Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải hiểu rõ thị trường của mình, hiểu rõ được công ty của mình đang ở đâu để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó, hàng năm công ty đều trích 10% lợi nhuận để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường. Việc đầu tư cho hoạt động R&D rất có ích, cung cấp các thông tin về nguồn hàng cung cấp, thị trường đầu ra, giá cả dịch vụ, chất lượng hàng hóa, nhận biết được những thông tin về xây dựng cơ bản từ đó giúp cho công ty có thể nắm bắt được những cơ hội ,xây dựng các kế hoạch kinh doanh, mạng lưới thu mua và tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả và có hướng phát triển thích hợp.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn bán vật tư, thiết bị phụ tùng hàng điện tử tin học, điện lạnh, thiết bị viễn thông, hóa chất ( trừ hóa chất Nhà nước cấm).
Mua bán, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản.
Quảng cáo thương mại.
Kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng.
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty.
Trong kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Chính con người với năng lực của họ mới chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ có như về vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ …. 1 cách hiệu quả để vượt qua khó khăn và tận dụng được các cơ hội. Hiện tại công ty có 30 cán bộ công nhân viên trẻ với trình độ đại học chiếm chủ yếu, 80% sử dụng thành thạo tiếng Anh và máy tính. Do được đào tạo bài bản nên hầu hết các vị trí đều đáp ứng khá tốt những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Thêm vào đó, bộ quản lý của công ty thực sự tinh giản gọn nhẹ đạt hiệu quả cao góp phần tận dụng được hết năng lực của người lao động. Công ty cũng luôn có các chế độ đãi ngộ hợp lý và tạo mọi điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng của mình, như chế độ: thưởng cho nhân viên trong các dịp lễ tết và khi có được kết quả làm việc tốt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cung cấp đầy đủ các phương tiện và công cụ để người lao động làm việc đạt hiệu quả cao nhất …
Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây.
Vốn.
Công ty có vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Với nguồn vốn như vậy, công ty đã trang bị được những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.Vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn cơ bản: vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn huy động khác. Với số vốn kinh doanh ban đầu là 6 tỷ (năm 2004), để tiến hành hoạt động kinh doanh hàng năm công ty phải lập những phương án, kế hoạch vay vốn ngân hàng. Hiện tại, công ty có quan hệ giao dịch chủ yếu với 2 ngân hàng: Ngân hàng công thương, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Do công ty làm ăn có uy tín trên thị trường, thêm vào trung bình doanh thu mỗi năm tăng 15% đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng cũng như huy động từ các nguồn khác. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nên việc quay vòng vốn diễn ra nhanh chóng.
Bảng 1.
Phân tích tình hình vốn của công ty từ năm 2004 đến 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tài sản
12015,5
100
21895
100
13606,17
100
23130,9
100
TSCĐ
255.25
2.14
437.9
3,04
306,17
2,25
520,49
2.25
TSLĐ
11760.25
97.86
21229.1
96,96
13,300
97,75
22610,41
97.75
Nguồn vốn
12015,5
100
21895
100
13606,17
100
23130,9
100
Nợ phải trả
9350
77.8
18884.75
86.2
9995
73,45
16991,5
73.45
NVCSH
2665.5
22.18
3010.25
13.8
3661,7
26,55
6139,9
63,7
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2004 đến năm 2007)
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) của công ty hàng năm đều thấp (trung bình 2.42 %), trong khi đó tỷ lệ tài sản lưu động (TSLĐ) trên tổng tài sản lại rất lớn (trung bình 97.5 %), điều này rất hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên từ những nguồn hình thành tài sản cho ta thấy tài sản hình thành chủ yếu từ các khoản phải thu của khách hàng (chiếm trung bình 72 %) nên có rủi ro cao dù giá trị tổng tài sản là khá lớn. Tổng nguồn vốn của công ty cao, nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu là nợ phải trả chiếm trung 77.725., còn lại là nguồn vốn chủ sở hữu 22.275 , công ty có các khoản nợ ngắn hạn chiếm đa số và không có nợ dài hạn. Đây là đặc trưng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại với phương thức kinh doanh vay nợ, ứng tiền hàng để nhập khẩu sau khi bán lại mới thu tiền về.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2004 đến 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu thuần
35273,60
28349,37
34018,80
40822.56
Giá vốn hàng bán
32980,34
24468,35
30552,56
37783,80
Chi phí quản lý kinh doanh
1223,40
1585.00
1854.00
2008
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1069,85
2295,87
1612,24
3334,56
Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
1069,856
2295,875
1612,24
3334,56
Thuế TNDN phải nộp
299,60
642,84
356,68
933,68
Lợi nhuận sau thuế
770,25
1653,03
1259,56
2400,88
( nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Qua bảng kết quả của công ty trong 4 năm gần đây, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang diễn ra theo chiều hướng khá tích cực và có những bước tăng trưởng bền vững. Doanh thu thuần của mỗi năm tăng lên nhanh chóng. Năm 2005, doanh thu của công ty có sự sụt giảm do mặt hàng nhựa đường đang trong tình trạng khủng hoảng, tuy nhiên lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng đều do bên cạnh mặt hàng này công ty còn kinh doanh các sản phẩm khác. Đây là một bước tiến rất đáng khích lệ, cho thấy công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào 1 mặt hàng. Về lợi nhuận thuần, có thể nói năm 2005, công ty đã có bước nhảy vọt lên gấp 2,1 lần năm 2004, những năm tiếp sau đó mức tăng trưởng lợi nhuận khá ổn định.
Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK.
1. Phân tích tình hình nhập khẩu của công ty từ năm 2003- 2007.
Phân tích kim ngạch nhập khẩu theo các năm:
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty 2005- 2007
Năm
2005
2006
2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu
1.356.978
2.126.147
2.283.174
Tôc độ tăng trưởng (lần)
1
1.57
1.07
Đơn vị: USD
( nguồn: báo cáo tổng hợp 2005 – 2007)
Đồ thị 1: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm
Qua 3 năm gần đây nhất kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty lần lượt là: Năm 2005 là 1.356.978 USD, năm 2006 là 2.126.147 USD, năm 2007 là 2.283.174 USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng liên tục, năm 2006 tăng gấp 1.56 lần năm 2005, năm 2007 tăng gấp 1.07 lần so với năm 2006. Giá trị của kim ngạch nhập khẩu của năm 2006 so với năm 2005 có sự gia tăng đột biến do trong giai đoạn 2004 – 2005 có sự biến động lớn trên thị trường các mặt hàng nhập khẩu của công ty ( phân tích ở phần dưới đây), điều này tác động làm cho kim ngạch nhập khẩu năm 2005 giảm mạnh. Đến giai đoạn 2006 – 2007 doanh nghiệp đã có sự thích nghi với sự biến động và có những thay đổi phù hợp do vậy các mặt hàng nhập khẩu được tiêu thụ nhiều hơn, kim ngạch nhập khẩu 2 năm này cũng tăng lên đáng kể.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty và các mặt hàng nhập khẩu chủ lực là nhựa đường, máy móc thiết bị, đồ điện tử… kim ngạch nhập khẩu từng loại mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường trong từng giai đoạn. Để hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty, phần phân tích dưới đây sẽ làm rõ hiệu quả nhập khẩu theo các mặt hàng và thị trường nhập khẩu
Phân tích theo thị trường.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa. Khả năng mở rộng nguồn hàng còn cho thấy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thị trường nhập khẩu của công ty rất đa dạng. Bên cạnh nhiều thị trường tiềm năng như: Thái Lan, Úc,…thì Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, được coi là 4 thị trường được công ty nhập khẩu nhiều nhất, luôn có tổng kim ngạch trên gần 2 triệu USD hàng năm. Cụ thể :
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường
Đơn vị: USD
Thị trường nhập khẩu chính
2005
2006
2007
KN
TT(%)
KN
TT(%)
KN
TT(%)
Singapore
400.265
29,50
595.356
28,00
703.341
27,57
Nhật Bản
349.475
25,75
618.172
29,07
819.874
32,13
Hàn Quốc
295.652
21,78
515.191
24,23
478.231
18,74
Đài Loan
201.212
14,82
250.238
11,77
268.236
10,51
Các thị trường khác
110.383
8,15
147.190
6,93
281.728
11,03
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2004-2007)
Hình 1.Thị phần nhập khẩu của năm 2005
Hình 2.Thị phần nhập khẩu của năm 2006
Hình 3.Thị phần nhập khẩu của năm 2007
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2005-2007)
Từ những số liệu trên ta thấy rằng kim ngạch nhập khẩu của công ty trên tất cả các khu vực thị trường đều tăng: trong đó kim ngạch tại thị trường Nhật luôn lớn nhất( xấp xỉ 1 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu của Công ty tại các thị trường khác tuy không lớn nhưng có tốc độ tăng nhanh nhất: năm 2007 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2005(110.383 USD). Điều này thể hiện ngoài việc tiếp tục củng cố, giữ vững các thị trường truyền thống thì Doanh nghiệp đã có cố gắng mở rộng quan hệ làm ăn với nhiều đối tác ở các nước khác để có thể chủ động hơn trong việc tạo nguồn, không quá phụ thuộc vào các bạn hàng truyền thống, làm tăng uy tín và dần dần xây dựng thương hiệu cho mình.
Có thể dễ dàng nhận thấy thị trường nhập khẩu tuy đa dạng, phong phú, ổn định và các thị trường chủ lực luôn được giữ vững qua các năm với tỷ trọng trên 10% / thị trường trong kim ngạch nhập khẩu.
Nhật Bản và Singapore luôn là hai thị trường nhập khẩu có giá trị lớn nhất của Công ty, thị phần các mặt hàng được nhập từ Nhật tăng từ 26% năm 2005, tăng lên 31% năm 2007, tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ Singapore luôn chiếm khoảng 29% kim ngạch nhập khẩu của Doanh nghiệp.
Phân tích theo mặt hàng.
Bảng 5. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 2005-2007
Đv : USD
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
2005
2006
2007
KN
TT(%)
KN
TT(%)
KN
TT(%)
Máy móc,thiết bị:
615.687
47,90
1.119.596
52,65
1.278.105
50,09
Nhựa đường
600.145
46,69
885.594
41,65
1.069.577
41,92
Mặt hàng khác
69.516
5,41
120.957,8
5,70
203.728
7,99
Nguồn:Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2005-2007)
Hình 4. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2005
Hình 5. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2006
Hình 6. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2007
(Nguồn:Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2005-2007)
Nhận xét về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2005-2007:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực, quan trọng và ổn định của Công ty là nhựa đường, máy móc. Máy móc thiết bị là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Công ty và ngày càng có xu hướng tăng, năm 2007, riêng nhập khẩu mặt hàng này đã chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu.Tiếp theo là đến nhựa đường với 42% kim nghạch nhập khẩu của Công ty.Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu rất đa dạng và phong phú, luôn có 10 mặt hàng nhập khẩu hàng năm, mà tỉ trọng bốn mặt hàng này cộng lại đã chiếm trên 70%, điều đó cho thấy tỉ trọng của bốn mặt hàng này là rất lớn. Điều này là một xu hướng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và cũng tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng.
Vì nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Công ty nên mặt hàng nhập khẩu cũng đa dạng và phong phú và sự biến động về cơ cấu hàng nhập khẩu là không nhiều, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực luôn được đảm bảo qua các năm.
Nhựa đường cũng là mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chủ đạo của Công ty. Trong những năm gần đây, nó đang có xu hướng tăng nhanh và tăng đều qua các năm, trung bình 200.000 USD/ năm. Nguyên nhân là do nhu cầu các mặt hàng nhựa đường trong thời gian gần đây tăng nhanh để phục vụ cho các công trình giao thông lớn đang trong giai đoạn hoàn thành.
Bên cạnh hai mặt hàng chủ lực trên, Công ty còn kinh doanh nhập khẩu rất nhiều mặt hàng khác như: Giấy các loại, điện tử gia dụng, nguyên liệu sản xuất dùng trong công nghiệp, …
2. Các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.1. Tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa của mỗi doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm tăng giá đồng nội tệ như vậy giá hàng hóa nước ngoài sẽ giảm đi đáng kể,hạn chế xuất khẩu điều này khiến cho chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu giảm xuống do vậy thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hàng hóa. Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên và làm hạn chế hoạt động nhập khẩu.
Bảng 6.
Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD
Đơn vị: đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
Tỷ giá
VND/USD
15733
15863
16051
16173
Nguồn: Vietcombank.com.vn, 2007
Bảng trên đề cập đến tỷ giá giữa đồng VND và USD ( đây là ngoại tệ mạnh và được sử dụng trong hầu hết những hợp động nhập khẩu hàng hóa của công ty PTC). Qua đây, ta thấy tỷ giá tăng qua các năm, giá trị tăng trung bình là khoảng 147 đồng, đây là con số lớn đối với các giao dịch của công ty lên tới hàng trăm nghìn USD. Điều này cho thấy đồng Việt Nam có giá trị giảm xuống so với đồng USD và có tác động bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Do cùng một lượng tiền VND sẽ đổi được ít ngoại tệ hơn, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn làm tăng chi phí công ty khi giá hàng hóa tăng, các chi phí liên quan khác cũng tăng như chi phí về vận chuyển, bốc dỡ, thanh toán hợp đồng… Sự tăng lên đột biến của tỷ giá hối đoái cũng là một phần nguyên nhân làm giảm doanh thu bán hàng giảm đáng kể của công ty trong giai đoạn 2004- 2006: 2004 ( 35 tỷ VNĐ; 2005 ( 28tỷ VNĐ); 2006 ( 34tỷ VNĐ). Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ giá hối đoái đó chính là sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát. Dưới đây ta sẽ xem xét về sự tác động của yếu tố này đến hoạt động của doanh nghiệp.
Lạm phát
Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ lên toàn bộ nền kinh tế nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, lạm phát là một vấn đề mà công ty PTC luôn quan tâm đến
Bảng 7
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004 – 2007
Năm
2004
2005
2006
2007
Tỷ lệ lạm phát
9,5 %
8,4 %
7.4 %
12,63 %
Nguồn: Tổng cục Thông kê
Tỷ lệ lạm phát dưới 5% luôn là mong muốn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, vì nó có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và làm cho nền kinh tế ổn định hơn từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004 – 2007 thì mức lạm phát của Việt Nam tăng liên tục và luôn ở mức cao, điều này làm cho chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng theo, giá hàng hóa trong nước cũng tăng theo. Điều này cũng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên vì vậy doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, kèm theo sự gia tăng của lạm phát là những chính sách nhằm bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát của Chính Phủ, đặc biệt là chính sách tăng lãi suất tiết kiệm và tăng lãi suất các khoản cho vay để làm giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường của các ngân hàng. Chính điều này tác động làm tăng chi phí kinh doanh của công ty do một phần vốn của công ty được huy động từ các ngân hàng. Nếu công ty có số vốn chủ sở hữu lớn và vay ngân hàng ít thì chi phí kinh doanh sẽ tăng ít và lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn và ngược lại. Điều này được thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005 – 2007, năm 2005 công ty đạt mức lợi nhuận sau thuế là 1653,5 triệu đồng mặc dù tỷ lệ lạm phát năm này cao hơn năm 2006, lợi nhuận năm 2006 đã giảm xuống còn 1259.56 triệu đồng do tác động của sự biến động của lãi suất và nguồn hàng đã làm tăng chi phí của doanh nghiệp nên lợi nhuận của công ty đã giảm xuống; năm 2007 do tỷ lệ lạm phát tăng đột biến trong khi các chính sách của nhà nước chưa kịp thời có tác dụng nên lợi nhuận của công ty tăng lên là 2400,88 triệu đồng.
2.3. Sự biến động nguồn hàng
Qua những phần trên chúng ta biết rằng các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chính của công ty là nhựa đường và máy móc thiết bị… do vậy những biến động về nguồn cung cấp những mặt hàng này sẽ tác động rất lớn đến Doanh nghiệp. Về mặt hàng máy móc thiết bị Công ty có những nhà cung cấp uy tín từ Nhật Bản, Hàn Quốc nên không có sự biến động lớn về nguồn cung và giá cả làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005 – 2007 thì mặt hàng nhựa đường có sự biến động khá lớn. Cụ thể: vào tháng 6/2005, giá CIF cho một tấn nhựa đường (bao gồm cả thuế VAT) là 243 USD thì đến đầu tháng 6/2006, giá nhựa đã tăng lên 451 USD/tấn bao gồm cả thuế VAT. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2006, nhựa đường đã 5 lần tăng giá. Trung bình mỗi lần tăng người tiêu thụ phải bỏ thêm 40 USD cho một tấn nhựa đường. Đây là mức tăng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân của sự tăng giá này đó là giá dầu mỏ trên thế giới tăng liên tục trong thời gian qua cộng với nhu cầu sử dụng nhựa đường của Trung Quốc và các nước Đông Nam á đang vượt quá khả năng cung cấp của các nhà máy lọc dầu lớn trong khu vực dẫn đến giá các sản phẩm từ dầu trong đó có nhựa đường liên tục tăng giá. Điều này đã tác động rất lớn đến doanh thu bán hàng của Công ty. Do sự biến động của giá nhựa đường như vậy khiến cho doanh nghiệp đã phải thay đổi kế hoạch nhập khẩu, không nhập nhiều mặt hàng này và từ đó làm giảm lợi nhuận của Công ty xuống gần 400triệu đồng từ năm 2005 và 2006. Đến năm 2007, giá nhựa đường đã giảm và ổn định hơn cộng thêm trong giai đoạn này có rất nhiều các công trình giao thông đang được gấp rút được hoàn thành khiến cho nhu cầu nhựa đường tăng lên. Doanh nghiệp đã tận dụng điều này để tăng lượng nhập khẩu để đáp ứng đủ nhu cầu, do vậy doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 là 40tỷ đồng và 2.4 tỷ đồng tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Để làm được điều này, ban lãnh đạo và nhân viên của công ty đã khéo léo, sáng tạo, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, nắm bắt được thời cơ, tiến hành đàm phán có hiệu quả với các đối tác để đạt được thành công như đã thấy.
2.4. Chiến lược kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh, công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK luôn đề ra chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng. Chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty sẽ chi phối cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chi phối thị trường nhập khẩu, đưa ra các phương án, kế hoạch để thực hiện hoạt động nhập khẩu có hiệu quả nhất. Cơ cấu hàng nhập khẩu thay đổi làm cho mức lợi nhuận chung của Công ty thay đổi và tỷ suất lợi nhuận cũng thay đổi. Từ chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu đã được lập ra, Công ty xác định được mặt hàng nhập khẩu, lợi nhuận đạt được từ hoạt động nhập khẩu, và các bước cần tiến hành để nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh. Hiện nay, chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty đó là tiếp tục nhập khẩu những mặt hàng chủ lực, do trong thời gian tới nhu cầu về tiêu dùng các mặt hàng này liên tục tăng, do vậy giữ vững và phát triển thị phần là mục tiêu mà công ty hướng tới. Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ tiến hành nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng khác, để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh khi thị trường những mặt hàng máy móc thiết bị, nhựa đường có biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như giai đoạn 2004 – 2005.
Các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến hoạt động NK tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ XNK.
3.1. Nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải hiểu rõ thị trường của mình, hiểu rõ được công ty của mình đang ở đâu để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó, hàng năm công ty đều trích 10% lợi nhuận để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường. Việc đầu tư cho hoạt động R&D rất có ích, cung cấp các thông tin về nguồn hàng cung cấp, thị trường đầu ra, giá cả dịch vụ, chất lượng hàng hóa, nhận biết được những thông tin về xây dựng cơ bản … từ đó giúp cho công ty có thể nắm bắt được những cơ hội ,xây dựng các kế hoạch kinh doanh, mạng lưới thu mua và tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả và có hướng phát triển thích hợp.
Hiện nay, Công ty đang có một bộ phận phụ trách việc nghiên cứu thị trường riêng, bao gồm những nhân viên có kinh nghiệm chịu trách nhiệm tìm kiếm các thông tin về thị trường, đối tác, hàng hóa nhằm đảm bảo cho Công ty có những hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa có hiệu quả. Nguồn thông tin cà Công ty có thể thu thập để nghiên cứu là thông tin trên mạng, các tạp chí chuyên nghành, các công ty trong nước và cán bộ ngành liên quan đến mặt hàng, trực tiếp khảo sát thị trường nước ngoài. Một nguồn thông tin mà được Công ty sử dụng khá nhiều đó là từ phía các đối tác, bạn bè quen biết trong nước. Các cán bộ tận dung tối đa mối quan hệ của mình các đơn vị khác để tận dụng sự giới thiệu của họ đến các đối tác trong và ngoài nước cũng như các thông tin về thị trường. Đây là nguồn thông tin rất quý giá và ít rủi ro, chính xác hơn so với những thông tin mà Doanh nghiệp phải tự tìm. Do được đầu tư, nên hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả khi tìm hiểu kỹ về đối tác nhập khẩu nước ngoài nên tìm được những nguồn hàng có chất lượng với giá cả hợp lý, nắm bắt và đáp ứng được hầu hết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa liên tục gia tăng và ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
3.2. Tổ chức công tác nhập khẩu hàng hóa
Quá trình mua hàng của công ty được tổ chức khá chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến khâu mua và quản lý hàng hóa.
Đàm phán và ký kết hợp đồng: Hiện nay công ty sử dụng các phương thức đàm phán sau:
Đàm phán qua thư tín: đây là phương thức được sử dụng chủ yếu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công ty chủ yếu sử dụng thư điện tử hay thông qua telefax.
Đàm phán trực tiếp: vì hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị, nhựa đường của công ty thường là những hợp đồng lớn nên việc gặp gỡ giữa các bên để đàm phán trực tiếp là rất cần thiết.
Các cuộc đàm phán thường thảo luận rất nhiều vần đề trong hợp đồng như về số lượng, phẩm chất hàng hoá, điều kiện giao hàng, thanh toán, các dịch vụ kèm theo… Công ty thường tiến hành việc thanh toán hợp đồng nhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vì vậy hai bên phải thống nhất về ngân hàng mở L/C, trị giá L/C, ngày mở L/C. Lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là vấn đề cần được đề cập đến vì nó ảnh hưởng đến sự biến động của trị giá hợp đồng khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán có biến động.
Ký kết hợp đồng.
Sau khi đàm phán thành công, công ty tiến hành việc ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị thường gồm những mục sau:
Đối tượng của hợp đồng: quy định khái quát về những nét chủ yếu của hợp đồng.
Giá cả và trị giá của hợp đồng: giá thành của máy móc thiết bị nhập khẩu, phương pháp tính giá, cơ sở tính giá, đồng tiền tính giá.
Điều kiện giao hàng: ở Công ty thường được giao hàng theo giá CIF (Incoterm 2000).
Thời gian giao hàng: do tính chất của việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau nên có thể giao hàng theo nhiều đợt .
Điều kiện thanh toán: thanh toán bằng LC với đồng tiền thanh toán thường là USD.
Kiểm tra hàng hoá: quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong việc kiểm tra hàng hoá trước khi bốc hàng tại cảng đi và sau khi giao hàng tại cảng đến
Tài liệu kỹ thuật: các tài liệu kỹ thuật mà người bán phải cung cấp cho người mua.
Bảo hành: gồm bảo hành chung, bảo đảm cơ khí, bảo đảm các chỉ tiêu thực hiện.
Trợ giúp kỹ thuật( vói các hàng hóa là thiết bị, máy móc): quy định phạm vi giúp đỡ kỹ thuật như hướng dẫn vận hành, giám sát, sửa chữa, hướng dẫn chuyên gia, công nhân…
Thực hiện hợp đồng.
Công ty thường không phải xin giấy phép nhập khẩu với các mặt hàng kinh doanh.
Tiếp đến công ty sẽ đến ngân hàng mở L/C và nhận được thông báo mở L/C cho phía đối tác nước ngoài.
Khi hàng và chứng từ về đến cảng nhận hàng, công ty nhận chứng từ để đi mở tờ khai Hải quan và chỉ thị cho ngân hàng mở L/C ký hậu vận đơn thanh toán cho người bán đồng thời yêu cầu ngân hàng bảo lãnh nhận hàng cho công ty.
3.3. Tổ chức triển khai bán hàng
3.3.1. Định giá hàng hóa
Việc định giá hàng bán là hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu tiến hành định giá bán hàng nhập khẩu thông qua các yếu tố: giá của nhà cung cấp, giá bán của đối thủ cạnh tranh, … Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra vừa đảm bảo kích thích được nhu cầu mua của các đối tác vừa đảm bảo lợi nhuận thu về. Mặt hàng nhập khẩu chủ lực là các máy móc thiết bị, đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng ngày, đây là những mặt hàng có như cầu tiêu thụ lớn nhưng cũng rất nhạy cảm về giá, vì vậy công ty phải có chiến lược giá phù hợp với do khách hàng luôn được cập nhật những biến động mới nhất về giá trên thị trường, họ sẵn sàng chuyển sang tiêu thụ những sản phẩm khác có giá thành rẻ hơn với chất lượng không kém nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty.
3.3.2. Xúc tiến bán, quảng cáo
Công ty đã tiến hành những hoạt động xúc tiến bán, quảng cáo để đưa khách hàng tiếp cận nhiều hơn nữa với sản phẩm của mình. Chi phí cho hoạt động này cũng chiếm một phần không nhỏ trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các hình thức thường được Công ty áp dụng đó là tham gia các hội chợ hàng công nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành cử người đến các doanh nghiệp để giới thiệu về sản phẩm của mình để mỗi khi có nhu cầu họ sẽ liên hệ với Doanh nghiệp, một phần chi phí khác cho hoạt động xúc tiến bán của doanh ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20156.doc