Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 3

1.1. Tình hình Kinh Tế Thế Giới. 3

1.2. Kinh Tế Việt Nam 6

1.3 Lý Do Chọn Đề Tài 9

CHƯƠNG II: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 10

1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 10

1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế . 10

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 11

1.2 Nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Khái niệm vốn huy động trong ngân hàng thương mại 13

1.2.2 Tầm Quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 14

1.2.3 Nguồn vốn huy động 15

1.2.3.1 Nguồn tiền gửi : 15

1.2.3.2 Nguồn đi vay 18

1.2.3.3 Nguồn khác 19

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn: 20

1.3.1 nhân tố khách quan 20

1.3.2 Nhân tố chủ quan: 22

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ 24

1.1 Sơ lược về Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương khê 24

1.1.1 Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh HNN0&PTNT Huyện Hương khê 24

1.1.2 Các hoạt động chính của Chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Hương Khê. 25

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 26

Năm 28

Chỉ tiêu 28

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 29

Cho vay trung hạn 30

1.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê. 32

1.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng 32

1.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê . 33

1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động : 33

1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động . 34

1.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê 44

1.3.1 Những kết quả đã đạt được 44

1.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 46

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ 47

1.1 Giải pháp 47

1.1.1. Đối với tài khoản tiền gửi của các TCKT 47

1.1.2. Đối với tài khoản tiền gửỉ cá nhân 49

1.1.3. Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm 52

1.2 Một số kiến nghị thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNN0&PTNT Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh 55

KẾT LUẬN 57

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thích gửi tiết kiệm, họ thích tích trữ vàng, hoặc ngoại tệ mạnh như đô la, với kỳ vọng là bảo toàn được giá trị. Trong hoàn cảnh này nếu ngân hàng không có chính sách huy động vốn thích hợp và hấp dẫn như tiền gửi đảm bảo bằng vàng, tiền gửi có tính đến trượt giá thì sẽ không huy động được tiền gửi tiết kiệm và lạm phát có thể bị đẩy lên cao hơn. * Nhân tố thời vụ tiêu dùng: Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của một Ngân hàng Thương mại trong một thời gian nhất định. Vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Chẳng hạn vào dịp Tết Nguyên đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để sắm Tết. * Nhân tố môi trường pháp lý: Trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thì hoạt động kinh doanh mới có thể an toàn, đồng thời các Ngân hàng Thương mại tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đối với khách hàng của mình, có vậy xã hội mới đi vào trật tự, kỷ cương. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng phải tuân theo sự điều hành của các chính sách tiền tệ do chính phủ và ngân hàng nhà nước ban hành * Nhân tố môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh đó là các điều kiện kinh tế - xã hội nơi ngân hàng hoạt động và sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại trên cùng một địa bàn. Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy động vốn của bản thân ngân hàng, do vậy ngân hàng phải linh hoạt bám sát thị trường, quyết đoán trong khi quyết định áp dụng các hình thức huy động vốn cho thích hợp nhằm huy động tối đa lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng. * Bảo hiểm tiền gửi Các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tiền vào ngân hàng đều tin tưởng ngân hàng là nơi giữ tiền an toàn nhất. Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế có thể có biến động ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và tác động đến tâm lý người dân. Để xoá đi tâm lý lo lắng về sự an toàn của các khoản tiền gửi, các Ngân hàng Thương mại nên phối hợp với công ty bảo hiểm để mở bảo hiểm tiền gửi. Nếu có rủi ro xảy ra, ngân hàng không có khả năng thanh toán thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán thay. Làm tốt bảo hiểm tiền gửi, các ngân hàng sẽ hạn chế được một nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn góp phần tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng. 1.3.2 Nhân tố chủ quan: * Chính sách lãi suất cạnh tranh: Chính sách lãi suất cạnh tranh( bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đã ở mức tương đối cao. Các Ngân hàng Thương mại không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức hay một công ty khác. * Chính sách khách hàng: Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách ứng xử phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm cho bản thân ngân hàng thì ngân hàng sẽ có một chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn của món vay cũng như việc bảo lãnh các hợp đồng... * Công tác cân đối vốn của ngân hàng : Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng. Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó co chính sách huy động vốn thích hợp. * Các hình thức huy động vốn của ngân hàng : Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽ càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiết kiệm phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các Ngân hàng Thương mại thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào áp dụng một hình thức huy động mới. * Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng: Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc ngân hàng có quầy giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm... có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo được niềm tin với khách hàng cũng là những lợi thế đáng quan tâm của các Ngân hàng Thương mại. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn, do vậy đây là điểm mạnh để các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. * Chính sách Marketing Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả panô, áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ 1.1 Sơ lược về Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương khê 1.1.1 Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh HNN0&PTNT Huyện Hương khê NHNN & PTNT huyện Hương Khê là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Được thành lập theo nghi định số 53HĐBT- NHNN Việt Nam đi vào hoạt động năm 1988. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hương Khê từ khi thành lập đến nay đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp CNH_ HĐH nông nghiệp nông thôn của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. *Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Hương Khê gồm 1 giám đốc và 1 phó Giám Đốc. Giám Đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHNo Huyện Hương Khê, chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp phòng kế toán – ngân quỹ và NHC3 Phúc Trạch Phó giám đốc chịu trách nhiệm mảng kinh doanh phụ trách trực tiếp NHC3 Phúc Đồng Và Phòng kinh doanh . Dưới ban lãnh đạo có : • Phòng kế toán –Ngân quỹ • Phòng kinh doanh • NH Cấp 3 Phúc Trạch • NH Cấp 3 Phúc Đồng Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê GĐ PGĐ NHC3 Phúc Đồng NHC3 Phúc Trạch Phòng kinh doanh P kế toán Ngân quỹ - Phòng kinh doanh thực hiện hai nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH đó là huy động vốn và cho vay hộ ,cho vay theo dự án kinh doanh các dịch vụ NH các kế hoạch về kinh doanh do bộ phận này đảm nhiệm vụ hoạch định. - Phòng kế toán, ngân quỹ: Cán bộ phòng kế toán ngân quỹ không chỉ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà còn thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền quản lý kho quỹ nghiệp vụ, tham gia thanh toán liên hàng, phòng còn đảm nhận các công việc về tài chính phân tích hoạt động tài chính. Huy động vốn - Còn 2 NHCấp 3 đảm nhiệm một công việc hết nặng nề và khó khăn đó là công tác nguồn vốn , sử dụng vốn ,thanh toán ngân quỹ. 1.1.2 Các hoạt động chính của Chi nhánhNHNo&PTNT Huyện Hương Khê. NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là một chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Huyện Hương Khê đóng trên địa bàn thị trấn Huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh , là một NH Miền núi thuần nông nghiệp, thị trường hoạt động rộng, nói chung giao thông đi lại khó khăn dân cư sống không tập trung theo thôn xóm, với diện tích 1278 km2 có 1con sông .Đường sắt Bắc – Nam, Và Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua . NHNo&PTNT Huyện Hương Khê có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt, ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình với tinh thần vượt khó, tìm tòi sáng tạo, tự lực tự cường giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm, tập thể ban giám đốc, chi uỷ và chi bộ Đảng đề ra nhiều chủ trương giải pháp sát với thực tế. Có thể nói NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là một tập thể đoàn kết gắn bó, luôn thống nhất về mặt nhận thức và hành động, luôn hoàn thành và hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao trước thời hạn, các chỉ tiêu đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo an toàn tiền vốn và tài sản của Nhà nước. Trong lĩnh vực đầu tư cho vay của NH những năm vừa qua đã thoả mãn nhu cầu vốn vay trên địa bàn, chất lượng tín dụng được nâng lên từng bước đồng vốn NH đang phát huy hiệu quả góp phần ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Huyện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn, được cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành cấp trên ghi nhận. Đứng trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành NH nói chung và NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nói riêng. Toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Huyện Hương Khê luôn xác định muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng đổi mới cải cách về cơ cấu tổ chức. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên cùng với việc xây dựng cơ sử hạ tầng đổi mới các trang thiết bị cũng được quan tâm. Với phương châm đi vay để cho vay chuyển đổi hoạt động NH từ chỗ phục vụ kinh tế quốc doanh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, sang phục vụ kinh tế nhiều thành phần theo định hướng của Đảng, của Nhà nước và của ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư trung và dài hạn. 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn của NHTM là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung. Chính vì vậy nguồn vốn quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường . NH có nguồn vốn dồi dào sẽ có lợi trên thị trường. Do vậy chiến lược huy động vốn là mở rộng kinh doanh tiền tệ của NH nó mang tính thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng mở rộng với khối lượng ngày càng lớn. * Công tác nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2009 Biểu huy động nguồn vốn năm 2009 Đơn vị: Triệu đồng & % So đầu năm TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Số tuyệt %(+,-) đối(+,-) 1 Nguồn vốn huy động 153.191 176.901 23.710 17.44% 2 Tiền gửi tiết kiệm 145.763 166.632 20.869 14.31% -Nội tệ 141.795 161.969 20.174 14.23% -Ngoại tệ 3,968 4,663 695 17.52% 3 Tiền gửi TCKT 7.238 10.079 2.841 39.25% -Nội tệ 7.238 10.079 2.841 39.25% -Ngoại tệ 4 TG kỳ phiếu, tráI phiếu 190 190 0 0% -Nội tệ 190 190 0 0% -Ngoại tệ 5 Tiền gửi khác (Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê) Trong năm 2009 Nguồn vốn huy động trên địa bàn Hương khê đạt 167.901 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 26.710 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 17.44% Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm đạt 166.623 triệu đồng tăng so với đầu năm là 20.869 triệu đồng tốc độ tăng là 14.31%, Tiền gửi TCKT đạt 10.079 triệu đồng, tăng 2.841 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng là 39.25%, Trái phiếu đạt 190 .Tỉ lệ này không thay đổi. Có thể nói nguồn vốn huy động tại địa phương trong năm 2009 có mức tăng trưởng tương đối cao từ trước đến nay, nguyên nhân tăng do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác nguồn vốn nên trong năm đã có nhiều biện pháp tích cực chủ động khới tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư như giao chỉ tiêu huy động vốn tới từng cán bộ ,mở thêm nhiều hình thức huy động vốn như huy động tiết kiệm gửi góp, mở rộng mạnh lưới hoạt động (NH cấp 3) cải tiến phong cách lề nối làm việc, chủ động tìm kiếm khách hàng và vận động những gia đình có nguồn vốn nhàn rỗi lớn gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi cá nhân ... nên nguồn vốn tăng khá cao. Biểu số 2.1: Kết quả huy động vốn từ năm 2007 đến 2009 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động 126.974 100% 151.082 100% 176.901 100% Tiền gửi không kỳ hạn 13.607 10.7% 7.238 4.8% 10.079 5.7% Tiền gửi có kỳ hạn 113.367 89.3% 143.844 95.2% 166.822 94.3% (Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê) Theo bảng 2.1 ta thấy rằng doanh số huy động của các năm tăng rất đều đặn riêng nguồn vốn không kỳ hạn có tăng giảm thất thường do tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn có sự biến động, Nguồn vốn có kỳ hạn tăng đều đăn theo các năm, nên tỷ trọng của nguồn vốn này tăng lên trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là do ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức đến khách hàng có ý định gửi tiền không kì hạn. Điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến doanh số huy động vốn vì tiền gửi không kì hạn không có tính ổn định cho nên ngân hàng khó có thể sử dụng nguồn này, và nhu cầu gửi tiền tiết kiệm còn khá cao.Như vậy năm 2009 nguồn vốn huy động từ tiền gửi củaNHNo& PTNT Huyện Hương Khê tăng khá cao nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn có kì hạn, chính vì vậy ngân hàng cần phải tăng cường huy động thêm nguồn vốn không kỳ hạn. 1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn NHNo&PTNT Huyện Hương Khê thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” vừa mở rộng đầu tư vừa gắn chặt chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh là hàng đầu. Bám sát định hướng tăng trưởng dư nợ của toàn ngành các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Trong năm 2009 với sự quyết tâm nỗ lực bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận, đối tượng cho vay của ngân hàng Hương Khê chủ yếu là cho vay kinh tế hộ và theo phương thức cho vay từng lần. + Tổng số dư nợ hữu hiệu 2009 là 345.771 triệu đồng + Nợ quá hạn 2009 là 5.805 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1.76% Kết quả hoạt động cho vay được thể hiện qua biểu sau: Bảng 2.2: Tổng hợp dư nợ Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng Tổng dư nợ 201.123 239.500 19% 345.771 44.4% Cho vay ngắn hạn 95.818 137.653 43.6% 221.103 60.6% Cho vay trung hạn 105.305 101.847 -3.3% 124.668 22.4% (Nguồn: báo cáo của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong các năm, trong đó cho vay kinh tế hộ là chủ yếu. Để đạt được kết quả như vậy là trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư, triển khai chính sách khách hàng theo đề án chiến lược kinh doanh đã được TW phê duyệt bên cạnh đó thực hiện việc giao khoán đến từng cán bộ tín dụng. Chính vì vậy mà dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng trong những năm qua. Ngân hàng luôn tạo sự cân đối giữa cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn thích ứng với nguồn vốn huy động tại địa phương và mục đích sử dụng vốn của ngân hàng. Việc cho vay hộ sản xuất đã được chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê mở rộng xuống từng thôn xã cho hàng ngàn hộ vay vốn để phát triển kinh tế, nhìn chung chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nhờ chế độ ưu đãi về lãi xuất tiền vay cho người nông dân cùng với Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tháo gỡ những vướng mắc mà ngày càng mở rộng và phát triển với hiệu quả cao. Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn (Dư nợ: NHNo&PTNT Huyện Hương Khê) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 201.123 100% 239.500 100% 345.771 100% Nợ trong hạn 199.446 99.2% 237.136 99.02% 339.866 98.33% Nợ quá hạn 1.677 0.8% 2.364 0.98% 5.805 1.67% Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là một kết quả được dự đoán trước vì nền kinh tế đang bị lạm phát, nhưng trong năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng No&PTNT huyện Hương khê chiếm tỷ trọng cao hơn so với 2 năm trước liền kề, có điều này sảy ra là do trong năm 2009 giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường tăng cao dẫn đến tốc độ lạm phát của nền kinh tế cũng tăng theo mặt khac yếu tố khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chính, đây là yếu tố khách quan trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam chúng ta. 1.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê. 1.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Địa bàn hành chính Huyện Hương Khê gồm 21 xã 1 thị trấn với dân số là 106.786 người, sấp sỉ 26.245 hộ dân cư. + Diện tích tự nhiên: 127.680 ha. +Đất nông nghiệp : 12.739 ha. +Đất lâm nghiệp : 93.954 ha. - Năm 2008 nền kinh tế địa phương tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao (GDP): 13,5%. Một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đặc biệt là các trang trại chăn nuôi , vườn cây ăn quả như bưởi Phúc Trạch , Cam Ke Mây các vườn ươm cây gió trầm đang thời kỳ phát triển làm nâng cao thu nhập của người dân. * Khó khăn Hương Khê là huyện có nhiều khó khăn . Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt là thuỷ nông, giao thông. Điều này khó khăn trong việc huy động vốn . * Thuận lợi Là 1 huyện có đường sắt Bắc – Nam Và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh thương mại trong Huyện , Hương Khê có một tiềm năng rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm nông nghiệp, được tiêu thụ nhanh với giá cả hợp lý trên thị trường. Đó là một thuận lợi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Huyện Hương Khê là Huyện có các lọai quả nổi tiếng Như Bưởi Phúc Trạch ,Cam khe mây ,và trồng cây gió trầm đang phát triển tăng thu nhập của người dần lên cao. Hiện nay ở huyện Hương Khê đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN và thương mại dịch vụ.Năm 2009 đã có 79 doanh nghiệp . Trong nông nghiệp diện tích lúa, diện tích rau màu, củ quả tăng, các giống lúa mới có năng suất cao nên hiện nay Huyện đang đầu tư xây dựng nhà máy gạch ở Phúc Trạch ,và tạo điều kiện phát triển với đủ các loại hình kinh doanh. 1.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê . 1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động : Trong 3 năm từ năm 2007-2009 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 176.901 tỷ đồng tăng 26.701 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 49.927 tỷ đồng so với năm 2007. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tỉnh, một tổ chức tín dụng vững mạnh và có uy tín .Một trong những nguyên nhân có được tăng trưởng như vậy đó là đối với một số khách hàng lớn có quan hệ tiền gửi,thanh toán ,tín dụng, để giữ và lôi kéo được nguồn vốn,thu dịch vụ, được sự chấp thuận của NHNo&PTNT Việt nam, chi nhánh Ngân Hàng áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi.Nguồn vốn và tài sản tăng trưởng tốt tạo điều kiện cho ngân hàng cơ cấu lại dư nợ tín dụng và mở rộng hoạt động cho vay, mở rộng mạng lưới thanh toán, từng bước nâng cao uy tín ngân hàng và tạo điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương khê đang từng bước lành mạnh quan hệ tín dụng, chất lượng tín dụng đang ngày càng được cải thiện, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng từng bước được nâng cao. Cho nên lợi nhuận ngân hàng hàng năm tăng lên đáng kể. 1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động . Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh , nền kinh tế đặc thù là sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn còn ít. Tuy nhiên trong những năm gân đây cùng với sự sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả, các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn bước đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực như: xây dựng, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, vận tải... đã và đang hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy mà họ muốn việc thanh toán của mình được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Do đó NH đáp ứng nhu cầu này của họ thông qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Muốn được sử dụng các công cụ này, các TCKT phải tiến hành mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mang nội dung là tiền gửi thanh toán và họ phải chịu phí dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó các TCKT có những lúc có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi họ có nhu cầu mở tài khoản tại NH dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất và đảm bảo an toàn vốn kinh doanh của mình. Đó là hai nhu cầu chính của các TCKT khi gửi tiền vào NH. Vì thế mà tiền gửi của họ chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Thông qua hai hình thức gửi tiền này của các TCKT, NH sẽ có được nguồn vốn rẻ và trả lãi với mức lãi suất thấp và thu được phí từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tình hình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của các TCKT tại NHNo&PTNT Huyện Hương Khê thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Số dư tài khoản tiền gửi của TCKT (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền 08 / 07 09/08 Tổng nguồn vốn 126.974 151.082 176.901 20% 17% - Tiền gửi của dân cư 113.367 143.844 166.822 26.9% 16% - Tiền gửi của TCKT 13.607 7.238 10.079 -46.8% 39% + TG không kỳ hạn 13.107 5.638 8.479 57 % 50% +TG có kỳ hạn 500 1.600 1.600 % 0 % (Nguồn: NHNo&PTNT Huyện Hương Khê) Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng số nguồn vốn tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê tă ng đều đặn qua các năm, năm 2008 tăng so với năm 2007 là:24.108 triệu đồng, tốc độ tăng 20%. Tổng nguồn vốn 2009 so với năm 2008 tăng 25.819 triệu đồng, tốc độ tăng là 17%. Tổng số dư tiền gửi của dân cư ở NHNo&PTNT Huyện Hương Khê tăng giảm thất thường qua các năm: Năm 2008 tăng so với năm 2007 là:30.477 triệu đồng, tốc độ tăng là 26.9%. Tổng số tiền gửi của dân cư 2009 giảm so với năm 2008 là: 22.978 triệu đồng, tốc độ tăng là 16%.Còn tổng tiền gửi của TCKT ở NHNo&PTNT Huyện Hương Khê tăng giảm thất thường qua các năm: Năm 2008 giảm so với năm 2007 là: 6.369, tốc độ giảm là 46.8%.nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.841, tốc độ tăng là 39% có sự tăng mạnh như trên là do tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng. Nhìn chung Tổng nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê có xu hướng tăng chậm qua các năm. Ta thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi của các TCKT, nguồn vốn này tạo điều kiện cho NH giảm chi phí đầu vào vì nguồn tiền này được coi là có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên nó lại có bất lợi là tính không ổn định. *Tài khoản tiền gửi cá nhân Tại NHNo&PTNT Huyện Hương Khê đã có hơn 800 tài khoản cá nhân và lượng tiền gửi trên tài khoản cá nhân hàng năm đều tăng lên về số lượng và tỷ trọng trong tổng tiền gửi. Đó là hàng năm có thêm rất nhiều cá nhân đến mở tài khoản tại các chi nhánh, năm 2008 có đến 200 khách hàng là cá nhân đến xin mở tài khoản tại chi nhánh. Lý do mà khách hàng đến mở tài khoản nhiều trong năm 2008 là do chương trình khuyến khích người dân chưa có việc làm đi xuất khẩu lao động của Chính Phủ chính vì lẽ đó mà những người có con em đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài họ muốn mở tài khoản tại NH để con em họ có thể chuyển tiền về để trợ giúp gia đình. Số lượng các tài khoản cá nhân cũng rất đa dạng và phong phú về mục đích sử dụng. Có người mở tài khoản chỉ để khách hàng chuyển trả tiền mua hàng bằng chuyển khoản và rút bằng tiền mặt. Có người mở tài khoản để người nhà đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài chuyển tiền về. Trong đó có cả tài khoản của cán bộ NH mở để chuyển tiền lương vào đó và rút dần khi có nhu cầu chi tiêu. Có một số gửi tiền vào tài khoản coi như tiết kiệm không kỳ hạn (vì lãi suất bằng nhau). Và có rất nhiều người buôn bán thường xuyên mở tài khoản để sử dụng các công cụ thanh toán của NH (chủ yếu là thanh toán chuyển tiền nhanh)… Bảng 2.6: Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) 08-07 09-08 Số lượng TK 409 521 655 27% 25% Số dư TK 5.905 6.183 7.256 4.7% 17% Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 chi nhánh đã huy động được 7.256 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn của 655 khách hàng cá nhân, tăng (tương đương với 25%). Nhìn chung, số lượng tài khoản cũng như số dư tài khoản cá nhân tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Tài liệu liên quan