MỤC LỤC
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 1
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX: 6
1. Quá trình hình thành và phát triển : 6
2.Ngành nghề kinh doanh 7
3. Cơ cấu tổ chức Công ty 7
4. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ 9
5. Hoạt động kinh doanh 10
5.1 Ngành nghề kinh doanh chính 10
5.2. Sản lượng dịch vụ qua các năm 15
5.3. Thị trường hoạt động 15
5.4. Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện 18
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 18
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm: 18
2. Nguồn vốn đầu tư của công ty: 20
2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu: 21
2.2 Nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ: 22
3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư: 23
3.1 Đầu tư tài chính: 25
3.2 Đầu tư phát triển: 37
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty: 38
4.1 Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư: 38
4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư của công ty: 38
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HẢO HIỂM PETROLIMEX 38
2.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2010 38
2.1.1 Điều kiện kinh doanh của PJICO trong thời gian tới 38
2.1.1.1 Những thuận lợi 38
2.1.1.2 Những khó khăn 38
2.1.3 Mục tiêu phát triển 38
2.1.3.1 Mô hình tổ chức 38
2.1.3.2 Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý 38
2.1.3.3 Định hướng về hoạt động kinh doanh 38
2.1.4 Chiến lược đầu tư của công ty trong giai đoạn tới 38
2.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 38
2.2.1 Các giải pháp từ phía nhà nước 38
2.2.1.1 Về cơ chế chính sách 38
2.2.1.2 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. 38
2.2.2 Các giải pháp từ phía PJICO 38
2.2.2.1 Nhóm giải pháp về huy động vốn . 38
2.2.2.2 Nhóm giải pháp về sử dụng vốn: 38
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những năm trước.
Đầu tư tín dụng:
Đầu tư tín dụng là loại hình đầu tư đã xuất hiện từ lâu và khá phổ biến ở các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng. Khi một hợp đồng tín dụng được ký kết, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp vôn cho nguời đi vay có thế chấp và thu lãi hàng kỳ. Đây là loại hình đầu tư đơn giản và tạo ra dòng tiền ổn định cho công ty, dòng tiền này phụ thuộc vào các điều khoản về tỷ lệ lãi suất, hình thức thanh toán tiền gốc và thời hạn vay. Vật thế chấp sẽ là hình thức bảo đảm nguời đi vay có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cũng như tiền gốc cho công ty bảo hiểm. Do đó đây là loại hình đầu tư tương đối an toàn và mang tính chất dài hạn, được các công ty bảo hiểm sử dụng để bảo đảm cho các hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
Cụ thể tình hình đầu tư tín dụng của PJICO được thể hiện như sau:
Qua các bảng 2.4 đến 2.6 ta thấy nguồn vốn dành cho đầu tư tín dụng của PJICO tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2004 luợng vốn đầu tư là 79,208 tỷ đồng, tăng 45,53% so với năm 2003. Năm 2005 lượng vốn đầu tư là 107,43 tỷ đồng, tăng 97,39% so với năm 2003 và tăng 35,63% so với năm 2004. Đến năm 2006, lượng vốn này là 111,55 tỷ đồng, tăng 104,95. Năm 2007, lượng vốn đầu tư tín dụng của công ty tăng mạnh, đạt 139,49 tỷ đồng, tăng 156,28% so với năm 2003 và tăng 25,04% so với năm 2006. Qua bảng 2.7 ta thấy nguồn vốn đầu tư tín dụng chiềm tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động đầu tư tín dụng của PJICO và liên tục tăng qua các năm, chỉ có năm 2006 là giảm: năm 2003 chiếm 22,69%, năm 2004 chiếm 25%, năm 2005 tăng lên 26%, năm 2006 giảm xuống còn 23%, tuy nhiên năm 2007 lượng vốn này lại tăng lên, đạt 24%. Như vậy lượng vốn dành cho đầu tư tín dụng luôn chiếm tỷ trọng trên 20% so với tổng lượng vốn đầu tư tài chính của công ty.
Ta thấy lượng vốn đầu tư tín dụng luôn tăng qua các năm mặc dù đây là hoạt động đầu tư không mang lại nhiều lợi nhuận cho PJICO. Có thể lý giải điều này bởi ba nguyên nhân sau: đây là hoạt động đầu tư khá an toàn và đơn giản, công ty chỉ cần đánh giá vật thế chấp của ngươi đi vay rồi ra quyết định cho vay hay không. Hơn nữa nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp càng tăng lên, thị trường vốn trở thành mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp bảo hiểm vào cuộc, do đó PJICO luôn dành tỷ trọng cao cho hoạt động đầu tư này. Nguyên nhân nữa là PJICO có danh mục đầu tư khá đa dạng với nhiều lĩnh vực đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro, do đó PJICO gia tăng đầu tư vào đầu tư tín dụng nhằm trung hòa rủi ro cho các lĩnh vục khác.
Đầu tư tiền gửi qua các tổ chức tín dụng khác:
Đây là hoạt động đầu tư bắt buộc đối với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam, theo đó, các công ty bảo hiểm phải gửi tiền vào các tổ chức tín dụng một tỷ lệ tối thiểu so với tổng vốn đầu tư, điều này nhằm đảm bảo khả năng bồi thường chi trả cho các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Do kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực hay gặp rủi ro, vì thế để hạn chế bớt rủi ro và để kiểm soát khả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm thì nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi tiền qua các tổ chức tín dụng. Việc đầu tư tiền gửi tuy mang lại ít lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng bù lại rủi ro thấp và có dòng tiền ổn định. Cụ thể tình hình đầu tư tiền gửi qua các tổ chức tín dụng của PJICO như sau:
Qua các bảng 2.4 đến 2.6 ta thấy lượng vốn gửi qua các tổ chức tín dụng là tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2003 lượng vốn mới chỉ là 143,86 tỷ đồng thì đên năm 2004, con số này là 174,26 tỷ đồng tăng 21,13% so với năm 2003. Năm 2005 là 206,75 tỷ đồng, tăng 43,72% so với năm 2003 và tăng 18,64% so với năm 2004, năm 2006 là 242,5 tỷ đồng, tăng 68,57% so với năm 2003 và tăng 17,29% so với năm 2005. Đến năm 2007, lượng vốn này là 264,45 tỷ đồng, tăng 83,82% so với năm 2003 và tăng 9,05% so với năm 2006. Như vậy về mặt tuyệt đối thì lượng vôn dành cho hoạt động đầu tư tiền gửi là tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng năm sau thấp hơn so với năm trước đó. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng 2.7 : năm 2003 tỷ lệ này đạt mức cao nhất và đạt 60,01%, sau đó tỷ lệ này bắt đầu giảm dần, cụ thể: năm 2004 là 55%, năm 2005 là 51%, năm 2006 là 50% và đến năm 2007 chỉ còn 45,5%. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư của công ty.
Như ta đã biết, đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng là hoạt động đầu tư mang lại ít lợi nhuận nhất, tuy nhiên PJICO vẫn phải duy trì một tỷ lệ khá cao cho hoạt động đầu tư này, điều này có thể giúp PJICO đảm bảo được khả năng bồi thường khi các sự kiện được bảo hiểm xảy ra nhưng mặt khác nó hạn chế khả năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty, công ty sẽ khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Nhận thức được vấn đề này, trong vài năm trở lại đây PJICO đã bắt đầu giảm dần tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này để dành nguồn vốn cho các hoạt động khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đây là bước đi đúng đắn của PJICO nhằm gia tăng khả năng tài chính cho công ty, giúp cho hoạt động đầu tư của PJICO ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Đầu tư bất động sản:
Đầu tư bất động sản là hoạt động đầu tư khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nói chung và PJICO nói riêng, do hoạt động đầu tư này có khả năng sinh lời cao và có thể giúp chủ sở hữu tránh được tác động của lạm phát bằng cách định kỳ tăng tiền cho thuê trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.
Dòng tiền được tạo ra từ hoạt động đầu tư này không ổn định, tùy thuộc vào công suất cho thuê bất động sản, tiền cho thuê và chi phí hoạt động cho thuê. Do đó nó không phù hợp lắm với đặc điểm đầu tư của các công ty bảo hiểm là thận trọng và tạo ra dòng tiền đều. Tuy nhiên, thu nhập có được từ hoạt động đầu tư này khá cao và PJICO vẫn duy trì hoạt động đầu tư này nhằm mang lại thêm lợi nhuận cho hoạt động đầu tư và chia sẻ bớt rủi ro cho hoạt động đầu tư khác của công ty.
Qua bảng 2.4 đến 2.6 ta thấy lượng vốn đầu tư vào bất động sản nhìn chung tăng dần qua các năm, có những năm tăng với tốc độ rất cao. Cụ thể: năm 2003 lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực bất động sản là 1,918 tỷ đồng, sang năm 2004, lượng vốn này giảm xuống còn 1,901 tỷ đồng, giảm 0,89% so với năm 2003. Đến năm 2005 lượng vốn này tăng lên 2,02 tỷ đồng, tăng 3,68% so với năm 2003 và tăng 6,63% so với năm 2004. Hai năm tiếp theo, nguồn vốn này được tăng lên nhiều lần, năm 2006 là 4,85 tỷ đồng, tăng 152,87% so với năm 2003 và tăng 139,27% so với năm 2005, năm 2007 lượng vốn này tăng mạnh, đạt 11,63 tỷ đồng, tăng 506,05% so với năm 2003 và tăng 139,67% so với năm 2006. Tuy nhiên có mức tăng ấn tượng như trên nhưng đầu tư bất động sản vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư tài chính của PJICO, qua bảng 2.7 ta thấy: năm 2003 hoạt động đầu tư bất động sản chỉ chiếm 0,79% tổng vốn đầu tư tài chính, sang năm 2004 là 0,6%, năm 2005 là 0,5%, năm 2006 tăng lên là 1%, đến năm 2007 là 2%.
Qua phân tích trên ta thấy PJICO vẫn rất thận trọng trong hoạt động đầu tư vào bất động sản, đây là điều dễ hiểu bởi thị trường bất động sản ở nước ta vẫn chưa phát triển, nhà nước chưa có các quy định pháp lý để kiểm soát chăt chẽ và ổn định thị trường bất động sản . Tuy nhiên đây là thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn, PJICO vẫn nâng dần tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007, khi mà thị trường bất động sản bắt đầu tan băng và nóng trở lại.
Góp vốn liên doanh, liên kết:
Đây là hình thức đầu tư tương tự như đầu tư chứng khoán, bởi vì các doanh nghiệp mà PJICO góp vốn đều là các công ty cổ phần. Nguồn vốn đầu tư sẽ được PJICO dùng để góp vốn cùng các doanh nghiệp khác thành lập công ty mới hoặc gópvốn vào các dự án sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn sẽ quyết định quyền hạn của PJICO trong việc điều hành hoạt động của công ty, dự án. Nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được góp vốn, và tỷ lệ góp vốn của PJICO. Đây là hình thức đầu tư khá an toàn nhưng mức lợi nhuận thu được không phải là thấp. Tình hình đầu tư vào lĩnh vực này của công ty được thể hiện như sau:
Qua bảng 2.4 đến 2.6 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này nhìn chung là tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2003, luợng vốn góp liên doanh là 14,39 tỷ đồng, sang năm 2004 lượng vốn này tăng lên 23,44 tỷ đồng, tăng 62,95% so với năm 2003, năm 2005 con số này là 16,22 tỷ đồng, tăng 12,71% so với năm 2003 và giảm 30,83% so với năm 2004 nhưng sang năm 2006 con số này tăng lên là 29,1 tỷ đồng, tăng 102,27% so với năm 2003 và tăng 79,45 % so với năm 2005. Đến năm 2007, lượng vốn này lạu tăng mạnh, đạt 37,78 tỷ đồng, tăng 162,58% so với năm 2003 và tăng 29,82% so với năm 2006. Qua bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng đầu tư vào hoạt động góp vốn liên doanh liên kết trong tổng vốn đầu tư tài chính là tăng dần trong vài năm trở lại đây, cụ thể: năm 2003 tỷ trọng này là 6,02%, năm 2004 tăng lên 7,39%, năm 2005 giảm xuống còn 4%, năm 2006 là 6% và năm 2007 tăng lên là 6,5%.
Sở dĩ nguồn vốn đầu tư cho hoạt động liên doanh, liên kết tăng liên tục trong 3 năm tiếp theo bởi vì trong những năm này Việt Nam đã gia nhập WTO, nhiều cơ hội được mở ra và tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh hơn, cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt công ty cổ phần, PJICO đã nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội đầu tư, góp vốn vào những doanh nghiệp có tiềm năng này nhằm khai thác tối đa những cơ hội được tạo ra, điển hình là năm 2004 PJICO đã tham gia góp vốn và là một trong những cổ đông sáng lập ra công ty cổ phần bất động sản Petrolimex, năm 2006 công ty tham gia góp vốn vào liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân phong, góp vốn vào công ty cổ phần vận tải VIPCO
Trong những năm tiếp theo, công ty có kế hoạch liên doanh với ngân hàng PG bank để thành lập một công ty chứng khoán
Trên đây là những nội dung đầu tư tài chính chủ yếu của công ty, có những nội dung đã đem lại mức lợi nhuận rất cao cho PJICO nhưng cũng có những nội dung thất bạinhiệm vụ trước mắt của PJICO là cơ cấu lại những nội dung đầu tư trên, xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho công ty. Từ đó nâng cao khả năng tài chính và khả năng cạnh tranh của PJICO, tiến tới mục tiêu là nhà bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, riêng phòng đầu tư có kế hoạch sẽ trở thành một quỹ đầu tư trực thuộc công ty và hoạt động độc lập với công ty.
1.2.3.2 Đầu tư phát triển:
Nếu như hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty, thì hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động tạo ra cơ sở để công ty có thể đạt được những lợi nhuận đó. Thật vậy, hoạt động đầu tư phát triển nhằm giúp cho công ty có được những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động đầu tư tài chính, đó là những điều kiện về nguồn nhân lực chất lượng cao, về cơ sở vật chất và kỹ thuật, về uy tín và thương hiệu của công ty trên thương trườngdo đó có thể nói đầu tư phát triển là nguồn gốc để công ty có thể phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển của PJICO bao gồm những nội dung sau: đầu tư cho hoạt động kinh doanh chung( bao gồm: đầu tư xây dựng trụ sở, văn phòng và đầu tư mua sắm trang thiết bị), đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình ( uy tín, thương hiệu).
Qua bảng 2.3 ta thấy hoạt động đầu tư phát triển biên động tăng giảm qua các năm, cụ thể là: năm 2003 lượng vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển là 36,63 tỷ đồng, chiếm 13,25% tổng vốn đầu tư của toàn công ty, năm 2004 nguồn vốn này tăng mạnh, đạt 48 tỷ đồng, tăng 31,03% so với năm 2003 và chiếm 13,16% tổng vốn đầu tư. Năm 2005 nguồn vốn này giảm xuống chỉ còn 31,6 tỷ đồng, giảm 13,74% so với năm 2003, giảm 34,17% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 7,23% tổng vốn đầu tư. Sang năm 2005, nguồn vốn này lại tăng lên 42 tỷ đồng, tăng 14,65% so với năm 2005 và tăng 32,91% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 7,97% so với tổng vốn đầu tư. Đến năm 2007, nguồn vốn này tiếp tục tăng trưởng, đạt 56,03 tỷ đồng, tăng 52,955 so với năm 2003, chiếm 8,79% tổng vốn đầu tư toàn công ty. Để thấy rõ hơn tình hình đầu tư phát trỉển của công ty chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo các nội dung đầu tư của công ty giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng mức đầu tư phát triển
36.633
48.000
31.600
42.000
56.031
-Đầu tư phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty
34.62
45.26
29.74
39.354
51.88
Tốc độ tăng định gốc
-
30.75
-14.11
13.68
49.86
Tốc độ tăng liên hoàn
-
30.75
-34,31
32.35
31.83
-Đầu tư vào nguồn nhân lực
750
793
303
668
1.18
Tốc độ tăng định gốc
-
30.75
-14.10
13.68
49.86
Tốc độ tăng liên hoàn
-
30.75
-34.31
32.35
31.83
-Đầu tư vào thương hiệu
1.27
1.943
1.56
1.98
2.97
Tốc độ tăng định gốc
-
53.59
23.48
56.36
134.86
Tốc độ tăng liên hoàn
-
53.59
-19.61
26.63
50.20
( Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm PJICO)
Qua bảng trên ta thấy hoạt động đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm phần lớn nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty qua các năm, phần vốn còn lại được phân bổ cho hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực và thương hiệu của công ty. Tỷ trọng đầu tư vào từng nội dung đầu tư phát triển của công ty cũng biến động không đều qua các năm, điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư của công ty giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: %
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng mức đầu tư phát triển
100
100
100
100
100
-Đầu tư phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty
94.5
94.3
94.1
93.7
92.6
-Đầu tư vào nguồn nhân lực
2.05
1.65
0.95
1.59
2.1
-Đầu tư vào thương hiệu
3.45
4.05
4.94
4.71
5.3
( Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm PJICO)
Qua bảng trên ta thấy nội dung đầu tư phục vụ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư phát triển của công ty, luôn lớn hơn 90%, tuy nhiên tỷ trọng này đang giảm dần qua các năm. Trong khi đó, hai nội dung đầu tư vào nguồn nhân lực và thương hiệu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức đầu tư phát triển của PJICO nhưng nguồn vốn dành cho nó đang dần tăng lên.
Sở dĩ có điều này là do: trong những năm đầu công ty mới đi vào hoạt động thì nhu cầu đầu tư vào trụ sở, trang thiết bị kinh doanh là nhu cầu cấp thiết nhất, do đó PJICO dành phần lớn nguồn vốn đầu tư phát triển cho nội dung này. Những năm tiếp theo, khi hoạt động kinh doanh đã dần dần đi vào ổn định và nhu cầu xây dựng cơ bản không còn cấp thiết như trước nữa thì lượng vốn đầu tư này cũng giảm đi. PJICO bắt đầu dành sự quan tâm cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn nhân lực, đây là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của PJICO bởi vì một công ty không thể chỉ dựa vào trụ sở máy móc thiết bị, mà muốn phát triển thì phải phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cho công ty, đó chính là nguồn nhân lực và thương hiệu của công ty.
Mặt khác, nguyên nhân khác lý giải tỷ trọng đầu tư cho hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao trong tổng vốn đầu tư phát triển là do: hoạt động đầu tư này thường rất tốn kém, khi đã quyết định đầu tư thì công ty phải bỏ ra 1 lượng vốn rất lớn, điều này dẫn đến nguồn vốn dành cho các nội dung đầu tư khác giảm đi. Do đó, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao so với các nội dung đầu tư khác.
Để hiểu rõ hơn về nội dung đầu tư phát triển của PJICO, ta sẽ đi sâu phân tích từng nội dung đầu tư:
Đầu tư phát triển phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Đây là hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng nguồn vốn lớn nhất trong hoạt động đầu tư phát triển. Qua bảng 2.8 ta thấy lượng vốn đầu tư này nhìn chung tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2003 lượng vốn cho hoạt động đầu tư này là 34,62 tỷ đồng, năm 2004 là 45,26 tỷ đồng, tăng 30,75% so với năm 2003. Năm 2005 giảm xuống còn 29,74 tỷ đồng, giảm 14,11% so với năm 2003 và giảm 34,31% so với năm 2004. Năm 2006 tăng lên là 39,35 tỷ đồng, tăng 13,68% so với năm 2003 và tăng 32,35% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì lượng vốn này tăng mạnh, đạt 51,88 tỷ đồng, tăng 49,86% so với năm 2003, tăng 31,83% so với năm 2006.
Sau đây ta sẽ xem xét từng nội dung cụ thể của hoạt động đầu tư phát triển phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của PJICO:
Đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Thật vậy, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có nhà xưởng, trụ sở, văn phòng công ty, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩch vực dịch vụ, tài chính như PJICO thì trụ sở, văn phòng làm việc là bộ mặt của công ty, là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Do đó trong những năm qua PJICO đã rất chú trọng đầu tư đầy đủ vào nội dung này, đã có rất nhiều trụ sở, văn phòng làm việc được xây dựng, tuy nhiên vẫn có những thiếu sót, hiện nay mới chỉ có 22 chi nhánh có trụ sở, 10 chi nhánh chưa có trụ sở, 9 chi nhánh có đất nhưng chưa xây dựng trụ sở. Cụ thể tình hình đầu tư vào trụ sở, văn phòng công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.10: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của công ty
giai đoạn 2003-2007:
Đơn vị:%
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn đầu tư
25.72
33.6
21.71
26.75
35.84
-Tốc độ tăng định gốc
-
30.66
-15.58
4.04
39.37
-Tốc độ tăng liên hoàn
-
30.66
-35.39
23.24
33.96
( Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Qua bảng trên ta thấy lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của PJICO biến động tăng giảm không đều qua các năm, lượng vốn đầu tư này cao nhất vào năm 2007 và thấp nhất vào năm 2005. Cụ thể như sau: năm 2003 lượng vốn này đạt 25,72 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên 33,6 tỷ đồng, tăng 30,6% với năm 2003. Năm 2005 giảm xuống còn 21,71 tỷ đồng, giảm 15,58% so với năm 2003 và giảm 35,39% so với năm 2004. Sang năm 2006, lượng vốn này lại tăng lên 26,75 tỷ đồng, tăng 4,04% so với năm 2003 và tăng 23,24% so với năm 2005. Đến năm 2007, lượng vốn này tăng cao, lên đến 35,84 tỷ đồng, tăng 39,37% so với năm 2003 và tăng 33,96% so với năm 2006.
Như vậy lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty là tăng giảm qua các năm, nguyên nhân tình trạng này như đã giải thích ở trên, những năm đầu thì nhu cầu về trụ sở, văn phòng làm việc của công ty là cấp thiết, do đó công ty đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm này. Những năm tiếp theo, khi mà công ty đã hoạt động ổn định thì tỷ trọng đầu tư vào nội dung này giảm để công ty dành nguồn lực cho các họat động đầu tư khác.
Trong năm 2004 lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng đột biến là do: trong năm này PJICO tiến hành xây dựng trụ sở cho các chi nhánh như: Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Bình Dương, Sóc Trăng, Phú Thọđặc biệt là trụ sở tại T.p Hồ Chí Minh, đây là một trong hai địa điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty.
Đầu tư mua sắm trang thiết bị:
Đầu tư mua sắm trang thiết bị là hoạt động đầu tư rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp ngoài nhà xưởng, trụ sở thì các máy móc, trang thiết bị là rất cần thiết, nếu thiếu máy móc thiết bị thì doanh nghiệp không thể hoạt động được. PJICO là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên các máy móc thiết bị như: ô tô, máy tính, máy photo, máy móc dùng trong văn phònglà những vật dụng không thể thiếu và có giá trị rất lớn của công ty. Máy móc thiết bị giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, thực hiện những nghiệp vụ chuyên biệt, do đó chúng đóng vai trò rất quan trọng trong công ty. Tuy nhiên, khi công ty tiến hành đầu tư vào máy móc thiết bị thì cần để ý đến nhu cầu sử dụng của người lao động, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, tập trung đầu tư vào những máy móc quan trọng và chú ý đến chất lượng của máy móc.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đầu tư vào máy móc thiết bị nên trong những năm gần đây, PJICO luôn chú trọng đầu tư thỏa đáng vào nội dung đầu tư này. Cụ thể tình hình đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị của PJICO được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.11 tình hình vốn đầu tư cho mua sắm trang thiết bị
giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn đầu tư
8.90
11.67
8.03
12.6
16.04
-Tốc độ tăng định gốc
-
31.03
-9.84
41.54
80.18
-Tốc độ tăng liên hoàn
-
31.03
-31.19
56.99
27.30
(Nguồn: công ty cổ phần bảo hiểm PJICO)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư vào hoạt động mua sắm máy móc thiết bị biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2003 nguồn vốn này là 8,9 tỷ đồng, Sang năm 2004 tăng lên là 11,67 tỷ đồng, tăng 31,03% so với năm 2003. Năm 2005 giảm xuống còn 8.03 tỷ đồng, giảm 9,84% so với năm 2003 và giảm 31,19% so với năm 2004. Năm 2006 nguồn vốn này lại tăng lên đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 41,54% so với năm 2003 và tăng 56,69% so với năm 2005. Đến năm 2007 thu nguồn vốn này tăng mạnh, đạt 16,04 tỷ đồng, tăng 80,18% so với năm 2003 và tăng 27,3% so với năm 2006.
Sở dĩ có trình trạng trên bởi vì trong 2 năm đầu, công ty mới đi vào hoạt động nên nhu cầu mua sắm trang thiết bị nhiều, hơn nữa trong giai đoạn này công ty mở thêm nhiều chi nhánh nên lượng vốn đầu tư cho hoạt động này cũng tăng cao. Đến năm 2004, công ty tiến hành xây dựng nhiều trụ sở, văn phòng làm việc cho các chi nhánh nênlượng vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị lại tăng mạnh. Năm 2007, lượng vốn này đạt mức cao nhất bởi vì, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nếu không đầu tư đổi mới PJICO sẽ trở nên lạc hậu so với những doanh nghiệp khác. Nhận thức được vấn đề này nên PJICO đã gia tăng đầu tư cho việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị.
Đầu tư vào nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, doanh nghiệp dù có trang thiết bị, trụ sỏ hiện đại đến đâu nhưng nếu không có nguời lao động đủ khả năng, trình độ vận dụng những tài sản đó thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng không phát triển được. Nguồn nhân lực là yếu tố phát huy đồng bộ và hiệu quả các yếu tố lao động sản xuất khác. Do đó, đầu tư vào nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trong chiến lược đầu tư phát triển của công ty.
Do hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên nguồn nhân lực của PJICO đòi hỏi phải là những lao động có trình độ cao, trình độ đại học. Hiện tại trong cơ cấu lao động của công ty thì lao động có trình độ đại học chiếm tới 93% trong tổng số lao động của công ty, hơn nữa số lao động này cũng rất trẻ trung, năng động với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 32,4.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty, PJICO luôn đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. PJICO đã thành lập phòng đào tạo, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo đại lý, đào tạo kiến thức cho cán bộ của PJICO, đồng thời PJICO cũng khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ thông qua việc tham gia các khoá học bên ngoài do Công ty đài thọ, liên kết với các tổ chức bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm, cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo tại nước ngoài.
Qua bảng 1.8 ta thấy: mặc dù đầu tư cho nguồn nhân lực còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển, nhưng lượng vốn này luôn tăng qua các năm chứng tỏ PJICO ngày càng quan tâm hơn đến nội dung đầu tư này. Tình hình cụ thể như sau: năm 2003vốn đầu tư cho nguồn nhân lực là 793 triệu đồng. Năm 2004 là 793 triệu đồng, tăng 30,75% so với năm 2003. Năm 2005 giảm xuống còn 303 triệu đồng, giảm 14,1% so với năm 2003 và giảm 34,31% so với năm 2004. Sang năm 2006 thì lượng vốn này lại tăng lên là 668 triệu đồng, tăng 13,68% so với năm 2003 và tăng 32,35% so vơi năm 2005. Đến năm 2007 thì lượng vốn này tăng mạnh, đạt 1,18 tỷ đồng, tăng 49,68% so với năm 2003 và tăng 31,83% so với năm 2006. Ta thấy năm 2005, lượng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực giảm mạnh, nguyên nhân là do trong năm 2005 công ty phải bồi thường thiệt hại cho rất nhiều hợp đồng bảo hiểm thiên tai, dẫn đến tổng nguồn vốn đầu tư của công ty giảm, do đó nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực cũng giảm theo.
PJICO luôn quan tâm đến vấn đề lương thưởng và phúc lợi cho người lao động trong công ty. Công ty cam kết trả lương như sau:
Đảm bảo trả đủ lương cơ bản hàng tháng cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
Tiền lương và tiền thưởng trả cho người lao động trong PJICO căn cứ vào hiệu quả kinh doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương do Nhà nước, PJICO qui định nhằm khuyến khích người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, tiền thưởng được trả theo hiệu quả công việc của từng Đơn vị. Hàng quý và năm căn cứ vào mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc của từng Đơn vị, Hội đồng thi đua khen thưởng quyết định mức hưởng cụ thể cho từng Đơn vị. Sẽ có quy định bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên dựa trên thâm niên công tác và chức danh công việc.
Bên cạnh các chế độ lương thưởng, PJICO cũng có các chính sách ưu đãi khác cho nhân viên trong công ty, khuyến khích họ nâng cao năng suất và hiệu quả như: ký hợp đồng lao động dài hạn, mua bảo hiểm cho nhân viên, động viên khen thưởng kịp th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8362.doc