2003 ra đời và quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Hà Nội (trước đây là quyết định 65/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở, đất ao vườn liền kề) trên địa bàn Hà Nội là cơ sở pháp lý chủ yếu để Quận thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Theo con số báo cáo chính thức của phòng Tài nguyên môi trường của Quận Long Biên 28/02/2006, thì tình trạng sử dụng đất vi phạm Luật đất đai các trường hợp khiếu nại, tranh chấp, giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, sử dụng đất sai mục đích, mua bán, chuyển nhượng trao tay rất nhiều. Cụ thể như sau: + Thực hiện các chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý đất đai, xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả hơn. Phòng đã phối hợp với UBND các phường tiến hành kiểm tra rà soát trên toàn bộ địa bàn và thu được kết quả: kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của 312 đơn vị trên tổng 586 đơn vị đang sử dụng đất trên địa bàn quận, đã phát hiện 125 trường hợp đang sử dụng 187 khu đất vi phạm Luật đất đai. Cho đến hiện nay phòng đã giúp UBND quận thành lập hồ sơ của 51 đơn vị với diện tích 1076,19 m2 trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi (có 27 trường hợp đã được UBND thành phố quyết định thu hồi). Phòng đang thành lập 13 hồ sơ trình thành phố thu hồi năm 2007. + Kiểm tra tình hình sử dụng đất nhằm khắc phục và xử lý các vi phạm Luật đất đai, ngăn chặn những phát sinh không tốt. Phòng được UBND giao cho nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị sử dụng đất có đúng mục đích không.Kết quả của cuộc kiểm tra nhu sau: Kiểm tra 20 trường hợp thì có đến 6 trường hợp sử dụng sai mục đích. Phòng đã lập hồ sở đề nghị UBND thành phố xử lý 15 đơn vị đã được giao đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ. +Về công tác giải phóng mặt bằng. Tính đến năm 2006 Quận đã giải phóng cho hơn 150 dự án theo các quyết định thu hồi đất của chính phủ và Thành phố vở tổng diện tích hơn 20.683.400 m2 và đã trả tiền đền bù được 1.550.946 triệu đồng. Một số dự án lớn như cầu Thanh Trì, các khu chung cư như Việt Hưng,Thạch Bàn đã được hoàn thành hầu hết công tác giải phóng mặt bằng do UBND các phường tích cực giải quyết vấn đề đên bù cho dân thoả đáng. +Công tác giải quyết đơn thư: trong năm 2006 phòng tài nguyên môi trường và Nhà đất Quận đa nhận được hơn 100 đơn thư có liên quan đến quản lý đất đai, trong đó gần 1/2 là về đất ở của dân. Quận đã giải quyết được 35 vụ, 10 vụ đã có quyết định nhưng vẫn còn khiếu nại, 25 vụ chuyển về các phường để giả quyết theo thẩm quyền đã được quy định, còn lại hồ sơ vẫn còn đang được xem xét, bàn giao để có hướng giải quyết tôt nhất. + Phòng tài nguyên môi trường và nhà đất Quận đã hoàn thành những công tác cụ thể như: Giải quyết được 1.320 bộ hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Kiểm tra và cấp trích lục cho 70 đơn vị,cá nhân, hộ gia đình. Trong đó có 15 trích lục để vay vốn ngân hàng, 17 trích lục dùng giải quyết đơn thư, 9 trích lục dùng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 28 trích lục dùng cho xây dựng cơ bản còn lại sử dụng vào công việc khác. 3/ Thực trạng công tác cấp GCN đất ở trên địa bàn Quận Long Biên. 3.1/ Tiến độ cấp GCN của quận Long Biên qua các năm. Tính đến năm 2004, toàn thành phố Hà Nội đã cấp được 147,829 GCN quyền sử dụng đất trong đó Long Biên cấp được 11389 hồ sơ theo nghị định 60/CP và theo quyết định 65/2001/QĐ-UB. Bảng 3:Tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Long Biên năm 2004. Đơn vị: GCN Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất quận Long Biên- TPHN Tuy năm 2004 có nhiều biến đổi về địa giới hành chính quận nhưng tỷ lệ cấp GCN ở các phường rất cao mực dù 2 tháng đầu gần như chỉ đạt 0,00% kế hoạch, đứng đầu Phúc Đồng 1840 GCN, sau đó là Việt Hưng, Phúc Lân, Phúc Lợi. Một số phường thuộc huyện Gia Lâm mới được sát nhập vào Long Biên nên tiến độ cấp GCN còn chậm do cán bộ địa chính có sự thay đổi nên chưa nắm rõ được tình hình đất ở tại địa phương nên tốc độ xử lý còn chậm. Nguyên nhân của sự chậm trễ này do khối lượng công việc ở các rất lớn, mặt khác do tập trung bầu cử đại biểu Hội đòng nhân dân các cấp nên công tác cấp GCN ảnh hưởng về tiến độ. Thực hiện 2005. Bảng 4: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở trên địa bàn Quận Long Biên năm 2005. Đơn vị: GCN STT Phường Kế hoạcach cấp năm 2005 Năm 2005 đã cấp % Kế hoạch Kế hoạch cấp năm 2006 1 Long Biên 314 141 45.00 496 2 Việt Hưng 602 261 43.36 700 3 Ngọc Lâm 1380 821 59.49 955 4 Ngọc Thuỵ 960 432 45.00 720 5 Sài Đồng 817 189 23.13 915 6 Bồ Đề 894 203 22.71 670 7 Thạch Bàn 712 912 128.09 850 8 Gia Thuỵ 630 278 44.13 830 9 Phúc Đồng 973 538 55.29 1030 10 Thượng Thanh 816 396 48.53 615 11 Giang Biên 135 51 37.78 203 12 Cự Khối 554 249 45.00 689 13 Phúc Lợi 258 89 34.50 243 14 Đức Giang 130 59 45.00 150 Tổng 9175 6351 69.22 9066 Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên. Như vậy năm 2005 tiến độ cấp GCN của quận đạt được 6351 GCN đạt 69,22% kế hoạch đề ra, đứng đầu là phường Thạch Bàn và Ngọc Lâm. Sở dĩ năm 2005 lượng GCN mà Quận cấp được ít hơn so với năm 2004 bởi vì thời gian này có sự thay đổi về Luật đất đai (Luật đất đai 2003 được thực hiện và Quyết định 23/2005/QĐ-UB về vấn đề cấp GCN), chính vì vậy mà cán bộ cần có thời gian để xem xét lại những thay đổi của các văn bản mới. Một số trường hợp cần phải xem xét cấp GCN theo luật định mới. Năm 2006 các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đều tiến hành cấp GCN theo Quyết định 23/2005/QĐ-UB của UBND Hà Nội. Theo số liệu bản biểu ta thấy quận đã hoàn thành được 7112 GCN còn lại 2824 GCN. Thượng Thanh đã hoàn thành 100% kế hoạch đề ra còn Bồ Đề người dân đã ý thức được việc chuyển từ thị trấn sang phường nên có ý thức đến kê khai đăng ký cấp GCN và cán bộ đã hiểu rõ dược nguồn gốc của từng mảnh đất ở nên công tác cấp GCN quyền sử dụng đất diễn ra nhanh hơn(vượt cả mức kế hoạch đề ra). Đến năm 2006 có những phường đã gần hoàn thành công tác cấp GCN do chính sách ký hợp đồng với sinh viên các trường đại học mới ra trường nên công tác cấp GCN nhanh hơn rất nhiều . Tuy nhiên nhiều phường trên địa bàn quận còn tồn đọng rất nhiều GCN chưa được cấp nên vẫn phải tiếp tục tăng cường trong năm 2007 Bảng 5 biểu Tiến độ cấp GCN nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Long Biên năm 2006. Đơn vị: GCN STT Phường Kế hoạch cấp năm 2006 Năm 2006 đã cấp % Kế hoạch thực hiện 1 Long Biên 496 487 98.19 2 Việt Hưng 700 811 115.86 3 Ngọc Lâm 955 678 70.99 4 Ngọc Thuỵ 720 431 59.86 5 Sài Đồng 915 592 64.70 6 Bồ Đề 670 739 110.30 7 Thạch Bàn 850 598 70.35 8 Gia Thuỵ 830 399 48.07 9 Phúc Đồng 1030 962 93.40 10 Thượng Thanh 615 615 100.00 11 Giang Biên 203 105 51.72 12 Cự Khối 689 419 60.81 13 Phúc Lợi 243 211 86.83 14 Đức Giang 150 65 43.33 Tổng 9066 7112 78.45 Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất Quận Long Biên 3.2/Tổ chức kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên. Quận có 14 phường thực hiện công việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đăng ký đất ở, chủ yếu đến từng tổ dân phố các văn bản hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội, sở TNMT và NĐ Hà Nội và phòng địa chính quận, phổ biến nội dung quy trình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị. Hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất. Công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp GCN tại địa phương, chuyển lên UBND quận thẩm định và xét duyệt. Sau khi tổ chức xong công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị, trình lên cấp thẩm quyền thực hiện công tác xét duyệt và cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị cho người sử dụng đã đủ yêu cầu theo quy định. 3.4/Lực lượng cán bộ tham gia vào công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở của quận. Ở quận: Cơ cấu của phòng địa chính gốm: một trưởng phòng, một phó phàng phụ trách công tác đất đai và 7 cán bộ khác, trong đó 7 cán bộ đã được biên chế(tính đến 2007), nhưng mới chỉ 5 cán bộ trực tiếp tham gai công tác cấp GCN quyền sử dụng đất. Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, 100% có trình đọ chuyên môn. Phong có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các phường thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị. Ở phường: Cán bộ địa chính chịu trách nhiệm về qủn lý đất đai trong đó có công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở, với một cán bộ địa chính coa trình độ chuyên môn, biên chế hoặc từ ngành khác chuyển sangchủ yếu lầ có trình đôh chuyên môn. Một số phường có thêm cán bộ hợp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0135.doc
Tài liệu liên quan