LỜI MỞ ĐẦU .5
Chương 1: SỰ CẤN THIẾT THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX .6
I – Tổng quan về Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX .6
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty .6
2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty .8
3. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty .9
3.1. Lĩnh vực Đầu tư và kinh doanh bất động sản 9
3.2. Lĩnh vực Xây lắp công trình 10
3.3. Lĩnh vực Tư vấn, thiết kế .11
3.4. Lĩnh vực Sản xuất công nghiệp . 13
3.5. Lĩnh vực Xuất khẩu lao động .14
3.6. Lĩnh vực Xuất nhập khẩu . 15
3.7. Lĩnh vực Đầu tư tài chính .16
3.8. Các lĩnh vực khác 18
II – Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty .20
1. Một số vấn đề lý luận về vốn đầu tư 20
1.1. Khái niệm . 20
1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư . 22
1.3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư 24
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư.27
2. Các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty VINACONEX .30
2.1. Vốn tự có .30
2.2. Vốn từ ngân sách nhà nước .30
2.3. Vốn vay 31
2.4. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu . 32
2.5 Các nguồn vốn đầu tư khác .33
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY 34
I – Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty .34
1. Tình hình tài chính của Tổng Công ty 34
1.1. Tình hình tài sản v à nguồn vốn . . 34
1.2. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn . 38
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty 39
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006 .40
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 45
II – Tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty .48
1. Vốn tự có 48
2. Vốn vay .50
3. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu 51
4. Hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác 52
III – Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty .53
1. Những thành tựu đã đạt được .53
2. Những hạn chế còn tồn tại . 56
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY .58
I - Định hướng phát triển của Tổng Công ty đến năm 2010 . .58
1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty đến năm 2010 . .58
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới .59
3. Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện .60
II – Nhu cầu vềvốn đầu tư cho phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty giai đoạn 2008 - 2010 .61
1. Nhu cầu về vốn . .61
2. Những cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty .62
III – Các giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty . . .64
1. Tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước . .65
2. Thông qua phát hành cổ phiếu 66
3. Phát hành trái phiếu công ty . .67
4. Thành lập các trung gian tài chính . .69
5. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả .71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn đầu tư càng cao. Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất trên thị trường nội địa mà cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế thì còn đồng nghĩa với việc hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện toàn cầu hoá và mở cửa nền kinh tế thế giới, mức lãi suất tương đối cao tại thị trường trong nước còn là công cụ hữu hình để chính phủ bảo vệ được nguồn vốn của nước mình, ngăn chặn được nạn đào thoát vốn ra nước ngoài.
Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có yếu tố 2 mặt, đó là khi tăng lãi suất cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn. Điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư. Tác động kích thích huy động vốn với lãi suất cao xét trên góc độ này có chiều hướng ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng công cụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp, có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn.
Với khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đền cầu đầu tư, hiện nay lãi suất là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước. Thông qua việc kiểm soát có giới hạn lãi suất thị trường, Nhà nước có thể tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước còn sử dụng các mức lãi suất ưu đãi khác nhau như một biện pháp kích thích đối với từng lĩnh vực trong từng thời kỳ cụ thể.
b. Tỷ giá hối đoái:
Thực tế cho thấy rằng, giá trị của đồng nội tệ càng giảm thì khả năng thu lợi từ nội tệ càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu và khi đó sức hấp dẫn nước ngoài cũng sẽ càng lớn. Một nước có khả năng xuất khẩu cao, khả năng trả nợ của nó cũng được đảm bảo hơn, mức độ rủi ro trong đầu tư giảm xuống và từ đó sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư và kinh doanh.
Tuy nhiên, khi xem xét tỷ giá hối đoái trong chiến lược huy động vốn của một nền kinh tế mở, giá trị các đồng tiền trên thế giới không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vay và nợ thông qua việc làm tích cực hóa cán cân thương mại mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng nợ phải trả. Việc vay nợ tính trên một đồng ngoại tệ đang có xu hướng mạnh lên đồng nghĩa với việc phải trả một khối lượng nợ thực tế lớn hơn giá trị danh nghĩa trên hợp đồng. Vì vậy, một tỷ giá phù hợp với tình hình phát triển của đất nước sẽ có vai trò to lớn đối với việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
c. Tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Đây là một nhân tố khách quan phản ánh trong mỗi thời kỳ thì đầu tư vào ngành nào là có lợi, mặt khác nó cũng điều tiết đầu tư từ ngành này sang ngành khác. Khi tỷ suất bình quân của một ngành này cao hơn ngành khác, cũng có nghĩa đầu tư vào ngành đó có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn, do đó sẽ kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đây. Trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận bình quân là giới hạn trên của lãi suất vay vốn.
d. Chu kỳ kinh doanh:
Chính là dao động của nền kinh tế theo thời gian, trong đó trải qua 2 giai đoạn đặc trưng là đỉnh và đáy. Nếu như đỉnh là giai đoạn cực thịnh của nền kinh tế thì ngược lại, đáy là thời kỳ suy thoái, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều đình trệ, do các hoạt động kinh tế đều có mối liên hệ nhất định với nhau, đến toàn bộ nền kinh tế và ngược lại.
Khi một nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, nghĩa là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bi ngưng trệ, đồng nghĩa với việc mất dần các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn ngoài nước. Kinh tế hưng thịnh, sẽ thu hút các nguồn vốn vào phát triển các hoạt động đầu tư, kinh doanh sản xuất nhằm thu lợi nhuận.
e. Các nhân tố khác:
Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến vốn đầu tư như mức độ rủi ro, tính chất của thị trường (là cạnh tranh hay độc quyền), các chính sách của Nhà nước đối với từng lĩnh vực khác nhau… Mọi nhân tố đều phải được xem xét, đánh giá trong mối liên hệ phong phú đa dạng của môi trường đầu tư, để các nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược và giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
2. Các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty VINACONEX.
2.1. Vốn tự có
Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. Nguồn vốn này có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ không làm suy giảm khả năng vay của đơn vị. Đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tự có là vốn đối ứng sẽ quyết định khả năng trả lãi và gốc khi vay, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng khi ứng tiền trước cho doanh nghiệp xây dựng nhà, là bằng chứng cam kết với các nhà đối tác (nhà thầu, cung cấp nguyên vật liệu)…
Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở với tư cách là chủ đầu tư thì nguồn vốn tự có là không thể thiếu. Đây là nguồn vốn hợp pháp của chủ đầu tư có được do tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh, của khấu hao cơ bản được giữ lại, từ nguồn vốn kinh doanh… Chính nguồn vốn tự có này sẽ quyết định, làm cơ sở cho việc huy động thành công các nguồn vốn khác hay không.
2.2. Vốn từ ngân sách nhà nước
Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, xây dựng đô thị và nông thôn.
Trên thực tế, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không trực tiếp cấp cho từng dự án mà chủ yếu áp dụng qua các hình thức gián tiếp như hỗ trợ bằng quỹ đất, góp vốn vào Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội…
Để đẩy nhanh xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh hiện đại, bền vững nhằm huy động mọi nguồn nội lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai nhất là lợi thế về giá trị sử dụng đất của Thủ đô, UBND Thành phố đã trình Chính phủ cho phép được thực hiện các dự án theo phương thức dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, căn cứ vào quy hoạch chi tiết được duyệt, Thành phố xác định được các dự án xây dựng hạ tầng đô thị và các dự án phát triển khu đô thị mới, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính để đồng thời thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án được giao đất để xây dựng nhà ở.
Cụ thể là chủ đầu tư của những dự án này sẽ được phép sử dụng khoản tiền, sử dụng đất xây dựng nhà ở để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo yêu cầu của Nhà nước và sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước trước khi kết thúc dự án, trong trường hợp chi phí xây dựng phải nộp khoản chênh lệch đó. Đây là một chủ trương đúng đắn của Thành phố làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời phát huy được giá trị của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhà và đô thị của Thủ đô.
2.3. Vốn vay:
Vốn vay là nguồn vốn đã giữ vai trò chủ đạo xét trên cả 2 khía cạnh tỷ trọng và tuyệt đối. Vốn vay bao gồm vay tín dụng đầu tư và vay tín dụng thương mại.
Vốn vay tín dụng đầu tư là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước dành cho các dự án phát triển, hỗ trợ cho các chương trình kinh tế lớn được Nhà nước xác định ưu tiên phát triển. Mức vốn cho vay cũng như mức lãi suất và thời gian ưu đãi được hưởng đối với mỗi dự án là khác nhau, thực hiện theo quy định của luật khuyến khích đầu tư và các quy định khác của Nhà nước.
Vốn vay thương mại là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển nhà và đô thị, bởi vì để có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi thì phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như dự án phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp hoặc thuộc diện chính sách, dự án có phương án khả thi xây dựng hạ tầng cơ sở tại khu vực được khuyến khích… Khi vay thương mại, chủ đầu tư phải chi trả phí dựa trên những điều thỏa thuận với Ngân hàng và thường chịu lãi suất cao hơn và bắt buộc có thế chấp.
2.4. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu:
Đây là nguồn vốn được huy động thông qua thị trường vốn. Các đề án về việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp cũng đã và đang được Nhà nước triển khai. Tuy nhiên, đây là một hình thức huy động vốn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Việc phát hành trái phiếu vừa có những thuận lợi vừa có những hạn chế nhất định.
Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán có ưu điểm là quy mô huy động rộng rãi hơn, tuy nhiên tính cạnh tranh và rủi ro cũng sẽ lớn hơn. Thông qua phát hành trái phiếu có thể huy động vốn với khối lượng lớn trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng. Bên cho vay khó sử dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với bên huy động vốn trong các quan hệ khác.
Đối với hình thức huy động này, người đi vay có thể tăng thêm tính hấp dẫn bằng cách đưa ra một số yếu tố kích thích như: cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc nếu mua đợt này sẽ được ưu tiên mua trong những đợt phát hành sau. Với những yếu tố kích thích đó thì có thể khuyến khích nhiều người mua trái phiếu hơn, lượng vốn huy động được sẽ nhiều hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bởi vậy, cần lựa chọn cẩn thận loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, thị trường phát hành và nhà bảo tiêu phù hợp với điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam. Hơn nữa, cũng cần cân nhắc thận trọng giữa việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu với các hình thức huy động vốn khác như đầu tư trực tiếp và vay nợ qua hệ thống Ngân hàng.
2.5. Các nguồn vốn đầu tư khác:
Tổng Công ty còn có thể huy động vốn từ chính những khách hàng của mình (như yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản tiền, khi giao sản phẩm sẽ nhận nốt số tiền còn lại), đồng thời tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khác, nhằm thu được lượng vốn cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình.
Chương 2:
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PH ÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY
I – Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
1. Tình hình tài chính của Tổng Công ty.
Tài chính của Tổng Công ty được thể hiện qua số liệu về tài sản và nguồn vốn. Tài sản gồm có tài sản ngắn hạn (bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền…) và tài sản dài hạn (gồm tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình…). Nguồn vốn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư, vốn vay tín dụng, thương mại…
Tổng Công ty VINACONEX là một trong các doanh nghiệp thí điểm của đề án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tại thời điểm 01/01/2004, Bộ Xây dựng đã thống nhất để VINACONEX thuê 2 công ty kiểm toán độc lập có uy tín vào kiểm toán Tổng Công ty trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Theo kết quả của 2 công ty này, VINACONEX có tổng giá trị tài sản là gần 3.700 tỷ đồng, tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 601 tỷ đồng, giá trị lợi thế kinh doanh tạm tính là 3,1 tỷ đồng, giá trị thương hiệu là 3,5 tỷ đồng.
Từ đó đến nay, Tổng Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tổng tài sản và nguồn vốn đã tăng lên đáng kể. Tình hình tài chính của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam VINACONEX được thể hiện như sau:
1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn.
Cùng với việc ngày càng lớn mạnh, tài sản và nguồn vốn của Tổng Công ty cũng càng tăng thêm rõ rệt, cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, cũng như cả về nguồn vốn chủ sở hữu hay vốn đầu tư. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 đã thống kê đầy đủ số liệu về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn trong năm qua như sau:
Bảng 1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN
Đơn vị tính: VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
9.200.045.756.239
12.221.969.287.749
1
Tiền, các khoản tương đương tiền
1.666.648.149.581
1.664.677.243.656
2
Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
110.270.417.012
238.729.727.203
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
4.493.023.749.463
6.336.029.160.381
4
Hàng tồn kho
2.566.318.637.571
3.435.102.741.232
5
Tài sản ngắn hạn khác
363.784.802.612
547.430.870.277
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
6.157.170.947.919
8.157.043.077.059
1
Các khoản phải thu dài hạn
11.110.836.295
1.443.012.202
2
Tài sản cố định
5.493.155.352.533
7.510.140.807.395
3
Bất động sản đầu tư
208.648.065.405
194.197.595.086
4
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
217.492.519.878
265.301.121.316
5
Tài sản dài hạn khác
226.764.173.808
185.960.541.060
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
15.357.216.704.158
20.379.012.364.808
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX
Bảng 2:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỀ NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: VNĐ
STT
NGUỒN VỐN
Năm 2006
Năm 2007
A
NỢ PHẢI TRẢ
14.044.570.089.959
17.810.464.176.904
1
Nợ ngắn hạn
9.469.809.190.694
8.702.528.786.443
2
Nợ dài hạn
4.574.760.899.265
9.107.935.390.461
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.008.081.554.010
1.887.223.700.711
1
Vốn chủ sở hữu
938.128.761.848
1.829.553.003.591
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
69.952.792.162
57.670.697.120
C
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
304.565.060.189
681.324.487.193
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
15.357.216.704.158
20.379.012.364.808
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (các khoản tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (hàng tồn kho). Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác...
Theo số liệu trên bảng cân đối, ta có tài sản lưu động của Tổng Công ty năm 2006 là 8.726 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 11.436 tỷ đồng , nợ ngắn hạn năm 2006 là 9.470 tỷ đồng, đến năm 2007 là 8.703 tỷ đồng.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn, tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng tỷ số giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Theo số liệu ở bảng trên ta có được, khả năng thanh toán năm 2006 của Tổng Công ty VINACONEX là 0,92, năm 2007 là 1,31. Như vậy, tỷ số thanh toán hiện hành năm nay cao hơn so với năm trước. Điều này cho thấy: mức dự trữ năm nay thấp hơn so với năm trước, là do số lượng sản phẩm bán ra đã tăng lên. Ngoài ra, Tổng Công ty cũng phải sử dụng đến 76,1% giá trị tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ của mình.
Các tỷ số về khả năng cân đối vốn được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ.
Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.
Và hệ số nợ được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Đối với Tổng Công ty VINACONEX, tỷ số nợ năm 2006 là 91,46%, năm 2007 là 87,39%. Như vậy, tỷ số nợ năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ số 87,39% vẫn là rất cao, điều đó thể hiện sự bất lợi với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao.
Tuy nhiên, hệ số nợ lớn như vậy sẽ làm cho Tổng Công ty khó có thể huy động được số vốn cần thiết, vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trả lãi vay vẫn còn tương đối thấp. Vì vậy, Tổng Công ty cần có các giải pháp cụ thể để có thể thu hút được lượng vốn đầu tư cần thiết cho hoạt động phát triển nhà và đô thị của mình.
1.2. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn.
Việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn thường được xem xét dựa trên sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc phân tích này giúp xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Việc thiết lập bảng tài trợ là một cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư.
Bảng 3:
BẢNG TÀI TRỢ CỦA TỔNG CÔNG TY
Đơn vị: tỷ đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
A
TÀI SẢN
1
Tiền và các khoản tương đương
1.667
1.665
2
2
Các khoản phải thu
4.504
6.337
1.833
3
Hàng tồn kho
2.566
3.435
869
4
Tài sản cố định
5.493
7.510
2.017
B
NGUỒN VỐN
1
Vay Ngân hàng
2.218
1.719
499
2
Các khoản phải trả
7.678
9.769
2.091
3
Các khoản phải nộp
137
95
42
4
Vay dài hạn
3.999
7.214
3.215
5
Cổ phiếu
5
97
92
6
Lợi nhuận không chia
26
228
202
TỔNG CỘNG
29.301
39.956
5.260
5.602
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX
Tổng Công ty khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay dài hạn, tăng các khoản phải trả. Trong tổng nguồn vốn được cung ứng là 5.602 tỷ đồng, vay dài hạn là 3.215 tỷ đồng, chiếm tới 57,39% các khoản phải trả; các khoản phải nộp là 2.049 tỷ đồng, chiếm 36,58%. Như vậy, 93,97% tổng số vốn của doanh nghiệp được hình thành bằng vay dài hạn và bằng cách chiếm dụng.
Với tổng nguồn vốn đó, Tổng Công ty đã sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định và các khoản phải thu khác là 3.850 tỷ đồng, chiếm 68,73%; và tài trợ một phần nhỏ cho phần gia tăng dự trữ và cân đối phần giảm vay ngắn hạn.
Tình hình tăng giảm tiền của Tổng Công ty được thể hiện như sau:
Tăng tiền vay dài hạn 3.215 tỷ đồng.
Tăng các khoản phải trả là 2.091 tỷ đồng.
Giảm các khoản phải nộp là 42 tỷ đồng.
Tăng các khoản phải thu 1.833 tỷ đồng.
Tăng lượng hàng tồn kho 869 tỷ đồng.
Đầu tư vào tài sản cố định 2.017 tỷ đồng.
Giảm vay ngắn hạn ngân hàng 499 tỷ đồng.
Trả lãi cổ phần 92 tỷ đồng.
Tiền cuối kỳ giảm 2 tỷ đồng.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty VINACONEX luôn đạt nức tăng trưởng cao và ổn định. Thực hiện phương châm đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, Tổng Công ty VINACONEX luôn tận dụng mọi thế mạnh của mình nhằm phấn đấu xây dựng Tổng Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, từ 20% - 25% trong những năm qua, giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006.
Tổng Công ty VINACONEX hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, chủ yếu là lĩnh vực đầu tư bất động sản. Trong quá trình hoạt động của mình, Tổng Công ty đã thu được rất nhiều thành công to lớn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong giai đoạn 2000 – 2006 được thể hiện qua các biểu đồ tăng trưởng sau:
Biểu đồ 1:
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
Tỷ đồng
2000
1000
3000
4000
5000
0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Nguồn: trang web của Tổng Công ty.
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tía sản xuất mở rộng. Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy doanh thu của Tổng Công ty đã tăng 1 cách đáng kể, từ gần 1.000 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên hơn 5.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2006, đặc biệt trong năm 2002 – 2003, doanh thu của Tổng Công ty đã tăng gần 1.500 tỷ đồng.
Biểu đồ 2:
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG
Tỷ đồng
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Giá trị sản lượng các lĩnh vực khác
Giá trị sản lượng xây lắp
Nguồn: trang web của Tổng Công ty.
Sản lượng của Tổng Công ty tăng vọt một cách đáng kể, từ hơn 2.000 tỷ đồng năm 2000 đến gần 8.000 tỷ đồng năm 2006. Năm 2006, giá trị sản lượng tăng gần 1.000 tỷ đồng so với năm 2005. Trong đó, giá trị sản lượng xây lắp luôn chiếm hơn 50% tổng giá trị sản lượng các lĩnh vực khác. Điều đó thể hiện lĩnh vực đầu tư xây dựng luôn là thế mạnh của Tổng Công ty VINACONEX. Để có được kết quả đó, lượng vốn đầu tư của Tổng Công ty là điều không thể thiếu.
Biểu đồ 3:
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG ĐẦU TƯ
Tỷ đồng
500
1000
1500
2000
2500
3000
4000
3500
4500
0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Nguồn: trang web của Tổng Công ty.
Lượng vốn đã tăng một cách đáng kinh ngạc, từ gần 300 tỷ đồng năm 2000, đã tăng lên hơn 4.000 tỷ đồng vào năm 2006. Đặc biệt, với các biện pháp thu hút vốn hiệu quả, năm 2006, lượng vốn đầu tư của Tổng Công ty đã tăng hơn 2.000 tỷ đồng, gần gấp đôi lượng vốn đầu tư trong năm 2005.
Biểu đồ 4:
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN
Tỷ đồng
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Nguồn: trang web của Tổng Công ty.
Tuy lượng vốn đầu tư thu hút được là khá lớn, nhưng lợi nhuận của Tổng Công ty tăng trưởng chưa tương xứng, năm 2006 chỉ đạt hơn 250 tỷ đồng.
Biểu đồ 5:
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP BÌNH QUÂN
CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
Nghìn đồng/Người/Tháng
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Nguồn: trang web của Tổng Công ty VINACONEX
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu cũng như vốn đầu tư đạt được, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty cũng tăng một cách đáng kể, trung bình đạt hơn 1,8 triệu đồng/người/tháng, một mức thu nhập khá cao so với tình hình thu nhập bình quân ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007.
Năm 2007 là năm đầu tiên VINACONEX hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong đó Tổng Công ty Cổ phần VINACONEX đóng vai trò Công ty mẹ và các công ty cổ phần thành viên là các công ty con. Năm 2007 cũng là năm có nhiều biến động bất lợi cho các doanh nghiệp xây dựng như: Chi phí nguyên vật liệu tăng liên tục (đặc biệt là sắt thép, xi măng và nhiên liệu), công tác đền bù và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công xây dựng, vốn vay tín dụng bị hạn chế…
Tuy vậy, với sự nỗ lực lớn của toàn Tổng Công ty, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 đã đạt được thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VND
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.708.592.380.019
5.447.487.708.340
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
1.904.063.211
6.889.965.874
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.706.688.316.808
5.440.597.742.466
4
Giá vốn bán hàng
5.118.609.213.610
4.763.664.735.852
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
588.079.103.199
676.933.006.614
6
Doanh thu hoạt động tài chính
83.988.104.501
100.875.360.594
7
Chi phí tài chính
216.411.291.930
193.582.999.159
Chi phí bán hàng
49.678.678.524
50.818.968.064
Chi phí quản lý doanh nghiệp
288.339.226.590
226.663.183.158
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
117.638.010.655
306.743.216.827
9
Thu nhập khác
41.180.611.078
39.427.016.582
10
Chi phí khác
21.928.136.495
17.117.910.010
11
Lợi nhuận khác
19.252.474.583
22.309.106.572
12
Lợi nhuận từ Công ty liên kết, liên doanh
17.945.050.284
5.240.931.635
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
154.835.535.522
334.293.255.034
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
30.424.170.685
25.607.098.865
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
--
--
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
124.411.364.837
308.686.156.169
17
Lợi ích của cổ đông thiểu số
42.414.924.096
54.571.256.161
18
Lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty
81.996.440.741
254.114.900.008
Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX
Tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.
Áp dụng vào Tổng Công ty VINACONEX, ta có khả năng sinh lãi năm 2006 là 1,42%, năm 2007 là 4,66%. Như vậy, mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm nay đã tăng gấp 3 lần so với năm trước. Có được điều đó là do doanh thu năm nay vẫn giữ nguyên được mức sản lượng, trong khi đó các chi phí khác giảm đáng kể, và kết quả là chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng cao.
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có được tỷ trọng của các hoạt động sản xuất, đầu tư trong năm 2007 của Tổng Công ty như sau:
Bảng 5:
CƠ CẤU DOANH THU, LỢI NHUẬN TỔNG CÔNG TY NĂM 2007
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Doanh thu năm 2007
Lợi nhuận trước thuế 2007
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
Hoạt động SXKD
7.047
97,16%
559
117,38%
Xây lắp
4.556
62,81%
123
25,87%
Bất động sản
1.268
17,48%
308
64,72%
SXCN, VLXD
738
10,17%
96
20,20%
Kim ngạch Xuất nhập khẩu
315
4,34%
21
4,43%
Riêng XKLĐ
61
0,84%
17
3,57%
Tư vấn
53
0,73%
4
0,86%
Dịch vụ
101
1,39%
5
1,05%
Khác
17
0,23%
1
0,25%
2
Hoạt động tài chính
125
1,72%
-125
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX.DOC