* Phí cầu tàu:
Khi tàu cập cầu, buộc vào phao hay neo tại vùng, vịnh đều phải trả. Như vậy phí này phụ thuộc vào vị trí tàu đậu.
Rct = rct x GRT x t
Trong đó:
rct: Đơn giá phí tại cầu tàu
t: Thời gian tàu đậu tại cầu
* Giao dịch, Vệ sinh hầm hàng, đóng mở hầm hàng:
Là khoản chi phí mà chủ tàu phải trả cho công nhân Cảng hoặc thuyền viên khi thuê họ quét dọn vệ sinh hầm hàng khi tàu dỡ hàng xong và phí giao dịch với cảng.
Giao dịch phí được trả cho thuyền viên để họ giao dịch đi lại làm thủ tục cho tàu khoán gọn: 100USD/cảng.
Thông thường việc vệ sinh hầm hàng do thuyền viên tự làm trong trường hợp vệ sinh thông thường. Nếu phải vệ sinh công nghiệp thì buộc chủ tàu phải thuê công nhân vệ sinh của cảng và chi phí này theo tariff của từng cảng. Trong dự án này, hàng hóa trên tàu là hàng bách hóa nên việc vệ sinh hầm hàng sẽ do thuyền viên tự làm. Chủ tàu sẽ hoàn công cho họ theo dung tích hầm hàng. Đối với tàu 6.500DWT này thì theo tập quán khai thác, mức thù lao cho thuyền viên tự vệ sinh hầm hàng là 50 USD.
Là phí trả cho đơn vị đứng ra đóng hoặc mở nắp hầm hàng. Thông thường với loại tàu này có trang bị tời kéo hoặc cần cẩu tàu nên việc đóng mở nắp hầm hàng sẽ do thuyền viên đảm nhận với mức phí theo tập quán là 50 USD cho 2 đầu cảng.
58 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần vận tải biển Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vật tư và công nợ: Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, theo dõi tình hình tăng giảm và sử dụng TSCĐ của công ty, tính khấu hao TSCĐ để phân bổ chi phí cho hợp lý. Theo dõi các khoản nợ của công ty đối chiếu với kế toán thanh toán đảm bảo cho quá trình thu chi của đơn vị.
Kế toán vốn bằng tiền, tạm ứng, tiền lương: Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp cũng như TGNH, tính tiền lương cho người lao động.
Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ cùng bộ phận tổ chức hành chính xác định sổ BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên. Lập báo cáo thuế và các báo cáo tài chính cuối năm.
Thủ quỹ: Theo dõi quá trình thu chi tại đơn vị.
Hình thức sổ sách kế toán được áp dụng tại công ty:
Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức” Chứng từ ghi sổ”. Toàn bộ việc hạch toán được hạch toán trên hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING được xây dựng sẵn theo các thuật toán.
Bộ phận kế toán tại các đơn vị hằng ngày sẽ tập hợp chứng từ tại đơn vị mình, tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán đã được thiết lập sẵn và lưu trữ chứng từ. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu của cấp trên thì kế toán tại các đơn vị trực thuộc sẽ in toàn bộ sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ và nộp lên cấp trên.
2.1. Sơ đồ:
TRÌNH TỰ GHI SỔ
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
2.2. Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, kế toán căn cứ số liệu chứng từ gốc hoặc bảng kê tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, tài khoản Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu đã được thiết lập sẵn trên máy tính theo phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING. Đến cuối kỳ hoặc khi có yêu cầu cần thiết cung cấp thông tin thì nhân viên kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và in sổ sách cần thiết. Việc đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác. Cuối kỳ, kế toán sẽ in bộ sổ kế toán theo chứng từ ghi sổ để cất kho và lưu trữ.
2.3. Sổ sách kế toán được sử dụng ở công ty
- Bảng kê các chứng từ ghi nợ, có các tài khoản từ loại 1 đến loại 9
- Sổ chi tiết: tiền mặt, công nợ, tạm ứng, nguyên vật liệu, tài sản cố định
- Bảng tổng hợp chi tiết công nợ, vật tư
- Sổ cái các tài khoản
- Báo cáo quyết toán cuối năm
B. Kế toán quản trị chi phí tại công ty CP vận tải biển Đà Nẵng
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhất là một khi doanh nghiệp đã gia nhập vào WTO thì các doanh nghiệp luôn đứng trước sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và có vị trí trên thương trường. Giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp về tối đa hóa lợi nhuận là phải kiểm soát được chi phí bỏ ra để nâng cao hiệu quả chi tiêu. Muốn vậy nhà quản trị phải quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Để thực hiện được điều này, thì nhu cầu thông tin càng trở nên đa dạng và bức thiết. Thực tế cũng cho thấy các nhà quản lý muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì phải có nguồn thông tin đáng tin cậy trải dài trong phạm vi hoạt động của mình, đảm bảo cho thông tin đi đến những nơi cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác. Hơn thế, hoạt động chủ yếu của công ty CP vận tải biển Đà Nẵng là cung cấp các dịch vụ vận tải trên các đội tàu thường xuyên ở xa bộ phận quản lý, do đó vấn đề kiểm soát chi phí đối với các nhà quản lý rất khó khăn. Họ cần những nguồn thông tin một cách chính xác giúp cho việc quản lý có hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cho thấy việc kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp nói chung và công ty CP vận tải biển nói riêng thật sự cần thiết và có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị cũng như các bộ phận khác. Do đó vấn đề đặt ra là để có thông tin thích hợp phục vụ cho nhà quản trị thì cần thiết phải tổ chức việc kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ nhằm cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn.
Đặc điểm và phân loại chi phí phát sinh tại công ty
Do sản phẩm của công ty là các hợp đồng dịch vụ vận tải hàng hóa được thực hiện bởi những đội tàu chuyên dụng, do đó chi phí phát sinh tại doanh nghiệp chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung.
Để công tác quản lý chi phí được tiến hành thuận lợi và dễ dàng, công ty đã phân loại chi phí theo theo công dụng kinh tế.
Theo cách phân loại này chi phí của công ty được chia thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Cách phân loại này được sử dụng để tập hợp chi phí theo khoản mục, tính toán chính xác chi phí thực tế và xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng chi phí. Từ đó phục vụ cho việc phân tích chi phí và giám sát việc thực hiện kế hoạch chi phí tại công ty.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí này liên quan đến đội tàu vận tải, do đó vật liệu chính mà công ty xuất dùng được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng theo giá thực tế từng loại vật liệu. Giá trị vật liệu xuất kho được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền. Còn theo dõi hàng tồn kho công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu chủ yếu là dầu FO, dầu DO, mỡ bôi trơn, phụ tùng thay thế như đầu phun, joăng xu, lọc... Do đặc thù của công ty là kinh doanh các dịch vụ vận tải nên chi phí nhiên liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất phát sinh tại công ty. Trên thực tế chi phí nhiên liệu chiếm trên 40% giá thành vận tải biển. Tàu càng to, càng hiện đại tiêu hao nhiên liệu càng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu phát sinh bao gồm cả mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng con tàu và đơn giá nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả; tiền ăn giữa ca theo quy định, các khoản trích theo lương của thuyền viên trực tiếp tham gia hoạt động trên tàu cụ thể:
Tại công ty có hai nguồn lao động chính: thuyền viên làm việc theo hợp đồng dài hạn và thuyền viên thuê ngoài. Đối với thuyền viên làm việc theo hợp đồng dài hạn thì tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương được thống nhất theo mức lương tại công ty. Đối với thuyền viên thuê ngoài, đơn giá tiền lương được tính theo giá thị trường được thỏa thuận trên hợp đồng thuê thuyền viên giữa công ty và đơn vị cho thuê.
Đối với các khoản trích theo lương, như BHXH, BHYT, BHTN, được trích dựa trên tiền lương cơ bản theo quy định hiện hành. Riêng KPCĐ được trích căn cứ vào quỹ lương thực trả cho thuyền viên, cụ thể:
BHXH: 16%
BHYT: 3%
BHTN: 1%
KPCĐ: 2%
Ngoài ra do đặc thù kinh doanh của công ty là phụ thuộc vào cho thuê tàu định hạn và chạy hợp đồng chuyên tuyến chở than, clinker trong nước, không có quan hệ nhiều với các chủ hàng và đại lý hàng hóa cho tàu chợ, đứng trước diễn biến xấu của thị trường, các chủ hàng không thuê tàu định hạn, hàng hóa trong nước khan hiếm không có để vân chuyển thì điều này đồng nghĩa với viêc thuyền viên trên tàu không có việc gì để làm nữa, do đó phát sinh khoản chi phí điều động, hoặc nghỉ chờ việc.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí này bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mang tính chất chung cho hoạt động dịch vụ vận tải được tập hợp riêng cho từng đội tàu
Chi phí SXC được tập hợp từ các chi phí:
Chi phí vật liệu văn phòng tàu;
Chi phí dụng cụ trên tàu;
Chi phí khấu hao TSCĐ;
Chi phí bảo hiểm, thuế, phí, lệ phí;
Chi Phí dịch vụ mua ngoài;
Chi phí bằng tiền khác.
Riêng đối với chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình đội tàu thực hiện hành trình vận tải của mình, do đó được tập hợp trực tiếp cho từng con tàu.
Ngoài các chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phân bổ công cụ dụng cụ, tiền điện thoại, còn các chi phí khác như phí hoa tiêu, phí neo đậu cảng, phí lai dắt tàu, tiền điện nước sinh hoạt…sẽ căn cứ vào hành trình vận tải của con tàu để xác định khoản chi phí hợp lý, ghi nhận vào chi phí sản xuất chung của từng đối tượng sử dụng để cuối kỳ ghi nhận giá vốn và xác định kết quả kinh doanh.
Để có thể kiểm soát tốt chi phí SXC phát sinh, người quản lý sẽ căn cứ vào các định mức chung để kiểm tra từng nội dung chi phí, tránh tình trạng các khoản chi phí phát sinh vượt định mức, qua đó phát hiện những biến động bất thường và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Cuối mỗi tháng, BCH con tàu phải gởi toàn bộ chứng từ, các bảng báo cáo liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của từng con tàu lên phòng kế toán công ty, phòng kế toán công ty sẽ kiểm tra, đối chiếu số liệu rồi nhập vào máy để theo dõi chi phí phát sinh của từng con tàu, lập bảng tổng hợp công nợ và các báo cáo khác của công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tại công ty, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương bộ phận quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài, thuế, phí và lệ phí…
Căn cứ để xác định chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý là các chứng từ theo dõi lao động như bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương. Chi phí dịch vụ mua ngoài được xác định dựa trên các HĐ mua vào, giấy đề xuất của các bộ phận được giám đốc phê duyệt.. Toàn bộ các chứng từ này sẽ được kế toán tập hợp lại, kiểm tra làm căn cứ để ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp, cuối tháng kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính phát sinh tại công ty bao gồm những khoản chi liên quan đến đầu tư ra ngoài công ty, tiền, lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
Bên cạnh những chi phí thông thường phát sinh hàng ngày như phí chuyển tiền qua ngân hàng, phí nộp tiền thì lãi tiền vay ngân hàng là một khoản chi phí chiếm một phần rất lớn trong chi phí tài chính của công ty. Với mục đích huy động vốn đầu tư cho tài sản cố định, và để quay vòng vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh, công ty thường xuyên huy động vốn từ hai nguồn chính: Từ ngân hàng và từ cán bộ công nhân viên công ty, do đó phải gánh chịu khoản chi phí lãi vay không nhỏ cho cán bộ công nhân viên công ty và ngân hàng.
Ngoài ra, với dịch vụ vận tải ra nước ngoài, công ty thường xuyên phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Thông qua ngân hàng, các chi phí phát sinh trong quá trình mua bán ngoại tệ như lỗ chênh lệch tỷ giá, phí dịch vụ chuyển tiền …cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như hợp đồng vay, các phiếu tính lãi và các chứng từ khác, kế toán tập hợp lại, kiểm tra cập nhật vào máy tính để xác định chi phí
tài chính trong kỳ, cuối tháng kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
* Nguyên tắc tập hợp chi phí
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, hiện nay công ty đã tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng con tàu. Đến cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh để xác định giá vốn trong kỳ.
II. Nội dung kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần vận tải biển Đà Nẵng
Công tác lập dự toán cung cấp thông tin cho quản trị
Hiện tại, công ty đang thực hiện khai thác kinh doanh đội tàu biển theo 2 phương án:
Phương án tự khai thác
Phương án cho thuê tàu định hạn
Mỗi phương án khác nhau thì cách xác định chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng khác nhau. Nếu như phương án tự khai thác, toàn bộ chi phí nhiên liệu cho hoạt động vận tải công ty phải gánh chịu thì ngược lại, ở phương án cho thuê tàu định hạn, người thuê tàu phải chịu chi phí này trong suốt hành trình của con tàu.
Chính do đặc điểm này mà công tác lập dự toán của công ty cũng được chia thành 2 phương án như trên.
1.1. Phương án tự khai thác
1.1.1. Tuyến hành trình khép kín:
Tuyến hành trình đi : Langkawi, Malaysia đi Lhoknga, Indonesia hoặc
Lumut, Malaysia đi Lhoknga, Indonesia
1.1.2. Doanh thu phương án tự khai thác:
- Cước vận chuyển : 9.5USD/tấn
- Số lượng vận chuyển bình quân : 6.500MT/chuyến
- Số chuyến thực hiện 1 năm : 38 chuyến
- Doanh thu phương án tự khai thác : 2.418.700 USD/năm
1.1.3. Chi phí tự khai thác
Chi phí khai thác 01 tàu 6.500DWT (4.355GRT) bao gồm các chi phí chi tiết sau:
a. Chi phí nhiên liệu.
Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn cho máy chính và máy đèn được thể hiện theo bảng dưới đây dựa theo mức tiêu hao và đơn giá bình quân tại thời điểm tính toán. Chúng ta lựa chọn đơn giá bình quân cho toàn dự án trên cơ sở đánh giá biến động của thị trường dầu mở trên khu vực Đông Nam Á nói chung và toàn thế giới nói riêng.
Phương án tự khai thác: Tuyến vận chuyển Langkawi-Lhoknga
Tàu: Thuận Phước
Các thông số chính
ĐVT
Số lượng hàng bình quân một chuyến
MT Clinker
6.500
Cước vận chuyển
USD/MT
9,5
Khoảng cách
NM
298
Tốc độ
Knots
11,5
Thời gian xếp dỡ
days
5,55
Thời gian đi từ cảng xếp đến cảng dỡ
days
1,08
Thời gian tàu chờ
days
1
Thời gian thực hiện một chuyến
days
7,63
Năng suất xếp: 6.000MT/ ngày
days
1,117
Năng suất dỡ: 2.000MT/ngày
days
3,35
Cảng phí
Cảng xếp
USD
5.000
Cảng dỡ
USD
5.500
Trong đó:
Thời gian xếp dỡ = Năng suất xếp + năng xuất dỡ + thời gian từ cảng xếp đến cảng dỡ.
Thời gian thực hiện một chuyến = thời gian xếp dỡ + thời gian đi từ cảng xếp đến cảng dỡ x 2
DỰ TOÁN CHI PHÍ NHIÊN LIỆU TUYẾN LANGKAWI- LHOKNGA
TÀU THUẬN PHƯỚC
Cách tính các chỉ tiêu:
At sea IFO = 10MT / day x 1.08 day x 2 x 440 USD/ MT
At sea MDO = 1MT/ day x 1.08 day x 2 x 632 USD/ MT
Port idle MDO = 1 MT/day x (3.35 day + 1.117 day) x 440 USD/ MT
Port idle IFO = 0.5MT/day x (3.35 day + 1.117 day) x 632 USD/ MT
Mano = 285kg/ hour x 3 hour x 632/1000 USD/ MT
Lub oil for sailing =( 52.8L/ day + 54L/ day) x 1.08day x 2 *4.6 USD/L
Lub oil for idle =2.15L/day x 2 x (3.35day +1.117day +1day) *4.6 USD/L
Idle DO for waiting = 1day x 3.37MT/ day x 632USD/L
b. Chi phí lương, tiền ăn của sỹ quan thuyền viên trên tàu:
- Chi phí chuyến đi bao gồm chi phí như sau:
+ Định biên sỹ quan thuyền viên trên tàu là: 20 người
+ Chi phí tiền ăn của sỹ quan, thuyền viên cho 1 ngày : 4,5 (USD)/ngày
+ Tiền lương cơ bản theo quy định về chế độ tiền lương của nước Việt Nam
+ Lương sản xuất kinh doanh theo doanh thu sản xuất của công ty và được áp dụng theo định mức chung của các công ty dịch vụ vận tải
+ Tiền bảo hiểm xã hội, y tế: doanh nghiệp đóng 17% lương cơ bản.
+ Thuế thu nhập cá nhân do thuyền viên chịu và được doanh nghiệp khấu trừ vào lương để đóng vào ngân sách Nhà nước theo qui định của luật thuế thu nhập cá nhân của nước Việt Nam.
Toàn bộ chi phí của sỹ quan thuyền viên trên 01 tàu trong 1 năm được áp dụng hoàn toàn giống các con tàu đã và đang khai thác với mức tổng tiền ăn, tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn bộ thuyền viên ước tính là: 210.000 USD/năm.
c. Lệ phí cảng biển cho tàu hoạt động
* Trọng tải phí
Là chi phí mà chủ tàu phải trả cho Cảng khi tàu hoạt động trong phạm vi của Cảng quản lý. Phí này được tính cho từng đợt tàu ra vào Cảng.
Rtt = GRT x rtt x n
Trong đó:
GRT: Dung tích đăng ký toàn bộ
rtt: Đơn giá trọng tải phí (USD/GRT)
n: Số lần tàu ra vào Cảng
* Phí bảo đảm hàng hải:
Rbđ = GRT x Đơn giá phí tại các Cảng x số lần ra vào Cảng
* Phí hoa tiêu:
Là chi phí mà chủ tàu trả cho Công ty hoa tiêu khi hoa tiêu hướng dẫn cho tàu ra vào Cảng. Được xác định theo công thức sau:
Rht = rht x GRT x L x n
Mức thu phí hoa tiêu của các Cảng thuộc khu vực Đông Nam Á ở các cảng khác nhau thì khác nhau.
* Phí tàu lai dắt hỗ trợ tàu:
Là khoản chi phí mà chủ tàu phải trả cho tàu khi ra vào di chuyển trên Cảng có sử dụng tàu hỗ trợ. Chi phí này phụ thuộc vào loại tàu lai và thời gian sử dụng tàu lai và được xác định bằng công thức:
Rhtv = rhtv x Ne x T x n
Trong đó:
rhtv: Đơn giá phí hỗ trợ (USD/CV.h)
Ne: Công suất tàu lai (CV)
T: Thời gian sử dụng tàu lai tính từ khi tàu lai rời vị trí xuất phát đến khi về vị trí ban đầu hoặc chuyển sang hoạt động khác (giờ)
n: Số lần sử dụng tàu lai
Lệ phí này cũng rất khác nhau tại các cảng khác nhau.
* Phí buộc cởi dây:
Là chi phí mà chủ tàu phải trả cho cảng khi thuê công nhân cảng buộc cởi dây khi tàu cập cầu hoặc rời cầu.
Rbc = rbc x n
Trong đó:
rbc: Đơn giá buộc cởi dây, đơn giá này phụ thuộc vào loại tàu và vị trí buộc cởi dây (ở cầu hoặc ở phao)
n: Số lần buộc cởi dây
* Phí cầu tàu:
Khi tàu cập cầu, buộc vào phao hay neo tại vùng, vịnh đều phải trả. Như vậy phí này phụ thuộc vào vị trí tàu đậu.
Rct = rct x GRT x t
Trong đó:
rct: Đơn giá phí tại cầu tàu
t: Thời gian tàu đậu tại cầu
* Giao dịch, Vệ sinh hầm hàng, đóng mở hầm hàng:
Là khoản chi phí mà chủ tàu phải trả cho công nhân Cảng hoặc thuyền viên khi thuê họ quét dọn vệ sinh hầm hàng khi tàu dỡ hàng xong và phí giao dịch với cảng.
Giao dịch phí được trả cho thuyền viên để họ giao dịch đi lại làm thủ tục cho tàu khoán gọn: 100USD/cảng.
Thông thường việc vệ sinh hầm hàng do thuyền viên tự làm trong trường hợp vệ sinh thông thường. Nếu phải vệ sinh công nghiệp thì buộc chủ tàu phải thuê công nhân vệ sinh của cảng và chi phí này theo tariff của từng cảng. Trong dự án này, hàng hóa trên tàu là hàng bách hóa nên việc vệ sinh hầm hàng sẽ do thuyền viên tự làm. Chủ tàu sẽ hoàn công cho họ theo dung tích hầm hàng. Đối với tàu 6.500DWT này thì theo tập quán khai thác, mức thù lao cho thuyền viên tự vệ sinh hầm hàng là 50 USD.
Là phí trả cho đơn vị đứng ra đóng hoặc mở nắp hầm hàng. Thông thường với loại tàu này có trang bị tời kéo hoặc cần cẩu tàu nên việc đóng mở nắp hầm hàng sẽ do thuyền viên đảm nhận với mức phí theo tập quán là 50 USD cho 2 đầu cảng.
* Phí đổ rác: (tính theo số lần thực tế đổ rác)
Theo quy định tàu đỗ tại cầu, phao, vũng vịnh phải đổ rác tối thiểu là 2 ngày 1 lần. Trên thực tế khi đến các cảng thì mỗi tàu chỉ cần 2-4 lần đổ rác /đầu cảng tùy theo thời gian tàu nằm cảng ít hay nhiều ngày. Với con tàu trong dự án này thì bình quân 1 đầu cảng đổ rác 1 lần và được tính vào tổng chi phí của đại lý.
* Đại lý phí:
Là chi phí mà chủ tàu phải trả cho đại lý về việc làm các thủ tục cần thiết khi tàu ra vào cảng. Chi phí này được tính bao gồm :
Phí đại lý cho trọng tải tàu : Rđltt = Nđlltt x GRT
Trong đó : Nđlltt : đơn giá đại lý trọng tải tàu tính theo USD/GRT
Phí đại lý cho hàng hóa trên tàu : Rđlhh = Nđlhh x Mhh
Trong đó : Nđllhh : đơn giá đại lý hàng hóa tính theo USD/GRT
Mhh : Khối lượng hàng hóa thực xếp/dỡ tại cảng
Toàn bộ các chi phí trên:
Được tính toán dựa trên bảng kết toán từ đại lý tại các cảng mà tàu yêu cầu. Với con tàu trong dự án này, và qua đánh giá tình hình cũng như thực tế đội tàu công ty đã chạy, chúng tôi tạm tính tổng chi phí cảng ở mức bình quân như sau :
- Tổng chi phí PDA tại Malaysia xếp 6.700 tấn clinker : 5.000 USD
- Tổng chi phí PDA tại Indonesia dỡ 6.700 tấn clinker : 5.500 USD
=> Tổng chi phí tại các cảng cho 1 vòng tròn là : 10.500USD
Tổng chi phí tại các cảng cho 1 năm là: 38 vòng x 10.500USD = 399.000 USD
* Chi phí nước ngọt cho một năm:
Nước ngọt sẽ được sử dụng cho tiêu dùng của thuyền viên trên tàu và sử dụng cho nồi hơi, làm mát tuần hoàn kín cho máy chính và máy đèn.
Quy định định mức tiêu thụ của thuyền viên trên tàu và công suất của nồi hơi của tàu trong 01 ngày như sau:
- Nước dùng cho sinh hoạt thuyền viên: 0,1(tấn/người/ngày) x 20 người= 2T/ngày
- Nước cho nồi hơi: 1,0 (tấn/ngày).
- Nước cho máy chính và máy đèn: 1,0 (tấn/ngày).
Tổng mức tiêu thụ nước ngọt: 4 (tấn/ngày)
Theo công thức tính toán
Rnn = rnn x Qnn
rnn: Đơn giá nước ngọt. Tại Malaysia 1.47USD/tấn
Qnn: Khối lượng nước ngọt
Tổng chi phí này là: 4T/ngày x 365 x 1.47USD/Tấn = 2.146 USD/năm
* Chi phí bảo hiểm tàu:
Phí bảo hiểm được quy định bởi Công ty bảo hiểm và phụ thuộc vào loại hình bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm mà chủ tàu muốn mua, giá trị tàu, tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu.
Hiện nay các chủ tàu thường mua 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Trong đó
Rbh = Rbht + RP&I + Rtv
+ Phí bảo hiểm thân tàu:
Thông thường đối với tàu đã khai thác, giá trị thân tàu trong trường hợp này là 0.6% giá trị tàu /năm
Bảo hiểm thân tàu = Giá trị tàu x tỷ lệ phí bảo hiểm
==> Rbht = 0.6% x 4.850.000 = 29.100USD/năm
+ Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự (P&I):
Theo thông lệ quốc tế tàu biển muốn ký hợp đồng vận chuyển với các chủ hàng nước ngoài dễ dàng và thuận tiện, nhanh chóng nhất thiết phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự Chủ tàu (P &I club).
Bảo hiểm P&I=GRT x tỷ lệ phí BH = 5.9USD/GRT x 4355GRT= 25.695USD/năm
+ Phí bảo hiểm con người:
Tỷ lệ phí = 40USD/ người x 20 người = 800USD/năm
Chi phí mua bảo hiểm tàu một năm Rbh = Rbht + RP&I + RTV = 55.595USD/năm
* Chi phí sửa chữa thường xuyên, vật liệu rẻ mau hỏng.
Trong quá trình khai thác các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng hàng năm phải mua sắm để trang bị cho tàu hoạt động bình thường. Các loại vật liệu rẻ mau hỏng bao gồm: sơn, dây neo, giẻ lau ... Chi phí này lập theo định mức, nó phụ thuộc vào từng tàu. Chi phí sửa chữa thường xuyên dự kiến năm đầu tiên là khoảng 20.000USD/năm. Chi phí sửa chữa lớn được trích hàng năm, đối với tàu này, chi phí này khoảng 70.000USD/năm.
* Khấu hao sửa chữa lớn
Do tàu đã khai thác nên mức khấu hao hàng năm được tính đều trên giá trị tàu, tàu được tính khấu hao là 10 năm. Mức khấu hao hằng năm là : 4.850.000 USD : 10 năm = 485.000(USD/năm)
d. Chi phí quản lý
Chi phí này được tính khoảng: 64.600USD/năm
e. Chi phí lãi vay
Chi phí này được tính khoảng : 210.331USD/năm
TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG ÁN TỰ KHAI THÁC
TÀU THUẬN PHƯỚC
Đơn vị: USD
TT
Các loại chi phí
Số tiền
1.
Khấu hao cơ bản (10 năm)
485,000
2.
Lương, phụ cấp
210,000
3.
Sửa chữa thường xuyên, Sửa chữa lớn
90,000
4.
Đại lý phí
399,000
5.
Nhiên liệu
703,570
6.
Chi phí bảo hiểm hàng năm
55,595
7.
Chi phí quản lý
64,600
8.
Lãi vay
210,331
9.
Nước ngọt
2,146
10.
Giao dịch, vệ sinh hầm hàng
13,349
Tổng cộng
2,233,591
DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TỰ KHAI THÁC
TÀU THUẬN PHƯỚC
Đơn vị: USD
1.2. Phương án cho thuê tàu định hạn
1.2.1. Doanh thu của tàu trong một năm
* Thời gian khai thác tàu trong năm:
- Đối với năm chỉ sửa chữa thường xuyên: 340 ngày
- Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 330 ngày
* Tiền thuê tàu: Căn cứ theo bảng chào giá thuê tàu của người thuê. Dự kiến giá cho thuê tàu định hạn là: 3.800USD/ngày
Doanh thu của tàu trong năm là:
3.800 USD/ngày x 340 ngày = 1.292.000 USD
1.2.2.Các chi phí khai thác
* Khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng năm được trích đều trên tổng giá trị tàu, trong dự án này, tàu được tính khấu hao 10 năm. Mức khấu hao hàng năm là:
4.850.000USD : 10 năm = 485.000USD/năm
* Chi phí cho thuyền viên hàng năm
Định biên sỹ quan thuyền viên: Dự kiến 20 người, Trong đó:
+ Thuyền trưởng: 01
+ Đại phó: 01
+ Thuyền phó 2: 01
+ Thuyền phó 3: 01
+ Thuỷ thủ trưởng: 01
+ Thuỷ thủ: 04
+ Máy trưởng: 01
+ Máy 2: 01
+ Máy 3: 01
+ Máy 4: 01
+ Thợ máy : 04
+ Bếp trưởng: 01
+ VTĐ: 01
+ Phục vụ: 01
Chi phí tiền lương một năm cho 20 thuyền viên dự kiến như sau:
- Lương thuyền viên: 208.920 USD
- Phụ cấp đi nước ngoài (4,5USD/người/tháng):
20 người x 4,5 USD/người/tháng x 12 tháng = 1.080 USD.
Tổng cộng chi phí thuyền viên hàng năm dự kiến là: 210.000 USD
* Chi phí sửa chữa, lên đà, phụ tùng:
- Đối với các năm chỉ sửa chữa thường xuyên, chi phí sửa chữa dự kiến là: 20.000 USD/ năm
- Chi phí sửa chữa lớn được trích hàng năm, dự kiến là: 70.000 USD/ năm
* Chi phí dầu nhờn: Khoảng 60.000USD
* Chi phí bảo hiểm hàng năm:
Tổng cộng chi phí bảo hiểm hàng năm là: 55.595USD
* Chi phí quản lý: 64.600 USD/năm
* Nước ngọt : Khi thuê định hạn chi phí nước ngọt được chia sẻ với người thuê tàu, mỗi bên chịu một nửa. vậy Cty phải trả :
2T/ngày x 3USD/T x 365 = 2.190USD/năm
Hoa hồng: Khi thuê định hạn chủ tàu phải chi cho người thuê tàu khoản tiền hoa hồng với mức 2.5%/Dthu.
TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ ĐỊNH HẠN
TÀU THUẬN PHƯỚC
Đơn vị: USD
TT
Các loại chi phí
Số tiền
1.
Khấu hao cơ bản (10 năm)
485,000
2.
Lương, phụ cấp thuyền viên
210,000
3.
Sửa chữa thường xuyên
20,000
4.
Trích Sửa chữa lớn
70,000
5.
Dầu nhờn
60,000
6.
Chi phí bảo hiểm hàng năm
55,595
7.
Chi phí quản lý
64,600
8.
Lãi vay
210,331
9.
Nước ngọt
2,190
10.
Hoa hồng (2.5%/Dthu)
32,300
Tổng cộng
1,210,016
DỰ TOÁN KẾT QỦA KINH DOANH CHO THUÊ ĐỊNH HẠN
TÀU THUẬN PHƯỚC
Đơn vị: USD
2. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí tại công ty
2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban thao chuyen de 9-12.doc