Chuyên đề Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian tới

Mục lục

Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1

2. Mục đích của đề tài1 1

3. Phương pháp nghiên cứu 2 2

4. Kết cấu của chuyên đề2 2

Chương I : Những lý luận chung về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá 3

I.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu 3

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3

1.1 Khái niệm. 3

1.2 Lợi thế do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại 5

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9

2.1 Khái niệm. 9

2.2 Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

3.Hoạt động xuất nhập khẩu 12

3.1. Khái niệm 12

3.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 13

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu 14

II. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá 19

1.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua. 19

2.Mét số ví dụ minh hoạ. 24

Chương II : Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty kinh doanh va xuất nhập khẩu Viglacera26 26

I.Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua.26 26

II.Những kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại công ty kinh doanh & xuất nhập khẩu Viglacera.30 30

1. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm 2001 30

2. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm 2002 32

3. Kết quả hoạt độsng xuất nhập khẩu đạt được năm 2003 34

III. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc tiến hành hoạt động xuất khẩu. 36

1. Về quản lý Nhà nước 36

2. Về phía các công ty 40 40

Chương III : Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera trong thời gian tới41 41

I.Các giải pháp từ phía Nhà nước. 41

1.Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại. 41

2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. 44

3.Hoàn thiện hệ thống chính sách cải thiện môi trường kinh doanh môi trường đầu tư. 47

4.Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế về

xuất khẩu. 52

5.Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, có hiệu lực. 53

6.Ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho xuất khẩu. 55

7.Cải tiến thủ tục hành chính. 56

8.Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu 56

9.Công tác đào tạo cán bộ 57

II.Các giải pháp từ phía công ty 58

Kết luận 67

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ra. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, đây là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường nhân lực quan trọng của khu vực và thế giới. Khi bước vào xây dựng một nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã gấp rút đầu tư cho việc đào tạo nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng cho nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Việc đào tạo trong thời gian này đòi hỏi một chương trình đào tạo mang tầm vóc mới nhằm thoả mãn yêu cầu giao lưu kinh tế toàn cầu, nội dung kiến thức không chỉ mang đậm bản sắc văn hoá dân téc mà còn thể hiện sự tiếp thu những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế cho đến nay, công cuộc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài của nước ta đã đáp ứng được cho nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, cán bộ của chúng ta đã từng bước nắm vững được kiến thức, tôi luyện trên thương trường đã góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế đất nước, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà. - Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển tương đối ổn định đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển. Do một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế hướng ngoại là nền kinh tế trong nước có phần phụ thuộc vào sự thăng trầm của nền kinh tế bên ngoài, trong thời gian đầu mở cửa, nền kinh tế nước ta đã tranh thủ được những điều kiện thuận lợi từ sự phát triển tương đối ổn định của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó đã làm tăng thêm thành công của công cuộc mở cửa và hội nhập của nước nhà. Cùng với sự nỗ lực cải cách nền kinh tế trong nước, chúng ta chủ trương mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển thuận lợi giúp cho đất nước ta tranh thủ được những nguồn lực từ bên ngoài, thu được nhiều kết quả hơn để tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất, đồng thời chúng ta tranh thủ phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Khi nền kinh tế thế giới ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nước nhập khẩu thêm nhiều hàng hoá của ta và nh­ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nước ta phát triển. Trong thời gian gần đây, do phần nào sự tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế của nước ta phát triển có phần chững lại kể cả trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị tác động đáng kể. Đây cũng chứng tỏ khi một quốc gia theo đuổi một nền kinh tế mở thì đã gắn sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia mình vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó môi trường kinh tế thế giới có tác động quan trọng tới hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà. Một đặc điểm quan trọng của thế giới ngày nay là mọi quốc gia đều ưu tiên cho phát triển kinh tế. Do sự phụ thuộc lẫn nhau nên đã tạo ra sự liên đới giải quyết những khó khăn trở ngại trong xây dựng và phát triển kinh tế của các quốc gia với nhau. Do đó đã tạo ra khả năng giải quyết nhanh chóng những cuộc khủng hoảng của từng quốc gia, từng khu vực và thế giới, tạo một niềm tin hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới có chiều hướng phát triển tốt đẹp. II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA. 1.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2001 Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 được báo cáo của Tổng công ty Viglacera nêu rõ như sau: "Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 30 - 32%/ năm, mở rộng Công ty thuộc các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp xuất khẩu, có chính sách biện pháp (chủ yếu là biện pháp kinh tế) tạo động lực mới, thúc đẩy, khuyến khích Công ty quan tâm, chăm lo tới việc xuất khẩu, tạo ra những mặt hàng hoặc dịch vụ xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, tạo những mòi nhọn mới trong đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ 2001 - 2005. Rà soát lại các nhóm hàng nhập khẩu để triển khai các biện pháp và công cụ điều tiết hợp lý nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống…vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển… đảm bảo khống chế nhập siêu trong giới hạn cho phép… điều tiết dần với tập quán thương mại quốc tế trong điều kiện thực hiện chủ trương hội nhập. Tập trung sức hoàn chỉnh dự luật thương mại. Tổ chức và mở rộng hoạt động xúc tiến mậu dịch, khuyếch trương xuất khẩu … Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan chuẩn bị tích cực cho việc đàm phám ra nhập WTO, APEC…". Còng trong năm 2001 Công ty đã thực hiện xuất khẩu sang các thị trường nh­ Ên Độ, Braxin, Hàn Quốc, Đài Loan... với tổng giá trị xuất khẩu khá cao đạt 1.088,3 triệu USD, cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 Đơn vị tính: Triệu USD Trị giá Tỷ lệ % so với 2000 Xuất nhập khẩu 1.773,3 12,9 Nhập khẩu 685,0 26,6 Xuất khẩu 1.088,3 4,0 Nguồn : Báo cáo công ty năm 2001 Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2001 đạt được so với năm 2000 Đơn vị tính : Triệu USD. Trị giá xuất khẩu Trị giá nhập khẩu Tỷ lệ % Các loại thiết bị máy móc thiết bị 2000 8,89 Nguyên vật liệu xây dùng 3200 40,23 Xuất khẩu lao động 3500 11 Nguyên nhiên vật liệu 6100 2,3 Máy móc thiết bị 1000 -23,08 Nguồn : Báo cáo của Công ty tháng 11/2000 và 11/2001 Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực không có thay đổi nhiều so với năm 2000. Một điều quan trọng đáng phấn khởi là biện pháp quản lý chặt chẽ nhập khẩu đã phát huy tác dụng tích cực, thể hiện ở chỉ số tăng trưởng về nhập khẩu ở mức rất hạn chế (4%), chủ yếu nguyên vật liệu được sử dụng triệt để trong nước. Đây là một chỉ tiêu thấp nhất trong thời gian gần đây. Giảm nhập khẩu để tiến đến cân bằng cán cân thương mại tạo thế ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần ổn định và phát triển Công ty Theo báo cáo của Công ty Viglacera năm 2001 nhận định: "Tuy vậy cũng phải thừa nhận là có một số cơ chế chính sách của ta nên đối chiếu với tập quán thương mại và khu vực cũng như thế giới còn có những điều khác biệt khiến cho quá trình đàm phán ra nhập các tổ chức thương mại khu vực vàquốc tế có những mặt hạn chế… 2. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2002 Theo báo cáo của Công ty ngày 26/11/2001 về chương trình kế hoạch xuất nhập khẩu được đề ra như sau: "... Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD, tăng 26 - 27% so với thực hiện năm 2001. Tổng kim ngạch nhập khẩu 13,2 tỷ USD tăng 18% so với năm 2001.. Thực hiện lịch trình hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời củng cố so với năm 2001… Thực hiện lịch trình hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời củng cố và phát triển thương mại song phương, củng cố và mở rộng các thị trường truyền thống ,phát triển các thị trường mới, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cung cấp về thông tin và hàng hoá cho Công ty" Năm 2001 một số sửa đổi trong chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá rất quan trọng về phía Nhà Nước nhằm khuyến khích và nới lỏng cho phép Công ty được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Cùng với luật thương mại, Nghị định số 57/1998/NĐ - CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra tính chính đáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng như phía Công ty. Bảng 3: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2002 Đơn vị : triệu USD Trị giá Tỷ lệ % so với 2001 Xuất nhập khẩu 20.856,0 4 Nhập khẩu 9.316,0 1,9 Xuất khẩu 11.495,0 - 0,8 Nguồn : phòng kế toán Công ty Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 20/3/2002 “Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 9,361 tỷ USD bằng 91% kế hoạch đề ra (kế hoạch được Tổng công ty điều chỉnh) và chỉ tăng ở dưới 2 chữ số. Trong số này, chủ yếu thay đổi trong xuất khẩu vật liệu xây dựng: 7,332 tỷ USD chiếm 78,3% tổng giá trị và giảm 1% so với năm 2001". Còng theo báo cáo này, kết quả xuất khẩu các mặt hàng chính, xếp theo thứ tự giá trị từ cao đến thấp nh­ sau: a. Vật liệu xây dùng: Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD, tăng 2,2 % so với năm 2001, xuất vào thị trường có hạn ngạch tăng 35% nhưng xuất vào thị trường không có hạn ngạch lại giảm 22% b. Lao động: Xuất khẩu dầu thô đạt kế hoạch về số lượng là 12,2 triệu tấn nhưng giá dầu hạ nên kim ngạch chỉ đạt 1,23 tỷ USD, giảm 14,6% so với năm 2001. Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam vốn đã yếu lại bị yếu thêm do đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá, tạo cho hàng hoá của nước này rẻ hơn và cạnh tranh mạnh hơn. Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá các nước Châu Á giảm làm cho giá cả hàng hoá của thể giới giảm mạnh trong đó có hàng hoá của nước ta. Do một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của nước ta trong những năm qua đã có tác dụng tích cực đến việc hoạt động xuất nhập khẩu. Trước hết kim ngạch luôn tăng đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 1998 có giảm đôi chút nhưng chủ yếu giảm ở việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không đáng kể tới sản xuất và xuất khẩu. Xuất khẩu tuy tăng chậm nhưng cơ cấu xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩu vào các nước bạn hàng chủ chốt tại Châu Á tăng 28% so với năm 2001, vào thị trường Nam Phi tăng 63%, vào Ôxtrâylia tăng tới 159% … Nhìn chung giá trị xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá (khoảng 11%). 3.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2003 Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 20/3/2003 nhận định: " Năm 2003 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng như Công ty nói riêng vẫn còn tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Giá cả thị trường thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng không có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam…". Theo kế hoạch, xuất khẩu năm 2003 phải phấn đấu đạt 10 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 1998… Cơ cấu hàng xuất khẩu dự kiến như sau: + Nguyên vật liệu xây dựng 37,3% và tăng 10% so với năm 2002. +Xuất khẩu lao động 38,2%, tăng 7% so với năm 2002. + Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản chiếm 24,5% tăng 2,2% so với năm 2002. Hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: + Gạch ốp lát : Tăng 17,7% so với năm 2002 : T¨ng 17,7% so víi n¨m 2002 + Gạch xây dùng : Tăng 5% : T¨ng 5% +Kính xây dùng : Tăng 4% so với năm 2002 : T¨ng 4% so víi n¨m 2002 + Nguyên vật liệu sứ xây dựng: Xấp xỉ bằng năm 2002 Các biện pháp khuyến khích bao gồm: + Giải quyết triệt để những vướng mắc về quyền kinh doanh để phát huy đầy đủ tác dụng của Nghị định 57/1998 NĐ - CP + Mở rộng thêm phạm vi được phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Hỗ trợ tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. + Triển khai các biện pháp mở rộng thị trường nước ngoài năm 2003 tập trung vào các thị trường lớn sau: thị trường Châu Á, thị trường EU, thị trường Nam Mỹ, thị trường Nam Phi và Trung Cận Đông. + Gắn chỉ tiêu nhập khẩu một số mặt hàng có tỷ trọng lợi nhuận cao với khả năng xuất khẩu. + Nghiên cứu để điều chỉnh những bất hợp lý về thuế giá trị gia tăng… + Kết quả đạt được: Mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn còn có rất nhiều khó khăn như lạm phát đang xẩy ra rất cao cũng như bị ảnh hưởng bởi cá c đại dịch lớn như: dịch cóm gà, Viêm đường hô hấp làm cho vốn đầu tư cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân giảm sút dẫn tới tỷ trọng tăng trưởng trong sản xuất thấp, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhà nói chung và Công ty nói riêng. Nhưng với tiền năng sẵn có của nền kinh tế trong nước kết hợp với đà phục hồi của hầu hết các nền sản xuất trong khu vực Đông Nam Á nên hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng đã đạt được hiệu quả rất đáng khích lệ. Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 15/11/`2003: "Xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, trước hết đó là nhịp độ xuất khẩu tăng dần, vượt mức dự kiến và nhập siêu giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2002 và vượt 10,5% so với chỉ tiêu Tổng công ty đề ra… Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 81 triệu USD, giảm 2,8% so với năm 2002 Nhập siêu năm 2003 khoảng 1,5 triệu USD, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu năm 2002 (là 23%). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình trạng nhập siêu ở mức cao những năm trước đây đến nay đã được kiểm soát chặt chẽ và dự kiến nhập siêu dừng ở mức 1.3 triệu USD, đã cho thấy tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu đã giảm hơn năm 2002, đặc biệt Công ty đã có giá trị xuất khẩu rất cao là 110 triệu USD. Ở đây thể hiện trình độ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đã tập trung phát triển để có sản phẩm xuất siêu như vật liệu xây dựng. Nhưng mặt khác, qua số liệu xuất siêu này cũng thể hiện ở mức độ đầu tư vào sản xuất, nhất là đầu tư để nhập khẩu máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ của Công ty còn hạn chế và như vậy sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu trong những năm tiếp theo, bởi lẽ không đầu tư thoả đáng cho sản xuất thì kim ngạch xuất khẩu không có cơ sở để tăng vững chắc được. Tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, tình hình nhập siêu tuy có giảm so với những năm trước nhưng còn ở mức khá cao (81 triệu USD). Điều này cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có điều kiện để tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và tạo cho kim ngạch xuất khẩu trong năm tới tuy không cao nhưng vẫn tiếp tục tăng hơn năm 2003. III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu trong khối doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài thời gian qua có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là sự điều hành quản lý của Nhà nước, năng lực của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; còn nguyên nhân khách quan là do bối cảnh của nền kinh tế trong nước cũng như bối cảnh của quốc tế, đặc biệt là khủng hoảng tài chính trong khu vực. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp của chuyên đề, người viết chỉ đi sâu phân tích những nguyên nhân thuộc về chủ quan. 1. Về quản lý Nhà nước VÒ qu¶n lý Nhµ n­íc - Về nhận thức Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phải nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân lên, có liên quan như thế nào đối với vận mệnh đất nước, nên không toàn tâm toàn ý chăm lo cho mục tiêu này. Chưa thấy hết ý nghĩa của đầu tư (mà đi sâu hơn là xuất khẩu) có quan hệ nh­ thế nào đối với việc nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân, vẫn ỷ lại vào tiềm năng lao động và đất đai. Điều mà giê đây không còn là lợi thế tuyệt đối nữa bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức, khi mà khoa học công nghệ đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất thì chỉ có con người với hàm lượng khoa học cao mới là lợi thế lớn nhất của các quốc gia. - Về quản lý, điều hành: hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài liên tục được bổ sung, sửa đổi. Trong khoảng hơn 10 năm luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội bàn đến không dưới năm lần, trong đó có hai lần làm mới và ba lần bổ sung. Sù hay thay đổi của pháp luật và thể chế quản lý đã tạo ra tâm lý trông chờ, hoang mang cho các nhà đầu tư. Từ chỗ đó dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực đầu tư nước ngoài giảm và kéo theo hoạt động xuất khẩu cũng giảm theo. Vẫn biết pháp luật được đúc kết từ thực tiễn, nó không được cao hơn hoặc thấp hơn các yêu cầu của thực tiễn, nhưng pháp luật cũng có sứ mạng dự báo, đón trước những quan hệ xã hội sẽ phát sinh để kịp thời điều chỉnh. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải có đầu óc tổng hợp, có tầm nhìn xa, trông rộng. Nhờ vậy mà pháp luật vừa phản ánh đúng thực tiễn cuộc sống, vừa Ýt phải sửa đổi, tạo được thế ổn định tương đối, tạo tâm lý yên ổn cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất. - Về cơ chế điều hành xuất khẩu. Cơ chế điều hành xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa hợp lý làm cản trở hoạt động xuất khẩu của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng dường như những điều kiện đó còn chưa đủ. Một mặt, các chính sách đề cao việc đẩy mạnh xuất khẩu nhưng những hàng rào thuế quan lại bảo hộ sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và có phần mâu thuẫn với chiến lược hướng về xuất khẩu. Ví dụ như hiện nay, yêu cầu xuất khẩu tối thiểu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn quá cao, điều này sẽ không khuyến khích xuất khẩu của khu vực này cũng như tạo nên xu hướng đầu tư vào những ngành đựơc bảo hộ. Đây là lý giải xác thực nhất cho việc hiện nay quy mô xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn thấp, số dự án hướng về xuất khẩu chưa nhiều. - Về thủ tục hành chính hải quan. Vấn đề thủ tục hành chính còn quá nhiều rườm rà vẫn luôn là vấn đề bức xúc mà chúng ta chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều. Hầu nh­ trong bất kỳ một lĩnh vực, một công việc nào, những thủ tục phức tạp, phiền hà đều là những cản trở cho hiệu quả công việc. Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, vấn đề càng trở nên khó khăn hơn khi áp dụng với những nhà đầu tư nước ngoài, những người đã quen với tác phong công nghiệp - nhanh gọn, đơn giản. Ở Việt Nam, sự phức tạp không chỉ thể hiện trong việc cần quá nhiều giấy tờ pháp lý cho xuất khẩu mà còn thể hiện ở việc tốn quá nhiều thời gian, chi phí cũng như công đoạn cho những công việc này. Đó là chưa kể trong quá trình hoạt động họ vẫn còn gặp nhiều phiền phức (thanh tra của các Bộ, Ngành …). Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình xuất khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của nó. - Cơ sở hạ tầng yếu kém Trong lĩnh vực cơ cơ sở hạ tầng, chỉ có viễn thông là ở mức tương đối hoàn thiện. Các yếu tố khác nh­ đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng, các phương tiện vận tải, tiện Ých công cộng hầu nh­ chưa đáp ứng được các nhà đầu tư. Thiếu tiện nghi và đắt đỏ vẫn là thực trạng của cơ sở hạ tầng Việt Nam. Ví dụ giá điện đắt hơn so với mức trung bình của khu vực khoảng 1,5 lần, giá nước sạch cho sản xuất của ta hiện ở mức cao của khu vực. Giá lắp đặt điện thoại ở các nước trong khu vực đều có xu hướng giảm nhằm khuyến khích tăng số lượng thuê bao. Trong khi đó giá lắp đặt điện thoại của ta hiện nay gần nh­ đắt nhất khu vực. Giá lắp đặt một máy điện thoại cố định ở Hà Nội (129 USD/máy), đắt gấp 2,33 lần so với ở Jakata (55,4 USD/máy). Giá vé máy bay của các tuyến bay trong nước cũng có sự khác biệt giữa người Việt Nam với người nước ngoài… Những yếu tố trên tưởng chõng nhỏ bé nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư còng nh­ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm làm ra. - Xu hướng vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Ở Việt Nam, về cơ cấu đầu tư nước ngoài tuy đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây theo xu hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp chế tạo song nhìn chung xu hướng đầu tư vào các nghành khai thác tài nguyên, xây dựng… và các ngành kinh doanh dịch vụ vẫn chiếm vị chí hàng đầu. Điều đó giải thích lý do vì sao khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tạo ra năng lực xuất khẩu lớn. Đây là xu hướng chung của hầu hết các nền kinh tế theo con đường thu hót đầu tư nước ngoài cho công nghiệp hoá nhất là trong thời kỳ đầu. Nhưng xét về lâu dài, nếu không nhanh chóng cải thiện cơ cấu đầu tư nước ngoài theo định hướng xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu thì chẳng những đất nước khó có thể tham gia vào quá trình hội nhập mà điều quan trọng là không thể nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, khó vượt qua được những thách thức trước sự biến động của thị trường thế giới và từ đó khó có thể thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu. - Về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp đã ảnh hưởng không Ýt đến chính sách lùa chọn sản phẩm xuất khẩu. Những điều này phần nhiều cũng là do cơ chế, chính sách của Việt Nam chưa hợp lý. Giá lao động của Việt Nam thấp hơn Inđônêxia 30% là lợi thế của Việt Nam nhưng năng suất lao động của Việt Nam kém hơn 50% lại là điểm yếu mà Việt Nam cần khắc phục. Hay mức giá dịch vụ của Việt Nam cao hơn so với Philippin và Thái Lan là những chi phí mà Việt Nam cần phải giảm nhiều mới có thể phát triển những sản phẩm có khả năng cạnh tranh đối với họ thông qua xuất khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Về phía Công ty VÒ phÝa C«ng ty - Mặc dù có rất nhiều lợi thế so sánh so với Công ty nôị địa nhưng những năm qua, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó. Điều này là do khó khăn cơ bản về cơ cấu thị trường. Còng nh­ cơ cấu thị trường xuất khẩu của các nước, cơ cấu thị trường xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay cũng đang mất cân đối nghiêm trọng. Sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xuất khẩu chủ yếu sang ASEAN, Nhật, các nước NICs, còn Châu Âu và Châu Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Hơn thế, các nhà đầu tư này cũng chủ yếu đến từ các khu vực trên, xuất khẩu qua kênh nội bộ của Công ty là chính. Điều này càng làm cho thị trường xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thiên hướng mạnh tới các nước trong khu vực, các nước Châu Á. Chính vì vậy khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp mình, đó là tiềm năng về khoa học công nghệ, về lợi thế cạnh tranh… Chương III Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera trong thời gian tới I.CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC. C¸c gi¶i ph¸p tõ phÝa Nhµ n­íc. 1.Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại. Qu¸n triÖt quan ®iÓm cña §¶ng vÒ ph¸t triÓn kinh tÕ ®èi ngo¹i. Quan điểm chủ đạo về phát triển kinh tế đối ngoại đã được Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Quan điểm chủ đạo này có thể cụ thể hoá thành những nội dung sau: - Đảm bảo nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Nguyên tắc của sự hội nhập là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, giữa phát triển quan hệ kinh tế cùng có lợi và bảo vệ an ninh chính trị với độc lập chủ quyền quốc gia. - Khai thác có hiệu quả những lợi thế trong phân công lao động quốc tế; kết hợp sức mạnh của dân téc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Lợi thế của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế chính là việc các nước khai thác được những thế mạnh của quốc gia mình nhằm sản xuất ra các loại hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia khác. Lợi thế của mỗi nước có được khai thác hay không lại phụ thuộc vào việc các quốc gia có xác định đúng những lợi thế của mình đồng thời có các biện pháp thích hợp để khai thác nó bao gồm cả việc tận dụng sức mạnh của thời đại về khoa học công nghệ, khoa học quản lý… Việt Nam có những thế mạnh chủ yếu về nguồn nhân lực dồi dào, về tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý thuận lợi nhưng việc khai thác những lợi thế này còn rất hạn chế. Bởi chúng ta chưa kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực. Vì thế, khai thác có hiệu quả lợi thế của sự phân công lao động quốc tế là một nội dung quan trọng của kinh tế đối ngoại. - Đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi. Các hoạt động kinh tế đối ngoại mang tính chất quốc gia rõ rệt bởi vì các chủ thể tham gia quan hệ là các quốc gia riêng lẻ và có lợi Ých độc lập với nhau. Các quan hệ kinh tế đối ngoại không chỉ mang tính chất kinh tế thương mại, mà còn chịu sự chi phối không nhỏ của các yếu tố chính trị và ngoại giao, cho nên đa phương hoá thị trường là điều cần thiết. Cần đi sâu nghiên cứu để lùa chọn đúng đối tượng và thị trường, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu, đồng thời phải nắm vững phương châm độc lập tự chủ, các bên cùng có lợi. Xây dựng tín nhiệm quốc tế thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế là điều kiện không thể thiếu được trong quan hệ làm ăn với nước ngoài. Tuy nhiên, cần tranh thủ khai thác và mở rộng các quan hệ làm ăn với các nước Tây Âu và thị trường Bắc Mỹ là những nơi có tiềm lực mạnh về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. - Đa dạng hoá các họat động kinh tế đối ngoại, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Sử dụng tất cả các hình thức kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 87.doc
Tài liệu liên quan