MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1. THỰC CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 3
1.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.2. Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. 5
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 9
1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh. 9
1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 14
1.3. MỘT SỐ YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 20
1.3.1. Tính tất yếu khách quan không ngừng nâng cao hiệu quả. 20
1.3.2. Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 28
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ. 30
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 30
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành 30
2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty : 31
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 36
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY 43
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY. 56
2.4. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. 63
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ. 66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 66
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 67
3.2.1. Xây dựng áp dụng đồng bộ khai thác mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu. 68
3.2.2. Các biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động. 73
3.2.3. Các biện pháp tăng cường về đầu tư theo chiều sâu để nâng cao trình độ hiện đại của công nghệ. 75
3.2.4 Các biện pháp nâng cao trình độ sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. 77
3.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước. 78
KẾT LUẬN 79
Tài liệu tham khảo 80
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh =
Yếu tố đầu vào
Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải tăng kết quả đầu ra và giảm yếu tố đầu vào.
a. Nâng cao kết quả đầu ra.
+ Đa dạng hoá sản phẩm thay đổi cơ cấu mặt hàng.
Để thích nghi với cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ cố định với những loại măt hàng truyền thống. Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chú ý tới lợi nhuận do từng loại mặt hàng đem lại, để có quyết định đúng đắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng hoá gì để lợi nhuận của doanh nghiệp đạt cao nhất, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng theo các tỷ lệ thích hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
+ Tìm kiếm khai thác thị trường - tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngoài việc áp dụng các chính sách giá cả phù hợp, các hình thức quảng cáo độc đáo, còn phải giữ vững và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức cạnh tranh lành mạnh liên doanh liên kết để tạo thế và lực.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những biện pháp cơ bản để giữ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng truyền thống. Đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất với khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ được sản phẩm,.
b. Tiết kiệm các yếu tố đầu vào.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được đều đặn, liên tục
+ Đầu tư công nghệ mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đây là một giải pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư công nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh do vậy trước khi có quyết định đầu tư doanh nghiệp phải có dự án nhập khẩu, nghiên cứu tiện lợi, bất tiện, tính toán phân tích thật chặt chẽ, tỷ mỉ để tránh tổn thất, rủi ro...
+ Các biện pháp về quản lý.
Công tác quản lý phải được thực hiện tốt từ đầu vào đến đầu ra, từ việc chuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn, lãi.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau:
Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất.
Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng.
PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ.
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành
- Tên công ty: Công ty Sông Mã
- Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Đinh Xuân Hướng
- Địa chỉ: Số 469 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành phố Thanh Hoá
Điện thoại: 037.852.589
Fax: 037.757.497
- Cơ sở pháp lý: Công ty kinh doanh nhà Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/3/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, được đổi tên thành Công ty Sông Mã theo quyết định số 1050 QĐ/UBTH ngày 05/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2606000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp lần đầu ngày 01/4/1993 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 13/4/2004.
- Loại hình doanh nghiệp: Trước đây là doanh nghiệp nhà nước nhưng hiện tại là Công ty cổ phần.
- Nhiệm vụ của Công ty.
+ Kinh doanh nhà hàng khách sạn, khu vui chơi.
+ Quản lý mặt bằng quy hoạch được duyệt các khu chung cư.
+ Xây dựng các công trình giao thông, nhà ở, san lấp mặt bằng, các công trình hạ tầng đô thị.
+ Kinh doanh kho tàng bến bãi.
+ Tư vấn xây dựng, cho thuê nhà ở, cho thuê trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà ở
- Nguyên tắc hoạt động của công ty là:
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng và Nhà nước
- Kinh doanh trong sạch lành mạnh, hiệu qủa.
- Đảm bảo đời sống cho người lao động,tuyệt đối trung thành với tập thể
2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
Ban giám đốc
Phòng khsxkd
Phòng tài vụ
P.tài chính
Phòng TCHC
phòngKTKT
Phòng dự án
P.QLKT quỹ đất
Các đợn vị trực thuộc
a. Phòng Tổ chức Hành chính :
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương và các chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong Công ty.
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ CNV để phản ánh kịp thời với Ban lãnh đạo đơn vị.
Theo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động và các nội quy của Công ty. Từ đó đề xuất Giám đốc khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm động viên phong trào thi đua trong đơn vị.
Tham mưu cho Giám đốc tuyển dụng, đào tạo, cho thôi việc và xây dựng các định mức về lao động, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động theo các quy định của Nhà nước.
Bảo đảm các điều kiện làm việc cho các hoạt động chung và phục vụ các Hội nghị trong Công ty.
Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
Điều động xe con phục vụ công tác của đơn vị, cho lãnh đạo Công ty đi công tác an toàn, kịp thời và kiểm tra việc bảo quản, sử dụng xe.
Làm tốt công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh của Công ty, đôn đốc công tác vệ sinh.
Tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh, xây dựng phương án tác chiến phù hợp với tình hình đơn vị và đề xuất Giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty, thực hiện tốt pháp lệnh dân quân tự vệ.
Quản lý và bảo vệ tốt tài sản của cá nhân và tập thể trong khu vực Công ty.
Chịu trách nhiệm hướng dẫn các phòng nắm vững các văn bản hành chính.
Giúp Giám đốc Công ty duy trì và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của Công ty.
b. Phòng Tài vụ:
Tổ chức thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành. Từ đó đề suất Giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính trong đơn vị, phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn.
Kịp thời làm các báo cáo quyết toán tài chính theo quy định. Đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ tài chính và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Theo dõi chặt chẽ việc thanh toán, mua bán, xuất nhập hàng hoá, tài sản dụng cụ trong Công ty. Đôn đốc thanh quyết toán và thu hồi công nợ. Đảm bảo việc thu chi đúng nguyên tắc và chế độ tài chính hiện hành. Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý và thu chi tiền mặt.
Theo dõi việc quản lý và sử dụng tài sản trong Công ty.
Phối hợp đôn đốc thu hồi công nợ.
Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán XDCB ở các đội xây dựng, cửa hàng vật liệu theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Nắm vững các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước ban hành.
c. Phòng Kế hoạch Kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chủ động tìm kiếm, khai thác quỹ đất ở, báo cáo Giám đốc xin chủ trương quy hoạch các khu chung cư, dân cư. Đồng thời đấu mối xin quy hoạch khi được Giám đốc đồng ý.
Tham mưu và chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc trong việc ký kết các Hợp đồng Kinh tế, các bản giao khoán công việc.
Làm tốt công tác giới thiệu sản phẩm, theo dõi chặt chẽ việc bán hàng, chủ động đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc bán hàng của Công ty. Hướng dẫn khách hàng nộp tiền và làm hợp đồng kịp thời cho khách hàng.
Lập, theo dõi, kiểm tra các mặt bằng quy hoạch theo đúng quy định của Pháp luật.
Tổ chức đến bù, giải phòng mặt bằng đúng chế độ và tiến độ được giao.
Phối hợp với Phòng Tài vụ làm tốt công tác thu hồi công nợ.
Đảm bảo việc quản lý, thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước chặt chẽ, đúng chế độ và làm tốt công tác quản lý các điểm thuê và cho thuê của đơn vị.
Chịu trách nhiệm về việc thực thi đúng pháp luật trong lĩnh vực nhà ở, đất ở.
Quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ các công trình.
Đình kỳ làm các báo cáo về kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với cấp trên kịp thời, chính xác.
Chỉ đạo tổ dịch vụ làm việc có hiệu quả, theo quy định của Nhà nước.
Quản lý phát huy tủ sách pháp luật đầy đủ theo thứ tự và có trách nhiệm triển khai đến tất cả các phòng ban những văn bản mới ban hành.
d. Phòng Kinh tế Kỹ thuật:
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng các dự án, thiết kế, dự toán kịp thời, chính xác.
Quản lý chặt chẽ các mặt bằng quy hoạch được giao, đảm bảo các công trình xây dựng của đơn vị đúng thiết kế và quy hoạch được duyệt.
Quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ các công trình xây dựng của Công ty.
Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đôn đốc thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng và thiết kế dự toán công trình.
Đề xuất Giám đốc các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mọi thủ tục phát sinh theo đúng quy định.
Kịp thời làm các biên bản bàn giao và quản lý chặt chẽ các biên bản bàn giao đất, giao đúng, giao đủ các công trình cho các hộ. Quản lý các hộ xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt.
Theo dõi, kiểm tra, quản lý việc thực hiện các trình tự xây dựng cơ bản của các đội xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.
Phụ trách điều hành tổ dự án.
Chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng sơn, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập, mua bán hàng và hàng tồn kho. Bán hàng theo đúng giá quy định.
Tăng cường công tác tiếp thị, thúc đẩy việc bán hàng.
Nộp tiền bán hàng và làm các thủ tục thanh quyết toán kịp thời.
Đề xuất các biện pháp để thúc đẩy bán hàng, tiến tời tự hạch toán.
e. Phòng dự án:
Lập và trình duyệt các dự án đầu tư; Quản lý các dự án theo sự điều hành của Giám đốc Công ty.
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc lập thủ tục quy hoạch, phương án đầu tư và phương án kinh doanh các dự án khi có chủ trương của ngành chức năng.
Có trách nhiệm và thực hiện trong việc bán sản phẩm của Công ty.
Phối hợp với các phòng ban trong Công ty tham gia các công việc chung: Kiểm kê, đền bù, giải phóng mặt bằng...
f. Phòng quản lý và phát triển quỹ đất:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức phát triển và quản lý quỹ đất của tỉnh theo đúng các quy định của luật đất đai và thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004.
- Đấu mối với các cấp các ngành chức năng có liên quan để tiến hành các thủ tục kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng khi có Quyết định thu hồi đất giao cho công ty quản lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức lập phương án, kế hoạch sử dụng và khai thác đất có hiệu quả trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu đưa ra cơ chế thu hút đầu tư vào khu đất đang quản lý.
g. Phòng Tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác sử dụng vốn của Doanh nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc huy động vốn phục vụ cho SXKD của Công ty.
- Phân tích cân đối các nguồn vốn đầu tư cho từng dự án Công ty thực hiện.
- Theo dõi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các khu, theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
- Quản lý và giám sát các phần vốn của đơn vị tham gia tại các doanh nghiệp khác.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Lao động
Công ty Sông Mã là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, các công nhân và thợ lành nghề... đã có kinh nghiệm SXKD trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, san nền, quản lý nhà hàng, khách sạn…
Xác định yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, trong những năm qua, công ty luôn quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ trí thức trẻ. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công nhân viên được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng đến công tác tổ chức, sắp xếp nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân....
Không những thế, công ty còn mạnh dạn đa dạng hoá đội ngũ sản xuất. Nhờ đó, đến nay, công ty có rất nhiều đội sản xuất và nhiều cửa hàng.
Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề là một nguồn lực, tài sản vô cùng quí giá của công ty, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Biểu 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty
Đơn vị: lao động
S
t
t
Phân hạng cán bộ lao động
Phân theo trình độ đào tạo và cấp bậc
tổng số
đại học
cao đẳng
Trung cấp
cnkt bậc 5 trở lên
cnkt bậc 4 trở xuống
Lao động phổ thông
1
Lãnh đạo công ty
2
2
135
2
Cán bộ phòng ban
14
10
4
3
Chuyên viên KINH Tế
37
26
11
4
Kỹ sư xây dựng
18
18
5
Kiến trúc sư
2
2
6
Cử nhân luật
3
3
5
Công nhân
114
20
30
64
Thợ
80
30
50
Tổng
270
61
24
41
64
30
50
61
Qua bảng trên cho ta thấy trình độ đại học = x 100% =22,6% 270
114
Số công nhân kỹ thuật = x 100% = 42,22%.
270
80
Số thợ bậc 4 trở xuống = x 100% = 29,63%.
270
Với 42,22% số lao động là công nhân kỹ thuật, đây cũng là một tỷ lệ khá cao phù hợp với thực tế môi trường làm việc của công ty là nơi công trường . Số lao động có trình độ đại học chiếm 22,6% đây là một tỷ lệ cao trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đồng thời số thợ bậc 4 trở xuống chiếm tới 29,63%, do đó công ty cần khuyến khích tuyển dụng và nâng cao trình độ bậc thợ của công nhân và trình độ cán bộ quản lý của công ty nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với nghề xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đây cũng là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Độ tuổi trung bình của công nhân trong công ty là cao với điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc. Điều nay ảnh hướng khá lớn đến năng suất sản xuất và kinh doanh, sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy trong tương lai, công ty cần có kế hoạch bổ sung công nhân trẻ tuổi, năng động nhằm trẻ hoá đội ngũ công nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Nói tóm lại trong thời gian tới công ty cần phát huy hơn nữa nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của mình, có như vậy công ty mới thành công trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt sản xuất kinh doanh của mình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị.
Công ty luôn luôn chú trọng vào việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và thường xuyên mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị tuy nhiên những công nghệ máy móc đó chưa thật sự tiên tiến hiện đai, chưa mang được những đặc trưng riêng biệt để mang lại sự khác biệt cho những công trình của công ty. Ngoài ra một số máy móc có thời gian sử dụng đã lâu, giá trị còn lại thấp, kỹ thuật lạc hậu nên cần được thanh lý để đầu tư những máy móc thiết bị khác tiên tiến hiện đại hơn.
Một số máy móc thiết bị công ty đang sử dụng như
Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty.
Stt
Tên MM- TB
Số lượng
å giá(VND)
Giá trị còn lại
1
Cán trục cáp
10
975.839.800
515.613.266
2
Máy vận thăng VN
15
110.546.400
32.347.432
3
Máy trộn bê tông
10
170.280.000
20.480.000
4
Máy phát điện KOHLER
5
520.000.000
325. 508.000
5
Máy cắt sắt
10
100.880.000
5.880.000
6
Máy uốn thép
5
200.350.000
11.783.333
7
Máy cắt uốn sắt
5
250.366.000
230.625.324
8
Máy hàn
10
635.898.000
315.945.000
9
Xe toyota
3
620.283.000
450.511.840
10
Xe huynndai
1
2.700.867.140
1.800.578.093
11
Xe jolie
1
1.410.344.379
946.229.596
12
Xe IFAW50
1
3.317.267.000
2.162.178.780
c. Công nghệ
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Qui trình công nghệ của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, tính đồng bộ trong sản xuất cao, trang thiết bị thủ công đang dần dần được cơ giới hóa, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu sản phẩm có chất lượng cao.
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm các giai đoạn sau:
+ Khảo sát địa hình, địa chất của công trình.
+ Thiết kế, phác thảo mô hình của công trình.
+ Tính toán các thông số kỹ thuật và chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho công trình.
+ Tiến hành xây lắp và giám sát công trình
+ Hoàn thiện và bàn giao công trình.
d. Sản phẩm.
- Quản lý và kinh doanh nhà. Đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty, lĩnh vực này có doanh số chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty
- Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số lĩnh vực như:
- Xây dựng các công trình: nhà ở, kỹ thuật hạ tầng đô thị, giao thông, san lấp mặt bằng, xây lắp điện nước.
- Tư vấn xây dựng, dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn , vui chơi giải trí, kho tàng bến bãi.
- Khai thác tài nguyên, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, kinh doanh vật lý trị liệu.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ và đường thuỷ.
- Sản xuất và kinh doanh bia qui mô dưới 1.000 lít/ngày.
- Khảo sát địa hình, địa chất; thiết kế qui hoạch xây dựng.
- Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình.
- Giám sát các công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế hạ tầng kỹ thuật: giao thông, điện, nước, san nền.
- Tháo lắp máy, phá dỡ công trình.
- Kinh doanh ăn uống, giải khát, nghỉ trọ, đưa đón khách tham quan.
- Đại lý, bán lẻ hàng tiêu dùng cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
- Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
e. Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty chủ yếu là ủy ban nhân tỉnh, thành phố, các cơ quan đoàn thể và người dân trong tỉnh mà chưa có nhiều thị trường ở các tỉnh khác trong nước và thị trường nước ngoài.
Vì vậy công ty xác định:
- Tiếp tục giữ vững củng cố thị trường truyền thống là các bạn hàng quen thuộc.
- Bên cạnh thị trường truyền thống, công ty cũng ý thức được sự cần thiết của việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới.
f. Nguyên vật liệu.
Các doanh nghiệp công nghiệp, đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp trung ương hoặc địa phương, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải nghiên cứu đến đặc điểm chủng loại, nguyên vật liệu sử dụng.
Tại Công ty Sông Mã với các sản phẩm truyền thống của nghành xây dựng và kinh doanh bất động sản thì nguyên vật liệu chủ yếu là : xi măng, gạch ngói, sắt thép, vôi, cát…..
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY
Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Biểu 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu .
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm
2008
Tổng doanh thu
1
108.075
120.540
138.079
120.626
100.000
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ (4+5+6+7)
3
+ Chiết khấu
4
+ Giảm giá
5
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
6
+ Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu
7
1. Doanh thu thuần (1-3)
10
108.075
120.540
138.079
120.626
100.000 1
2. Giá vốn hàng bán
11
90.620
100.250
115.029
103.156.
84.325
3. Lợi tức gộp (10 - 11)
20
17.455
20.290
23.05
17.470
15.675
4. Chi phí bán hàng
21
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
5. Chi phí quản lý dn
22
5.000
5.000
5.500
4.000
2.000 222
6. Lợi tức thuần từ hd kinh doanh (20-21-22)
30
10.455
12.790
14.550
9.970
9.675
+ Thu nhập hd tài chính
31
100
150
200
350
300
+ Chi phí hoạt động tài chính
32
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31-32)
40
100
150
200
350
300
- Các khoản thu nhập bất thường
41
50
70
60
50
80
- Chi phí bất thường
42
30
20
40
10
30
8. Lợi tức bất thường (41-42)
50
20
50
20
40
50
9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
60
10.575
12.990
14.770
10.360
10.025
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
2.644
3.247
3.692
2.590
2.506
11. Lợi tức sau thuế (60-70)
80
7.931
9.743
11.078
7.770
7.519
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Biểu 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu (Triệu đồng)
108.075
120.540
138.079
120.626
100.000
Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ (Triệu đồng)
49.150
54.840
60.690
65.340
69.545
Sức sản xuất của vốn (lần)
2,2
2,2
2,27
1,84
1,44
Tổng chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (Triệu đồng)
97.620
107.750
123.529
110.656
100.325
Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (lần)
1,1
1,12
1.12
1,09
1,1
Lợi nhuận (Triệu đồng)
7.931
9.743
11.078
7.770
7.519
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)
7,3
8
8
6,4
7,5
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (%)
16,14
17,77
18,25
11,89
10,81
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sx và tiêu thụ (%)
8
9
9
7
8,3
- Doanh thu:
Ta thấy từ năm 2004 đến năm 2006 doanh thu tăng dần và tốc độ tăng thi cao hơn, nhưng từ năm 2007 đến 2008 doanh thu đã giảm nhanh một mặt vì giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh làm thị trương nhà đất trầm đi, mặt khác do công ty đang từng bước tiến hành cổ phần hóa nên các công ty con gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên doanh liên kết,tìm kiếm thị trường.
- Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu trên chi phí Doanh thu trừ thuế
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ=
å Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhìn chung trước khi cổ phần hóa thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần còn khi tiến hành cổ phần hóa thi chỉ tiêu này có giảm đi nhưng cũng đang dần hồi phục.
- Lợi nhuận
Từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng tăng nhanh nhưng năm 2007 thì giảm một khối lượng khá lớn giảm 3.308 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 giảm 251 triệu đồng so với năm 2007 tức là lợi nhuận có xu hướng giảm ít đi. Đây là một dấu hiệu khả thi, và đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp đã rất nổ lực trong sản xuất và kinh doanh khi cổ phần hóa trong điều kiện tình hình kinh tế cả nước và thế giới đều rất khó khăn.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Lợi nhuận dòng
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100%
å Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
Qua bảng biểu trên ta thấy chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006 tuy nhiên đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm mạnh là do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng do giá cả nguyên vật liệu tăng cao và chưa sử thật hiệu quả các yếu tố đầu vào nên chi phí sản phẩm tăng nhanh vì thế tỷ lệ lợi nhuận giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Đến năm 2008 thì tình hình đã khả quan hơn cứ 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 1,1 đồng lãi so với năm 2007,tuy chưa phục hồi được như năm 2006 nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mưng để toàn thể cán bộ công nhân viên cố gắng hơn nưa nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sức sản xuất của vốn
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn =
å Vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Như chúng ta biết càng ngày yếu tố vốn càng chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mặt khác nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng vốn của nền kinh tế đó càng lớn, trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn ngày càng nhiều doanh nghiệp các đơn vị kinh tế gia nhập thị trường vì vậy nhìn chung chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Chỉ tiêu này ở trong công ty Sông mã cũng tuân theo quy luật đó nên nhìn chung nó cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian qua các năm vì vậy đây cũng không phải là một vấn đề đáng lo ngại lắm tuy nhiên công ty cần phải không ngừng có đưa ra các biện pháp thích hợp để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất để tăng doanh thu và tăng sức sản xuất của vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
å Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100%
å Vốn
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công việc là một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm dần do tình hình sản xuất kinh doanh gặp không ít những khó khăn như giá nguyên vật liệu liên tục tăng làm giá cả bất động sản và các công trình tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế có lạm phát cao mà tỷ lệ tiền lương thì tăng ít hơn vì thế tỷ lệ tăng về lợi nhuận không thể theo kịp được tỷ lệ tăng về vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ
chi phí sản xuất và tiêu thụ =
å Chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Chi phí sản xuất và tiêu thụ ngày càng tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa.DOC