MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương 1: Tổng quan chung về BHCNPNT và NLCT của sản phẩm BHCNPNT. 9
1.1 Khái quát chung về BHCNPNT 9
1.1.1 Khái niệm về BHCNPNT 9
1.1.2 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BHCNPNT 9
1.1.3 Đặc điểm chung của BHCNPNT 12
1.1.4 Nội dung cơ bản của một số sản phẩm BHCNPNT chính 13
1.1.5 Đo lường kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ BHCNPNT 26
1.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm BHCNPNT 27
1.2.1 Khái niệm 28
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá NLCT của sản phẩm BHCNPNT. 31
1.2.3 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới NLCT của sản phẩm BHCNPNT. 50
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm BHCNPNT tại PTI 54
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 54
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PTI 54
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Bưu điện 56
2.1.3 Phạm vi hoạt động kinh doanh của PTI 58
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PTI giai đoạn 2004 – 2008. 61
2.2 Tổng quan về thị trưòng BH và thị trưòng BHPNT Việt Nam 65
2.2.1 Sự ra đời và phát triển của thị trưòng Bảo hiểm Việt Nam 65
2.2.2 Sơ lược về thị trường BHCNPNT Việt Nam 67
2.2.3 Thực trạng NLCT của PTI về nghiệp vụ BHCNPNT. 72
Chương III. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm BHCNPNT tại PTI. 107
3.1 Các cơ hội và thách thức đối với việc triển khai nghiệp vụ BHCNPNT tại PTI trong thời gian tới. 107
3.1.1 Các cơ hội đối với việc triển khai nghiệp vụ BHCNPNT tại PTI 107
3.1.2 Các thách thức đối với sự phát triển của nghiệp vụ BHCN tại PTI . 110
3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 111
3.2.1 Phương hướng phát triển chung cho toàn công ty 111
3.2.2 Phương hướng phát triển cụ thể cho nghiệp vụ BHCNPNT 112
3.3 Các giải pháp nâng cao NLCT cho SP BHCNPNT tại PTI. 114
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp 114
3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực Marketing cho PTI 115
3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên và năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp. 129
3.3.4 Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng , quảng bá thương hiệu PTI 133
LỜI KẾT 136
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
136 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PTI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất hiện trên thị trường chủ yếu tập trung ở mảng nhân thọ như Prudential, AIA, Manulife….Cho tới nay xét trên toàn thị trường đã có tới 27 DNBHPNT, 11 DNBHNT, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare) tồn tại và hoạt động.
Bảng 2.7: Các công ty BHPNT hiện có trên thị trường BH Việt Nam
TT
Tên Công ty
Năm thành lập
TT
Tên Công ty
Năm thành lập
1
Bảo Việt Việt Nam
1964
13
CT CP bảo hiểm AAA
2005
2
Tổng CT CP Bảo Minh
1995
14
CT CP BH Toàn cầu
2006
3
CT CP BH Nhà Rồng
1995
15
CT CP BH Bảo Tín
2006
4
CT CP BH Petrolimex
1995
16
CT TNHH BH Liberty
2006
5
CT BH Dầu Khí
1996
17
CTBH NH Công thương
2002
6
CT BH Quốc tế VN
1996
18
CT CPBH Hàng Không
2005
7
CT BH Liên Hiếp UIC
1997
19
CT TNHH BH ACE
2006
8
CT CPBH Bưu điện PTI
1998
20
CT BHPNT AIG
2006
9
CT BH Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam - BIC
2006
21
CT CP BH ngân hàng NN & PT NT - ABIC
2006
10
CT BH QBE Việt Nam
1995
22
CT BH Tiền gửi VN
2006
11
CT TNHH GRoupama
1997
23
CT BH Viễn Đông
2003
12
CT BH Samsung- Vina
1998
24
CT CP BH Quân đội
2007
(Nguồn Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam - 2008)
Sự tham gia ngày càng đông đảo của các DNBHPNT vào thị trường trong những năm qua là động lực to lớn thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao trung bình 20% mỗi năm.
Bảng 2.8: Doanh thu phí và Chi bồi thường toàn thị trường BHPNT Việt Nam ( giai đoạn 2004 – 2008 )
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu phí (tr đ)
4 800 665
5 485 946
6 357 930
8 359 994
10 855 520
Bồi thường (tr đ)
1 685 237
1 989 879
2 541 387
3 228 482
4 510 696
Tốc độ tăng DT phí (%)
-
14.3
15.9
31.5
29.9
(Nguồn Thống kê BHPNT toàn thị trưòng - BTC, giai đoạn 2004 - 2009)
Nhìn vào bảng trên dễ thấy, trong 5 năm vừa qua doanh thu phí trên toàn thị trường đều tăng qua các năm và tốc độ tăng doanh thu cũng tăng dần. Năm 2004, doanh thu phí BH của toàn thị trường mới chỉ đạt 4800665 triệu đ thì tới năm 2008 mức doanh thu này đã lên tới 10885520 triệu đ, tăng 126.7%. Mức doanh thu trong năm vừa qua đã tăng gần 30% so với năm 2007 và dự kiến sang năm 2009 con số đó còn tăng cao hơn nữa.
2.2.2 Sơ lược về thị trường BHCNPNT Việt Nam
Xét về mảng bảo hiểm con người, hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 3 nhóm chính: BHCNPNT, BHNT và Bảo hiểm y tế tự nguyện. 3 hình thức này tuy có thể coi là 3 hàng hóa thay thế, có sự cạnh tranh lẫn nhau nhưng ít nhiều chúng cũng có tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau nhằm cung cấp nhiều giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân Việt Nam.
So với BHNT và BHYT tự nguyện, ở Việt Nam nghiệp vụ BHCNPNT được triển khai từ khá sớm (khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ XX) như BH học sinh (1986); BH TNLĐ (1987); BH CN24/24 (1991); BH trợ cấp nằm viện (1992)…Cho tới nay, với sự ra đời của rất nhiều sản phẩm khác nhau, danh mục sản phẩm BHCNPNT được các công ty bảo hiểm triển khai trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã khá đa dạng. Các sản phẩm được chia làm 4 nhóm chính :
+ Bảo hiểm tai nạn: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24; BH tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe; BH tai nạn người lao động; …
+ Bảo hiểm sức khỏe : BH sinh mạng. BH TCNV; BH KHCN…
+ Bảo hiểm học sinh : BH toàn diện học sinh. BH tai nạn học sinh.
+ Bảo hiểm du lịch : BH du lịch trong nước, BH du lịch quốc tế…
Và còn một số loại sản phẩm BH khác với phạm vi, quyền lợi rộng hơn như BH TN mức trách nhiệm cao, BH chăm sóc sức khỏe, BH hộ gia đình…
Do đặc thù của loại hình BHCN là không chỉ tạo ra doanh thu ổn định cho doanh nghiệp mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của Nhà Bảo hiểm nên hiện nay hầu hết các công ty BHPNT trên thị trường kể cả những doanh nghiệp lớn, lâu năm như Bảo Việt, Bảo Minh… lẫn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường như BIC, AAA cũng đều triển khai rộng khắp.
Với việc các doanh nghiệp BHPNT cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm BHCN mới, cùng việc đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa mạng lưới phân phối… trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân nghiệp vụ BHCNPNT đã đạt những kết quả rất khả quan.
Bảng 2.9 : Doanh thu phí của nghiệp vụ BHCNPNT (Gđ 2004 – 2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu phí BHCNPNT (trđ)
726 688
837 671
964 165
1 203 157
1 501 623
Doanh thu phí BHPNT (tr đ)
4 800 665
5 485 946
6 357 930
8 359 994
10 855 520
Tỷ trọng DTP BHCNPNT/ DTP BHPNT (%)
15.1
15.3
15.2
14.4
13.8
Tốc độ tăng (giảm) doanh thu phí BHCNPNT (%)
-
15.3
15.1
24.5
24.8
(Nguồn Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008)
Trong giai đoạn 2004- 2008 cùng với sự gia tăng mức doanh thu phí của BHPNT, DT phí của riêng nghiệp vụ BHCNPNT cũng không ngừng tăng lên, tốc độ tăng doanh thu phí BHCN tăng dần qua các năm. Năm 2008 đã đạt tới 1.501.623 tr đ tăng tới 106.6% so với năm 2004. Nhưng tỷ trọng doanh thu phí BHCN trong tổng doanh thu phí BHPNT toàn thị trường lại giảm dần, năm 2004 tỷ lệ này là 15.1% nhưng tới năm 2008 giảm xuống còn 13.8%.
Biểu đồ 2.1: DT phí BHCNPNT so với DT phí BHPNT toàn thị trường
(Giai đoạn 2004- 2008)
Các nhân tố ảnh hưỏng tới kết quả kinh doanh của nghiệp vụ BHCNPNT
Liên quan tới BHCN, hiện nay tại Việt Nam tồn tại 3 mảng BHNT, BHCNPNT và BHYT tự nguyện. Do vậy sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm BHCNPNT của mỗi DNBH là rất lớn. Sức ép đó không chỉ tới từ phía các công ty BHPNT cùng triển khai sản phẩm BHCN cùng loại mà còn tới từ phía những DNBHNT và từ chính sách BHYT tự nguyện của Nhà Nước.
+ Từ các doanh nghiệp BHPNT.
Vì hầu hết các công ty BHPNT khi gia nhập thị trường đều triển khai nghiệp vụ BHCN nên áp lực cạnh tranh đối với PTI về nghiệp vụ trên ngày càng gia tăng. Cạnh tranh không chỉ với những doanh nghiệp lớn trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh...có thương hiệu, kinh nghiệm hoạt động lâu năm, mạng lưới khách hàng rộng lớn khắp cả nước...mà còn cạnh tranh cả với những DNBH trong nước mới gia nhập thị trưòng và các DNBH nước ngoài như AAA, BIC, AIG....có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm quản lý...họ có khả năng đưa ra những sản phẩm mới ưu việt hơn, hạ mức phí xuống mức thấp nhất có thể, tăng quyền lợi bảo hiểm... thậm chí chịu lỗ nhằm mục đích giành giật thị trưòng.
+ Từ phía các doanh nghiệp BHNT.
Bên cạnh những sản phẩm BHNT chính, hiện nay để tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm của mình hầu hết các nhà BHNT đều đưa kèm thêm rất nhiều sản phẩm bảo hiểm bổ trợ như bảo hiểm tử kì, bảo hiểm tai nạn hay bảo hiểm trợ cấp nằm viện...về thực chất các sản phẩm trên không khác gì các sản phẩm BHCNPNT.Do vậy sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty BHNT cũng góp phần làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với PTI về nghiệp vụ BHCN.
+ Từ phía các chính sách BHYT tự nguyện của Nhà Nước.
Ở Việt Nam, chính sách BHYT ra đời và được đưa vào triển khai từ khá sớm nhưng chủ yếu thực hiện dưới hình thức bắt buộc nên đối tượng tham gia khá hạn chế. Nhằm mở rộng nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi bảo y tế , tiến tới lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân - năm 2010, Chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đã ra đời và dần đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Từ năm 1993, BHYTTN đã được triển khai thí điểm ở một số địa phương với 325.869 người tham gia, cho tới năm 1998 số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện không ngừng tăng lên (trung bình khoảng 10%/năm). Một năm sau đó, việc triển khai bị chững lại do bội chi ngân sách khám chữa bệnh ở một số địa phương. Tới năm 2000 nhờ những điều chỉnh về chính sách bảo hiểm y tế theo nghị định 58, số người tham gia BHYTTN đã tăng đột biến (hơn 5 tr người) với tổng quỹ thu về đạt hơn 170 tỷ đ. Quyền lợi của người tham gia không ngừng mở rộng, họ có thể tham gia khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú và chăm sóc sức khỏe tại các tuyến y tế cơ sở…Đặc biệt sau thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT ngày 24.8.2005 để hướng dẫn thực hiện BHYTTN, khoản mục được chi trả BHYT được mở rộng rất nhiều, diện bao phủ của BHYTTN tăng nhanh nhưng điều này đã càng góp phần làm bội chi quỹ BHYT (năm 2006 quỹ bội chi tới hơn 1.616 nghìn tỷ). Đề đảm bảo cân bằng thu chi cho quỹ từ đó đảm bảo thực hiện quyền lợi của người tham gia, với Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30.3.2007, Nhà Nước đã phải "siết chặt các đối tượng tham gia và điều kiện triển khai BHYTTN". Cụ thể như mỗi gia định phải có 100% số thành viên tham gia, 10% số hộ của cộng đồng tham gia…Việc quy định này là rất không hợp lý, gây khó khăn cho việc tiếp cận BHYT của người dân. Vì vậy nó đã vấp phải sự phản đối từ đại bộ phận dân chúng nhất là những đối tượng thuộc diện nghèo. Năm 2007 chỉ có hơn 1.7 triệu người tham gia BHYTTN, giảm một nửa so với 2006.
Để tiến tới lộ trình thực hiện BHYT toàn dân năm 2010, sang năm 2008 các ràng buộc trên đã bị bãi bỏ. Thông tư 14 của liên bộ Y tế- Tài chính đã quy định: mọi cá nhân, tổ chức có thể tham gia BHYTTN với mức đóng khá thấp (320.000 đồng/người/năm (đối với nội thành), 240.000 đồng/người/năm (đối với ngoại thành)...) và thủ tục mua rất đơn giản. Sự thay đổi mang tính tích cực này đã khiến cho số người tham gia BHYTTN trong năm 2008 tăng đột biến đạt khoảng 13 triệu người với số quỹ thu được là 2 200 tỷ đồng…
Sau một loạt các điều chỉnh về chính sách BHYTTN qua các năm, hiện nay chính sách BHYTTN ở Việt Nam đã khá hoàn chỉnh, góp phần tích cực trong việc gia tăng diện được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là với nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên…Điều này có đóng góp quan trọng vào thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta . Tuy nhiên trong việc triển khai BHYTTN cũng không phải không còn tồn tại các hạn chế:
Rất nhiều người dân nhất là đối tượng nghèo, người dân nông thôn mong muốn tham gia BHYT nhưng không thể mua thẻ BH. Do mức đóng BHYTTN hiện giờ quy định khá thấp nhưng vẫn là cao so với mức thu nhập thấp của nhóm đối tượng nay nên cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước.
Chất lượng dịch vụ y tế cung cấp, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cũng là các trở ngại không nhỏ đối với việc vận động người dân tham gia BHYTTN. Hơn nữa nhận thức về BHYT của một bộ phận nhân dân còn khá thấp, chưa quen với việc “trả tiền trước”, tính cộng đồng chưa cao, chỉ mong muốn mọi người vì mình nhiều hơn là mình vì mọi người…
Mặc dù chính sách BHYTTN mới được đưa vào thực hiện nhưng luôn tiềm ẩn khả năng vỡ quỹ BHYT là khá lớn. Do đối tượng tham gia mở rộng nhưng mức đóng thấp cộng với việc quản lý quỹ còn nhiều yếu kém…Khi tình trạnh vỡ quỹ tiếp tục xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tham gia, sự vận hành của bộ máy BHYT và ngân sách Nhà Nước.
Mặc dù mục đích của BHYTTN hoàn toàn khác so với BHCNPNT nhưng vì cơ chế hoạt động khá giống đặc biệt là đối với nhóm đối tượng Học sinh- sinh viên với quyền lợi chăm sóc sức khỏe tương tự nhưng mức đóng thấp hơn và thủ tục cực kì đơn giản nên sự tồn tại, hoạt động của bộ phận này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các DNBH về nghiệp vụ BHCNPNT. Do vậy trong chiến lược kinh doanh của mình, nhất thiết các doanh nghiệp không thể không tính tới tác động của loại hình bảo hiểm trên.
Thực trạng NLCT của PTI về nghiệp vụ BHCNPNT.
Năng lực tài chính của PTI
Vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có chu trình kinh doanh đảo ngược, các chi phí phát sinh lại rất khó dự đoán trước do vậy để đảm bảo có thể bồi thường chi trả cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra đòi hỏi DNBH phải có một năng lực tài chính mạnh. Đó chính là điều kiện tiên quyết quyết định trực tiếp tới chất lượng, NLCT của sản phẩm và uy tín của nhà bảo hiểm đối với khách hàng. Thấm nhuần quan điểm trên, từ những ngày mới thành lập cho tới nay, PTI không ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình.
* Về nguồn vốn chủ sở hữu
Đối với mỗi DNBH, việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết. Tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng mức giữ lại, giảm chi phí nhượng tái, tăng lợi nhuận, tăng đầu tư, giúp công ty chủ động hơn trong việc khai thác bảo hiểm...
Trong những năm 2001-2005 vốn điều lệ của PTI chỉ đạt 70 tỷ đồng, đúng bằng mức vốn pháp định theo quy định của Nhà Nước. Do sức ép về việc chi trả cổ tức nên công ty chưa thực sự chú trọng tới việc tăng vốn điều lệ để tăng cường tài chính mà vẫn lệ thuộc vào tái bảo hiểm là chủ yếu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ NLCT của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, do sức ép cạnh tranh trên thị trường gia tăng nên PTI cũng đã chú trọng hơn tới việc gia tăng vốn điều lệ nhằm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
Bảng 2.10 : Vốn điều lệ của PTI và các DNBH khác trên thị trường
(Giai đoạn 2004 - 2008) ĐV: Tỷ đồng
Doanh nghiệp
2004
2005
2006
2007
2008
Bảo Minh
900
1 100
1 100
1 855
1 855
Bảo Việt
900
900
900
1 000
1 000
PVI
70
100
500
1 000
1 035
PJICO
70
70
140
140
336
PTI
70
70
105
105
300
AAA
80
100
1 000
1 500
BIC
70
500
500
(Ttheo bản tin Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004- 2008)
Vốn điều lệ của PTI trong 5 năm qua đã tăng lên đáng kể. Từ mức vốn điều lệ 70 tỷ, năm 2004 thì tới năm 2008 vốn điều lệ của công ty đã tăng lên tới 300 tỷ đồng (vẫn đúng bằng mức vốn điều lệ theo quy định của Nhà Nước hiện nay). Tuy nhiên so với một số doanh nghiệp có tiếng trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh…thì số vốn này còn quá thấp, chỉ bằng 1/5 so với vốn điều lệ của Bảo Việt; 1/6 so với Bảo Minh…và ngay cả khi so sánh với một số DNBH nhỏ, ra đời muộn hơn và xếp phía sau như AAA, BIC…hiện nay số vốn điều lệ này cũng thấp hơn khá nhiều (Vốn điều lệ của AAA năm 2008 là 1500 tỷ, gấp 5 lần PTI). Do hiện nay Nhà Nước ta có quy định, biên khả năng thanh toán tối thiểu của các DNBHPNT là 25% so với vốn pháp định. Nên việc duy trì số vốn điệu lệ thấp như vậy đã tác động không nhỏ đến khả năng nhận bảo hiểm và đến mức giữ lại của công ty, hạn chế NLCT của PTI so với các đối thủ trên thị trường.
* Tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 2.11 : Tổng tài sản của PTI và một số DNBH khác trên thị trường
( giai đoạn 2004 -2008) Đv: Triệu đ
Năm
Bảo Minh
PVI
PJICO
PTI
AAA
BIC
2004
2 673 981
367 201
447 158
360 577
-
-
2005
2 850 249
395 176
498 891
433 331
80 823
114 528
2006
2 987 554
1195 284
581 015
478 937
88 918
316 980
2007
3 107 960
4 519 271
705 120
504 833
567 894
720 020
2008
3 209 408
5 297 134
899 502
875 358
2 934 102
1 258 074
(Nguồn báo cáo tài chính của các DNBH giai đoạn 2004 -2008)
Trong vòng 5 năm 2004 -2008, tổng tài sản của cả Bảo Minh, PVI, PJICO và PTI đều tăng khá nhanh tuy nhiên giá trị tài sản và tốc độ tăng qua các năm giữa các công ty là có khác nhau. Trong số 5 doanh nghiệp dẫn đầu, tổng tài sản của PTI luôn ở mức thấp nhất, năm 2008 giá trị tổng tài sản của PTI chỉ đạt hơn 875 tỷ đồng trong khi đó Tổng tài sản của PVI đạt tới hơn 5297 tỷ (cao gấp 6 lần so với PTI) và của Bảo Minh là hơn 3200 tỷ (cao gấp hơn 3 lần). Và ngay cả với các doanh nghiệp đứng phía sau như AAA hay BIC...tổng tài sản của PTI hiện nay cũng thấp hơn họ khá nhiều (Tổng tài sản của AAA- 2008 đạt hơn 2900 tr đ, gấp hơn 3 lần PTI). Việc so sánh giá trị tổng tài sản giữa PTI và một vài DNBH xếp trên và xếp dưới về thị phần trên thị trường chứng tỏ so với các đối thủ cạnh tranh, tiềm lực tài chính của PTI còn rất hạn chế. Trong thời gian tới công ty cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm để nâng cao năng lực tài chính của mình.
* Dự phòng nghiệp vụ
Đối với mỗi DNBH, việc trích lập các khoản dự phòng nghiệp vụ là cực kì cần thiết. Các khoản dự phòng được trích lập hàng năm này không chỉ đảm bảo thực hiện cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà nó còn là nghĩa vụ pháp lý mang tính chất bắt buộc của các công ty bảo hiểm.
Từ nguồn doanh thu phí, hàng năm PTI phải trích dự phòng nghiệp vụ và lập thành các quỹ dự phòng như quỹ dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn…Do doanh thu phí bảo hiểm hàng năm tăng nên các khoản dự phòng được trích lập cũng tăng lên tương ứng với phần trách nhiệm giữ lại theo các năm.
Bảng 2.12 : Các quỹ dự phòng được trích lập của PTI
( giai đoạn 2004 – 2008) ĐV: triệu đồng
Các quỹ dự phòng
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng các quỹ dự phòng
257 241
284 898
310 387
306 775
319 885
Dự phòng phí
100 325
103 101
109 313
114 443
118 231
Dự phòng bồi thường
52 412
56 329
64 283
85 608
88 702
Dự phòng dao động lớn
119 598
125 468
136 792
106 723
112 952
Tỷ lệ tăng trưởng tổng quỹ dự phòng (%)
-
10.75
8.95
-1.16
4.27
( Nguồn Báo cáo kiểm toán PTI giai đoạn 2004 – 2008)
Từ năm 2004 đến 2006 tổng các quỹ dự phòng được trích lập của công ty năm sau so với năm trước đều tăng. Nhưng sang năm 2007 quỹ dự phòng được trích lập lại giảm, chỉ đạt 306 775 triệu đ, giảm 1.16% so với 2006. Năm 2008, tổng quỹ dự phòng đã lên tới 319 885 triệu đ, tăng 4.27% so với 2007. Nhờ việc trích lập các quỹ dự phòng đầy đủ đã góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tạo nguồn vốn nhàn rỗi lớn cho hoạt động đầu tư, làm gia tăng lợi nhuận, gia tăng năng lực tài chính của PTI trong các năm tiếp theo.
Ngoài việc xem xét quy mô nguồn vốn, nguồn tài sản, các quỹ dự phòng nghiệp vụ trích lập qua các năm, năng lực tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm còn thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của PTI và một số DNBHPNT khác (giai đoạn 2004 – 2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện tại (lần)
PTI
8.54
8.69
9.23
8.79
8.1
Bảo Việt
2.19
1.61
Bảo Minh
6.32
6.42
6.47
6.51
6.54
PVI
-
1.52
1.59
5.9
6.35
PJICO
-
8.65
8.92
8.02
8.11
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh(lần)
PTI
8.35
8.64
9.17
7.04
6.35
Bảo Việt
2.19
1.61
Bảo Minh
6.38
6.41
6.44
6.48
6.53
PVI
-
1.50
1.57
5.89
6.32
PJICO
-
8.61
8.88
7.63
8.02
(Nguồn Báo cáo tài chính của các công ty giai đoạn 2004 – 2008)
So với các DNBH lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI...PTI có số vốn ít hơn, doanh thu hàng năm thấp hơn và giá trị tổng tài sản không lớn nhưng các chỉ số Rc, Rp của PTI trong 5 năm qua luôn ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt.
Hệ số thanh toán hiện tại của PTI giai đoạn 2004 -2008 vừa tăng lại vừa giảm. Giai đoạn 2004- 2006 chỉ số này có tăng từ 8.54 tới 9.23 lần nhưng trong 2 năm 2007 và 2008 chỉ số này lại có xu hướng giảm (sang 2008 chỉ bằng 8.1 lần) Nhìn chung so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì Rc của PTI là khá cao ( Năm 2008, Rc của PJICO là 8.11, Bảo Minh là 6.54; PVI là 6.35 và Rc của Bảo việt thấp nhất là 1.61….) Chỉ số Rc cao chứng tỏ khả năng thanh toán bồi thường, chi trả cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra của PTI là khá tốt, tuy nhiên nếu duy trì cứ duy trì ở mức cao như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty.
Hệ số thanh toán nhanh của PTI giai đoạn 2004- 2008 cũng vừa tăng và vừa giảm. Giai đoạn 2004 – 2006, Rq tăng từ 8.35 lên 9.17 lần nhưng trong 2 năm tiếp theo 2007 – 2008 Rq cũng bị giảm sút (năm 2007 Rq chỉ đạt 7.04 tới năm 2008 giảm xuống còn 6.35). Trong năm 2008 chỉ số Rq của PJICO cao nhất – hơn 8 lần, tiếp tới Bảo Minh – 6.53 lần, PTI xếp thứ 3 với 6.35 lần…mặc dù 2 năm gần đây, Rq có giảm nhưng duy trì Rq ở mức 6.35 lần như trên là khá hợp lý (không quá cao gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp, nhưng cũng không quá thấp dẫn tới mất khả năng thanh toán). Mức cao hợp lý của Rq cho thấy khả năng trả nợ các số nợ ngắn hạn mà không cần đến nguồn thu từ phí bảo hiểm của PTI là khá tốt, điều này chứng tỏ khả năng công ty có thể giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng, mang lại sự yên tâm cho những người tham gia bảo hiểm…
Năng lực Marketing của PTI về sản phẩm BHCNPNT.
Như đã phân tích ở trên, năng lực cạnh tranh của SPBH nói chung và sản phẩm BHCNPNT nói riêng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố trong đó năng lực Marketing được coi là nhân tố quan trọng nhất. Do vậy từ trước tới nay, các chính sách về Marketing luôn được PTI thực hiện khá bài bản.
Ä Chính sách về sản phẩm BHCNPNT
Vì sản phẩm BHCN là sản phẩm dịch vụ vô hình nên khi tham gia bảo hiểm khách hàng không được nhận một sản phẩm hiện hữu mà thay vào đó chỉ nhận được lời hứa lời cam kết từ phía doanh nghiệp. Chính vì vậy, từ xưa đến nay việc chào bán bảo hiểm là rất khó khăn. Mặt khác, do sản phẩm bảo hiểm thường rất dễ bắt chước, nên trong điều kiện các đối thủ cạnh tranh đều đưa ra các sản phẩm BHCN tương tự thì việc quyết định đưa ra thị trường sản phẩm như thế nào, thiết kế sản phẩm ra sao là quyết định khó đối với mỗi DN.
Hiện nay hầu hết các sản phẩm truyền thống nhiều công ty đang triển khai không có sự khác nhau về điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Do vậy, muốn tạo được tính ưu việt cho sản phẩm BHCN của mình hơn đối thủ cạnh tranh, Trong vài năm trở lại đây, chiến lược nâng cao chất lượng đặc biệt là đa dạng hóa danh mục sản phẩm được PTI rất coi trọng.
Đa dạng hóa sản phẩm trước hết thể hiện ở việc tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để thiết kế và tung ra những sản phẩm mới hấp dẫn hơn các sản phẩm hiện có. Tùy vào điều kiện của từng năm, mỗi năm phòng BHCN nghiên cứu đưa ra thị trường từ 2 đến 3 sản phẩm mới. Riêng năm 2008, PTI đã triển khai khá thành công 3 sản phẩm BH Chăm sóc sức khỏe toàn diện - PTI Care, BH TN mức trách nhiệm cao - Cologne Re và BH du lịch quốc tế. Bên cạnh việc mở rộng các điều khoản Bảo hiểm hơn các sản phẩm cũ như phạm vi rộng hơn, quyền lợi lớn hơn...mức phí của 3 sản phẩm trên cũng khá hấp dẫn, được quy định ở nhiều mức khác nhau theo từng hạng bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, khi tham gia 3 loại hình BH này, khách hàng còn nhận được sự hỗ trợ của dịch vụ SOS cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên khi công ty ra mắt 3 sản phẩm trên thì một số đối thủ như Bảo Việt, PVI cũng đưa ra các sản phẩm tương tự như Việt Nam Care hay PVI Care…
Sang đầu năm 2009, phòng BHCN cũng đã cho ra mắt thêm 3 sản phẩm Vinaphone Care, Mobiphone Care và sản phẩm BHHS Phúc Học Đường. Vinaphone Care, Mobiphone Care là sản phẩm BH chăm sóc sức khỏe PTI cung cấp cho khách hàng của 2 mạng di động Vinaphone, Mobiphone.
Bên cạnh việc tung ra thị trường những sản phẩm mới, PTI còn kết hợp các sản phẩm BH thành sản phẩm BH trọn gói nhằm giúp khách hàng giảm bớt được thủ tục khi mua sản phẩm đồng thời hạ phí thấp hơn cũng như khi tổn thất xảy ra việc giám định bồi thường cho khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Ví dụ như gần đây Công ty có đưa ra thị trường sản phẩm Phúc Lưu Hành với mức phí khá ưu đãi 67500 đ, kết hợp giữa BH TNDS của chủ xe cơ giới với BH cho người ngồi trên xe. Trong khi Bảo Việt, Bảo Minh, PVI... vẫn chào gói sản phẩm này với mức phí cao hơn (80 000đ).
Với việc đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm mới hấp dẫn hơn về quyền lợi bảo hiểm cũng như mức phí. Hiện nay danh mục sản phẩm BHCN PTI cung cấp cho khách hàng không ngừng gia tăng từ chỗ chỉ triển khai các sản phẩm truyền thống như BH tai nạn, BH sinh mạng thuần túy giờ đã có thêm nhiều sản phẩm mang tới sự bảo vệ toàn diện hơn… (Hiện nay PTI đang triển khai 19 sản phẩm BHCN trong khi đó Bảo Việt đang triển khai nhóm sản phẩm đa dạng hơn với hơn 22 sản phẩm, PVI triển khai 20 sản phẩm…). Điều này không chỉ góp phần đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà còn mang đến cho người tham gia bảo hiểm nhiều sự chọn lựa giúp họ có nhiều cơ hội hơn trong việc ra quyết định mua bảo hiểm.
Bên cạnh việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, vấn đề đặt tên cho sản phẩm bảo hiểm của mình như thế nào cũng được khá nhiều nhà Bảo hiểm quan tâm. Vì với một sản phẩm vô hình việc gắn cho sản phẩm một cái tên sẽ có thể tạo ra được sự khác biệt, độc đáo giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của công ty khác, gây ấn tượng tốt cho khách hàng. Nếu Bảo Việt thường gắn các sản phẩm của mình với chữ An, Pru thường gắn sản phẩm của mình với chữ Phú thì PTI lại chọn chữ Phúc để gắn tên cho các sản phẩm của mình. Chữ Phúc có nghĩa là may mắn với hi vọng sẽ mang lại sự may mắn, hạnh phúc tới với khách hàng.
Ä Chính sách về giá cả sản phẩm BHCNPNT
Đối với mỗi sản phẩm nói chung và sản phẩm BH nói riêng, giá cả luôn được xem là chữ P tối quan trọng trong chiến lược Marketing 4P của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, có rất nhiều DNBH cùng triển khai các sản phẩm BHCN tương tự nhau thì việc đưa ra mức phí cạnh tranh như thế nào cho hợp lý là một vấn đề lớn đối với PTI nói chung và phòng BHCN nói riêng. Bên cạnh sức ép cạnh tranh từ các DNBH lớn có uy tín lâu năm, một số doanh nghiệp nước ngoài mới gia nhập thị trường có tiềm lực tài chính mạnh thường thực hiện chính sách hạ phí xuống rất thấp, họ chấp nhận bù lỗ để có thể thu hút được đông đảo khách hàng, đánh bại các đối thủ cạnh tranh hiện có để chiếm giữ thị trường trong tương lai (có doanh nghiệp giảm phí tới 20 – 30%...). Trước áp lực cạnh tranh bằng giá ngày càng gia tăng, ngoài việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng... PTI cũng đã đưa ra khá nhiều chính sách về giá cả sao cho mức phí đưa ra đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22012.doc