Chuyên đề Các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh ở Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận chung về công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. 3

I. Một số khái niệm về quản lý doanh nghiệp 3

1. Các cách tiếp cận quản lý doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm quản lý: 3

1.2. Khái niệm về quản lý doanh nghiệp. 4

1.3. Các nguyên tắc quản lý 4

2. Chức năng quản lý 5

3. Vai trò quản lý đối với doanh nghiệp 6

4. Tình hình kinh doanh của Công ty 6

II. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 10

1. Khái niệm 10

1.1. Bộ máy quản lý 10

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 10

2.Yêu câu của tổ chức bộ máy quản lý 11

3. Các kiểu mô hình tổ chức bộ máy 11

3.1. Các nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý 11

3.2. Các kiểu mô hình tổ chức bộ máy. 13

3.2.1.Mô hình tổ chức trực tuyến. 13

3.2.2. Mô hình tổ chức phân công chức năng: 15

3.2.3. Mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng. 16

3.2.4. Mô hình tổ chức mà trận. 17

3.2.5. Mô hình tổ chức khác. 18

III. Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện công tác tổ chức bộ máy quản lý. 18

1. Tổ chức bộ máy quản lý với quá trình lao động hoá và sản xuất kinh doanh. 19

2. Yếu tố của nền kinh tế hiện đại với công tác tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 19

3. Phát triển kinh tế xã hội vệ sinhà quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 20

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức bộ máy quản lý 21

4.1. Con người 21

4.2. Công nghệ 21

4.3. Chiến lược doanh nghiệp 22

4.4. Quy mô doanh nghiệp 22

4.5. Môi trường kinh doanh 23

4.6. Quan hệ bên trong tổ chức 23

Chương II: Thực trạng công tác tổ chức bộ máy công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ 24

I. Tóm lược về công ty du lịch dịch vụ tây hồ 24

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 25

3. Một số đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến bộ máy quản trị. 26

3.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 26

3.2. Tình hình thị trường 26

3.3. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 27

3.4. Về nhân sự 28

II. Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ 29

2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty 29

2.2. Phân công trách nhiệm trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 30

2.2.1. Ban giám đốc: gồm 3 người 30

2.2.2. Phòng tài chính kế toán 30

2.2.3. Phòng hành chính 31

2.2.4 Phòng thị trường 31

2.2.5. Khối buồng 32

2.2.6. Khối bảo dưỡng sửa chữa 33

2.2.7. Khối dịch vụ ăn uống 33

2.2.8. Khối dịch vụ bổ sung 34

2.2.9. Trung tâm dịch vụ lữ hành 34

2.3. Phân cấp quản lý trong Công ty 35

2.3.1. Giữa các đơn vị, phòng ban chức năng 35

2.3.2. Thủ trưởng các đơn vị 35

2.3.3. Phó giám đốc đơn vị 36

3. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý của Công ty đang áp dụng. 36

3.1. Ưu điểm 36

3.2. Hạn chế. 37

III. Đánh giá chung về hoạt động tổ chức bộ máy quản lý của công ty dịch vụ Tây Hồ 38

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 42

I. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của 10 năm tới (2000 - 2010). 42

1. Phương hướng và mục tiêu của công ty 2000 - 2010. 42

2. Phương hướng chung hoàn thiện cơ cấu tổ chưc bộ máy quản lý kinh doanh. 43

II. Những giải pháp chủ yếu để hoàm thiện để tổ chức bôn máy quản lý ở công ty. 45

1. Hoàn thiệ cơ chế quản lý của công ty 45

2. Tăng cường quản lý trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 45

3. Quan tâm hơn nữa đến yếu tố con người. 47

4. Đẩy mạnh biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 47

5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 49

5.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo của công ty. 50

5.2.Hoàn thiện tổ chức bộ máy trong các phòng ban. 50

5.3. Gắn quyền với trách nhiệm 51

III. Kiến nghị cá nhân. 52

Kết luận 53

Tài liệu tham khảo 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh ở Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy mô của doanh nghiệp tăng dần đến đầu mối trực thuộc tăng và có khả năng vượt quá mức kiểm soát của người lãnh đạo. Ngoài ra nó cũng tạo ra một bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp thêm vì phải yêu cầu vận hành một vài hệ thống kiểm soát mới và hậu quả cuối cùng là các nhà quản lý mất sự kiểm soát công việc với một số bộ phận. 4.5. Môi trường kinh doanh Doanh nghiệp cũng là một tổ chức xã hội, vì vậy doanh nghiệp phụ thuộc và ảnh hưởng bởi các hệ thống nhỏ khác. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng là một hệ thống nhỏ nằm trong một hệ thống lớn hơn khác. Sức ép của môi trường kinh doanh sẽ tạo ra các yêu cầu trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: Nhà cung cấp, nhà phân phối, chính phủ, khách hàng, các nhóm có lợi ích đặc biệt các tổ chức hội nghề nghiệp và người lao động mỗi tổ chức hoặc nhóm người này đều có thói quen chung và các đặc trưng môi trường của mình như: xã hội, tâm lý, sinh thái, vật lý, quan hệ quốc tế, pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục. 4.6. Quan hệ bên trong tổ chức Quan hệ bên trong tổ chức bao gồm bao yếu tố cơ bản đó là quyền lực, kiểm soát và các quy định luật lệ. - Quyền lực là vấn đề trung tâm để hiểu được các quá trình trong doanh nghiệp, tuy nhiên hiệu quả chính xác của quyền lực khó có thể xác định được, quyền lực phụ thuộc vào từng con người, từng trường hợp cụ thể và những vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau không thể tách rời những yếu tố căn bản của quyền lực và năng lực, phương pháp và con người được quyền lực đó. Quyền lực ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa con người trong tổ chức và tất nhiên là cả cơ cấu tổ chức đó. - Kiểm soát liên quan đến cơ cấu hành chính của một tổ chức, kiểm soát là mối quan hệ giữa đầu vào, quá trình chuyển đổi và đầu ra của doanh nghiệp. - Quy định và luật lệ đóng một vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Một trong những vai trò của nó là kiểm soát các thói quen của quá trình. Chương II thực trạng công tác tổ chức bộ máy công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ I. Tóm lược về công ty du lịch dịch vụ tây hồ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển các đơn vị làm kinh tế xây dựng ngân sách Đảng, Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ được thành lập từ tháng 7/1995 cũng với sự ra đời của tổng Công ty Hồ Tây thuộc ban tài chính quản trị trung ương. Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ thành lập theo quyết định số 2002/ QDUB ngày 1/7/1995 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trụ sở uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trụ sở số 58 đường Tây Hồ - quận Tây Hồ - Hà Nội. Trước đây cũng như hiện nay Công ty luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ban tài chính quản trị trung ương lãnh đạo tổng Công ty Tây Hồ của ban chấp hành Đảng bộ các cấp và các vụ, các phòng ban chức năng của Tổng Công ty. Được xác định kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn là một trong 4 định hướng lớn trong nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Tây Hồ, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ. Với 67 tỷ đồng vốn cùng với 3 cơ sở dịch vụ, khách sạn, lưu hành, vận chuyển hành khách và hàng hoá... với đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động gần 200 người, Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ được xây dựng trên gần 4ha thuộc vùng du lịch giàu có đầy tiềm năng, nằm ngay cạnh thủ đo trung tâm văn hoá, là nơi giao lưu tập chung đông đúc dân cư, lại ở nơi có địa điểm và địa thế thiên nhiên tươi đẹp nằm giữa các làng truyền thống như Quảng Bá, Nghi Tàm... đặc biệt bên cạnh Tây Hồ thu hút rất đông khác thập phương và cư dân quanh vùng đến thăm ngắm cảnh. Với thực lực đó Công ty có đủ khả năng tổ chức các dịch vụ du lịch khép kín từ khâu đó tiếp tổ chức Tour, tuyến du lịch tới các du lịch ăn uống, vui chơi giản trí, cung cấp hàng lưu niệm vận chuyển hành khác du lịch... cùng với sự phát triển của đất nước Công ty đã không ngừng nâng cấp các phòng ban bộ phận của Công ty, của khách sạn đoan trang hiện đại phù hợp với điều kiện đất nước, với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường phát huy khả năng ưu việt của Công ty, của từng cán bộ công nhân viên nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong cung ứng du lịch - dịch vụ, trên thị trường có chỗ đứng vững chắc chắn trên thị trường như hiện nay. 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ là doanh nghiệp làm ngân sách Đảng với nhiệm vụ. - Nhiệm vụ chính trị: Phụ vụ khách của trung ương Đảng - Kinh doanh xây dựng ngân sách Đảng Do vậy hoạt động kinh doanh của yếu của Công ty bao gồm: - Kinh doanh dịch vụ lưu trú - Kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo và phục vụ đám cưới - Kinh doanh lưu hành - Kinh doanh vận tải hành khách và sửa chữa ôtô - Kinh doanh bán hàng lưu niệm - Kinh doanh về dịch vụ bổ sung như bể bơi Sân tennic phòng tập thể dục, quầy bar... Tuy nhiên kinh doanh khách sạn vẫn là mục tiêu chủ yếu song cùng với hoạt động khác, Công ty đã tạo nên các Tour du lịch khép kín từ phòng ngủ ăn uống đi lại đến các dịch vụ nhỏ nhất như giặt là. Từ các hoạt động trên, Công ty có nghĩa vụ sau: - Công ty có nghĩa vụ kinh doanh đúng những ngành nghề đã đăng ký chịu trách nhiệm trước Đảng, nhà nước tổng Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm trước khách hàng về khách hàng trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện. - Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả bảo toàn, phát triển vốn được giao (bao gồm cả vốn đầu tư cho doanh nghiệp khác) nhận sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác được giao để thưc hiện mục tiêu kinh doanh được giao. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh đã ký. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động. - Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ khác của Đảng, Nhà nước, tổng Công ty quy định. - Chịu sự kiểm tra của ban tài chính trung ương của tổng Công ty tuân theo các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. 3. Một số đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến bộ máy quản trị của Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ. 3.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh Ngay từ khi mới thành lập công ty đã xác định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm. + Kinh doanh dịch vụ lưu trú + Kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo và phục vụ đám cưới + Kinh doanh dịch vụ lữ hành + Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và sửa chữa ô tô + Kinh doanh về dịch vụ bổ sung như bể bơi, sân tennic, phòng tập thể dục, quầy bar... Tuy nhiên kinh doanh khách sạn vẫn làm mục tiêu chủ yếu, cùng với các hoạt động khác Công ty đã tạo nên các tour du lịch khép kín từ phòng ngủ, ăn uống, đi lại đến các dịch vụ nhỏ nhất như gặt là... 3.2. Tình hình thị trường Theo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 thì: sau những năm đổi mới thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tổng sản phẩm trong nước GDP tăng hơn gấp đôi. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đã đạt 27% GDP, từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế tăng xuất khẩu và dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội phát triển nhanh cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% xuống 24,3% công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6% dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,4% quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế tập thể. Bên cạnh đó đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực à tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, đời sống nhân dân được nâng cao nhu cầu về vui chơi giải trí và du lịch được tăng cường... Bên cạnh đó thị trường du lịch dịch vụ ngày càng sôi động, cạnh tranh gay gắt, nhu cầu du lịch và dịch vụ phát triển và có tính phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội là ngành kinh tế và dịch vụ mà mọi thành phần kinh tế đều tham gia. 3.3. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh nhu cầu về dịch vụ và du lịch tăng cũng là sự tăng lên của các Công ty TNHH về dịch vụ và du lịch đang cạnh tranh gay gắt với Công ty. Ngay cạnh Công ty là hàng loạt khách sạn nhỏ và vừa ngày đêm thu hút lôi kéo khách hàng của Công ty, cung với nó là hàng loạt khách sạn lớn, nhưng Công ty du lịch dịch vụ và nhỏ không những cạnh tranh khách trong nước mà còn cạnh tranh khách quốc tế với Công ty. Ví dụ: Một số tên khách sạn " Khách sạn Thắng Lợi, khách sạn Deawoo hoặc những khách sạn tư nhân khác". Tuy nhiên Công ty vẫn không ngừng phát triển giữ được mối quan hệ truyền thống với Công ty du lịch Hoà Bình, Công ty du lịch Hạ Long và khách hàng quốc tế như nước Nhật, Trung Quốc... Là doanh nghiệp nằm giữa thủ đô trung tâm văn hoá, là nơi giao lưu tập trung đông đúc dân cư, lại ở nơi có địa thế thiên nhiên tươi đẹp bên cạnh Hồ Tây " viên ngọc bích" giữa lòng thủ đô, nằm giữa các làng nghề truyền thống như Quảng Bá, Nghi Tám... Đặc biệt bên cạnh phủ Tây Hồ nơi thu hút rất nhiều khách thập phương và cư dân quanh vùng đến thăm quan ngắn cảnh và là nơi thuận lợi về giao thông đi lại, nơi đây gần sát với đường đi sân bay quốc tế Hà Nội- Nội Bài. Đây là lợi thế rất lớn cho Công ty trong cạnh tranh, Công ty cần phát huy hết các lợi thế vốn và có tiềm ẩn để biến khách hàng, tiềm năng thành khách hàng hiện thực biến khách hàng hiện thực thành khách hàng truyền thống. Một khó khăn thách thức lớn đối với không những chỉ một Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ mà còn là thách thức đối với toàn ngành du lịch. Đó là chi phí du lịch vào Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với ngành du lịch mà Công ty là cần phải tính bàn khai thác hạ giá thành thu hút khách quốc tế vào với doanh nghiệp biến khó khăn thành thuận lợi 3.4. Về nhân sự Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ có 176 cán bộ công nhân biên có tỷ lệ lao động gián tiếp là 19% và 52 lao động có trình độ đại học được phân bổ vào các bộ phận như sau: Phòng hành chính 35 người trong đó có 15 người có bằng đại học, người đứng đầu phòng hành chính là trưởng phòng hành chính. Phòng kế toán 10 người đều qua đại học đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng thị trường gồm 24 người trog đó có 15 người có bằng đại học đứng đầu là trưởng phòng thị trường bộ phận bảo dưỡng và sửa chữa gồm 18 người trong đó 3 người có bằng đại học. Bộ phận buồng gồm có 22 đều qua đào tạo và có bằng cấp đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như của ngành du lịch của khách hàng. Bộ phận dịch vụ ăn uống gồm 29 người đều qua đào tạo và có người có bằng đại học. Trong quá trình tuyển dụng nhân sự công ty áp dụng các thủ tục theo đúng quy định khác luật lao động, những người được tuyển chọn, đều là những người có năng lực nhiệt tình, tinh thông công việc đặc biệt phải biết ít nhất một ngoại ngữ, vi tính thành thạo. II. Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ hoạt động kinh doanh phù hợp với hoàn canhr thực tế của Công ty và yêu cầu đặt ra ban quản trị tài chính trung ương. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên dồi dào 176 lao động được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, ban giám đốc là cơ quan cao nhất chỉ đạo trực tiếp các phòng ban và khối lượng công ty theo mô hình sau. Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính Phòng thị trường Trung tâm dịch vụ lữ hành Khối bảo dưỡng sửa chữa Khối buồng Khối dịch vụ ăn uống Khối dịch vụ bổ xung 2.2. Phân công trách nhiệm trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 2.2.1. Ban giám đốc: gồm 3 người Giám đốc Công ty do Tổng Công ty Tây Hồ bổ nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước tổng Công ty Tây Hồ và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty. Phó giám đốc gồm 2 người, là những người trợ lực cho giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện. 2.2.2. Phòng tài chính kế toán * Chức năng Chịu sự quản lý của ban giám đốc là cơ quan tham mưu, giúp giám đốc tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty. Đồng thời tốc độ và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán - tín dụng - thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ Công ty theo chế độ chính sách pháp luật Nhà nước về kinh tế - tài chính tín dụng và theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, những quy định cụ thể của Công ty về quản lý kinh tế - tài chính. Giúp giám đốc kiểm tra, khảo sát toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của Công ty và các khối, các bộ phận chức năng trong Công ty. * Nhiệm vụ. + Tổ chức bộ máy kế toán: căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Công ty lựa chọn hình thức tổ chức kế toán tập trung hay phân tán và bộ máy kế toán thích hợp nhất. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức lưu trữ hồ sơ kịp thời, căn cứ vào chế độ của Nhà nước và quy định của Công ty kiểm tra việ sử dụng vốn, phát hiện những yếu kém sơ hở, gian lận trong quản lý trong việc bảo vệ tài sản của Công ty, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến tiến hoàn thiện hệ thống quản lý vốn trong Công ty. + Hướng dẫn và kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động quản lý kinh tế cuả các khối, các phòng ban trong việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán, kinh tế của Nhà nước của Công ty. + Phải chịu tráh nhiệm về mặt quản lý đối với mọi sự thất thoát về tài sản vốn của Công ty nếu có. 2.2.3. Phòng hành chính Chức năng : là cơ quan tham mưiu do ban giám đốc về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước và thực hiện các công tác khác như ytế, vệ sinh, quản trị bảo vệ - Nhiệm vụ : Tham mưu giúp giám đốc thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong đó phải xây dựng nôi qui chế quản lý chính sách công ty . Phổ biến các chế độ chính sách nội qui của đảng, nhà nước và các quy định của giám đốc công ty đến các đơn vị thuộc Công ty - Thực hiện công tác về tổ chức bộ máy và tuyển dụng lao động kỷ luật . Miễn nhiệm cán bộ thuộc phạm vi Công ty quản lý. xây dựng kế hoạch đào tạo và bổi dưỡng nâng cao trình độ chính trị quản lý nghiệp vụ ngoại ngữ cán bộ công nhân viên. - Tổng hợp các số liệu của các bộ phận về hoạt động của Công ty giúp ban giám đốc soạn thảo các văn bản có liên quan đến hoạt động của Công ty, tiều chuẩn bị nội dung báo cáo sơ kết,tổng kết về chuyên môn về hoạt động của Công ty - Thực hiện giám sát các kế hoạch đầu tư và nâng cấp trong toàn khách sạn và tiến hành mua sắm nâng cấp, cải tạo phương tiện ở nơi làm việc của ban giám đốc Công ty,các phòng chức năng và lãnh đạo các khối khác trong công ty đề xuất với giám đốc phương hướng đầu tư và lập các kế hoạch đầu tư trên cơ sở các số liệu cho phép. 2.2.4 Phòng thị trường Chức năng : Tìm kiếm khai thác phân tích thị trường xây dựng kế hoạch Marketing cho Công ty Nhiệm vụ Phải xây dựng kế hoạch Marketing theo mùa vụ và hàng năm trên cơ sở các dữ liệu phân tích từ tình trạng. - Phải đánh giá đúng lợi thế của khách sạn, am hiểm tâm lý khách hàng và những xu hướng biến động tiêu dùng của thị trường từ đó đề xuất với giám đốc các sản phẩm mới, các phương pháp và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh . - Tổ chức lập kế hoạch khai thác thị trường mới về du lịch và lưu trú báo cáo kịp thời cho ban giám đốc và các bộ phận chức năng phối hợp cùng thực hiện . - Phải thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường du lịch cho ban giám đốc Công ty và có những báo cáo về thị trường theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm 2.2.5. Khối buồng Chức năng: Trực tiếp quản lý các tài sản và thực hiện các nghiệp vụ ở phòng, đồng thời quản lý bán hàng tại Mannibar. Nhiệm vụ - Tiến hành làm vệ sinh phòng đúng trình tự và kỹ thuật đảm bảo vệ sinh, sinh hoạt và kỹ thuật của các thiết bị trong phòng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách. - Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các tài sản được giao, cũng như số phòng, buồng cho thuê còn chống, phối hợp với các bộ phận có liên quan cùng bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị trong buồng. - Phải phối hợp với lễ tân trong việc đón tiễn khách ở khách sạn và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Quản lý và bảo quản không tại Mainibar không để hàng hoá hư hỏng và bán theo theo đúng quy định. 2.2.6. Khối bảo dưỡng sửa chữa Chức năng: - Đảm bảo kỹ thuật các hệ hống trong khách sạn 24/24h - Cung cấp đầy đủ máy móc trang thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực kỹ thuật điện, nước. Nhiệm vụ - Phối hợp với các khối, phòng ban chức năng khác thường xuyên kiểm tra sửa chữa các trang thiết bị trong khách sạn để có chất lượng tốt. - Hướng dẫn sử dụng vận hành các thiết bị mới cho các đơn vị khác chịu trách nhiệm về những vụ mất an toàn xảy ra khi người sử dụng không biết quy trình thao tác. - Thường xuyên báo cáo tình hình trang thiết bị cho ban giám đốc - Cung cấp đầy đủ điện nước 24h/24h trong Công ty. 2.2.7. Khối dịch vụ ăn uống Chức năng Kinh doanh hàng ăn uống phải đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các món ăn phải phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của khách hàng. - Các món ăn phải đủ về chất lượng và chất lượng và có tính thẩm mỹ cao. - Nhà ăn phải được giữ gìn sạch sẽ kh bày bàn phải gọn gàng sạch sẽ và đẹp mắt đúgn tiêu chuẩn phù hợp với từng bữa ăn và yêu cầu của khách hàng. - Đề xuất những ý kiến đóng góp với ban giám đốc về bố trí đón tiếp khách cũng như cách thiết kế các trang thiết bị phục vụ cần thiết có lợi cho việc hoạt động kinh doanh của khối. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ và ngành hàng kinh doanh. 2.2.8. Khối dịch vụ bổ sung Chức năng - Kinh doanh sân tennic , bể bơi và các dịch vụ, khác đồng thời tham mưu cho giám đốc về cách dịch vụ bổ sung nhằm ngày càng hoàn thiện các dịch vụ cho khách sạn. 2.2.9. Trung tâm dịch vụ lữ hành Chức năng - Làm hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp, trong hoạt động này trung tâm đóng vai trò là người môi giới để hưởng hoa hồng. Hiện nay hoạt động trung gian phát triển phong phú và đa dạng như trung gian làm visa, hộ chiếu, đăng ký, đặt chỗ... và các hoạt động khác. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, để thực hiện chương trình du lịch trọn gói một cách có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu của khách hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì yêu cầu trugn tâm phải liên kết và các nhà cung cấp phép nối cung cầu trên thị trường. - Thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp nhằm mở rộng quy mô của kinh doanh của trung tâm tạo ra nhiều loại hình dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ - Tổ chức xây dựng các chương trình du lịch và tiến hành bán cho khách du lịch. - Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán - Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch, dự báo nhu cầu và làm tham mua cho giám đốc trong lĩnh vực du lịch. - Sơ đồ hoá thành truyền du lịch, kế hoạch hoá theo đơn vị thời gian. Trong sơ đồ háo phải tính toán sao cho hợp lý nhất, phải trả lời được các câu hỏi như thăm quan ở đâu, thời gian bao nhiêu, ăn ở đâu, nghỉ ở đâu - Đảm bảo cung ứng các dịch vụ có liên quan trong việc thực hiện các chương trình du lịch. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Công ty, đối với Nhà nước và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác được giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường quốc hòng và an ninh quốc gia. 2.3. Phân cấp quản lý trong Công ty 2.3.1. Giữa các đơn vị, phòng ban chức năng - Các đơn vị, phòng ban chức năng quan hệ với nhau trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, thống nhất trong tổng thể Công ty. - Các đơn vị chức năng giữ vai trò làm cố vấn cho giám đốc về lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình. Đồng thời có trách nhiệm hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia cùng với các đơn vị nghiệp vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Các đơn nghiệp vụ giữ vai trò làm đơn vị trực tiếp sản xuất, trực tiếp quyết định chất lương các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đồng thời có nhệm vụ tiếp thu hướng dẫn các nghiệp vụ mang tính chức năng đặc thù và hợp tác cùng các đơn vị chức năng trên cơ sở nghiệp vụ của đơn vị mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. 2.3.2. Thủ trưởng các đơn vị - Chịu trách nhiệm trước giám đốc hoặc phó giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cho cấp phó và các nhân viên khác trong đơn vị, trên cơ sở phát huy hết năng lực của mỗi thành viên, hợp tác, thống nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị. - Kiểm tra giám sát các hoạt động của đơn vị tuânt thủ tuyệt đối các nội quy, quy định của Công ty. - Được quyền phân công nhắc nhở, khiển trách hoặc tạm đình chỉ nhiệm vụ, yêu cầu làm kiểm điểm đối với các nhân viên dưới quyền, đồng thời báo cáo với giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách để giải quyết. - Được quyền kiến nghị lên giám đốc để khen thưởng hay kỷ luật đối với cán bộ công nhân dưới quyền. - Chịu trách nhiệm trước cán bộ công nhân viên dưới quyền về quyền lợi vật chất, tinh thần theo các quy định của Công ty và luật lao động. 2.3.3. Phó giám đốc đơn vị - Giúp việc cho tổng các đơn vị. - Thay thế trưởng đơn vị khi được uỷ quyền - Chịu sự quản lý và chấp hành sự phân công, công việc trực tiếp của cấp trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước đơn vị mình về các công việc được giao trong tổ mình, tổ trương là người có quyền cao nhất trong tổ thay mặt người quản lý cấp cao điều hành và trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ phó thay thế tổ trưởng khi vắng mặt thực hiện các nhiệm vụ theo sự uỷ quyền của tổ trưởng. 3. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý của Công ty đang áp dụng. 3.1. ưu điểm Qua quá trình trực tiếp nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty, ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có những ưu điểm sau. - Là Công ty nhà nước gồm 3 phòng ban chức năng và 5 khối đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về mặt lợi ích kinh tế tài chính, thông tin đào tạo... Công ty luôn được sự giúp đỡ của ban tài chính quả trị trung ương, của tổng Công ty Hồ Tây, của các cấp các ngành trung ương đã giúp đỡ về vốn, kỹ thuật... Đây là ưu điểm quan trọng đầu tiên giúp Công ty có điều kiện tự chủ phát triển kinh doanh. Đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc là phó giám đốc và thủ trưởng các phòng ban chức năng, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty đã quy định rõ nhiệm vụ chức năng của từng người, từng bộ phận làm cho việc quản lý được cụ thể rõ ràng. - Bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, nhiệm vụ quản lý được phân công thành các chuyên môn rõ ràng, phát huy được năng lực chuyên môn của từng chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống. - Thường cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như hiện nay đã tạo ra mối quan hệ mật thiết như hiện nay đã tạo ra mối quan hệ mật thiết vế kinh tế, tài chính, dịch vụ, tiếp tục trong toàn công ty. Mối quan hệ giữa công ty và các phong ban chức năng có sự tương trợ lẫn nhau tạo ra sự ăn khớp nhịp nhàng của cả bộ máy. Thông tin từ lãnh đạo công ty xuống các phòng ban lãnh đạo luân được nhanh chóng kịp thời, chính xác do bộ máy được tổ chức gọn nhẹ, cấp quản lý được xây dựng ít nhất, đơn giản nhất trong điều kiện cho phép. Từ đó tạo ra điều kiện cho công ty nắm bắt được cơ hội, tăng cường sử dụng kinh doanh góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy công ty phát triển. 3.2. Hạn chế. Mặc dù bộ máy tổ chức của công ty đã phát huy hết khả năng, trình độ nghiệp vụ của mình đủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chu kỳ, tiến độ của nó. Song với sự phát triển đi lên của xã hội bộ máy tổ chức của công ty không tránh khỏi những hạn chế sau; - Qua nghiên cứu và tìm hiểu mô hình cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy rằng các phòng ban chức năng và khối trong công ty đều được đứng trong mối quan hệ trực tuyến chức năng. Trong công tác quản lý, các phòng ban chức năng, các khối trong công ty đồng thời chịu sự quản lý và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công tác tổ chức của công ty đã đi vào thế ổn định, nhưng sự phân công trách nhiệm cho một số cán bộ phòng ban còn chưa hợp lý, có người đảm nhiệm quá nhiều công việc, có người đảm nhiệm ít công việc gây bất hợp lý trong công tác phân công công việc. Mối khi lãnh đạo các bộ phận chức năng có ý kiến khác nhau làm cho người lãnh đạo doanh nghiệp phải hợp bàn tranh luận căng thẳng mà nhiều khi không đưa ra được các quyết định có hiệu quả như mong muốn - Hiệu lực quản lý tổ chức bộ máy của công ty và các đơn vị thành viên tuy có hiệu quả song chưa cao, chưa dáp ứng được yêu cầu cần phát triển của thị trường và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty. III. Đánh giá chung về hoạt động tổ chức bộ máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh ở Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ.DOC
Tài liệu liên quan