Chuyên đề Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thương mại Quang Việt

 Khu vực phía Bắc là thị trường mục tiêu của công ty trong việc cung ứng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đặc điểm của nghành chăn nuôi ở khu vực thị trường này là mới ở dạng tiềm năng với điều kiện đất đai rộng có thể phát triển nghành chăn nuôi (vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ), mô hình chăn nuôi mới chỉ là hộ gia đình với quy mô nhỏ không như ở khu vực Nam Bộ. Số hộ gia đình nuôi lợn theo đàn từ 10- 20 con và số trang trại nuôi gà từ 500- 1000 con là rất ít, nói chung ở khu vực này mô hình chăn nuôi là nhỏ lẻ do thiếu vốn, chăn nuôi chỉ nhằm mục đích tận dụng sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp, thực phẩm của con người. Mặt khác trong 3 năm vừa qua giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhiều hộ gia đình, chủ trang trại chăn nuôi chỉ chăn nuôi có mức lãi thấp thậm chí có thể là hoà vốn hay lỗ. Các hộ chăn nuôi phía Bắc đã giảm quy mô chăn nuôi hay từ bỏ hẳn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó trong giai đoạn 2003- 2007 diễn ra nhiều dịch bệnh như đại dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn đã làm giảm số lượng vật nuôi trên phạm vi toàn quốc. Thậm chí nhà nước còn phải can thiệp vào nghành tham gia dập tắt dịch bệnh, cấm chăn nuôi ấp nở trứng gia cầm. Thêm vào đó đợt rét đậm, rét hại dài nhất trong lịch sử của nước ta đã làm chết nhiều đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là các tỉnh thành khu vực phía Bắc nơi có khí hậu lạnh hơn phía Nam. Với những điều kiện bất lợi như trên đã làm nhu cầu thức ăn chăn nuôi của các tỉnh phía Bắc đã ngày càng giảm mạnh, trong một năm trở lại đây mới có dấu hiệu tăng dần nhưng với tốc độ thấp do “cơn bão giá” của thức ăn chăn nuôi.

 

doc59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thương mại Quang Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi càng lớn. Sơ đồ 6 : Thị phần thức ăn chăn nuôi theo vùng miền 2.1.3.Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi khu vực miền Bắc thấp, không ổn định và phân tán Khu vực phía Bắc là thị trường mục tiêu của công ty trong việc cung ứng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đặc điểm của nghành chăn nuôi ở khu vực thị trường này là mới ở dạng tiềm năng với điều kiện đất đai rộng có thể phát triển nghành chăn nuôi (vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ), mô hình chăn nuôi mới chỉ là hộ gia đình với quy mô nhỏ không như ở khu vực Nam Bộ. Số hộ gia đình nuôi lợn theo đàn từ 10- 20 con và số trang trại nuôi gà từ 500- 1000 con là rất ít, nói chung ở khu vực này mô hình chăn nuôi là nhỏ lẻ do thiếu vốn, chăn nuôi chỉ nhằm mục đích tận dụng sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp, thực phẩm của con người. Mặt khác trong 3 năm vừa qua giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhiều hộ gia đình, chủ trang trại chăn nuôi chỉ chăn nuôi có mức lãi thấp thậm chí có thể là hoà vốn hay lỗ. Các hộ chăn nuôi phía Bắc đã giảm quy mô chăn nuôi hay từ bỏ hẳn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó trong giai đoạn 2003- 2007 diễn ra nhiều dịch bệnh như đại dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn đã làm giảm số lượng vật nuôi trên phạm vi toàn quốc. Thậm chí nhà nước còn phải can thiệp vào nghành tham gia dập tắt dịch bệnh, cấm chăn nuôi ấp nở trứng gia cầm. Thêm vào đó đợt rét đậm, rét hại dài nhất trong lịch sử của nước ta đã làm chết nhiều đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là các tỉnh thành khu vực phía Bắc nơi có khí hậu lạnh hơn phía Nam. Với những điều kiện bất lợi như trên đã làm nhu cầu thức ăn chăn nuôi của các tỉnh phía Bắc đã ngày càng giảm mạnh, trong một năm trở lại đây mới có dấu hiệu tăng dần nhưng với tốc độ thấp do “cơn bão giá” của thức ăn chăn nuôi. Sơ đồ 7: Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác 2.1.4.Nhà nước rất coi trọng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và coi ngành này là động lực để phát triển ngành chăn nuôi trong nước Ngành chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Theo thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết: “ Trong năm 2005, nghành chăn nuôi của nước ta tập trung vào phát triển đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, chăn nuôi gia cầm công nghiệp theo hướng cung cấp thịt, trứng. Tổng đàn lợn cả nước đạt 22 triệu con, đàn gia cầm đạt 250- 300 triệu con, về mức sản lượng, sản lượng thịt hơi các loại đạt 2,58- 2,8 triệu tấn, sản lượng trứng đạt 5- 5,5 tỷ quả. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu để phục vụ tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn để xuất khẩu. Sản lượng thịt xuất khẩu đạ 50 nghìn tấn, chủ yếu là thịt lợn siêu nạc, lợn sữa”. Để phát triển được ngành chăn nuôi trong nước nhất thiết phải phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và giữa ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chính sự coi trọng ngành chăn nuôi của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình, sự quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu nông sản của chính phủ: ngô, đỗ tương, sắn, cám gạo đã giúp Công ty tiếp cận được với giá cả hợp lý và tránh được phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại. Đặc biệt sự khuyến khích phát triển thuỷ sản như tôm, cá da trơn sang thị trường Mỹ, Đông Âu trong thời gian vừa qua đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thuỷ sản và tăng sản lượng tiêu thụ thức ăn cho thuỷ sản 2.2 Kế hoạch phát triển trong thời gian tới Trong giai đoạn 2008-2010, công ty sẽ xây dựng một loạt nhà máy và các cơ sở hạ tầng sản xuất để phục vụ quá trình mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiết các hạng mục công trình như sau: 1 nhà máy sản xuất thức ăn cho thuỷ sản (tách riêng nhà máy hiện tại) với công suất thiết kế 2-3tấn/ giờ, bao gồm: Tiền xây dựng nhà xưởng: 2.000.000.000 đồng. Tiền mua sắm máy móc công nghệ: 7.500.000.000 đồng. 1 nhà máy sản xuất bao bì PP và PE (cung cấp bao bì cho nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty và cung ứng cho các đơn vị bạn), kinh phí dự tính: Tiền xây dựng nhà xưởng: 2.000.000.000 đồng. Tiền mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật: 8.050.000.000 đồng. 2 kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm phục vụ kế hoạch sản xuất và lưu kho thành phẩm. Diện tích dự kiến 4.000m2 với kinh phí dự tính khoảng 4.000.000.000 đồng. 1 nhà hàng bán và giới thiệu các sản phẩm thực phẩm đà điểu, các mặt hàng mỹ nghệ từ đà điểu và kinh doanh dịch vụ ăn uống. Diện tích dự kiến 500m2 2 tầng đặt tại Hà Nội với kinh phí dự trù vào khoảng2.500.000.000 đồng bao gồm cả các trang thiết bị quản lý. Tổng vốn dự toán của các dự án xây dựng là 51.050.000.000 đồng. Trong đó: - Vốn cho đàu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc: 26.050.000.000 đồng. - Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh : 25.000.000.000 đồng. Vốn tự có của doanh nghiệp là 20%, số vốn còn lại công ty sẽ có kế hoạch huy động bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 2.3.Tình hình lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH Thương mại Quang Việt 2.3.1.Kế hoạch sản xuất dài hạn 2.3.1.1.Kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất Giám đốc là người quyết định cuối cùng về kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp. Sau một thời kỳ(tuần, tháng, quý) nhận xét về tình hình hoạt động thông qua các bản báo cáo kết quả hoạt động của các bộ phận giám đốc sẽ đánh giá sơ bộ về năng lực sản xuất của công ty và nghiên cứu môi trường kinh doanh (nhu cầu thị trường, khả năng tiếp cận với các nguồn lực tài chính, lao động) hình thành nên các chỉ tiêu sản xuất trong thời gian tới. Sau khi chỉ tiêu được định lượng cụ thể, giám đốc sẽ triệu tập phó giám đốc và các trưởng phòng ban thảo luận về các nội dung này. Khi đã có sự thống nhất giữa các thành viên, giám đốc sẽ giao cho phó giám đốc và các trưởng phòng lập kế hoạch sản xuất. Phó giám đốc là người trực tiếp lập kế hoạch và các trưởng phòng có trách nhiệm tư vấn thông tin trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm khi phó giám đốc cần. Hàng tuần phó giám đốc phải báo cáo với giám đốc về tình hình lập kế hoạch tại công ty, giám đốc thẩm định lại những nội dung đã được soạn thảo bởi phó giám đốc và trực tiếp chất vấn những nội dung mà mình chưa nắm rõ, hay chưa thực sự đồng ý với những ý kiến đề xuất. Như vậy, chỉ có giám đốc và phó giám đốc trực tiếp lập kế hoạch sản xuất còn các trưởng phòng, phó phòng chỉ đóng vai trò tư vấn, tham mưu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với giám đốc, phó giám đốc về nội dung thông tin mà mình cung cấp cho cấp trên. Hầu hết các quyết định kinh doanh của công ty trong dài hạn thường dựa vào kinh nghiệm làm việc lâu năm của các cán bộ quản trị còn khả năng tiếp cận thông tin từ phía môi trường hạn chế do tiềm lực tài chính nhỏ không thể trực tiếp nghiên cứu thị trường. Thông tin thị trường cung cấp cho việc lập kế hoạch là các nguồn thông tin từ các ấn phẩm tạp chí định kỳ, từ các cục thống kê mang tính chất như nguồn thông tin thứ cấp. Sự thiếu hụt nguồn thông tin sơ cấp về nhu cầu thị trường là một hạn chế của công ty trong việc cập nhật thường xuyên nhu cầu thị trường. Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng tài chính Phản hồi thông tin Giám đốc Giao chỉ tiêu Phó giám đốc Tư vấn thông tin Quản đốc phân xưởng Tư vấn thông tin Trưởng phòng kỹ thuật Sơ đồ 8: Quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất, công ty đã có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, nhà máy sản xuất bao bì PP và PE, xây dựng kho chứa nguyên liệu, thành phẩm tồn kho và hệ thống phân phối sản phẩm. Các sản phẩm mà công ty sản xuất và cung ứng ra thị trường là các loại thức ăn tinh cho lợn; thức ăn viên, cho gà, vịt; thức ăn dạng bột, mảnh cho thuỷ sản và thức ăn cho đà điểu. Để thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất công ty đã thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng ngoài quốc doanh, kêu gọi liên doanh, liên kết để huy động vốn nâng cao năng lực tài chính, và trong thời gian tới công ty sẽ có chủ trương thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang mô hình công ty cổ phần nhằm dễ huy động vốn. Với nguồn tài chính hiện tại chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, doanh nghiệp sẽ cần 80% vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với hệ số nợ(Nợ vay/ Tổng nguồn vốn) quá cao sẽ tạo nên sự thiếu tự chủ về tài chính, khả năng rủi ro lớn khi môi trường kinh doanh không thuận lợi. Vả lại việc tiếp cận với các nguồn tài chính được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng là một điều không mấy khả thi bởi vì với các chính sách tín dụng hiện tại, các ngân hàng tỏ ra khá dè dặt, và thường có những điều kiện khắt khe, chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khối tư nhân vừa và nhỏ như Công ty. Nguồn lao động tại địa phương là một nguồn lực quan trọng, ổn định và sẵn có là một lợi thế lớn của công ty. Số lao động trung bình của nhà máy thức ăn chăn nuôi trong 4 năm vừa qua vào khoảng 35 công nhân. Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhu cầu về lao động tại nhà máy của công ty sẽ lên tới 135 công nhân. Hệ thống kho chứa nguyên liệu có diện tích 1.500m2 sẽ dự trữ được khoảng 1000 tấn nguyên vật liệu đủ cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất trong một tuần liên tục 2 ca/ ngày, giúp cho doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sử dụng nguyên liệu. Với năng lực sản xuất và điều kiện môi trường kinh doanh hiện tại năng suất của công ty là 14.400 tấn sản phẩm/ năm và sản xuất với nhiều mục đích: sản xuất thức ăn cho đà điểu, nuôi tôm của trang trại; gia công cho đơn vị khác; sản xuất để tiêu thụ và hình thức gia công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất của nhà máy. Đây là kế hoạch mang tính chất là “giải pháp tình thế”ứng phó với môi trường kinh doanh bất lợi. Tỷ lệ % phân bổ vốn cho mở rộng sản xuất Sơ đồ 9: Phân bổ vốn cho mở rộng quy mô sản xuất. đv: triệu đồng Sơ đồ 10: Số lượng vốn cho mở rộng quy mô sản xuất 2.3.1.2.Kế hoạch phát triển sản phẩm Với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển của nghành chăn nuôi đà điểu tại Việt nam trong vòng 10- 15 năm tới, công ty đã tăng cường nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, nắm bắt công nghệ sản xuất thức ăn cho đà điểu ở những độ tuổi khác nhau. Về chu kỳ của sản phẩm đà điểu thì ban lãnh đạo công ty nhận định, hiện tại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang ở giai đoạn tiền thâm nhập thị trường do với điều kiện chăn nuôi hiện nay số trang trại chăn nuôi đà điểu trên phạm vi cả nước là rất ít (hiện tại cả nước có 6 trang trại chăn nuôi đà điểu ở Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hoà, Bến Tre, Đà Nẵng và trang trại của công ty ) trong khi đó cục chăn nuôi nhận định nước ta có đủ điều kiện chăn nuôi đà điểu. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đà điểu của công ty cung ứng cho trang trại chăn nuôi của công ty và sản xuất theo đơn hàng từ các trang trại chăn nuôi khác trong cả nước. Việc cung ứng thức ăn cho đà điểu trong trang trại của công ty là một mô hình thí điểm về chất lượng của thức ăn chăn nuôi dành cho đà điểu. Tất cả kết quả của những nghiên cứu, những thông tin về thức ăn cho đà điểu được phòng kỹ thuật phân tích và thông tin cho cấp trên. Trong trang trại chăn nuôi đà điểu của công ty có một chuồng đà điểu 8 con ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nuôi tách biệt với những chuồng nuôi khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu sản phẩm thức ăn cho đà điểu. Nếu tính trung bình mỗi con đà điểu giá 3,5 triệu đồng thì nguồn lực của công ty đầu tư vào trang trại chăn nuôi phục vụ nghiên cứu sản phẩm mới là 30 triệu đồng; bên cạnh đó còn chi phí cho việc sản xuất thử nghiệm (nguyên liệu, khấu hao, tiền lương công nhân, chi phí khác) có thể lên tới 40 triệu đồng/ năm. Trong hai năm 2006- 2007, tổng sản lượng sản xuất thức ăn thử nghiệm là 8 tấn ( huy động 1/5 công suất máy móc ); với trung bình đơn giá mỗi bao là 120.750 đồng/bao 25kg thì chi phí cho sản xuất thử là 38.640.000 đồng. Tuy nhiên chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm hầu hết là loại chi phí chìm (mặc dù công ty không thực hiện nghiên cứu sản phẩm thức ăn chăn nuôi đà điểu thì công ty vẫn phải tổ chức chăn nuôi đối với trại thử nghiệm và vẫn phải sản xuất sản phẩm thử nghiệm) nên công ty cũng có những lợi thế nhất định. Với điều kiện kinh doanh khó khăn ở thời điểm này thì nguồn lực của công ty nên tập trung phát triển sản xuất theo chiều sâu, kế hoạch phát triển sản phẩm có thể hoãn lại đến khi môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. 1. Thảo luận 4. Báo cáo Giám đốc Phó giám đốc 5. Điều chỉnh Trưởng trại chăn nuôi Trưởng phòng kỹ thuật 2. Giao nhiệm vụ 3.Thảo luận Sơ đồ11 : Quy trình nghiên cứu – phát triển sản phẩm. 2.3.2.Kế hoạch sản xuất trung hạn 2.3.2.1.Kế hoạch dự trữ nguyên liệu Thành phần nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm: Ngô, sắn, khô đậu, bột cá, khô cọ, cám gạo, lysin, mix khoáng, mix vitamin, methorin, cholin và các phụ gia chống mốc. Với năng lực tài chính nhỏ công ty chỉ có thể tổ chức lưu kho nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất tối đa là 3 ngày mặc dù năng lực kho chứa chỉ mới phát huy 20%. Các nguyên liệu lưu kho chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp: ngô, khô đậu, sắn lát, cám gạo và thường chiếm tới 85-90% diện tích chứa nguyên liệu, còn lại là các chất khoáng: lysin, chorin, các vitamin. Nguyên nhân là do giá thành của các nguyên liệu là sản phẩm của nông nghiệp rẻ hơn nhiều so với các chất khoáng hữu cơ. Nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi các nhà buôn thuộc các tỉnh miền núi nơi có nhiều diện tích trồng ngô, sắn như: Tuyên Quang, Lai Châu, Yên BáiVới thời gian lưu kho nguyên liệu ngắn nên các loại ngô, sắn, khô đậu, cám gạo không đòi hỏi về bảo quản cao, chỉ cần không gian kho chứa khô, thoáng là đạt yêu cầu do vậy chi phí lưu kho của các loại nguyên liệu này thấp. Trái lại, đối với các chất hữu cơ, chất khoáng dù chiếm tỷ trọng ít nhưng có thể quyết định đến chất lượng của thức ăn chăn nuôi do vậy đòi hỏi yêu cầu về lưu kho cao. Đối với những loại này công ty đã bố trí một kho riêng biệt có diện tích 40m2, có các thiết bị điện phục vụ cho việc bảo quản. Thông thường cứ sau 2 ngày sản xuất công ty lại phải nhập thêm lô nguyên liệu mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong ngày tiếp theo. Nguyên liệu Đơn giá Tỷ trọng trong TĂCN Tỷ lệ % nguyên liệu tích luỹ Tỷ lệ % giá nguyên liệu tích luỹ Phân loại Methorin 80.000đ/kg 0,1% 0,1% 22,5% A Lysin 75.000đ/kg 0,1% 0,2% 43,6% Cholin 50.000đ/kg 0,1% 0,3% 57,7% Mix khoáng 40.000đ/kg 0,2% 0,5% 69% Mix Vitamin 40.000đ/kg 0,2% 0,7% 80,3% Chống mốc 30.000đ/kg 0,1% 0,8% 88,7% Bột cá 10.000đ/kg 0,2% 1,0% 91,5% B Khô cọ 9.200 đ/kg 12% 13% 94,1% Khô đậu 8.100đ/kg 15% 28% 96,4% Ngô 5.200 đ/kg 30% 58% 97,9% C Sắn 3.000 đ/kg 25% 83% 98,7% Cám gạo 2.700đ/kg 15% 98% 99,3% Chất độn khác 2.200đ/kg 2% 100% 100% Tổng 355.400 đ 100% 100% 100% Bảng số 8: Phân tích giá trị và sản lượng của nguyên liệu theo phương pháp phân loại ABC Theo kỹ thuật phân tích ABC về giá trị và số lượng nguyên liệu lưu kho thì nguyên liệu nhóm A chiếm 0,8% về số lượng nhưng lại chiếm tới 88,7% tổng giá trị nguyên vật liệu lưu kho, nhóm B chiếm 27,2% về số lượng nhưng chiếm 7,7% về giá trị và nguyên liệu nhóm C chiếm 72% về số lượng nhưng chỉ chiếm 3,6% về giá trị. Nhưng hiện tại công ty chưa thực sự để ý đến điều này trong quá trình lập kế hoạch quản trị nguyên vật liệu. 2.3.2.2.Phân bổ tốc độ sản xuất Năm 2006 là năm dây truyền ép viên hoạt động nhiều nhất trong giai đoạn 2003- 2007. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2006 công ty nhận được hai đơn hàng- một của hãng Proconco, một của hãng Vina với tổng mức sản lượng gia công là 1000 tấn/tháng. Sản phẩm gia công gồm cám cá cho hãng Vina và gia công thức ăn viên cho Proconco. Với mức công suất 5 tấn/ giờ công ty có khả năng đáp ứng đầy đủ các đơn hàng từ phía đối tác và hầu như vẫn còn dư khoảng 200 tấn thức ăn, nguyên liệu thô lưu kho. Trong 6 tháng liên tục công ty đã phải tăng cường thêm ca sản xuất, tăng cường thêm lao động. E ngại trước năng lực công nghệ của công ty nên công ty chủ trương tăng ca xen kẽ cứ ngày đầu một ca và ngày sau đó lại là 3 ca để chủ động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Đặc biệt trong khoảng thời gian cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2006 công suất máy móc công nghệ được huy động để hoàn thành đơn hàng sản xuất lên tới 80%. Tuy nhiên do những giới hạn về năng lực công nghệ nên việc huy động quá công suất cũng gây ra cho công ty nhiều thiệt hại trong dài hạn như chi phí sửa chữa, hoàn thành không đúng tiến độ đơn hàng sau này. Trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2007, khi đáp ứng đầy đủ các đơn hàng gia công cho đối tác kinh doanh công ty chỉ sản xuất một ngày một ca với mức sản lượng 40 tấn/ca mặc dù năng lực sản xuất của công ty vẫn có thể đạt tới 120 tấn/ngày/3 ca do gặp vấn đề về tiêu thụ khi môi trường kinh doanh khó khăn. Với mục đích sản xuất chủ yếu là cung cấp thức ăn cho trang trại chăn nuôi đà điểu, thức ăn cho đầm tôm của công ty nên với mức sản lượng như trên công ty sản xuất dưới mức năng lực công nghệ cho phép. Trong quý I năm 2008, công ty lại nhận đơn hàng gia công của hai doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho lợn, gà ở Hải Dương là Công ty TNHH Tân Mỹ (ở thị trấn Phú Thái), và CTCP T&Q (ở huyện Nam Sách). Do gặp những trục trặc về vấn đề kỹ thuật của máy móc nên công ty chỉ sản xuất với mức sản lượng 80 tấn/ngày/2 ca. đv: tấn Sơ đồ12 : Tình hình sản xuất của công ty giai đoạn 2006-2007 2.3.2.3.Kế hoạch cung ứng nguyên liệu Hiện nay tất cả các doanh nghiệp trong nghành sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đang phải đối mặt với vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Vấn đề giá cả là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp trong nghành nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi giá cả của các nguyên liệu nông sản đang ngày một tăng. Trước bối cảnh đó công ty đã hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu mà thay vào đó là tìm kiếm các đối tác thương mại trong nước làm nhà cung ứng cho công ty. Các nhà cung cấp của công ty chủ yếu ở các tỉnh vùng cao như Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La nơi có nhiều diện tích trồng ngô, sắn, đỗ tương nên nguồn cung ổn định. Công ty đã duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng này được hai năm rưỡi. Mức sản lượng cung ứng mỗi năm ước đạt 10.000 tấn, trong đó chủ yếu là các loại nguyên liệu nông sản rẻ tiền như ngô, sắn lát, đỗ tương. Còn đối với các sản phẩm nguyên liệu hữu cơ thì công ty buộc phải nhập từ nước Trung Quốc và các nước Đông Nam á như Indonesia, Philippin do nguồn cung trong nước rất ít và công ty chưa thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung ứng trong nước. Gần đây do thiên tai, hạn hán làm giảm năng suất nghành nông nghiệp nên giảm nguồn cung nguyên liệu cho nhà máy nên mối quan hệ với các nhà cung ứng miền Bắc suy giảm, công ty phải mở rộng quan hệ cung ứng với các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hoá và một số nhà cung cấp Trung Quốc thuộc các tỉnh giáp biên giới với Việt nam. Tuy nhiên mức sản lượng cung ứng chỉ mới đáp ứng được 75- 80% nguyên liệu cho nhà máy. Sơ đồ 14: Nguồn cung nguyên liệu của công ty giai đoạn 2007-2008 Sơ đồ 13: Nguồn cung nguyên liệu của công ty giai đoạn2004-2005 2.3.2.4.Kế hoạch sử dụng lao động Trong giai đoạn vừa qua số công nhân được sử dụng nhiều nhất là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2006. Đây là khoảng thời gian mà doanh nghiệp đã huy động tối đa các nguồn lực cho sản xuất để gấp rút hoàn thành các đơn hàng gia công cho các đối tác kinh doanh. Số lao động mà công ty sử dụng trong giai đoạn này lên tới 105 người trong đó số lao động ký hợp đồng dài hạn là 45 người, số lao động ngắn hạn là 60 người. Do nhu cầu về nguồn lao động lớn để hoàn thành đơn hàng gia công nên trong thời gian đó công ty phải tổ chức sản xuất 3 ca, trung bình mỗi ca có khoảng 40 công nhân và được bố trí luân phiên. Việc tuyển nguồn lao động sản xuất tại địa bàn nhà máy là một lợi thế của công ty trong việc linh hoạt sử dụng nguồn lao động. Phần lớn nguồn lao động mà công ty sử dụng không đòi hỏi kỹ năng cao nên nguồn tuyển dụng là rất sẵn có, công ty cũng tốn kém ít chi phí hơn trong việc đào tạo việc cho công nhân. Vào khoảng thời gian cuối năm 2007, đầu 2008 công ty duy trì mức sản lượng 40 tấn/ ngày nên đã phải cắt giảm lao động và duy trì ở mức 15- 20 người với hình thức cho công nhân tạm nghỉ. Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn phát sinh trong sản xuất đó là tình trạng nợ lương người lao động của công ty trong thời gian qua ngày một tăng, đây là một điều bất lợi có thể làm giảm động lực lao động của công nhân sản xuất. Từ năm 2005- 2007, số tiền lương mà công ty nợ người lao động đã tăng lên 25% ( quỹ lương công nhân sản xuất mà doanh nghiệp còn phải trả cuối năm 2005 là 23.040.000 đồng, quỹ lương công nhân sản xuất phải trả quý 3 năm 2007 là 28.800.000 đồng), công ty chỉ thanh toán 70% lương cho người lao động. Sơ đồ 15: Tình hình sử dụng lao động phân theo thời gian đv: người Sơ đồ số 16: Tình hình sử dụng lao động giai đoạn 2006- 2007 2.3.2.5.Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc Kế hoạch bảo dưỡng máy móc thuộc nhóm hoạt động phụ trợ trong chuỗi hoạt động của quá trình sản xuất. Dù hoạt động này không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho công ty nhưng nó lại rất quan trọng trong việc duy trì công suất của máy móc ở mức bình thường khi thời gian hoạt động kéo dài. Xuất phát từ quan điểm đó công ty đã chủ trương bảo dưỡng định kỳ. Trong thời gian vừa qua được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia công nghệ Trung Quốc, sự trợ giúp kỹ thuật của các cán bộ giảng dạy tại trường Đại học công nghiệp Hà nội, cuối tháng 12 năm 2006 công ty đã tổ chức bảo dưỡng máy móc trong một tuần lễ. Đây là đợt bảo dưỡng đầu tiên từ khi nhập công nghệ về sau khi hoàn thành 2 đơn hàng gia công và gặp sự cố kỹ thuật. Ngân sách dành cho việc bảo dưỡng công nghệ được trích từ quỹ đầu tư phát triển của công ty với số tiền là 30 triệu đồng bao gồm các khoản mục chi phí: Thay thế thiết bị, chi phí chạy thử, chi phí đi lại cho cán bộ, chi phí tiếp khách, tiền công. Dự kiến đến năm 2010 công ty sẽ có tổ chức một đợt bảo dưỡng nữa nhằm đồng bộ với các dự án mở rộng nhà máy sản xuất. 2.3.3.Kế hoạch sản xuất ngắn hạn 2.3.3.1.Bố trí lao động Như đã đề cập ở trên, là một doanh nghiệp chế biến sử dụng công nghệ bán tự động nên việc bố trí lao động trong nhà máy là tương đối đơn giản. Công nhân được bố trí ở hai giai đoạn là cân đong nguyên liệu và giai đoạn đóng bao ngoài ra còn lực lượng công nhân vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm nhập kho. Để hạn chế sự chán nản trong lao động do làm đi làm lại một công việc, công nhân được thay đổi vị trí thường xuyên sau mỗi ca. Tại khâu cân đong nguyên liệu trước khi cho vào giai đoạn đầu của quy trình sẽ có 8 công nhân đảm nhiệm. Tại khâu đóng bao, cân thành phẩm sẽ do 6 công nhân tham gia đóng bao. Còn lại vận chuyển, và các hoạt động khác sẽ do 5-8 công nhân tham gia vận chuyển. Ngoài ra còn 2 công nhân theo dõi tình hình cung cấp điện cho nhà máy, kiểm tra mạng điện trước khi máy móc bắt đầu làm việc. Thông thường công nhân sẽ có một khoảng thời gian rảnh rỗi vào giờ đầu của ca sản xuất do khoảng thời gian từ khi mẻ nguyên liệu đầu tiên vào công đoạn chế biến đầu tiên đến khi đóng bao phải mất khoảng thời gian từ 45- 50 phút. Do vậy bộ phận công nhân cân đong nguyên liệu trước khi sản xuất sẽ được bố trí trước. 2.3.3.2.Kế hoạch xuất dùng nguyên liệu, lưu kho thành phẩm Quản đốc phân xưởng dựa vào nhiệm vụ sản xuất trong ngày sẽ phân tích nhu cầu nguyên liệu cần để phục vụ cho sản xuất. Sau khi xác định được số lượng, chủng loại từng loại nguyên liệu cần cho sản xuất quản đốc sẽ thông báo cho thủ kho, thủ kho có nhiệm vụ sẵn sàng cho việc xuất kho và phải lên phòng kế toán thông báo cho trưởng phòng kế toán biết. Quá trình xuất kho nguyên liệu cho sản xuất phải được trưởng phòng kế toán lập hoá đơn xuất kho và đến trực tiếp kho chứa để kiểm kê nguyên liệu tồn kho, xuất kho. Khi kế toán phát hiện sự thiếu hụt nguyên liệu tại kho so với sổ sách kế toán thì thủ kho là người đứng ra chịu trách nhiệm đối với giá trị nguyên liệu bị thiếu hụt. Phương pháp xuất dùng nguyên vật liệu mà công ty lựa chọn là phương pháp nhập trước- xuất trước nhằm tránh sự giảm chất lượng nguyên liệu do lưu kho quá lâu. Nguyên liệu sau mỗi ngày xuất dùng đều được đối chiếu so sánh giữa số liệu tồn kho thực tế và giá trị nguyên liệu trên sổ sách. Sau khi kết thúc ca sản xuất bộ phận lưu kho sẽ đi kiểm kê giá trị, sản lượng sản phẩm sau đó sản phẩm được nhập kho và đánh dấu, phân loại lô hàng theo thứ tự thời gian, theo chủng loại. Đối với mỗi lần xuất kho đều có biên bản xuất kho về các nội dung: số lượng, chủng loại nguyên liệu xuất kho, những người có liên quan đến quá trình xuất kho. Thủ kho sẽ có một cuốn nhật ký hàng ngày để quản lý việc xuất dùng nguyên vật liệu ghi chép số lượng, chủng loại, mục đích xuất để bộ phận kiểm tra có cơ sở đối chiếu số liệu giữa các bộ phận. Về quá trình lưu kho thành phẩm thì thành phẩm sau khi kết thúc ngày sản xuất, kế toán trưởng sẽ có mặt để kiểm kê lượng thành phẩm nhập kho và thực hiện các bút toán của kế toán, phản ánh vào tài khoản. Sau đó thủ kho tiến hành phân loại sản phẩm và được công nhân vận chuyển, xếp chúng vào những khu đã được xác định trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7801.doc