Chuyên đề Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu đường Biên Hòa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

A - LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 3

I. KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU 3

1. Thương hiệu: 3

2. Giá trị thương hiệu: 4

2.1. Những yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu 5

2.2 Những lợi ích của giá trị thương hiệu: 6

II. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 8

1. Sự trung thành đối với thương hiệu: 8

2. Sự nhận biết tên và biểu tượng của thương hiệu: 11

3. Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu 13

4. Sự liên tưởng đến thương hiệu: 15

4.1 Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu: 15

4.2.Các loại hình liên tưởng đến thương hiệu 16

B – LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 17

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG 19

1. Nghiên cứu về đo lường giá trị thương hiệu của Srinivasan 1997 & Park 1992 19

2. Phương pháp đo lường giá trị của Yoo & Donthu: 21

3. Phương pháp đo lường giá trị thương hiệu của David Aaker 22

3.1. Phát triển hệ thống đo lường giá trị thương hiệu có tính hiệu lực: 22

3.3. Sử dụng nghiên cứu đối với sự cải tiến 10 yếu tố đo lường: 24

3.4. Mười yếu tố của giá trị thương hiệu: 24

PHẦN THỨ HAI: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TYCỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TẠI ĐÀ NẴNG 30

A - GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CHI NHÁNH 30

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN 30

1. Tên địa chỉ liên hệ: 30

2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh: 30

II. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHI NHÁNH: 32

1. Nguyên nhân hình thành Chi Nhánh: 32

2. Đặc điểm của Chi Nhánh tại Đà Nẵng 32

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHI NHÁNH: 33

1. Quyền của Chi Nhánh: 33

2. Nghĩa vụ của Chi Nhánh: 33

3. Nhiệm vụ của Chi Nhánh. 34

4. Chức năng của Chi Nhánh: 34

IV. SỨ MỆNH MỤC TIÊU CỦA CHI NHÁNH: 34

1. Sứ mệnh của Chi Nhánh: 34

2. Mục tiêu của Chi Nhánh: 35

V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH: 35

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh: 35

2. Nhiệm vụ của các bộ phận: 36

B - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HOÀ. 40

I. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CỦA CHI NHÁNH: 41

1. Mặt bằng kinh doanh: 41

2. Lao động: 42

3. Tài chính: 45

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH: 47

1. Tình hình hoạt động Marketing: 47

2. Phân tích hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh: 52

C - SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 55

1. Đặc điểm của ngành công nghiệp mía đường 55

2. Hành vi sử dụng đường của khách hàng 56

3. Đánh giá thương hiệu của Công Ty cổ phần đường Biên Hòa: 59

PHẦN THỨ BA:GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐƯỜNG BIÊN HOÀ 61

A - ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐƯỜNG BIÊN HÒA 61

I. MỤC TIÊU: 61

II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: 61

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61

1. Mục tiêu: 61

2. Phương pháp đo lường: 61

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và quy mô mẫu: 63

4. Phương pháp phỏng vấn: 63

5. Thiết kế bảng câu hỏi: 63

6. Mô hình nghiên cứu: 63

IV.TỔNG KẾT. 64

1. Thống kê mô tả: 64

2. Kết quả đo lường: 64

B - GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐƯỜNG BIÊN HÒA. 78

I. NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU ĐƯỜNG BIÊN HÒA 78

1. Thực trạng nhận biết thương hiệu đường Biên Hòa: 78

2. Giải pháp nâng cao sự nhận biết thương hiệu đường Biên Hòa: 79

II. YẾU TỐ CẢM NHẬN CHẤT LƯỢNG 84

1. Thực trạng cảm nhận chất lượng của khách hàng đối với Biên Hòa: 84

2. Giải pháp nâng cao cảm nhận chất lượng thương hiệu Biên Hòa: 84

III. SỰ LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU 86

1. Thực trạng của sự liên tưởng thương hiệu Biên Hòa. 86

2. Giải pháp nâng cao sự liên tưởng thương hiệu Biên Hòa: 86

IV. LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU BIÊN HÒA 88

1. Thực trạng: 88

2. Giải pháp duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu Biên Hòa: 88

V. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÔNG TY: 91

1. Đối với mảng khách hàng công nghiệp chiến lược 91

2. Đối với mảng khách hàng còn lại của Công Ty: 92

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu đường Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu đối thủ cạnh tranh báo cáo về cho Công Ty, cấp trên để cho Công Tycó những chính sách phù hợp, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn. Đại diện mại vụ có trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho trưởng Chi Nhánh. 2.5. Tổ tiếp thị: Bao gồm các nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, là những người góp phần phân phối tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty góp phần thực hiện mục tiêu của Chi Nhánh. Ngoài ra đội ngũ tiếp thị (Nhân viên bán hàng) cần phải có những cách thức bán hàng hợp lý để giữ vững và mở rộng thị trường cho Công Ty. Đội ngũ tiếp thị hay nhân viên bán hàng đều dưới sự chỉ đạo của các đại diện mại vụ tại các khu vực. 2.6. Thủ kho: Thủ kho là người có trách nhiệm bảo quản, quản lý hàng hoá cho Chi Nhánh khi hàng hoá chuyển từ Công Ty nhập vào kho. Thủ kho chịu trách nhiệm xuất hàng hoá theo lệnh của Chi Nhánh, đồng thời báo cáo cho Chi Nhánh về tình hình xuất tồn nhập cho bộ phận kế toán của Chi Nhánh. Tóm lại, cơ cấu Chi Nhánh có thể nói là đơn giản hơn so với Công Ty, Chi Nhánh khác bởi vì Chi Nhánh chỉ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công Ty. Hơn nữa Chi Nhánh chỉ thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm nên mục tiêu của Chi Nhánh là làm sao để sản phẩm của Công Tyđược tiêu thụ nhiều trên thị trường miền Trung. Chi Nhánh trực thuộc Công Ty nên hoạt động phụ thuộc vào hoạt động của Công Ty. Vì vậy, Chi Nhánh phải thực hiện báo cáo hàng tuần cho phòng ban liên quan của Công Ty(phòng kinh doanh). Để sản phẩm được tiêu thụ tốt, các bộ phận trong Chi Nhánh phải có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cùng phát triển để Chi Nhánh hoàn thành đúng mục tiêu, tìm kiếm và không ngừng mở rộng thị phần cho Công Ty. Như ta đã biết các sản phẩm: rượu, đường, mì ăn liền… đã có nhiều tổ chức cũng sản xuất các mặt hàng đó. Do vậy đối thủ cạnh tranh của Công Ty là vấn đề mà Công Ty, Chi Nhánh cần quan tâm và đó cũng là vấn đề hết sức khó khăn cho Công Ty cần giải quyết. Vì vậy kết hợp với phân phối sản phẩm Chi Nhánh phải kết hợp tìm hiểu đối thủ cạnh tranh tiến hành báo cáo cho Công Ty để Công Ty có chính sách khuyến mại, chính sách giá… hợp lý nhằm ổn định và nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm. B - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HOÀ. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì sự quản lý các doanh nghiệp là hết sức khó khăn, phức tạp. Trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, người lãnh đạo cần phải hiểu biết, tổ chức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi công việc trong doanh nghiệp. Đồng thời họ còn có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo doanh nghiệp hạot động có hiệu quả cao nhất. Vì vậy là nhà quản trị cần phải hiểu rõ và phân tích đúng đắn tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: - Tình hình sử dụng tài chính: Thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh được tình hình kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng các nguồn vốn, tài sản… - Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp: là hoạt động thực hiện các chương trình về: giá cả, sản phẩm, khuyến mại, phân phối. Đây là hoạt động thể hiện tình hình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng hay nói cách khác thông qua hoạt động này thể hiện được kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu được cách thức thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: là vấn đề mà các nhà quản trị cần quan tâm. Mỗi nhà lãnh đạo giỏi, thành công trên thương trường là người biết sử dụng khéo léo, hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực. Bởi vì người ta thường nói quản trị nhân sự vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, trong đó nghệ thuật chiếm đến 70%, còn khoa học chiếm có 30%. Nhìn chung một doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết sử dụng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp lại với nhau, không nên chú trọng quá nhiều vào một nguồn lực nào cả. Bởi vì nguồn lực nào cũng quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. I. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CỦA CHI NHÁNH: 1. Mặt bằng kinh doanh: Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng nằm ở vị trí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tại khu vực miền Trung, vì Đà Nẵng là trung tâm thành lớn của miền Trung. Hơn nữa Chi Nhánh này nằm ở trong lòng thành phố nên mọi hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm được tiến hành thuận lợi. Chi Nhánh đặt tại Đà Nẵng thuận lợi cho việc chuyên chở, vận chuyển hàng hoá đến các tỉnh miền Trung phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tổng diện tích mặt bằng của Chi Nhánh là 500m2. Vì Chi Nhánh chỉ thực hiện khâu tiêu thụ hàng hoá tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung nên cơ sở vật chất chủ yếu là kho để chứa hàng, trụ sở làm việc (phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm). Tình hình sử dụng mặt bằng tại Chi Nhánh được thể hiện như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Diện tích Tỷ lệ % Tổng diện tích làm việc m2 500 100 Diện tích kho m2 300 60 Showroom m2 200 40 Các bộ phận trong Chi Nhánh làm việc tại lầu 2, còn lầu 1 dùng cho hoạt động kinh doanh. Vì Chi Nhánh không thực hiện khâu sản xuất mà chỉ thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà, là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên hầu hết mặt bằng được sử dụng được sự quản lý của Công Ty tại Biên Hoà, Chi Nhánh chỉ có quyền sử dụng. Về tình hình kho bãi, vì diện tích kho chứa hàng còn nhỏ so với nhu cầu chứa hàng của Chi Nhánh nên Chi Nhánh đã thuê kho bãi tại 37 Điện Biên Phủ. Tuy kho bãi có cách xa so với Chi Nhánh nhưng cũng thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đến các nơi tiêu thụ. Hiện nay Chi Nhánh nên có chủ trương kiến nghị lên cấp trên về việc tổ chức lại kho bãi sao cho nằm gần Chi Nhánh hơn để thuận lợi hơn trong việc quản lý tiêu thu sản phẩm. 2. Lao động: Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là yếu tố quyết định phần nào sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thành công thì doanh nghiệp phải biết sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Số lượng lao động của Chi Nhánh trong 2 năm 2006 – 2007: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Trưởng Chi Nhánh 1 1 Kế toán 1 1 Thũ quỹ 1 1 Đại diện mại vụ 4 8 Thủ kho 1 1 Tổ tiếp thị 25 30 Tổng cộng 37 42 * Nhận xét: qua 2 năm hoạt động ta thấy số lượng nhân viên tại Chi Nhánh này ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, tìm kiếm thị trường tại khu vực miền Trung. Do Chi Nhánh mới thành lập vào năm 2001 nên số lượng nhân viên vào lúc đầu còn hạn chế nên chỉ có 5 nhân viên chính thức làm việc tại Chi Nhánh do sự quản lý của Công Ty tại Biên Hoà và 21 nhân viên tiếp thị do Chi Nhánh quản lý nhưng sau này tăng lên đến 12 nhân viên chính thức và 30 nhân viên tiếp thị do Chi Nhánh quản lý. Nguồn nhân lực là vấn đề không thể thiếu cho tất cả các doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất diễn ra mà không có con người hỗ trợ thì không thể tiến hành được, lúc đó doanh nghiệp sẽ không tồn tại. Vì vậy nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Là Chi Nhánh tại một khu vực nhất định chỉ thực hiện khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Chi Nhánh nên số lượng nhân viên có hạn chế có thể là ít hơn so với các Công Ty hoạt động sản xuất khác. Hơn nữa Chi Nhánh là một bộ phận của Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà nên số lượng nhân viên như vậy cũng đủ để quản lý mọi hoạt động. Là Chi Nhánh thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm nên cần nhiều nhân viên chuyên , giỏi về nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường…Có như vậy mới thúc đẩy Chi Nhánh phát triển, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên gồm 12 người và đội ngũ tiếp thị như hiện nay Chi Nhánh đã tổ chức quản lý hoạt động một cách có hiệu quả, tối đa lợi ích của khách hàng nhằm tối đa lợi nhuận cho Chi Nhánh, Công Ty. Tình hình nhân lực của Chi Nhánh từ khi mới thành lập thì chỉ có 5 nhân viên bao gồm: 1 trưởng Chi Nhánh, 1 thủ quỹ, 1 kế toán, 1 đại diện mại vụ tại Đà Nẵng, 1 thủ kho. Nhưng đến tháng 3/2002 có thêm các đại diện mại vụ tại các tỉnh: Hà Tỉnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Đến tháng 11/2002 có thêm đại diện mại vụ tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hiện nay Chi Nhánh đã có 12 nhân viên như trước đây. Vì Chi Nhánh cũng mới thành lập nên số lượng nhân viên làm việc tại Chi Nhánh từ trước tới nay không thay đổi đáng kể. là đơn vị thực hiện tiêu thu sản phẩm tại Miền Trung nên số lượng nhân viên cần thiết cho tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết cho Chi Nhánh. Với đội ngũ nhân viên bán hàng, tiếp thị là 30 người dưới sự quản lý của Chi Nhánh, các đại diện mại vụ tại các khu vực đã đưa sản phẩm đến tận người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của Công Ty ngày càng được nhiều người biết đến và tiêu dùng hơn trước. * Trình độ của các nhân viên trong Chi Nhánh: Đa số các nhân viên tốt nghiệp đại học, chỉ một số ít là tốt nghiệp trung cấp. Trình độ của các nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học, nhưng cũng có nhân viên ở trình độ trung cấp. Nhìn chung cơ cấu về trình độ của các nhân viên trong Chi Nhánh tương đối. Tỷ trọng nhân viên tốt nghiệp đại học cao. Tuy nhiên trình độ cao hay thấp không nhất thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của Chi Nhánh. Ngày nay con người có xu hướng chạy theo bằng cấp mà quên rằng nó chưa thể quyết định được mọi thứ. Nếu có bằng cấp cao chưa có thể làm kinh doanh giỏi. Vì Chi Nhánh thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm nên không những đòi hỏi có bằng cấp mà còn phải có khả năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc là làm thế nào thu hút được khách hàng về phía mình, làm tăng số lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường cho Chi Nhánh. Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ % Trình độ đại học người 11 91,7 Trung cấp người 1 8,3 Các nhân viên tại Chi Nhánh hầu hết tốt nghiệp đại học, tuy nhiên các nhân viên bán hàng hay nhân viên tiếp thị sản phẩm chủ yếu là tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp, sơ cấp, một số ít tốt nghiệp đại học. Các nhân viên này chỉ do sự tuyển dụng của Chi Nhánh nên không là nhân viên chính thức của Công Ty tại Biên Hoà. Chế độ tuyển dụng đào tạo nhân viên: Mọi hoạt động của Chi Nhánh đều do Công Ty tại Biên Hoà kiểm soát và quản lý, bởi vì Chi Nhánh là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà. Do đó, việc tuyển chọn nhân viên cho Chi Nhánh đều do Công Ty quyết định, Chi Nhánh chỉ là người trung gian giới thiệu cho Công Ty còn phần quyết định vẫn do Công Ty. Các nhân viên trong Chi Nhánh đảm nhận mọi nhiệm vụ nhất định và hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu chung của Chi Nhánh. Người lãnh đạo có quyền quản lý các nguồn lực của Chi Nhánh và chịu trách nhiệm quản lý tuyển chọn các nhân viên bán hàng, tiếp thị cho Chi Nhánh nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm taị Miền Trung. * Tình hình trả công lao động tại Chi Nhánh: Bên cạnh vấn đề về con người còn có vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, đó là tại sao con người trong Chi Nhánh họ không có xu hướng nghỉ việc hay thay đổi nơi làm việc cho mình. Về tiền lương, Công Ty trực tiếp trả lương cho nhân viên Chi Nhánh, những Công Ty có thực hiện chế độ tiền lương theo phương pháp khoán sản phẩm, trả lương theo thời gian, trả lương theo thâm niên, bằng cấp… Lúc đầu tiền lương bình quân của nhân viên là 1.500.000đ/người/tháng nhưng thời gian trở lại đây do tình hình kinh doanh ở Chi Nhánh hoạt động tốt số lượng sản phẩm tiêu thị nhiều nên lương của nhân viên có cao hơn so với trước, cụ thể là: 1.700.000đ/người/tháng. Do đó nhân viên có thêm động lực để làm việc, họ không có xu hướng nghỉ việc. Chính sách khoán sản phẩm của Công Ty đã thúc đẩy ý chí làm việc của nhân viên. Qua đó tăng vị thế cạnh tranh của Công Ty trên thị trường. Nhìn chung Công Ty đã có những chính sách đúng đắn nhằm thu hút được nhân viên, làm cho nhân viên càng gắn bó thân thiết với Công Ty ngày một tốt hơn. Nhận xét về tình hình nguồn nhân lực tại Chi Nhánh: Nhìn chung tình hình lao động tại Chi Nhánh có nhiều lợi thế: có trình độ lao động cao tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tại Chi Nhánh. Tuy nhiên không phải nhất thiết bằng cấp cao thì mới có thể làm việc tốt được, mà đòi hỏi nhân viên phải có năng lực thật sự trong công việc, nhân viên phải nỗ lực hết sức cho công việc thì mới có thể đưa Chi Nhánh thành công. Hơn nữa Chi Nhánh có số lượng nhân viên ít dễ dàng trong khâu quản lý. 3. Tài chính: Như ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào hình thành (Thành lập), tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thỉ phải có một nguồn lực về tài chính nhất định. Tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Vì Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào tổng Công Ty. Vốn điều lệ của Công Ty là do các cổ đông đóng góp bằng tiền Việt Nam dưới hình thức tự nguyện, mỗi cổ đông tự chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình. Với số vốn điều lệ là : 81 tỷ đồng tại thời điểm thành lập Công Ty đã phân bổ cho các cổ đông trong Công Ty mua vào. Đó là số vốn do tổng Công Ty quản lý nhưng số vốn để Chi Nhánh hoạt động là do Công Ty quản lý và chi trả. Do đó Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng chỉ được quyền sở hữu, sử dụng một số tài sản nhất định (theo quy định của tổng Công Ty). Việc hình thành các Chi Nhánh ở một số khu vực trong cả nước là yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời việc thành lập Chi Nhánh tại một điểm đòi hỏi phải có vị trí, địa điểm kinh doanh thích hợp. Là một tổ chức hoạt động kinh doanh cần phải có trụ sở hoạt động nhất định, vì vậy Công Ty đã quyết định đầu tư mau sắm tài sản cố định, các tài sản liên quan đến vấn đề hoạt động của cho Chi Nhánh. * Tài sản của Chi Nhánh bao gồm: Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị Nhà cửa 1 Cái Máy vi tính 2 Cái Máy Fax 1 Cái Máy điện thoại 2 Cái Máy in 1 Cái Bên cạnh những loại tài sản đó, Chi Nhánh còn có những tài sản khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại Chi Nhánh như: bàn ghế, vất dụng để trang trí Showroom… Tóm lại vì Chi Nhánh không thực hiện sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm nên tài sản của Chi Nhánh chủ yếu phục vụ cho quá trình tiêu thụ. Về tài sản nợ của Chi Nhánh thì do mọi hoạt động của chủ yếu của Chi Nhánh liên quan đến tổng Công Ty tại Biên Hoà, Đồng Nai nên mọi nguồn vón đều do Công Ty chỉ đạo hoạt động. Chi Nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên phải báo cáo thường xuyên về Công Ty về tình hình hoạt động tại khu vực miền Trung. Hơn nữa Chi Nhánh thực hiện phân phối tiêu thụ sản phẩm nên khoản tiền thu được Chi Nhánh phải chuyển vào tài khoản tiền gởi của Công Ty vào các kỳ báo cáo và có quyền giữ lại một lượng tiền cố định theo quy định của Công Ty. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH: 1. Tình hình hoạt động Marketing: 1.1. Vai trò hoạt động của Marketing: Nếu Công Ty sản xuất ra sản phảm có chất lượng cao mà không thể phân phối sản phẩm đó ra thị trường thì Công Ty đó sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Công Ty sẽ nhanh chóng cạn nguồn tiền để thanh toán cho nhà cung cấp, chủ nợ, trả lương nhân viên. Vì vậy hoạt động Marketing là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt nó có vai trò quan trọng cho một doanh nghiệp chỉ thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm như Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng. Bên cạnh việc sử dụng hợp lý nguồn tài chính, Chi Nhánh cần phải có mạng lưới phân phối phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy muốn cho sản phẩm của Công Tyđược nhiều người biết đến và tiêu dùng thì Chi Nhánh cần phải chú ý nhiều đến hoạt động marketing. Hơn nữa ngày nay ngành nghề nào cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên nếu Chi Nhánh không có chính sách marketing phù hợp thì Chi Nhánh khó có thể thực hiện thành công trong phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. 1.2. Thị trường mục tiêu của Chi Nhánh: Thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới để nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách háng, là thị trường mà sản phảm có thể tiêu thụ được nhiều nhất. Vì Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà năm tại khu công nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai nên khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng ở các nơi trên đất nước hay xuất khẩu đi nước ngoài có thể còn gặp trở ngại, do khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ còn xa và điều này dẫn đến vấn đề là làm thế nào để phục vụ tố hơn nhu cầu của khách hàng. Chính vì lẽ đó mà Công Ty đã lập Chi Nhánh tại Đà Nẵng nhằm hướng đến thị trường Miền Trung. Vì vậy thị trường mục tiêu của Chi Nhánh là khu vực miền Trung. Chi Nhánh tập trung phân phối sản phẩm của Công Ty đến các tỉnh trong khu vực miền Trung nhằm tối đa lợi ích, sự thoả mãn của khách hàng, cực đại hoá sản lượng tiêu thu nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho Công Ty. 1.3 Các sản phẩm tiêu thụ tại Chi Nhánh: - Các loại rượu: Rượu cam 290 Rượu chanh các loại (chanh Rhum có hộp hoặc không hộp) Rượu dâu Rượu nếp hương Rượu nho Các loại rượu Rhum Rượu Whisky Rượu King Whisky Champagne 120 - Các loại đường Đường RE hạt nhuyễn: bao 50kg Đường RE sản xuất: bao 50kg Đường RE đặc biệt: bao 50, 25,20 kg Đường RE túi xanh dương: túi 0,5; 1kg Đường RE que 8gr túi in Đường RE bổ sung vitamin A: túi 0,5; 1kg Đường RE túi cành mai: túi 0,5; 1kg Đường RS bao gói: bao 50kg Đường RS túi xanh: túi 0,5; 1kg Đường RS bổ sung vitamin A: túi 0,5; 1kg 1.4. Kênh phân phối: * Sơ đồ kênh phân phối Muốn sản phẩm được đến với người tiêu dùng đòi hỏi Chi Nhánh phải có hình thức bán hàng, kênh phân phối phù hợp. Chi Nhánh bán hàng thông qua kênh phân phối: SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHI NHÁNH ĐẠI LÝ (NPP) BÁN SỈ BÁN LẺ SHOWROOM Ghi chú: - NPP : Nhà phân phối - Showroom : cửa hàng trưng bày sản phẩm. Vì Chi Nhánh chỉ thực hiện việc phân phối sản phẩm nên hàng hoá, sản phẩm được vận chuyển từ Công Ty về nhập kho chứa hàng của Chi Nhánh. Từ đó Chi Nhánh sẽ tiến hành phân phối sản phẩm cho các đại lý trên toàn khu vực miền Trung và các nhà bán sỉ sẽ lấy hàng từ các đại lý đó để phân phối sản phẩm cho người bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên người bán lẻ có quyền mua trực tiếp từ các địa lý về để thưc hiện phân phối hàng hoặc có thể mua tại phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm của Chi Nhánh. Mặc khác người tiêu dùng cũng có thể đến trực tiếp phòng trưng bày mua sản phẩm. Nhìn chung mạng lưới phân phối sản phẩm của Chi Nhánh có thể nói là chặt chẽ, phục vụ khách hàng tại mọi nơi, mọi lúc. Bất kỳ ở nơi đâu, lúc nào sản phẩm của Công Ty cũng có thể phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Các đại lý hay nhà phân phối sản phẩm của Công Ty đều không do Chi Nhánh quản lý chặt chẽ, nó chỉ áp dụng trong khâu phân phối sản phẩm để rồi thu được lợi nhuận nhất định. * Các trung gian phân phối: Hiện tại Chi Nhánh có nhiều trung gian, cửa hàng phân phối sản phẩm và các trung gian cửa hàng đó có thể là các Công Ty, đại lý hay shop… Các trung gian lấy hàng hoá từ Chi Nhánh để phân phối, tiêu thụ nhằm kinh doanh để thu lợi nhuận. Và họ có thể là người bán hàng cho Công Ty, Chi Nhánh. Mạng lưới phân phối sản phẩm chặt chẽ như vậy tạo nên sự hoàn thiện cho hệ thống phân phối sản phẩm của Công Ty đến người tiêu dùng. Từ đó rút được khoảng cách cũng như thời gian từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của Công Ty được nhiều người biết đến. Đồng thời làm tăng được thị phần, vị thế của sản phẩm Công Ty trên thị trường, tránh được sự cạnh tranh của nhiều đối thủ. Bên cạnh đó Chi Nhánh còn có đội ngũ nhân viên bán hàng làm nhiệm vụ trực tiếp bán hàng, giao hàng đến các đại lý, bán sỉ, bán lẻ hay người tiêu dùng cuối cùng… Điều này làm cho sản phẩm của Công Ty phục vụ được tối đa hoá nhu cầu của khách hàng, nơi nào cần sản phẩm thì chỉ cần gọi điện cho Chi Nhánh thì Chi Nhánh sẽ tiến hành phân phối hàng kịp thời, nhanh chóng. Hệ thống phân phối sản phẩm này tạo được sự sẵn sàng cho sản phẩm của Công Ty nhằm rút ngắn được thời gian, khoảng cách mua hàng, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc mua sản phẩm. Mặc khác, người tiêu dùng hay khách hàng có thể mua hàng thông qua showroom tại Chi Nhánh, nếu mua với số lượng lớn hoặc cần chở đến nơi tiêu thụ thì Chi Nhánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu . Ngoài ra Chi Nhánh còn có hệ thống tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng sản phẩm. Tóm lại, Chi Nhánh có hệ thống phân phối sản phẩm tương đối chặt chẽ. Chi Nhánh đưa ra kênh phân phối như vậy nhằm mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, hướng vào thị trường mục tiêu nhất định (Thị trường Miền Trung). Qua kênh phân phối Chi Nhánh đã tạo được sự sẵn sàng cho sản phẩm, nhằm hạn chế tối đa sự cạnh tranh, xen vào của đối thủ cạnh tranh. Như ta đã biết các sản phẩm của Công Ty: Rượu, đường…có nhiều đối thủ cạnh tranh như nhà máy đường Quảng Ngãi, rượu Hà Nội…thêm vào đó con người trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu của họ ngày càng một cao hơn, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, kịp thời, phục vụ nhanh chóng…Vì vậy để cạnh tranh được thì Chi Nhánh cần phải thiết lập mạng lưới phân phối phù hợp sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Có nhu vậy thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Các đại lý phân phối hàng cho Chi Nhánh tại miền Trung: STT Tên đại lý Địa chỉ 01 Công TyCPTMDV Đà Nẵng Phan Đình Phùng – Đà Nẵng 02 Công TyTNHH Metro Cash & Carry Cách mạng tháng Tám – Đà Nẵng 03 TT thương mại & Siêu thị BigC 255 – 257 Hùng Vương – Đà Nẵng 04 Công TyTNHH Đà Nẵng Mễ Cốc 159 – 161 Hoàng Diệu – Đà Nẵng 05 Tr/tâm TM-DV siêu thị Nhật Linh 64 Cách mạng tháng Tám – Đà Nẵng 06 Nhà máy bia Huế 243 Nguyễn Khoa Chiên - Huế 07 DNTN Lâm Đào 408 Phan Chu Trinh – Tam Kỳ - Q/Nam 08 Đại lý Tạ Thị Xuân 112 Ngô Quyền - Quảng Ngãi 09 DNTN Tuấn Anh P.Đông Thanh, TX Đông Hà, Quảng Trị 10 Khách sạn Bạch Đằng 50 Bạch Đằng – Đà Nẵng 11 Công Tycổ phần Quê Việt P.Hoà Cường, Q.Hải Châu, Đà Nẵng 12 Cửa hàng Bảo Trâm 89 Phan Chu Trinh – Đà Nẵng 13 Công TyTNHH Bài Thơ Đà Nẵng 46 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng 14 Nhà hàng Năm Đào 141 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng 15 Khách sạn Bamboo Green 177 Trần Phú – Đà Nẵng 1.5. Các chính sách, hình thức khuyến mãi thúc đẩy bán hàng: Chi Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hoà tại Đà Nẵng trực thuộc Công Ty cổ phần đường Biên Hoà, Đồng Nai nên Công Ty sẽ quy định mức giá bán cho Chi Nhánh. Từ đó Chi Nhánh có trách nhiệm làm sao thúc đẩy sản phẩm tiêu thụ mạnh trên thị trường quản lý. Bên cạnh hệ thống phân phối sản phẩm chặt chẽ Chi Nhánh còn áp dụng các hình thức khuyến mại nhằm thu hút khách hàng, tạo cho khách hàng mua sản phẩm ngày càng nhiều. Tuỳ vào từng thời điểm, tình hình mà có hình thức khuyến mại nhất định, có thể là giảm giá khi mua nhiều sản phẩm hoặc là tặng sản phẩm khi mua hàng và cũng có thể là tổ chức các đợt trung bày sản phẩm cho các đại lý có thưởng… Tất cả các hình thức khuyến mại đó đều nhằm mục đích thúc đẩy quả trình tiêu thụ sản phẩm cho Chi Nhánh. Tóm lại, hoạt động Marketing là hoạt động quan trọng trong tiến trình hoạt động của Công Ty, đặc biệt là đối với Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng, bởi vì Chi Nhánh chủ yếu thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty tại khu vực Miền Trung. 2. Phân tích hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh: 2.1. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm tại khu vực miền Trung: Do Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà được thành lập từ tháng 03/2001 nên tình hình kinh doanh của Chi Nhánh chỉ thể hiện được thông qua hoạt động kinh doanh trong hai năm gần đây : 2006-2007. Từ các số liệu về tình hình kinh doanh của Chi Nhánh giúp ta hiểu được phần nào về tình hình kinh doanh của cả doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của Chi Nhánh trong 2 năm 2006 và 2007 như sau: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU CHI TIẾT CỦA CÁC MẶT HÀNG NĂM 2006 – 2007 TT Tên hàng Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu 1 Đường Kg 436.678 4.938.110.990 đ 590.217 6.721.358.042 Đường bao Kg 233.150 2.330.627.098 đ 351.121 3.509.895.421 Đường que 8gr Kg 55.995 1.015.154.807 đ 85.995 1.559.036.300 Đường túi Kg 147.533 1.592.329.085 đ 153.101 1.652.426.321 2 Rượu Chai 338784 2.845.900.639 đ 273.827 2.864.996.376 Rượu Rhum Chai 333.294 2.606.028.977 đ 253.647 1.983.268.321 Rượu cao cấp Chai 5.490 239.871.662 đ 20.180 881.728.055 Tổng cộng 7.784.011.629đ 9.586.354.418đ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 7.784.011.629 đ 9.586.354.518 đ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần 7.784.011.629 đ 9.586.354.518 đ Giá vốn hàng bán 5.823.754.357 đ 7.313.414.419 đ Lợi tức gộp 1.960.257.272 đ 2.272.940.099 đ Chi phí bán hàng 887.237.652 đ 932.767.737 đ Lợi tức từ hoạt động KD 1.073.019.620 đ 1.340.172.361 đ 2.2. Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu năm 2007 tăng hơn so với năm 2006, mức tăng là từ 7.784.011.629 đ đến 9.586.354.518 đ, tức tăng 1.802.342.889 đ. Từ đó làm cho lợi nhuận của năm sau tăng hơn so với năm trước là : 267.152.742 đ. Tỉ suất lợi nhuận của các năm: Tỉ suất lợi nhuận năm 2006 = Tỉ suất lợi nhuận năm 2007 = Qua bảng số liệu ta thấy tình hình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu đường biên hòa.doc
Tài liệu liên quan