CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG CÁC DNNN. 1
I.Lý luận chung về đầu tư,đầu tư phát triển. 1
1.Khái quát về đầu tư,đầu tư phát triển 1
1.1.Đầu tư 1
1.2.Đầu tư phát triển 1
1.2.1 Khái niệm đầu tư phát triển 1
1.2.2 Mục đích và kết quả chung 2
1.2.3 Đặc điểm đầu tư phát triển 2
1.2.4 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển 4
II.LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN). 6
1.Khái niệm chung về DNNN 6
2.Các nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong DNNN. 7
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 7
2.2. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. 7
2.2.1 Khái niệm 7
2.2.2 Phân loại hàng tồn trữ : 8
2.2.3 Chi phí hàng tồn trữ 8
2.2.4 Chi phí dự trữ hàng 8
2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 9
2.4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. 9
2.5. Đầu tư cho hoạt động marketing. 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CÁC DNNN. 13
Vốn sản xuất kinh doanh và doanh thu thuần của DNNN 14
SỐ DNNN HOẠT ĐỘNG LỖ - LÃI QUA CÁC THỜI KỲ 14
1.Về đầu tư xây dựng cơ bản. 15
Quyết toán chi ngân sách nhà nước (tóm lược) 15
2.Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 17
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế 18
Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế 18
3.Về đầu tư bổ sung hàng tồn kho. 19
4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. 21
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế 22
Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra 23
x = x1 - x0 24
H = 30% : 2% = 15 24
Hi: Hệ số co dãn đầu tư KHCN từng năm của DN 26
Pi: Mức lợi nhuận tăng (giảm) qua các năm Pi = Pi - Pi-1 26
: Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của DN 26
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TĂNG CƯỜNG VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DNNN 28
1.Trong đầu tư XDCB 28
2.Trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực 30
3 Trong đầu tư nghiên cứu khoa học 34
4 Giải pháp về đầu tư trong hoạt động marketing 34
Thứ tư, xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp, chiến lược kinh doanh hướng vào khách hàng. Trên cơ sở hệ thống thông tin marketing của mình, các công ty tài chính tiến hành phân tích sâu hơn các thông tin có được để xác định thị trường mục tiêu, phương hướng kinh doanh và xây dựng các chiến lược marketing nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Chủ trương của Đảng ta là "mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ"[1]; " đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội."[2]. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã không bó hẹp hoạt động của các trung gian tài chính phi ngân hàng, nên đối với các công ty tài. 5.Về đầu tư hàng tồn trữ 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao tăng cường vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới sản phẩm , mẫu mã
-Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất
-Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo
Thứ hai là: khi nghiên cứu thị trường trong đầu tư tài sản vô hình của doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.
Hành vi của người tiêu dùng thực hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng đánh giá và vứt bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ dự định sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu các cá nhân đưa ra quyết định thế nào đối với việc chi tiêu các nguồn tài nguyên có thể sử dụng của họ trong các hạng mục liên quan đến sự tiêu dùng. Qua việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin quan trọng để họ lên kế hoạch sản xuất thiết kế cải tiến và xây dựng được cac chiến lược khuyến mại.
Mục đích của nghiên cứu người tiêu dùng là phục vụ cho công tác quản lí kinh doanh sản xuất và dịch vụ. Các nhà quản lí muốn biết nguyên nhân hành vi của người tiêu dùng , họ muốn biết con người đưa ra quyết định mua hàng sử dụng, cất kho và vứt bỏ các sản phẩm như thế nào từ đó xây dựng chiến lược Marketing lập ra những mảng thị trường mới cho một sản phẩm riêng hay một loại sản phẩm. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được tiến hành bởi các tổ chức Maketing riêng biệt.
Thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang đầu tư một cách thích đáng cho việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Từ các nội dung của đầu tư phát triển đã trình bày ở trên, các DNNN hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau cần xác định nội dung nào là quan trọng, có vai trò quyết định đến các nội dung khác ở doanh nghiệp mình để tập trung đầu tư và phát triển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CÁC DNNN.
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp ở nước ta có thể được thể hiện qua bảng số liệu tóm lược sau:
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
51680
62908
72012
91755
112952
DNNN
5355
5363
4845
4596
4086
+ Trung ương
1997
2052
1898
1967
1825
+ Địa phương
3358
3311
2947
2629
2261
Cơ cấu
%
DNNN
10,36
8,52
6,73
5,01
3,62
+ Trung ương
3,86
3,26
2,64
2,14
1,62
+ Địa phương
6,50
5,26
4,09
2,87
2,00
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng số lượng các DNNN có xu hướng ngày càng giảm và điều này hoàn toàn phù hợp. Xét về lý thuyết, khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trường không cần có tỷ trọng cao mà chỉ cần chiếm giữ những vị trí then chốt. Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, tỷ trọng DNNN được coi là quá lớn khi vượt quá giới hạn 20-25% và quá nhỏ khi ở dưới mức 5% GDP. Trong thời kỳ chuyển đổi cần khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN nhưng xét về lâu dài DNNN sẽ giữ vai trò nòng cốt, là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô. Xét về cơ cấu sở hữu, DNNN là một bộ phận quan trọng, cùng với các bộ phận sở hữu khác phát triển bình đẳng và cạnh tranh với nhau.
Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Trong đó vốn là nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. DNNN là loại hình kinh tế được nhà nước đầu tư vốn lớn vì vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế. Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, nhà nước đã có những chính sách phù hợp hơn đối với sự phát triển của DNNN, nhờ vậy hiệu quả sử dụng vốn của DNNN đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế để hiểu rõ tinh hình sử dụng vốn đầu tư của DNNN ta xem bảng số liệu sau :
Vốn sản xuất kinh doanh và doanh thu thuần của DNNN
Tỷ đồng
2000
2002
2003
2004
2005
Vốn sản xuất kinh doanh
Tổng số
998423
1352076
1567179
1966165
2435048
DNNN
670234
858560
932942
1128483
1338255
+ Trung ương
577990
734004
798163
968447
1165902
+ Địa phương
92244
124556
134779
160036
172354
Doanh thu thuần
Tổng số
809786
1194902
1436151
1719401
2157802
DNNN
444673
611167
666022
708045
838395.6
+ Trung ương
316896
466788
504577
532381
663393.9
+ Địa phương
127777
144379
161445
175664
175001.6
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng quy mô về vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước tăng dần qua các thời kỳ, tốc độ tăng đồng đều và ổn định, trong đó tốc độ tăng của vốn cho các DNNN ở cấp trung ương tăng nhanh hơn so với cấp địa phương (cụ thể là 101,7% so với 86,8%). Thứ hai là tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực DNNN nhà nước có xu hướng giảm dần qua các thời kỳ (từ 67,13% xuống 54,96%) - điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với yêu cầu của tiến trình cổ phần hóa các DNNN tuy nhiên là tỷ trọng này vẫn còn khá cao, cần tiếp tục điều chỉnh giảm.
SỐ DNNN HOẠT ĐỘNG LỖ - LÃI QUA CÁC THỜI KỲ
Năm
2000
2001
2002
Tổng số DN
41310
47838
60496
DNNN có lãi
Số DN
4539
4249
4450
Tổng mức lãi(Tỷ đồng)
20865
23557
29131
Lãi bình quân 1DN(Triệu đồng)
4597
5544
6546
DNNN lỗ
Số DN
1005
894
787
Tổng mức lỗ(Tỷ đồng)
-3299
-3411
-3171
Lỗ bình quân 1DN(Triệu đồng)
-3283
-3815
-4030
So với tổng số DN (%)
Số DN lãi
78.82
79.35
82.96
Số DN lỗ
17.45
16.69
14.67
( Nguồn : Tổng cục thống kê)
Đi sâu vào phân tích hoạt động sử dụng vốn vào SXKD, và quan trọng hơn là mảng sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của các DNNN nhà nước, chúng ta có thể bắt gặp một số tồn tại cơ bản sau:
1.Về đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản luôn là quá trình đi tiên phong của bất cứ quá trình đầu tư nào. Nó tạo ra các cơ sở vật chất mới làm tiền đề cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyết toán chi ngân sách nhà nước (tóm lược)
Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
TỔNG CHI
108961
129773
148208
181183
214176
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển
29624
40236
45218
59629
66115
Trong đó: Chi XDCB
26211
36139
40740
54430
61746
Cơ cấu (%)
88,48
89,82
90,10
91,28
93,39
Tốc độ tăng của vốn chi XDCB
%
2000
2001
2002
2003
2004
Tốc độ phát triển liên hoàn
100
137,87
112,73
133,60
113,44
Tốc độ phát triển định gốc
100
137,87
155,50
207,66
235,57
(Nguồn: Quyết toán chi ngân sách nhà nước-Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi cho đầu tư phát triển (luôn đạt mức trên 85%), qua đó chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng xây dựng cơ bản trong đầu tư phát triển. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng quy mô tăng của vốn xây dựng cơ bản lại đang có xu hướng giảm qua các giai đoạn, cụ thể là giai đoạn 2002-2003 vốn tăng 13650 tỷ đồng nhưng giai đoạn 2003-2004 vốn chỉ tăng 7316 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là giai đoạn đầu các doanh nghiệp phải đầu tư mới hoàn toàn vì vậy vốn xây dựng cơ bản đòi hỏi lớn, đến giai đoạn vận hành sản xuất thì doanh nghiệp chỉ phải đầu tư sửa chữa và mở rộng sản xuất do đó lượng vốn cho xay dựng cơ bản không cần nhiều như ban đầu.
Mặc dù xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng quá trình tiến hành hoạt động này của các DNNN lại chưa thực sự coi trọng nó. Có thể đề cập ở đây chính là vấn đề thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Lãng phí và thất thoát, tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang là vấn đề nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Không có một bộ số liệu chính thức nào thống kê được chính xác tỷ lệ thất thoát trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhưng có thể khẳng định rằng: “Mọi dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều có sai phạm”.
Kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án với tổng vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra phát hiện sai phạm tài chính lên tới 13%. Đó là chưa kể đến các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất
(Nguồn: Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về Quản lý đầu tư và Xây dựng Cơ bản)
Theo kết quả thanh tra quản lý đầu tư xây dựng, tất cả các dự án đều có sai phạm, diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn đầu tư, đặc biệt là công tác lập dự án, thiết kế sơ sài dẫn tới vượt dự toán rất cao.
Qua thống kê 36 tỉnh, thành phát hiện tổng giá trị sai phạm lên tới 113,913 tỷ đồng, chủ yếu là thất thoát, lãng phí do chất lượng khảo sát, thiết kế không phù hợp, thay đổi chủng loại vật liệu, trang thiết bị không đảm bảo… Trong công tác đấu thầu, các sai phạm thường gặp như chỉ định thầu, xét thầu, áp dụng kết quả đấu thầu sai qui định, bán thầu...
Đây là một kết quả đáng chú ý của việc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành năm 2006. Đến nay, toàn ngành thanh tra đã cơ bản kết thúc 12.636 cuộc trong tổng số 14.167 cuộc đã triển khai; phát hiện sai phạm với tổng giá trị 6.382,961 tỉ đồng và 5.478,583 triệu USD, hơn 11.346ha đất. Qua thanh tra, kiểm tra, ngoài kiến nghị xử lý, khắc phục phần có giá trị sai phạm, giảm trừ, loại khỏi quyết toán..., các tổ chức thanh tra nhà nước đã kiến nghị thu hồi 447,712 tỉ đồng và 207.923 USD; kiểm tra xử lý hành chính gần 3.000 trường hợp và kiến nghị cơ quan điều tra xử lý 95 vụ với 201 người.
Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề náy chúng ta thấy rằng: Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng. Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không phát huy tác dụng, gây lãng phí rất lớn.
Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.
2.Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Theo đánh giá của nhiều quốc gia thì Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trước những ngành nghề mới. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận: lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong hiện tại và những năm tiếp theo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của những người lao động còn thấp và cơ cấu các loại trình độ chưa hợp lý, cơ cấu ngành nghề phân bố cũng chưa hợp lý, có nhiều ngành nghề đào tạo thừa không sử dụng hết, song lại có nhiều ngành nghề quá thiếu, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu hầu hết ở các ngành, khu vực kinh tế. Tình trạng lao động có trình độ cao trong các ngành nghề cung cấp không đủ những vùng đô thị hoá, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang diễn ra gay gắt, làm cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực hiện nay thể hiện rất rõ trạng thái mất cân bằng, trong đó cung lớn hơn cầu, đại bộ phận lao động nông thôn thiếu việc làm.
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trong quản lý kinh doanh hơn bao giờ hết đang là một vấn đề cần được đặc biệt chú trọng. Với ý nghĩa này, các nhân tố phát năng sự phát triển nguồn nhân lực được đề cập là: giáo dục và đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường và việc làm.
Riêng đối với khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các DNNN trong những năm qua đã tiến hành rất nhiều lần cải cách nhằm thanh lọc những cán bộ yếu kém về năng lực, chủ động và mạnh dạn sử dụng các cán bộ trẻ có năng lực-trình độ, cộng với hoài bão lớn và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tuy nhiên vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong quản lý kinh doanh của các DNNN vẫn chưa thực sụ được quan tâm đúng mức. Có một thực trạng là các học sinh-sinh viên ra trường với bằng ưu thường được các DNNN chủ động nhận về làm việc nhưng trong quá trình làm việc họ ít được quan tâm theo dõi sát sao để phát triển các năng lực thế mạnh của mình.
- Đầu tiên là vấn đề giáo dục-đào tạo, các DNNN ít khi chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên,để tiếp cận tri thức khoa học mới, có chăng là họ cũng chỉ tổ chức những buổi tọa đàm-nói chuyện về kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Thứ hai là vấn đề chế độ đãi ngộ: có một cái khó cho các DNNN ở đây là mức lương thì do Quốc hội và Bộ tài chính thông qua, các DNNN không thể tự điều chỉnh được do đó với chế độ lương hiện tại thì không thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể lấy lợi nhuận sau thuế làm tiền thưởng cho cán bộ nhưng với các DNNN khoản lợi nhuận thường là âm do vẫn còn dư âm của chế độ bao cấp nên các DNNN chưa thực sự hoạt động hết mình.
- Thứ ba là môi trường làm việc còn sắp xếp thiếu khoa học, không có tính cạnh tranh cao, không thúc đẩy được người lao động tham gia sản xuất với hiệu quả cao nhất.
Thực trạng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của các DNNN trên các mặt giáo dục-đào tạo,y tế,văn hóa thể thao có thể được trình bày dưới bảng số liệu sau:
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế
Tỷ đồng
2002
2003
2004
2005
Tổng số
112238
125128
147500
175000
Giáo dục và đào tạo
4332
5535
6500
7700
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
2425
3130
3700
4400
Hoạt động văn hóa thể thao
2565
3547
4200
5000
Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế
%
2002
2003
2004
2005
Cơ cấu
100
100
100
100
Giáo dục và đào tạo
3,86
4,42
4,41
4,40
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
2,16
2,50
2,51
2,51
Hoạt động văn hóa thể thao
2,29
2,83
2,85
2,86
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của các DNNN có xu hướng tăng đều qua các năm và tăng trên cả 3 mặt cần quan tâm là giáo dục-y tế-văn hóa thể thao. Điều này chứng tỏ các DNNN cũng có quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng tỷ trọng vốn dành cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực vẫn còn ở mức thấp tức là ở cả 3 mảng cần quan tâm thì tỷ trọng đầu tư chiếm chưa đến 5% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Điều này thực sự là chưa hợp lý bởi vì trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mọi loại cạnh tranh đều có xu hướng quy về cạnh tranh chất xám, tức là DN nào có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có được nhiều ưu thế trên thị trường.
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, hơn bao giờ hết đang là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi phải có cả một chiến lược để giúp cho họ thích ứng được trong sự phát triển hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu diễn ra sôi nổi cùng với tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Những vấn đề về kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh, khả năng tiếp thu các thành tựu mới tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới, trình độ nhận thức về pháp luật, phong cách giao tiếp phù hợp với quy mô, tính chất và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, linh hoạt và năng động.
Từ thực tiễn hoạt động, cần phát hiện những nhân tài trong kinh doanh với sự liên kết về tố chất của một nhà kinh doanh tài năng. Năng lực trí tuệ cao trong điều kiện cần có một định chuẩn thống nhất về phẩm chất và nhân cách nhà kinh doanh với các phương pháp đánh giá tuyển chọn khoa học.
3.Về đầu tư bổ sung hàng tồn kho.
Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định và ghi nhận hàng tồn kho đòi hỏi phải được quan tâm thường xuyên vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Để quản lý tốt hàng tồn kho cần phải phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo những nhóm và theo tiêu thức nhất định. Tiêu thức phân loại thông dụng nhất là phân loại theo công dụng của hàng tồn kho.
Theo kế toán Việt Nam: hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá.
Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán). Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Sơ đồ : Phân loại hàng tồn kho ở doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất.
Theo sơ đồ trên chúng ta nhận thấy rằng tất cả các DNNN hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và thương mại đều cần dự trữ hàng tồn kho để cho quá trình hoạt động của chính DN đó luôn thông suốt. Tuy nhiên từ thực tế các DNNN ở Việt Nam chúng ta lại thấy rằng, vấn đề đầu tư bổ sung hàng tồn kho chưa được quan tâm. Có thể lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh cho luận điểm này như sau: Tổng công ty xi măng Việt Nam hằng năm đều gặp phải tình trạng thiếu cung xi măng ra thị trường do nhiều yếu tố như đánh giá không đúng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sản xuất gặp một số khó khăn về nguồn cung đầu vào (đá vôi, điện, nước….) làm cho giá xi măng trên thị trường không được ổn định Nhung có một thực tế đi kèm tình trạng đó là do chính bản thân tổng công ty xi măng đã không dự trữ đúng và đủ hàng tồn kho phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình.
Theo sơ đồ trên chúng ta thấy rằng, tất cả các khâu đều cần phải đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Mặc dù đầu tư bổ sung hàng tồn trữ làm giảm và ứ đọng vốn lưu động của DN, làm giảm khả năng chu chuyển vốn để đầu tư tái sản xuất, nhưng nếu không đầu tư bố sung hàng tồn trữ thi DN có thể làm cho thị trường biến động không lường trước được đồng thời làm cho các DN có khả năng mất các bạn hàng truyền thống do nguồn cung sản phẩm không mang tính ổn định cao.
4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính hạn chế, chưa thực sự chú trọng tới việc đầu tư cho khoa học, công nghệ; đồng thời, cũng có những doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng chưa chú trọng tới khoa học và công nghệ, chưa dự báo được sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập. Họ chấp nhận vốn đầu tư ban đầu để thu hút vốn nhanh. Điều này trước mắt có thể có lợi cho doanh nghiệp song đây sẽ là điểm hạn chế khi thực hiện chủ trương từng bước hiện đại hóa công nghệ.
Những người trong ngành thừa nhận sự trì trệ của cả doanh nghiệp lẫn giới nghiên cứu công nghệ là một nguyên nhân quan trọng khiến năm nay, Diễn đàn kinh tế thế giới chỉ xếp Việt Nam đứng thứ 92 về công nghệ (trong số 104 nước tham gia xếp hạng), tụt hậu xa so với Trung Quốc (62) và Thái Lan (43).
Việt Nam hiện có 160.000 doanh nghiệp, trong đó 80% là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết đều chưa quan tâm đến đầu tư khoa học công nghệ. Thậm chí 47% doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường và không biết đối thủ cạnh tranh.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên viên cấp cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, kết quả kiểm toán 9 tổng công ty cho thấy, các giám đốc doanh nghiệp nhà nước không có động lực để cải tiến doanh nghiệp. "Bởi nếu cải tiến thành công, họ có thể được tăng lương chút ít, hoặc được thưởng, nhưng nếu thất bại (mà nguy cơ rủi ro không phải là nhỏ) thì thiệt hại đối với họ là rất lớn, như mất chức, giảm bậc lương.... Do vậy, các giám đốc thường yên phận với hoạt động hiện tại của công ty, mà không cần quan tâm đến thị trường và khách hàng", ông nói. Ông cho biết thêm, tình trạng thua lỗ thường chỉ bộc lộ sau thời gian dài trì trệ và trở nên nghiêm trọng, làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới tiềm năng, và kém phát triển nhất trong số các loại hình doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ông Lý Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm xây dựng năng lực doanh nghiệp, cho biết, điều tra của Trung tâm trên 200 cơ sở cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với việc cải tiến công nghệ là chủ cơ sở nhận thức không rõ về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh. Trong số 150 doanh nghiệp, chỉ có 11 cơ sở có cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp cũng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở phải phá sản vì mua không đúng thiết bị, hết kinh phí. Công nghệ lạc hậu kéo theo hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Ông Sơn cho biết để sản xuất ra 1 đôla GDP, người Thái Lan chỉ cần đến 1 đồng, thì Việt Nam phải cần đến 3 đồng.
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế
Tỷ đồng
2002
2002
2002
2002
Tổng số
112238
125128
147500
175000
Hoạt động khoa học và công nghệ
398
837
1000
1200
%
2002
2002
2002
2002
Cơ cấu
100
100
100
100
Hoạt động khoa học và công nghệ
0,35
0,67
0,68
0,69
Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra
2000
2002
2004
DN
Tỷ trọng(%)
DN
Tỷ trọng(%)
DN
Tỷ trọng(%)
Chung
372
7,53
444
6,14
293
3,86
DNNN
250
16,74
224
16,36
181
14,75
NQD
85
3,31
156
3,43
80
1,79
ĐTNN
37
4,21
64
4,87
32
1,69
Từ bảng số liệu chúng ta có nhận xét rằng vốn đầu tư của các DNNN phân bổ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học-công nghệ ngày càng tăng cả về quy mô vốn và tỷ trọng. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước. Thứ hai là tỷ trọng của vốn đầu tư cho hoạt động KH-CN còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% tổng vốn đầu tư của DNNN chứng tỏ các DNNN chưa hề quan tâm đến mảng đầu tư này.
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Một số chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). Các chỉ tiêu đó là:
+ Giá thành sản phẩm;
+ Chất lượng hàng hóa;
+ Lợi nhuận.
*Đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới vào SXKD bằng các chỉ tiêu nêu trên có nhiều ưu điểm, đang được nhiều DN áp dụng. Tuy nhiên đối với DN (ngành, lĩnh vực) có chu kỳ SXKD dài hạn từ 5 đến 7 năm, tức là kể từ khi đầu tư KHCN mới phải trải qua 5-7 năm mới có sản phẩm, hàng hóa, lợi nhuận, nhưng lại có yêu cầu biết hiệu quả ngắn hạn (Ví dụ sau một năm đầu tư KHCN mới) nhằm điều chỉnh SXKD và đầu tư KHCN. Thậm chí có trường hợp còn muốn biết hiệu quả trước khi đầu tư KHCN để đưa ra quyết định có đầu tư hay không, hay đầu tư như thế nào. Ở đây thấy rất rõ ràng là chưa có các thông tin: Giá thành, chất lượng hàng hóa hay lợi nhuận để đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới. Muốn khắc phục trở ngại này cần phải dùng thông tin thay thế thích hợp đối với DN. Chẳng hạn như thay thế thông tin lợi nhuận bằng thông tin số lao động có công ăn việc làm. Ở nước ta hiện nay đầu tư KHCN mới làm tăng (giảm) số lao động có công ăn việc làm cũng được coi là hiệu quả. Nếu vậy hiệu quả được đánh giá bằng công thức sau đây:
H: Hệ số co dãn đầu tư KHCN thường tính bằng %. Phản ánh tăng (giảm) 1% đầu tư KHCN làm tăng (giảm) bao nhiêu % số lao động có việc làm.
DN: Số lao động có việc làm tăng (giảm)
DN = Nl - N0
Nl: Số lao động có việc làm sau khi đầu tư KHCN mới (kỳ báo cáo)
N0: Số lao động có việc làm trước khi đầu tư KHCN mới (kỳ gốc)
Dx : Mức đầu tư KHCN tăng (giảm)
Dx = x1 - x0
xl: Mức đầu tư KHCN mới (kỳ báo cáo)
x0: Mức đầu tư KHCN cũ (kỳ gốc)
Ví dụ có số liệu thống kê về đầu tư KHCN và số lao động có việc làm của DN như sau:
Ký hiệu
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Tăng (giảm)
Tuyệt đối
%
Mức đầu tư KHCN (tỷ đ)
x
10
10,2
0,2
2
Số lao động có việc làm (người)
N
100
130
30
30
H = 30% : 2% = 15
Kết quả bằng số cho biết: tăng thêm 1% đầu tư KHCN làm tăng 15% số lao động có việc làm đã chứng tỏ đầu tư có hiệu quả. Ở đây cần lưu ý nếu đầu tư thêm KHCN làm giảm số lao động có việc làm thì phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11988.doc