Chuyên đề Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5

PHẦN MỞ ĐẦU 5

Chương I 7

HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CŨNG NHƯ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA 7

DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 8

I. Một số vấn đề chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 8

1. Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 8

2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 12

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu. 25

1. Các nhân tố khách quan 25

2. Các nhân tố chủ quan 29

III. Sự cần thiết của việc phải mở rộng thị trường xuất khẩu. 31

Chương II 32

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 32

XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 33

I. Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản 33

1. Quá trình hình thành và phát triển 33

2. Đặc điểm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. 36

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu trong giai đoạn vừa qua. 41

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. 42

1. Kim ngạch xuất khẩu 42

2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 43

III. Thực trạng hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. 44

1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản 44

2. Những hoạt động nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 47

3. Những thị trường xuất khẩu chính của công ty 48

4. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản 53

5. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp 55

Chương III 58

MỘT SỐ GIẢI PHẤP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN. 58

I.Đánh giá tình hình thị trường thế giới và tiềm năng xuất khẩu 58

1. Dự báo thị trường thế giới 58

2. Những thị trường tiềm năng 58

II. Phân tích môi trường xuất khẩu của công ty 59

1. Môi trường bên trong công ty 59

2. Môi trường bên ngoài 61

III. Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. 63

1. Đề xuất các giải pháp đối với công ty 63

2. Kiến nghị các giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước. 66

PHẦN KẾT LUẬN 68

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 69

NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au. Sự phát triển của các liên minh kinh tế đó có tác động trên hai mặt đến các nhà kinh doanh quốc tế. Một mặt, gây khó khăn trong quá trình xâm nhập thị trường cho các nhà kinh doanh quốc tế nằm ngoài liên doanh liên kết, nhưng mặt khác nó tạo ra một môi trường kinh doanh rộng lớn và thuần khiết hơn. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì doanh nghiệp có thể được bù đắp bằng doanh số bán hàng và lợi nhuận thu được từ thị trường này mang lại. Như vậy, các liên kết kinh tế vừa tạo nên các cơ hội cho các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài đinh thâm nhập vào thị trường đó. Thị trường Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường xuất khẩu. Thị trường sản phẩm tại quốc gia nhập khẩu bao gồm các nhân tố như dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường, tình hình cung cầu, mức độ cạnh tranh. Do vậy, những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là thị trường đó phải có nhu cầu về sản phẩm thị doanh nghiệp mới có khả năng thâm nhập thành công. Trên thế giới mỗi một khu vực, mỗi một đất nước đều có một thị hiếu tiêu dùng riêng. Do vậy, trên một số thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn, nên đây là một trong những thị trường chiến lược trong tương lai. Nhưng có những đoạn thị trường thị sản phẩm của doanh nghiệp bị tẩy chay, do đó nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm này gần như không có. Doanh nghiệp cần xác định rõ đâu là thị trường trọng tâm của mình, cần tập trung khai thác. Các nhân tố khác Ngoài những nhân tố kể trên thuộc thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ẩnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, thì còn những nhân tố khác mà tầm ảnh hưởng của nó cũng rất quan trọng: Những nhân tố đó là: - Nhân tố văn hoá. Mỗi một quốc gia trên thế giới đếu có những nét văn hoá riêng, có khi còn trái ngược nhau hoàn toàn. Nhân tố này rât quan trọng, nó có tác động đến nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm đó trên thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định có mở rộng thị trường xuất khẩu hay không của doanh nghiệp. Để có thể thâm nhập thành công thì doanh nghiệp phải cố gắng làm cho sản phẩm của mình phù hợp với những nét văn hoá của thị trường đó. - Nhân tố về kinh tế. Các nhân tố về kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp, các nhân tố đó có thể là thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp… - Các nhân tố chính trị – pháp luật – xã hội. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân tố này. - Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, và các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh. Nhân tố bên trong Chiến lược phát triển sản phẩm Một doanh nghiệp có thể tham gia xuất khẩu nhiều sản phẩm khác nhau. Việc sản phẩm đó chiếm một vị trí như thế nào trong chiến lược phát triển sản phẩm của quốc gia, của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia, thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thông tin về thị trường, và sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Các quy định có liên quan của Chính phủ. Đây là những quy định thuộc về chính sách của Nhà nước, những chính sách này có tác động đến những doanh nghiệp theo những chiều hướng khác nhau, nhưng nó tạo nên môi trường pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu những quy định pháp luật quá phức tạp, rườm rà, sẽ rất dễ gây ra hiện tượng chồng chéo, làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về mở rộng thị trường và các hoạt động mở rộng thị trường. Các quy định của pháp luật liên quan đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp gồm có: các quy định về thuế xuất khẩu, các quy định về tài chính, về vay tín dụng, ngân hàng, các quy định liên quan đến sử dụng lao động… Các nhân tố chủ quan Chiến lược của doanh nghiệp Chiến lược của doanh nghiệp là kế hoạch hoạt động dài hạn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung thì việc chú trọng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá là một việc hết sức cần thiết. Nếu trong chiến lược của doanh nghiệp đề cập đến vấn đề này thì doanh nghiệp cần tìm mọi cách để hiện thực hoá chiến lược này. Tiềm lực của doanh nghiệp Tiềm lực của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Khi tiềm lực kinh tế lớn thì việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp diến ra đồng bộ hơn, quy mô hơn, và có khả năng đạt hiệu quả cao. Chiến lược marketing của doanh nghiệp Thực hiện chiến lược marketing tốt là một nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn. Việc đề ra chiến lược marketing không chỉ đưa ra một hệ thống biện pháp tác động một cách toàn diện tới hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó nó còn đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phản ứng một cách linh hoạt trước những biến động của thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu tạo nên bởi các yếu tố sau: Tiềm lực của doanh nghiệp; Trình độ công nghệ; Chất lượng nguồn nhân lực Vị thế của công ty trên thị trường quốc tế cũng như nội địa. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không giống với khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một danh mục các sản phẩm khác nhau, và khả năng cạnh tranh của chúng cũng không giống nhau đối với từng doanh nghiệp. Khả năng này được cấu tạo bởi những yếu tố sau: Khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Mức độ thích ứng của sản phẩm với thị trường xuất khẩu Uy tín về sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu III. Sự cần thiết của việc phải mở rộng thị trường xuất khẩu. Nói đến thị trường xuất khẩu là nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu là yếu tố sống còn. Phạm vi thị trường rộng lớn, đồng đều đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội lớn trong việc tiếp cận với những khách hàng tiềm năng tại những thị trường đó. Một thị trường xuất khẩu rộng lớn ngoài việc đem lại một doanh thu xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp, qua đó giảm tỷ lệ nhập siêu của cả doanh nghiệp lẫn quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu, còn đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều các lợi thế khác. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng theo đó mà tăng lên, thị phần đối với các sản phẩm xuất khẩu được đảm bảo. Việc thị trường xuất khẩu được mở rộng cũng giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động tại quốc gia xuất khẩu. Mặt khác, giá trị xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào GDP của quốc gia, việc tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ đóng góp vào việc tăng GDP, và qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó. Rõ ràng có rất nhiều lợi ích từ việc tăng giá trị xuất khẩu, mà việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã trực tiếp mang lại. Rõ ràng, vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp nhất thiết phải quan tâm đến hoạt động này, nếu không muốn đứng ngoài trong công cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt về thị trường, sản phẩm và thị phần. Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN I. Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Quá trình hình thành và phát triển Giới thiệu tổng quát về công ty Giới thiệu chung về công ty Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, với tên giao dịch quốc tế là MINEXPORT JSC., được thành lập từ năm 1993 và bắt đầu được cổ phần hoá từ năm 2006. Hiện nay, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản có trụ sở tại 28 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Các hoạt động kinh doanh của công ty Hiện nay, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản là đơn vị kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất nhập khẩu các loại khoáng sản, hóa chất. Cụ thể, công ty có những hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau (căn cứ vào giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103011397): - Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng và tính quặng kim loại (bao gồm cả các loại khoáng sản dùng trong ngành xây dựng và hóa chất trừ kim loại khoáng sản, loại hóa chất mà Nhà nước cấm); kim loại đen, kim loại mầu và các loại hợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi công công trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện; - Kinh doanh các loại hóa chất Nhà nước không cấm, nhựa đường, chất dẻo, dầu nhờn và các loại phụ gia kể cả nhựa đường và các sản phẩm hóa dầu; - Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh nhà hàng, quán bar); nguyên phụ liệu thuốc lá (không bao gồm sản xuất thuốc lá); - Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm); - Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nội thất; - Đại lý kinh doanh các mặt hàng Nhà nước không cấm cho khách hàng trong và ngoài nước; - Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyển hàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì; - Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng và giao thông,; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm tư vấn pháp luật và hoạt động tư vấn về giá đất); - Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty; - Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàng khoáng sản và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản, với tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản, truớc đây là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương). Theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác. Như vậy, sau khi tách khỏi Tổng công ty xuất nhập khẩu khoáng sản (được thành lập từ năm 1956), công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại vào năm 1993. Từ đây, công ty đã bắt đầu một thời kì mới. Đất nước bước vào thời kì đổi mới chưa được lâu, nền kinh tế mới với cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Đối với một công ty Nhà nước như công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản, khó khăn lại càng không phải là nhỏ. Công ty phải bắt tay vào làm lại từ đầu, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường còn mới mẻ với nhiều khó khăn, công ty cũng không còn các mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, không còn được đỡ đầu bởi tổng công ty, chỉ có vốn liếng duy nhất là danh tiếng MINEXPORT, công ty đã phải tự tìm kiếm thị trường mới và các mặt hàng xuất khẩu mới. Công việc này bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt khi mà cơ chế thị trường cho phép các thành phần kinh tế khác cũng được tham gia vào việc xuất nhập khẩu. Việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian đầu. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ thương mại, đồng thời với việc lĩnh hội được những ý kiến đóng góp, gợi ý của lãnh đạo Bộ, ban lãnh đạo công ty đã tự nhìn nhận, đánh giá lại mình, và cố gắng vượt qua những khó khăn bước đầu, tận dụng mọi cơ hội có thể có, qua đó có thể tìm ra một lối riêng cho công ty. Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108037 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 21/04/1993, và các lần đăng kí bổ sung do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng kí thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty. Bước đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, cho đến ngày hôm nay, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã đi vào hoạt động ổn định và có được những bước phát triển lớn, những thành tựu hết sức đáng trân trọng. Thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa. Đầu năm 2006, với sự tư vấn của công ty Chứng khoán Bảo Việt, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa một cách thành công, chính thức đưa công ty bước sang một thời kì phát triển mới. Sau khi tiến hành cổ phần hóa, công ty đã trở thành một công ty đại chúng với tên gọi mới, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản – MINEXPORT JSC.. Với tên gọi mới, công ty cũng đối diện với những sự thay đổi mới. Nhà nước giờ đây chỉ còn nắm giữ số cố phần 30% tại công ty, không còn chi phối mọi hoạt động của công ty như trước nữa. Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những hoạt động của mình, lãi hay lỗ giờ đây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Cơ cấu nhân sự sau khi cổ phần hóa cũng được tinh giảm sao cho gọn nhẹ nhất để bảo đảm hiệu quả hoạt động của công ty. Bước đầu với mô hình công ty cổ phần, mọi hoạt động của công ty đã gặp không ít những khó khăn vì sự thay đổi về cơ chế, về tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, về sự gia tăng cạnh tranh... Đặc điểm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Kể từ khi cổ phần hóa, cấu trúc tổ chức của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được cấu trúc theo kiểu chức năng. Hiện nay, ngoài trụ sở chính của công ty được đặt tại số 28 Bà Triệu, công ty còn có 2 văn phòng đại diện tại các thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Hai văn phòng đại diện này có chức năng chính là thực hiện các giao dịch với các đối tác nước ngoài đồng thời quản lý việc giao nhận hàng hoá tại các cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Dưới Ban giám đốc, có các phòng ban trực thuộc. Cùng với 6 phòng xuất nhập khẩu hoạt động độc lập với nhau, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản còn có Ban kinh doanh bất động sản và chứng khoán, cũng như một cửa hàng điện tử. Phòng kế toán tài vụ và phòng hành chính tổng hợp có chức năng cùng với ban giám đốc giám sát mọi hoạt động hành chính, tài chính của công ty. Dưới đây là cấu trúc tổ chức cụ thể của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản: Phòng XNK 6 Phòng XNK 2 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại Hải Phòng Phòng XNK 1 Phòng XNK 3 Phòng XNK 4 Phòng XNK 5 Ban KD CK và BĐS Cửa hàng điện tử Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Tổng hợp Ban giám đốc Hình 1: Cấu trúc bộ máy tổ chức ơ dồ cơ cấu bộ máy công ty CP XNK Khoáng sản Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản Đặc điểm về các hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu là công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò chính và chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu của công ty, thì công ty còn có các hoạt động kinh doanh liên quan đến bất động sản, chứng khoán và đồ điện tử. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế của mô hình công ty cổ phần trong thời đại ngày nay. Nó cho thấy tiềm lực của công ty là rất lớn, với một đội ngũ quản lý năng động, có tầm nhìn xa, và luôn biết đưa ra những quyết định đúng đắn và táo bạo. Đặc điểm về các mặt hàng và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Hiện nay, danh mục các mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản là rất đa dạng và phong phú. Do kể từ khi chuyển đổi và tách khỏi tổng công ty xuất nhập khẩu khoáng sản, những mặt hàng khoáng sản xuất khẩu chủ lực của công ty đã không còn nữa, công ty buộc phải tìm đến những sản phẩm tiềm năng khác, hoặc những lĩnh vực kinh doanh khác ngoài xuất khẩu. Và hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của công ty đã không chỉ giới hạn ở các loại khoáng sản. Cho dù qua các năm, cơ cấu các mặt hàng này có đôi chút thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường, nhưng các sản phẩm chính như Zircon, thiếc, hoá chất… vẫn luôn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Về thị trường xuất khẩu chính của công ty, một đặc điểm dễ nhận thấy đó là thị trường châu Á đóng vai trò chủ lực, trong đó có nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ… Trong những năm gần đây, kể từ khi cổ phần hoá, hoạt động xuất khẩu của công ty cũng đã hướng mạnh mẽ đến các thị trường khác từ châu Âu, châu Mỹ… nhưng châu Á vẫn đóng vai trò là thị trường xuất khẩu chính. Đặc điểm về cơ cấu vốn và huy động vốn trong công ty. Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Khi đã là một công ty đại chúng, hoạt động huy động vốn của công ty trở nên đa dạng và phong phú. Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, tính đến khi cổ phần hóa, phần vốn của Nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu vốn của công ty. Hình 2: Cơ cấu vốn của Công ty CP XNK Khoáng sản Nguồn: Bản công bố thông tin cổ phần hoá Đặc điểm về cơ cấu lao động của công ty. Kể từ khi cổ phần hoá, để phù hợp với hoạt động của công ty cổ phần, cơ cấu nhân sự của công ty đã có những sự thay đổi sao cho gọn nhẹ, và đạt tính linh hoạt cao nhất. Tổng số cán bộ công nhân viên tại công ty hiện nay là 50 người, trong đó có 24 nữ, chiếm 48%. Trước khi phương án Cổ phần hóa được phê duyệt vào tháng 4/2005, tổng số lao động của công ty là 61 người. Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ I. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại học Đại học và cao đẳng Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông II. PHÂN THEO TÍNH CHẤT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Hợp đồng dài hạn Hợp đồng ngắn hạn và thời vụ III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG Tổng số lao động chuyển sang làm việc tại CTCP Tổng số lao động nghỉ việc hưởng chế độ theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của CP. 61 1 41 10 2 6 61 55 6 61 51 10 100,00% 1,64% 68,89% 16,39% 3,28% 9,80% 100,00% 80,43% 19,57% 100,00% 83,61% 16,39% Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn vừa qua, công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản đã chú trọng hơn vào nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, trong khi đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty đã có xu hướng giảm trong tổng doanh thu, nhập siêu của công ty ngày càng tăng. II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. Kim ngạch xuất khẩu Hình 3: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm Nguồn: BCKQKD Công ty CP XNK Khoáng sản Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng giảm xuống của kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây. Trong khi vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt tới mức hơn 3 triệu USD, nhưng chỉ 5 năm sau, vào năm 2006, con số này giảm xuống chỉ còn 1 phần 10 năm 2001, đạt mức trên 300 ngàn USD. Sự giảm sút này là do nhiều nguyên nhân. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng này cũng giảm, hoặc số lượng các mặt hàng thì không giảm nhưng giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này lại giảm… Có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là phạm vi thị trường xuất khẩu của công ty có xu hướng giảm rõ rệt. Thị trường xuất khẩu của công ty đã tập trung hơn vào những khu vực truyền thống như Đông Á… Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Zircon, thiếc, Ilmenite hoá chất, gang đúc, kao lin, mành tre, tinh dầu, wolfram… Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm thì qua các năm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cũng có rất nhiều sự thay đổi. Có những mặt hàng năm trước xuất hiện trong danh mục hàng hoá xuất khẩu của công ty nhưng năm sau lại được thay thế bởi một mặt hàng hoàn toàn khác. Đó chính là biểu hiện của sự thiếu ổn định trong kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, điều có thể sẽ phải thay đổi trong thời gian tới. Dưới đây là cơ cấu các mặt hàng thường xuyên nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua. Có thể thấy danh mục các mặt hàng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của chúng thay đổi hàng năm theo xu hướng giảm dần, nhưng vẫn có những loại hàng hoá đóng vai trò xuất khẩu chính yếu. Bảng 2: Top các mặt hàng xuất khẩu thường xuyên của công ty Đơn vị: USD Mặt hàng Giá trị xuất khẩu trong các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Gang 88.665,2 142.005 206.474 345.803 329.673 249.066 60.000 Thiếc 328.974 636.994 1.447.659 267.566 166.000 68.806 114.302 Hoá chất 25.600 15.600 109.760 51.300 16.658 11.660 8.748 Quặng Inemite 8.080 10.210 7630 22.309 15.160 18.950 11.370 Quặng Wolfram 596.497 318.491 - 564.965 261.395 289.220 - Dây chun 16.780 47.600 16.200 19.000 21.000 23.400 - Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản III. Thực trạng hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản. Tổng quan về thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Phạm vi thị trường xuất khẩu của công ty Thị trường xuất khẩu của công ty trải rộng trên khắp thế giới, từ châu Á, đến châu Âu, rồi qua châu Mỹ, trong đó, thị trường châu Á đóng vai trò là thị trường xuất khẩu chính của công ty. Từ năm 2002 đến 2006, các sản phẩm xuất khẩu của công ty đã được xuất khẩu sang tổng cộng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, các thị trường này là không ổn định qua các năm, biểu hiện ở chỗ công ty chỉ xuất khẩu 1 lần sang các quốc gia như: Italy, Canada, Ả Rập, Camphuchia, Bỉ, Hà Lan, Nga… Những thị trường thường xuyên của công ty gồm có Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philipin. Ngoài các thị trường trên, công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hongkong, Ukraine, Đức, Hy Lạp, Malaysia, Ấn Độ, Cộng Hoà Séc. Cơ cấu các mặt hàng và thị trường xuất khẩu sẽ được thể hiện rõ ở phần sau của chuyên đề. Bảng 3: Top các thị trường xuất khẩu thường xuyên của công ty Đơn vị: USD Thị trường Giá trị xuất khẩu trong các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nhật 222105 702.918 173.674 88.230 106.538 18.950 14.560 Hàn Quốc - 265.108 111.122 306.532 251.763 272.466 30.000 Anh 585.928 955.485 1.312.332 442.176 291.905 - - Philipin 16.780 47.600 34.200 19.000 21.000 23.400 - Đài Loan 823.246 1.094.359 77.979 8.250 24.641 11.660 8748 Hy Lạp 25.600 15.600 39.200 51.300 - - - Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản Bảng trên cho biết những thị trường thường xuyên của công ty. Có một điều dễ nhận thấy, đó là chỉ có Đài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Nhật Bản là những thị trường thường xuyên, liên tục nhất mà các sản phẩm của công ty có xuất khẩu sang. Những thị trường khác hoặc là đã không còn được quan tâm, hoặc là mới chỉ quan tâm đến trong một vài năm trở lại đây. Có thể thấy, từ năm 2005, một thị trường cực kì tiềm năng như Trung Quốc mới được công ty quan tâm và xúc tiến thương mại để khai thác xuất khẩu. Trong khi đó, cũng từ năm 2005, những thị trường rất lớn cho những sản phẩm như thiếc và hoá chất là Anh và Hy Lạp đã không còn nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty nữa. Công ty đang cố gắng đi tìm những thị trường mới, nhưng lại bỏ qua những thị trường cũ, những bạn hàng lâu năm, và đây là một điều không nên làm, vì dù sao, nếu tận dụng tốt những thị trường cũ, thì cũng coi như một hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc điểm chủ yếu của thị trường Như vậy, có thể nói, đặc điểm chủ yếu của thị trường xuất khẩu của công ty là tính ổn định không cao. Số lượng thị trường mới xuất hiện thì không nhiều, trong khi lượng thị trường mất đi là rất đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nằm tronh danh mục xuất khẩu của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 88.doc
Tài liệu liên quan