Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Đặc điểm của thị trường và sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ngoài trời 3
I. Khái quát chung về loại dịch vụ Quảng cáo ngoài trời. 3
1. Các loại Quảng cáo ngoài trời: 4
2. Đặc điểm các loại Quảng cáo ngoài trời: 4
2.1. Áp phích/pano: 4
2.2. Các biển bảng tấm lớn bên đường (billboards): 7
2.3. Quảng cáo trên các phương tiện giao thông: 10
2.4. Các biển bảng tại các cửa hàng, điểm bán: 11
II. Thị trường và khách hàng mục tiêu của các dịch vụ Quảng cáo ngoài trời. 13
1.Thị trường của loại dịch vụ quảng cáo ngoài trời: 13
2.Khách hàng mục tiêu của dịch vụ quảng cáo ngoài trời: 17
2.1 Tính chất sản xuất hay thương mại của doanh nghiệp. 18
2.2 Tính chất của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. 19
2.3 Khả năng chi trả cho hoạt đông quảng cáo của họ. 21
3. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của dịch vụ quảng cáo ngoài trời: 21
4. Sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh loại dịch vụ này: 22
III. Xu hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ngoài trời. 25
1. Quá trình hình thành một biển quảng cáo ngoài trời của công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời: 25
2. Xu hướng phân công lao động giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời: 29
3. Vị trí của công ty Thương mại và Mỹ thuật Hà Thái trong hệ thống phân công lao động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời. 31
Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái 32
I. Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái 32
1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 32
1.1. Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 32
1.2. Lịch sử hình thành công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 33
1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 33
2. Môi trường kinh doanh, nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 35
2.1. Nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 35
2.2. Môi trường kinh doanh: 38
3. Phạm vi, quy mô kinh doanh của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 44
3.1. Những khách hàng hiện tại của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 44
3.2. Qui mô và phạm vi hoạt động của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái: 44
II. Kết quả kinh doanh của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái 45
1. Phạm vi kinh doanh - việc phát triển mở rộng thị trường: 45
2. Kết quả kinh doanh của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái trong 3 năm gần đây: 46
3.Vị thế của Hà Thái trên thị trường 47
III. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái 49
1. Thực trạng về lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 49
2.Thực trạng về xây dựng chiến lược Marketing, kế hoạch Marketing của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 50
3.Thực trạng về xây dựng hệ thống Markeing mix của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. 50
Chương III: Hoàn thiện những giải pháp Marketing của Công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái 54
I. Hoàn thiện quá trình nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu; xây dựng chiến lược Marketing, kế hoạch Marketing 54
1. Hoàn thiện quá trình nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: 54
2. Xây dựng chiến lược Marketing, kế hoạch Marketing: 55
II. Hoàn thiện các biến số của hệ thống Marketing mix 57
1. Về sản phẩm: 57
2. Về giá cả: 58
3. Về phân phối: 59
4. Về xúc tiến: 59
III. Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ 60
1. Giải pháp về vốn: 60
2. Giải pháp về nhân sự: 61
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo: 67
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp Marketing trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ngoài trời tại công ty Thương mại và Mỹ thuật Hà Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đơn thuần.
+ Những doanh nghiệp giống như những người cho thuê địa điểm để các doanh nghiệp quảng cáo khác thuê để đặt biển, bảng. Những địa điểm mà họ có có thể là họ mua, hoặc cũng có thể là đi thuê lại trực tiếp từ những người chủ sở hữu hay từ chính quyền địa phương. Công việc của họ là “ngao du” trên khắp các đường phố, con đường và phát hiện ra những địa điểm lý tưởng để đặt biển. Khi tìm được địa điểm “đẹp” thì họ tiến hành làm việc với các chủ sở hữu và chính quyền địa phương để mua hay thuê. Sau khi hoàn thành các công việc trên thì họ cho xây dựng khung để đặt biển quảng cáo. Và khi có hợp đồng thuê vị trí của họ thì họ cũng có thể làm luôn nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng và trông coi biển quảng cáo.
+ Những doanh nghiệp thực hiện từ a đến z các công đoạn của một quá trình hoàn thành biển quảng cáo ngoài trời. Để làm được tất cả các khâu trong quá trình đó thì doanh nghiệp phải thực sự có quy mô lớn, có tiềm lực cà về tài chính, nhân lực và quản lý.
Nhưng nhìn chung trong thị trường quảng cáo ngoài trời hiện nay của nước ta thì sự phân công lao động chưa thực sự rõ rang và khái quà. Các doanh nghiệp thường mang tính tự phát, họ lựa chọn cho mình những bước trong quá trình tùy thuộc vào khả năng và thế mạnh, thậm chí các bước đó có thể là riêng rẽ và rời dạc. Do vậy, một công ty quảng cáo đôi khi có thể thuộc về nhiều loại hình đã được phân chia như trên.
Vị trí của công ty Thương mại và Mỹ thuật Hà Thái trong hệ
thống phân công lao động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời.
Công ty Thương mại và Mỹ thuật Hà Thái vốn xuất thân từ một xưởng quảng cáo chuyên thiết kế, sản xuất biển, bảng quảng cáo nhưng trong quá trình hoạt động thấy việc duy trì xưởng với công việc sản xuất không có hiệu quả và đem lại lợi nhuận nhiều nên Hà Thái đả bỏ xưởng. Với thế mạnh về nguồn nhân lực, do hầu hết bộ phận giám đốc của công ty đều là những người đã tốt nghiệp ở các trường Mỹ thuật tại Hà Nội và cũng đã có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài, cộng với đội ngũ nhân viên là những người trẻ, sức sáng tạo lớn nên ưu thế của Hà Thái là khả năng thiết kế. Đồng thời, Hà Thái trong quá trình hoạt động trước đây đã có những mối quan hệ với các khách hàng lớn, do vậy, Hà Thái đã phát huy thế mạnh của mình và lựa chọn phương hướng cho mình là một công ty trung gian làm nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, thiết kế và chuyển giao “sản phẩm cuối cùng” cho khách hàng.
Ngoài ra, Hà Thái cũng nhận thấy việc cho thuê địa điểm đặt biển là một ngành đem lại nhiều lợi nhuận và có thể đem lại thu nhập hàng năm cho doanh nghiệp, do vậy Hà Thái cũng là một doanh nghiệp cho thuê địa điểm đặt biển. Và hiện tại Hà Thái đang sở hữu 5 địa điểm đẹp trên cầu Chương Dương – nơi có số lượng người qua rất đông, lên tới nghìn người/ngày.
Với cả hai công việc trên thì Hà Thái có thể tách riêng hay cũng có thể kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, việc kết hợp đem đến cho Hà Thái không chỉ hợp đồng thuê địa điểm mà còn cả hợp đồng quảng cáo. Hà Thái dựa trên địa điểm mình có sẵn và nhu cầu mong muốn của khách hàng, đưa ra một kế hoạch phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của khách hàng và đưa đến mời họ xem xét và thuyết phục họ bằng chính sự sáng tạo trong bản kế hoạch.
Chương II
Thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing của
công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái
I. Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái
Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
1.1. Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Mỹ thuật và Thương mại Hà Thái
Tên viết tắt: Hathaiart
Hình thức sở hữu: Tư nhân
Địa chỉ giao dịch: 20 Láng Hạ, tầng 7 tòa nhà Seaprodex – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.7762431/7762432
Fax: 04.8359142
Website: www.hathaiart.com.vn
Email: ads@hathaiart.com.vn
Lĩnh vực kinh doanh: Quảng cáo thương mại
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa thông tin
Danh mục sản phẩm:
+ Quảng cáo thương mại.
+ Quảng cáo trên các phương tiện công cộng, biển tấm lớn, tấm nhỏ các loại.
+ Thiết kế dàn dựng nội thất, triển lãm, showroom.
+ Sản xuất, thiết kế vật phẩm quảng cáo.
+ In ấn ấn phẩm quảng cáo.
+ Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị chuyên đề.
+ Buôn bán vật tư, thiệt bị phục vụ Quảng cáo thương mại.
Lĩnh vực chủ yếu: Quảng cáo trên tấm biển tấm lớn, tấm nhỏ các loại
1.2. Lịch sử hình thành công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
Bảng 10 - Quá trình hình thành công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
Năm
Đặc điểm theo giai đoạn (bối cảnh, nhiệm vụ, chức năng kinh doanh, hình thức sở hữu…)
Năm 2000-2001
-Năm 2000: công ty được thành lập với số vốn ban đầu 2.1 tỷ đồng. Giấy đăng ký kinh doanh số 0102000398, cấp ngày 28/04/2000
-Khó khăn: nguồn vốn eo hẹp, khả năng huy động vốn thấp.
-Thuận lợi: có tiền đề phát triển từ 1 cửa hàng với 2 năm phát triển nên công ty đi vào kinh doanh với nhiều kinh nghiệm đã có.
-Xây dựng xưởng quảng cáo
Năm 2001-2002
-Thất thoát 500.000.000 VNĐ do đầu tư sai dây chuyền sản xuất, nguyên nhân xuất phát từ thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sản xuất.
-Tìm thêm được 3-4 khách hàng mới, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2002-2004
-Kinh doanh trên đà phát triển nhưng do nhận thấy việc đầu tư vào xưởng sản xuất không đem lại lợi nhuận, công ty đã bỏ bộ phận sản xuất và bán xưởng.
Năm 2004-2005
-Tìm được khách hàng lớn là TOYOTA
-Doanh thu tăng với tốc độ ổn định
(Nguồn: Phó giám đốc Phạm Văn Anh)
1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
a. Cách thức tổ chức:
Công ty phân chia thành 3 phòng ban là phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng thiết kế, chịu sự quản lý của 2 Phó Giám đốc và 1 giám đốc. Tuy nhiên các bộ phận không hoạt động độc lập mà luôn hỗ trợ nhau trong việc thực hiện công việc.
Sơ đồ 11 - Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Hà thái
GIÁM ĐỐC
Hà Huy Mạnh
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đỗ Ngọc Khương
PHÒNG
Hành chính
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phan Văn Anh
PHÒNG
Kinh doanh
PHÒNG
Thiết Kế
(Nguồn: Phòng Hành chính)
b. Cơ cấu nhân viên tại các phòng ban và chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
Bảng 12 - Phân bố nhân sự
STT
Phòng ban
Số lượng (người)
Chức năng và nhiệm vụ
1
Phòng hành chính
03
- Theo dõi các giấy tờ sổ sách có liên quan đến sự hoạt động của công ty.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tư liệu và hợp đồng dự trù cho bộ phận kinh doanh khi tiếp xúc với khách hang.
- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán.
- Lưu trữ các hợp đồng, tài liệu của tất cả các dự án.
2
Phòng thiết kế
04
- Thiết kế, sáng tạo, đưa ra những ý tưởng về Maket cho bộ phận kinh doanh dựa trên những thông tin về nhu cầu của khách hàng do bộ phận kinh doanh cung cấp.
3
Kinh doanh
04
- Thực hiện công đoạn 1 của quá trình hoàn thành biển quảng cáo tấm lớn, đó là tìm kiếm khách hàng cho công ty, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu, trình bày bản đề xuất và thuyết phục khách hàng.
- Thực hiện công đoạn 2 (nếu khách hàng không thỏa mãn với những địa điểm sẵn có của công ty) và 3.
- Với mỗi nhân viên kinh doanh thì phụ trách một nhóm khách hàng. Họ là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Họ vừa là nhân viên của công ty lại vừa là người thay mặt khách hàng theo dõi và giám sát suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
- Một công việc khác nữa của các nhân viên kinh doanh đó là tìm kiếm đối tác và mời họ thuê địa điểm đặt biển quảng cáo.
4
Giám đốc
03
- Quản lý và theo dõi hoạt động của các phòng ban dưới sự quản lý.
- Lên mục tiêu và kế hoạch cho bộ phận trực thuộc thực hiện.
- Tham gia việc ký kết hợp đồng với các khách hàng (đối với Phó Giám đốc kinh doanh)
- Trao đổi và làm việc với các ủy ban chính quyền để tiến hành việc mua hay thuê các địa điểm để đặt biển quảng cáo.
Môi trường kinh doanh, nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
2.1. Nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
a. Nguồn nhân lực của công ty:
Bảng 13 - Bảng thống kê trình độ học vấn của các nhân viên tại các phòng ban trong công ty:
STT
Phòng ban
Số lượng (người)
Tỉ lệ số nhân viên tốt nghiệp Đại Hoc, Trung Cấp, Cao Đẳng
1
Phòng hành chính
03
100%
2
Phòng thiết kế
04
50% (50%còn lại hiện đang là sinh viên các trường Mỹ thuật)
3
Kinh doanh
04
100%
4
Giám đốc & các Phó Giám đốc
03
100% (trong đó có 2 trong số 3 người trong ban Giám đốc đã từng tu nghiệp ở nước ngoài).
(Nguồn: Phòng Hành chính)
Tổng số nhân viên hiện có của công ty là 14 người, trong đó cụ thể được phân chia theo như bảng trên. Với qui mô về nhân lực như trên thì có thể thấy rằng đây không phải là một công ty có qui mô lớn, số lượng hiện tại thì nó phù hợp với qui mô của một công ty nhỏ, song chất lượng nguồn nhân lực lại khá tốt. Hầu hết các nhân viên là đã tốt nghiệp Đại học hay Trung cấp, Cao Đẳng. Do vậy họ có trình độ và có kiến thức về công việc. Có thể nhìn nhận và đánh giá đây là một nguồn nhân lực khá tốt của công ty. Tuy nhiên, có một khó khăn nhỏ đó là những nhân viên kinh doanh của công ty không có người nào có kiến thức bài bản về lĩnh vực Quảng cáo nói riêng và lĩnh vực Marketing nói chung. Nhưng điều này đã được khắc phục dựa trên những kinh nghiệm thực tế về công việc, do vậy điều này không phải là một trở ngại lớn cho công ty.
Ngoài ra, một bộ phận giúp công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái có những thành công như hiện nay, đó là bộ phận lãnh đạo, bao gồm 2 Phó Giám đốc và 1 Giám đốc. Hà Thái có một đội ngũ ban Giám đốc rất trẻ (độ tuổi trung bình là 33) nhưng lại có một nguồn kiến thức dồi dào và khả năng kinh doanh nhanh nhạy nên chỉ sau 5 năm hoạt động, công ty đã có những thành công nhất định và có doanh thu đều đặn.
b, Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện có của công ty:
Tài sản cố định chiếm tỉ lệ không lớn lắm trong tổng số tài sản của công ty, chủ yếu là các phương tiện và máy móc phục vụ cho hoạt động của công ty, bao gồm:
10 máy vi tính
3 máy tính xách tay
3 máy in thường
1 máy in màu
1 máy in khổ A3
1 máy cắt
1 máy fax
1 máy scan
15 máy điện thoại cố định
à Tổng trị giá: 500.000.000 VNĐ
Mặc dù tổng giá trị các trang thiết bị không nhiều nhưng nó có một vai trò quan trọng trong kinh doanh của công ty, nó giúp cho mọi hoạt động của của công ty được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
c, Vốn, nguồn vốn:
Vốn kinh doanh: 900.000.000
Quỹ và dự trữ: 120.000.000
Vốn lưu động: 300.000.000đ/tháng
Về mặt tài chính, công ty là một doanh nghiệp tư nhân, do vậy lượng vốn không nhiều và chủ yếu là huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu nên gặp nhiều khó khăn khi ký được những hợp đồng lớn do khả năng huy động vốn thấp.
Nhưng, đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như Hà Thái thì khối lượng tài sản lưu động không phải là một yếu tố quyết định do các khoản đầu tư đều chủ yếu nằm trong các dự án. Còn tiền mặt chủ yếu được dung để đầu tư mua trang thiết bị khác, tiền in ấn, tiền tạm ứng cho nhân viên… Sau khi hoàn tất dự án thì khoản tiền thu từ khách hàng sẽ được đưa vào tài sản lưu động của công ty, từ đó có thể đầu tư tiếp vào các dự án khác và thanh toán các khoản chi trước đó, một phần để trả cho nhân viên.
2.2. Môi trường kinh doanh:
Bất kỳ một hoạt động nào đều được tiến hành trong một môi trường nhất định, và hoạt động quảng cáo cũng vậy. Quá trình một thông điệp từ doanh nghiệp thuê quảng cáo được mã hóa thông qua các công ty quảng cáo và các phương tiện truyền thông đến với khán giả nhận tin và được giải mã thì nó đều chịu tác động của môi trường xung quanh bao gồm môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, văn hóa, chính trị.
a, Môi trường kinh tế:
Theo thông cáo báo chí của Tổng cục thống kê cuối năm 2005 thì có thể thấy rằng GDP nước ta năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4 %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%. Trong 8,4% tăng trưởng chung, công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,2 điểm phần trăm: dịch vụ 3,4 điểm phần trăm và nông lâm thủy sản 0,8 điểm phân trăm. Con số 8,4% của tăng trưởng GDP cho thấy nước ta đang trên đà phát triển, và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì đây được coi là một con số “ấn tượng” vì trong năm vừa qua nước ta đã gặp nhiều khó khăn về kinh tế do có dịch cúm gà.
Ngoài ra, với chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thu hút được nhiều đầu tư, cũng theo báo cáo của Tổng cục thống kế cuối năm 2005, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm vừa qua tính đến ngày 15/12/2005 đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD. Các dự án mới được cấp phép trong năm vừa rồi chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Có 41 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép. Có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Có 509 lượt dự án được tăng vốn trong năm nay, với tổng số vốn tăng thêm là 1825,8 triệu USD (công nghiệp tăng 1407,4 triệu USD; xây dựng tăng 92,1 triệu USD; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 204 triệu USD và dịch vụ tăng 214,4 triệu USD). Tính chung trong năm nay, cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm đạt 5,72 tỷ USD, là mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá cao so với những năm gần đây. Và đây cũng là những con số tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Bởi các công ty nước ngoài càng nhảy vào nhiều thì cạnh tranh càng khốc liệt, các công ty hiện đang kinh doanh trên thị trường đều phải có những biện pháp và chiến lược để bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có của mình nếu không muốn bị đè bẹp. Và quảng cáo lại luôn là sự lựa chọn trước tiên với những hình thức đa dạng khác nhau, mà trong đó, quảng cáo ngoài trời vẫn được quan tâm vì hiệu quả cao mà chi phí lại không lớn.
Khi Việt Nam càng tiến gần đến việc gia nhập WTO thì các công ty đang đầu tư tại Việt Nam và đã có những thị phần nhất định, hay những công ty mới nhảy vào thị trường Việt Nam đều chú trọng và gia tăng đầu tư cho ngành quảng cáo. Bởi càng có đông doanh nghiệp tham gia vào cùng một thị trường thì cạnh tranh càng khốc liệt, các công ty đều phải có những biện pháp và chiến lược để bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có cũng như tìm kiếm những đoạn thị trường cho mình nếu không muốn bị đè bẹp. Và quảng cáo lại luôn là sự lựa chọn trước tiên với những hình thức đa dạng khác nhau, mà trong đó, quảng cáo ngoài trời vẫn được quan tâm vì hiệu quả cao mà chi phí lại không lớn. Đó chính là cơ hội và thị trường rộng mở cho ngành quảng cáo có thể phát triển.
Tuy nhiên, sự tham gia vào thị trường quảng cáo Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài mặc dù làm gia tăng mức độ khốc liệt của thị trường này và giành giật khách hàng của các công ty trong nước nhưng họ đem đến cho thị trường quảng cáo những màu sắc mới mẻ và đa dạng, đồng thời, sự hợp tác với các công ty này có thể đem đến sự chuyên nghiệp trong hoạt động quảng cáo của các công ty trong nước.
b, Môi trường nhân khẩu:
Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2005 ước tính khoảng 83,12 triệu người, tăng 1,33% so với năm 2004, trong đó dân số nam 40,86 triệu người, chiếm 49,2% dân số; dân số nữ là 42,2 triệu người, chiếm 50,8% dân số. Với dân số đông như vậy thì Việt Nam là nước có đông lực lượng lao động nhất Đông Nam Á. Và hơn phân nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 20 nên rất dễ đào tạo và huấn luyện. Nhưng vì nhiều lý do thì tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Với dân số đông, Việt Nam được xem là một thị trường lớn có nhiều triển vọng.
Nói về tính cách người Việt Nam thì so với những nước láng giềng, người Việt Nam có tính cần cù chịu khó, quyết tâm đạt mục đích trong cuộc sống, điều này là một yếu tố quan trọng cho sự thành công và thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỉ 21. Tỷ lệ biết chữ của dân số Việt Nam khá cao, khoảng 90% dân số Việt Nam đều có thể đọc và biết chữ, số lượng trường học ngày càng tăng: năm 2005 cả nước có 239.000 phòng học tiểu học, tăng 1,5% so với năm trước (Số phòng học kiên cố là 95.900 phòng, tăng 4,35%); 130.000 phòng trung học cơ sở, tăng 8,5% (Kiên cố là 79.600 phòng, tăng 3,9%); 59.100 phòng học trung học phổ thông, tăng 25,7% (Kiên cố là 45.900 phòng, tăng 21,1%), 149 trường đại học, học viện, khoa trực thuộc và 136 trường cao đẳng. Số thí sinh trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng, học viện năm 2005 nguyện vọng 1 là 158.000 người (đại học là 110.000 người; cao đẳng là 47,1 nghìn người). Tất cả điều này cho thấy Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trình độ học vấn trong cuộc sống và trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Hơn nữa, trình độ học vấn của dân cư tăng lên ảnh hưởng đến những nhận thức về sản phẩm dịch vụ và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
Việt Nam có 54 dân tộc, đa số trong đó là người Kinh (chiếm đến 85% dân số cả nước, tôn giao phổ biến là Đạo Phật (chiếm 56%). Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (Dân số khu vực thành thị là 22,23 triệu người, chiếm 26,8% và dân số nông thôn 60,89 triệu người, chiếm 73,2% - theo số liệu của Tổng cục thống kê Quí I năm 2006) và nhiều gia đình vẫn sống trong tình trạng đói nghèo. Do đặc điểm như vậy nên thị trường người tiêu dùng Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, việc quảng cáo đến người tiêu dùng theo đó mà càng khó khăn. Các công ty trong lĩnh vực quảng cáo nói chung và lĩnh vực quảng cáo nói riêng phải có sự nghiên cứu tìm hiểu từng loại khách hàng, từng khu vực địa lý để tìm ra đặc trưng riêng của khu vực đó và quảng cáo bán cho những sản phẩm phù hợp cũng như lựa chọn phương tiện truyền thông đạt hiệu quả cao nhất.
c, Môi trường văn hóa – xã hội:
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, do vậy nền văn hóa của Việt Nam rất đa dạng và phần lớn nó mang tính truyền thống lâu đời của mỗi dân tộc, mỗi một vùng dân cư. Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ những yếu tố văn hóa, xã hội này. Mọi hành vi của họ đều bị ràng buộc bởi những qui phạm của xã hội, mọi quyết định, quan niệm…đều bị ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh bao gồm gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ…Doanh nghiệp thuê quảng cáo cũng như doanh nghiệp cấn thiết phải biết và hiểu những ảnh hưởng này đế khi thiết kế thông điệp quảng cáo có thể “đánh động” đến tâm tư, tình cảm của khan giả mục tiêu. Các doanh nghiệp này cũng phải hiểu rằng họ không nên cố gắng thay đổi những giá trị văn hóa truyền thống để làm thay đổi tâm tư, tình cảm, những quan niệm của người tiêu dùng mà nên chấp nhận và tìm cách thích nghi.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp quảng cáo, doanh nghiệp thuê quảng cáo cần phải quan tâm. Thông điệp quảng cáo ngoài yếu tố độc đáo, cuốn hút còn cần phải có tính mỹ thuật, do vậy mọi từ ngữ đều phải được chọn lọc kĩ càng. Người thiết kế thông điệp quảng cáo còn phải hiểu biết rất rõ ngôn ngữ của các địa phương, vì có những từ mang nghĩa này ở địa phương này nhưng lại có nghĩa khác ở địa phương khác.
Một vấn đề mà những người làm trong lĩnh vực thiết kế thông điệp quảng cáo còn cần phải lưu ý tới khi phân tích về môi trường văn hóa – xã hội đó là đạo đức trong quảng cáo. Quảng cáo so sánh là cách thức mà quảng cáo trên khắp thế giới đều sử dụng, tuy nhiên mỗi nước đều có những qui định cụ thể đối với vấn đề này như phải có chứng cứ, bằng chứng xác thực chẳng hạn. Một cách quảng cáo so sánh nữa là trước và sau khi sử dụng sản phẩm được quảng cáo, một số hình ảnh quá cường điệu để đề cao sản phẩm của mình, thậm chí để tăng trọng lượng cho mức độ tin cậy của thông điệp quảng cáo, nhiều công ty quảng cáo còn sử dụng lời khuyên, sự xác nhận của những hiệp hội, các chuyên gia. Hiện tượng này đang bị lạm dụng và nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì dễ gây ra sự ngộ nhận của người tiêu dùng.
Như vậy, để thành công trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời nói riêng và toàn ngành quảng cáo nói chung, thì các doanh nghiệp cần phải có sự am hiểu sâu sắc về nền văn hóa của nhóm công chúng nhận tin mục tiêu, đặc biệt là những nền văn hóa có tính chất đa dạng, truyền thống và lâu đời như ở Việt Nam. Khi tiến hành quảng cáo tại một địa phương nào đó, thì điều đầu tiên mà các nhà quảng cáo, khi lựa chọn bất kì một phương tiện quảng cáo nào từ quảng cáo trên tivi đến các biển quảng cáo ngoài trời, đều phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục của địa phương đó. Một quảng cáo mà đi ngược với thuần phong, mỹ tục của công chúng có nghĩa là quảng cáo đã tự bôi nhọ mình và chấp nhận sự tẩy chay của khán giả.
d, Môi trường chính trị - luật pháp:
Bất kì một hoạt động nào trong xã hội đều chịu sự tác động và chi phối của môi trường chính trị - luật pháp, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài sự tác động này. Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm những điều luật, những cơ quan nhà nước, những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng, hạn chế các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Ngay từ những năm 1990, nắm bắt được sự phát triển của ngành quảng cáo, Bộ Văn hóa – Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra chỉ thị về công tác quảng cáo. Ngày 9/6/1991 liên hệ Bộ Văn hóa – Thông tin - Thể thao và Du lịch và ủy ban Khoa học nhà nước đã ký thông tư liên tịch số 1191 quy định về “Quản lý nhãn hiệu và quảng cáo sản phẩm hàng hóa”. Cũng từ năm 1990 với ý thức quản lý vĩ mô và tạo điều kiện cho hoạt động quảng cáo phát triển, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa thông tin soạn thảo Nghị định nhằm quản lý hoạt động này, sau 4 năm với 18 lần sửa đổi, ngày 31/12/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 194/CP gồm 7 chương, 27 điều qui định về “Hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam” và sau đó là một loạt những Thông tư ra đời để hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Đây là những văn bản pháp lý chủ yếu cho ngành quảng cáo cũng như những nhà quản lý nghiên cứu. Nghị định qui định rõ những đối tượng và điều kiện để được hành nghề quảng cáo ở Việt Nam, Nghị định nhấn mạnh các yêu cầu về tính chính xác, trung thực trong quảng cáo, phải phản ánh đúng tính năng, tác dụng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Đó đồng thời cũng chính là những điều qui định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta.
Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ngày 16/11/2001 Quốc hội tiếp tục thông qua Pháp lệnh quảng cáo. Pháp lệnh ra đời tạo một môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi hơn cho ngành quảng cáo Việt Nam mà trong đó các công ty quảng cáo Việt Nam, liên doanh và nước ngoài cùng hoạt động bình đẳng tạo động lực thúc đẩy cho ngành quảng cáo Việt Nam phát triển xa hơn. Tuy các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời giúp ích rất nhiều cho các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của mình nhưng những văn bản pháp luật này đã ít nhiều gây ra những hạn chế cho các công ty như biển bảng tấm lớn bị giới hạn về kích thước làm hạn chế trong sự sáng tác do không thể trình bày hết ý tưởng sáng tạo.
Căn cứ vào Nghị định 194/CP và Nghị định 97/Cp, 88/CP…từ đầu năm 1996 đến nay các hoạt động đều được chấn chỉnh, đặc biển là biển quảng cáo ngoài trời, khi mà ngày càng nhiều những biển bảng quảng cáo tấm lớn mọc lên tràn ngập trên các đường phố. Tuy nhiên, do khả năng sinh lợi nên các biển quảng cáo này phạt thì cứ phạt nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại. Riêng ở TP.HCM, trong đợt xử phạt những biển bảng quảng cáo trái phép, sai qui cách, đặt sai qui hoạch và không có giấy phép ngày 2/11/2005, Sở VHTT thống kê có 3.889 bảng hiệu vi phạm, xử phạt 389 trường hợp với số tiền phạt là 406 triệu đồng. Ngoài ra, các quận huyện tịch thu 358 bảng hiệu chiếm lòng lề đường, cùng với áp phích, dù, bạt, bàn ghế vi phạm quy định quảng cáo. Như vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với loại hình quảng cáo ngoài trời còn chưa được chặt chẽ và làm đến nơi đến chốn.
e, Môi trường công nghệ:
Các công ty quảng cáo nước ngoài đến Việt Nam đã mang theo những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, ngành quảng cáo nước nhà cũng từ đó mà có cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong kỹ thuật sản xuất quảng cáo nói chung và biển quảng cáo nói riêng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và phương tiện truyền thông đang phát triển cũng tạo thuận lợi rất lớn cho ngành. Sự phát triển cả về lượng và chất của các phương tiện truyền thông đang gia tăng tạo ra lựa chọn phong phú hơn cho các doanh nghiệp khi tiến hành quảng cáo, đồng thời tạo ra sự đa dạng hóa các dịch vụ quảng cáo.
Hiện nay công nghệ thông tin đang có những bước phát triển vượt bậc, Internet đã và đang tạo một hướng mới cho các doanh nghiệp làm quảng cáo và tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn đối với các phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vì Internet cũng có chỉ số tiếp cận lớn mà chi phí lại rẻ, bên cạnh đó, nó có thể khắc phục những khuyết điểm của quảng cáo ngoài trời, đó là có thể cung cấp một cách đầy đủ và chi tiết những thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp. Ngoài ra sự phát triển của công nghệ máy tính và công nghệ vật liệu mới giúp cho các hoạt động thiết kế, sáng tạo, sản xuất các vật phẩm quảng cáo, các pano/áp phích, các biển bảng quảng cáo tấm lớn trở lên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Phạm vi, quy mô kinh doanh của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
3.1. Những khách hàng hiện tại của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.
+ Công ty LG – MECA
+ Công ty Panasonic
+ Công ty Sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32315.doc