* Về các đối tác Việt nam: các doanh nghiệp Nhà nước là đối tác chủ yếu trong các liên doanh. Dường như không có các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả các Công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức đoàn thể. Sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Nhà nước như vậy là do chủ trương của Nhà nước nhằm vừa khai thác vừa bảo vệ tốt nguồn lợi Thuỷ sản. Tuy nhiên điều này cho thấy sự chưa hợp lý và Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức ngoài quốc doanh thu hút nguồn vốn vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tất yếu sẽ tận dụng được mọi tiềm năng của chúng ta và tạo ra tác động tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước.
* Đối tác nước ngoài: Nguồn FDI vào lĩnh vực Thuỷ Sản chủ yếu từ các nước lân cận ở Châu Á: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Philipines, Malaixia, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số các nước từ Châu Âu, liên bang Nga, Pháp, Ailen, Canada, và các nước khác. Úc, Mỹ, Thuỵ Sĩ,
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Thủy sản Việt Nam thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý do khách quan hay chủ quan thì hiện tượng này vẫn cho thấy đầu tư vào thủy sản là khó có hiệu quả cao như mong muốn.
Bảng 7: Các dự án còn giấy phép hoạt động (theo năm dự án) tính đến 1999
Năm cấp giấy phép
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
Tổng
Số dự án
1
0
2
0
2
4
6
10
7
10
4
42
Bảng 8: Số dự án hết hạn (đến 1/1/98)
Năm
89
90
Tổng
Số dự án
1
2
3
Nguồn: Bộ Thủy sản
Theo bảng 7, số dự án còn giấy phép hoạt động có chiều hướng tăng theo từng năm về số lượng. Đây cũng là sự tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới mở cửa. Riêng năm 1998, do có sự thực hiện phân cấp giấy phép (việc cấp giấy phép cho các dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD thuộc thẩm quyền của các UBND các tỉnh) cho nên số liệu có thể chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, theo thống kê mà Bộ Thủy sản thu nhận được thì trong năm 98 có 4 dự án đầu tư trong đó 3 dự án là hình thức liên doanh và 1 dự án là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tổng số vốn đầu tư của 5 dự án này là 2.486.419 USD. Trong hai tháng đầu năm 1999. Các tỉnh Quảng Ninh và Quảng Ngãi cũng đã cấp hai dự án 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 750.000 USD.
Bảng 9: So sánh tỷ lệ số dự án đã giải thể với tổng số các dự án đã được cấp giấy phép.
Năm
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
Tổng
Số dự án được cấp phép
4
7
13
10
7
7
8
12
7
10
4
89
Số dự án bị giải thể (tính theo năm cấp giấy phép)
3
6
9
10
5
3
2
2
0
0
0
40
Chiếm tỷ lệ %
75
85,7
69,2
100
71,43
42,86
25
16,67
0
0
0
44,94
Nguồn: Bộ Thủy sản
Qua số liệu trên chúng ta nhận thấy trong thời gian đầu thực hiện hợp tác đầu tư số dự án bị giải thể so với số dự án được cấp giấy phép chiếm tỷ lệ cao. Trong năm 1991 có 10 dự án được cấp giấy phép thì cả 10 dự án đều bị rút giấy phép trước thời hạn. Từ năm 1993 do có kinh nghiệm hơn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài nên tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống.
2. Lĩnh vực đầu tư
Các lĩnh vực hoạt động của thủy sản bao gồm:
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Chế biến thủy sản
+ Khai thác thủy sản
+ Dịch vụ hậu cần nghề cá.
Trong các lĩnh vực trên có sự phân bố không đồng đều nguồn vốn đầu tư trực tiếp, hiện nay các nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực của các dự án còn giấy phép hoạt động từ 1988 - 1998 Đơn vị: USD
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
Tỷ lệ %
Vốn đầu tư
Tỷ lệ % so với tổng số vốn đầu tư
Tổng số dự án còn giấy phép
46
100
146.622.980
100
Nuôi trồng thủy sản
25
54,35
68.263.531
46,56
Chế biến thủy sản
17
36,96
52.902.049
36,08
Dịch vụ hậu cần nghề cá
4
8,69
25.457.400
17,36
Biểu 1: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực của các dự án còn giấy phép hoạt động từ 1988-1998
Trong tổng số 46 dự án còn giấy phép hoạt động thì lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với 25 dự án chiếm 54,35% tổng số dự án và 46,56% tổng số vốn, số vốn trung bình cho một dự án là 2.730.541,24 USD. Tiếp đến là lĩnh vực chế biến thủy sản: 17 dự án chiếm 36,96% số dự án và bằng 36,08% tổng số vốn FDI. Số vốn trung bình cho một dự án là 3.111.885,235 USD, nhiều hơn số vốn trung bình của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có số dự án còn quá ít. Thực tế 4 dự án trên là các dự án sản xuất về lưới sợi, cho thuê kho vận và sản xuất sơn mài từ nguyên liệu vỏ trai, chỉ có một dự án về đóng mới và sửa chữa tàu đánh cá. Không có các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu bến, kho xưởng, dầu nước...Đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm và không ổn định. Tổng số vốn đầu tư cho một dự án là 6.364.350USD. Đây lại là lĩnh vực có số vốn đầu tư trung bình lớn nhất. Cho đến nay lĩnh vực khai thác hải sản không còn một dự án nào và chúng ta cũng chưa có chủ trương thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Nhìn chung xét theo lĩnh vực đầu tư thì nuôi trồng thuỷ sản vẫn được đầu tư nhiều nhất, tiếp đến là chế biến thuỷ sản. Tuy nhiên, lại rất khó tổng hợp những số liệu này bởi vì trong một số dự án có sự liên quan với nhau về các mục đích. Ví dụ trong bảng 12 không có các dự án vào lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá riêng vì: mục tiêu hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá không lớn và hầu hết đều gắn thêm vào với các mục tiêu hoạt động khác. Thực tế các dự án bị giải thể trước thời hạn đa số đều chưa triển khai hết các mục tiêu hoạt động được đề ra trong dự án.
Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực của các dự án đã hết hạn hoặc giải thể trước hạn từ 1988 đến 1/1/99
Đơn vị USD
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Tỷ lệ % so với vốn đầu tư
Tổng số dự án đã giải thể
43
193.889.452
100
Nuôi trồng thủy sản
15
128.571.600
66,31
Chế biến thủy sản
14
27.625.000
14,25
Khai thác thủy sản
14
37.692.852
19,44
Nguồn:Bộ Thủy sản
Biểu 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực của các dự án đã hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn từ 1988 đến 1/1/99
Trong 43 dự án bị rút giấy phép thì các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khai thác hải sản có số dự án tương đương sau:
+Nuôi trồng thủy sản:15 dự án bị giải thể
+Chế biến thủy sản và khai thác hải sản đều có 14 dự án bị giải thể.
Tuy nhiên tỷ lệ % vốn bị giải thể của lĩnh vực nuôi trồng là lớn nhất, chiếm 66,31% tổng số vốn, sau đó là lĩnh vực khai thác hải sản, chiếm 19,44%và cuối cùng là chế biến thủy sản chiếm 14,25%. Không có dự án nào về dịch vụ hậu cần nghề cá bị giải thể.
Cần phải nói thêm rằng các liên doanh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có mục tiêu hoạt động vào lĩnh vực khai thác hải sản trên biển đã ra đời rầm rộ trong những năm từ 1990 đến 1992. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng trong 3 năm 1990 - 1991 - 1992 đã có 14 liên doanh được cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, do hoạt động không có hiệu quả, việc quản lý an ninh quốc phòng trên biển không quản lý được, cơ sở hậu cận trên bờ không đáp ứng được nên việc bao tiêu sản phẩm do phía nước ngoài đem về nước bán hoặc bán trên biển rồi nộp tỷ lệ lãi cho phía Việt Nam... do đó đến 7/1994 các dự án có mục tiêu hoạt động khai thác trên biển đều bị rút giấy phép trước thời hạn. Sau đó nhiều tỉnh, doanh nghiệp có hướng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, nhưng việc xin giấy phép không giải quyết được bởi vướng chỉ thị 250/CP (ngày 2/7/1992 về việc điều chỉnh các hoạt động hợp tác liên doanh nghề cá với nước ngoài trên biển Việt Nam). Việc phải xin ý kiến nhiều Bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... rồi lại quay về xin ý kiến Chính phủ... Nhiều khi kéo dài hàng năm phía nước ngoài không chờ đợi được lại bỏ.
3. Hình thức đầu tư
Bảng 13 : Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản theo loại hình đầu tư từ 1988-1/1/99 Đơn vị : USD
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tỷ lệ % so với số dự án
Vốn đầu tư
Tỷ lệ % so với vốn đầu tư
Tổng số dự án
89
100
340.512.432
100%
100% vốn nước ngoài
23
25,84
80.291.000
23,58%
Xí nghiệp liên doanh
54
60,67
254.426.432
74,72%
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
12
13,49
5.795.000
1,7%
Trong số 89 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Thủy sản có đến 54 dự án thuộc loại hình doanh nghiệp liên doanh, chiếm 60,67% tổng số dự án và bằng 74,59% tổng số vốn đầu tư trực tiếp cho toàn ngành.
-Loại hình 100% vốn nước ngoài có 23 dự án ( chưa được 1/2 số dự án của loại hình liên doanh) chiếm 25,84% số dự án và 23,58% tổng số vốn FDI.
-Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 12 dự án (gần bằng 1/2 số dự án của loại hình 100% vốn nước ngoài) chỉ chiếm 13,49% tổng số dự án và 1,7% tổng số vốn FDI, đây cũng là loại hình có mức vốn trung bình cho một dự án thấp nhất: 482.916,67USD
Bảng 13: Vốn đầu tư theo hình thức đầu tư của các dự án giải thể trước hạn từ 1988 - 1/1/1999 Đơn vị: USD
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Tỷ lệ % so với vốn
Tỷ lệ % so với dự án
Tổng số dự án
40
193.053.452
100
100
100% vốn nước ngoài
2
1.120.000
0,58
5
Xí nghiệp liên doanh
31
188.074.452
97,42
77,5
HĐHTKD
7
3.859.000
2
17,5
Biểu 3 : Tỷ lệ % số dự án giải thể trước hạn từ 1988 - 1/1/1998
a, Theo số vốn
b, Theo số dự án (40 dự án)
Có 40 dự án bị giải thể trước thời hạn trong đó chiếm nhiều nhất là hình thức xí nghiệp liên doanh: 31 dự án chiếm 77,5% số dự án tương đương 97,42% số vốn FDI
- 7 dự án giải thể thuộc hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 17,5% so với số dự án và bằng 2% số vốn
- Chỉ có 2 dự án thuộc loại hình 100% vốn nước ngoài bị giải thể trước thời hạn chiếm 5% so với số dự án và chỉ chiếm 0,58% so với tổng số vốn.
Bảng 15: Vốn đầu tư theo hình thức đầu tư của các dự án còn giấy phép hoạt động từ 1988 - 1/1/1999.
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tỷ lệ so với dự án (%)
Vốn pháp định
Vốn đầu tư
Tỷ lệ vốn đầu tư (%)
Tổng số dự án
46
100
77.816.221
146.622.980
100
100% vốn nước ngoài
21
45,65
39.431.000
79.171.000
54
Xí nghiệp liên doanh
23
50
37.485.221
66.351.980
45,25
HĐ HTKD
2
4,35
900.000
1.100.000
0.75
Biểu 4: Tỷ lệ % số dự án còn giấy phép hoạt động cho đến 1/1/98.
a, Theo số vốn b, Theo số dự án (46 dự án)
Qua các bảng biểu trên chúng ta nhận thấy trong tổng số dự án xin cấp phép từ 1988 - 1998 thì hình thức xí nghiệp liên doanh chiếm nhiều nhất 54 dự án, tuy nhiên lại bị giải thể nhiều nhất 31 dự án chiếm, số dự án còn lại 23 dự án chiếm 50% tổng số dự án và 45,25% tổng số vốn. Tiếp đến là loại hình 100% vốn nước ngoài 23 dự án. Đây cũng là loại hình bị giải thể ít nhất (2 dự án). Số dự án còn lại là 21 dự án chiếm 45,65% tổng số dự án tương đương 54% tổng số vốn đầu tư toàn ngành.
Còn Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ còn 2 dự án chiếm 0,75% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên đây là loại hình có 3 dự án hết hạn đúng giấy phép.
Như vậy có thể nói, xu hướng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có khả năng mang lại hiệu qủa hơn so với các loại hình khác và tỷ trọng vốn đầu tư của loại hình này cũng lớn hơn so với hình thức liên doanh và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thực tế liên doanh với ta thì hầu hết khả năng tài chính ta không có (chủ yếu góp vốn bằng tiền thuê mặt đất, mặt nước và nhà xưởng). Trình độ sản xuất, trình độ quản lý và ngoại ngữ của cán bộ, công nhân Việt Nam nhìn chung yếu. Do đó việc điều hành trong hoạt động của liên doanh cũng có phần khó khăn và kém hiệu quả.
Còn lại hai hình thức xí nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh thực sự vốn của phía Việt Nam đa số chỉ chiếm 30% tổng số. Như vậy thực sự hiệu quả về phía ta là không đáng kể. Có chăng là chỉ có ý nghĩa về giải quyết việc làm cho một số lao động ở vùng có dự án.
4. Đối tác đầu tư.
* Về các đối tác Việt nam: các doanh nghiệp Nhà nước là đối tác chủ yếu trong các liên doanh. Dường như không có các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả các Công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức đoàn thể. Sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Nhà nước như vậy là do chủ trương của Nhà nước nhằm vừa khai thác vừa bảo vệ tốt nguồn lợi Thuỷ sản. Tuy nhiên điều này cho thấy sự chưa hợp lý và Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức ngoài quốc doanh thu hút nguồn vốn vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tất yếu sẽ tận dụng được mọi tiềm năng của chúng ta và tạo ra tác động tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước.
* Đối tác nước ngoài: Nguồn FDI vào lĩnh vực Thuỷ Sản chủ yếu từ các nước lân cận ở Châu á: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Philipines, Malaixia, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số các nước từ Châu Âu, liên bang Nga, Pháp, Ailen, Canada, và các nước khác. úc, Mỹ, Thuỵ Sĩ,
Biểu 5: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước.
a.Tỷ lệ % theo số dự án
b. Tỷ lệ % theo tổng số vốn
Trong tổng số 46 dự án còn giấy phép đầu tư (đến 1/1/99) thì có 14 dự án của Đài Loan chiếm 30,34% số dự án chiếm 29,66% tổng vốn đầu tư vào ngành. Tiếp đến là Nhật Bản với 6 dự án bằng 13,04% tổng số dự án chiếm 9,97% tổng số vốn. Singapore cũng có 6 dự án chiếm 7,28% tổng số vốn, tiếp đến là 4 dự án của Hồng Kông, 3 dự án của Nga, 2 dự án của Mỹ, 2 dự án của Trung Quốc, 2 dự án của Canada và các nước còn lại Thái Lan, Philipine, Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc, Ai Len, Malaixia, đều chỉ có 1 dự án
Từ các số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy môi trường đầu tư của ngành Thủy sản chưa gây được sự chú ý nhiều của các nhà đầu tư phương Tây và Mỹ là những nước có nguồn vốn phong phú và kỹ thuật cao. Như vậy, các nước lớn có khả năng chi phối sự phát triển kinh tế của thế giới và khu vực vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực thủy sản của Việt nam.
II - Đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài trong ngành Thuỷ Sản thời gian qua.
Đánh giá chung
1.1.Những ưu điểm chủ yếu
Từ những phân tích trên chúng ta có thể sẽ khẳng định rằng hoạt động ĐTTT nước ngoài vào ngành Thuỷ Sản là kém hiệu quả và không có gì nổi bật. Nhưng không vì thế mà chúng ta không thúc đẩy hoạt động đầu tư để phát triển lĩnh vực này và hơn nữa cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế Việt nam nói chung và việc phát triển ngành Thủy sản nói riêng. Cụ thể:
- Đóng góp vốn cho nền kinh tế: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng vào sản xuất và phục hồi cơ sở vật chất của ngành. Nguồn FDI hiện chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư phát triển ngành Thuỷ sản. Mặc dù nguồn vốn này còn quá nhỏ so với các ngành, lĩnh vực khác nhưng không phải là thừa so với một đất nước còn thiếu vốn như nước ta.
- Về chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý: Một kết quả không kém phần quan trọng của ĐTTT là ngành đã tiếp nhận được một số công nghệ tiên tiến cụ thể như câu cá ngừ biển sâu của Nhật Bản. Đưa được một số ngành nghề mới, kỹ thuật mới vào trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến Thuỷ sản. Đi đôi với việc nhập khẩu thiết bị máy móc đã tiếp nhận được các phương pháp quản lý hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến về tổ chức sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Lực lượng thất nghiệp của chúng ta ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, lao động dồi dào, giá rẻ là một lợi thế nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua đó tạo nguồn thu nhập nhanh, đỡ tốn kém so với đầu tư vào công nghệ mới. Trong hơn 10 năm qua kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài ban hành các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành Thuỷ sản đã thu hút hơn 5000 lao động ở các vùng có dự án triển khai, chưa kể hàng nghìn lao động làm việc ở các khâu xây dựng cơ bản và trong nghề phụ trợ cho hoạt động của xí nghiệp. Bên cạnh đó còn đào tạo thêm nhiều công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu: FDI giúp nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, với bao bì mẫu mã hấp dẫn phù hợp, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, giảm bớt sự thất thoát sau thu hoạch, hạn chế tình trạng xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, chuyển sang xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, nhờ đó trong 11 năm qua (1988 - 1998) đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Với các dự án hiện còn giấy phép hoạt động đã thu được trên 100 triệu USD. Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu dần dần khẳng định vị trí của mình trên 50 thị trường của các nước trên thế giới.
- Sự góp mặt của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo môi trường cạnh tranh giúp các doanh nghiệp trong nước vươn lên học tập kinh nghiệm quản lý, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, thay đổi cách nhìn về thị trường, quen dần với tập quán làm ăn quốc tế. Đội ngũ cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác đầu tư với nước ngoài ngày một trưởng thành có kinh nghiệm.
Một số kết quả bước đầu của các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như đã nêu trên cho thấy lợi ích quan trọng mà nhà đầu tư có thể mang lại là trang bị công nghệ kỹ thuật mới hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, bí quyết kỹ thuật của các nước đi trước. Từng bước xây dựng lại cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành, giảm bớt lao động thất nghiệp và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đây là những mục tiêu quan trọng, là lợi ích căn bản đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
1.2. Những tồn tại.
Từ những nhận xét chung trên chúng ta thấy rằng đầu tư trực tiếp vào ngành Thuỷ sản bước đầu đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành. Tuy nhiên trong những bước đi ban đầu đó không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại. Cụ thể:
- Về việc thực hiện các nội dung hoạt động nghề cá đã ghi trong giấy phép đầu tư thì đa số các liên doanh chưa thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong giấy phép. Có liên doanh chỉ mới tiến hành khâu khai thác như liên doanh Vũng Tàu - Sirichai, liên doanh Thai - Pochana, liên doanh Minh Thái, có liên doanh chỉ mới tiến hành khâu nuôi trồng như liên doanh ChangNam. Có liên doanh chỉ mới tập trung thời gian cho khâu địa điểm xây dựng cơ sở hậu cần, thậm chí có liên doanh phải kết thúc dự án trước thời hạn... Chỉ có được một số liên doanh có nhiều cố gắng và đã thực hiện tương đối đầy đủ nội dung đã ghi trong giấy phép đầu tư.
- Về việc góp vốn của hai bên: Nhìn chung việc góp vốn rất chậm, chưa đúng tiến độ, phía Việt Nam nhiều đơn vị không có vốn để góp như ở các liên doanh ChangNam, Vũng Tàu - Sirichai, SK2 và Thai - Pochana. Phía nước ngoài thấy Việt Nam góp vốn ít hoặc không có vốn để góp nên cũng không tích cực trong việc góp vốn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai các nội dung hoạt động đã được ghi trong giấy phép đầu tư.
- Về phương thức quản lý: Do năng lực của cán bộ Việt Nam trong liên doanh và một phần do thực lực của phía Việt Nam còn yếu, nên ở một số liên doanh triển khai các mặt hoạt động chưa đúng tính chất của liên doanh: ở liên doanh SK2, phía nước ngoài toàn quyền nhập và định giá các vật tư, trang bị đưa vào liên doanh, cũng như xuất các sản phẩm thuỷ sản, tuỳ tiện vay vốn nước ngoài, khi lỗ (4,2 tỷ) thì hai bên chịu, hay như ở liên doanh Thai - Pochana: Khoán việc quản lý tàu thuyền cho phía nước ngoài, phía Việt Nam chỉ thu tiền định mức trên đơn vị tàu.
- Về tổ chức nhân sự: một số liên doanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư có thay đổi thành viên trong Hội đồng quản trị nhưng không làm rõ về mặt pháp lý để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới việc triển khai các nội dung được phép hoạt động. Về nhân sự trong hội đồng quản trị: hầu hết các liên doanh chưa làm đầy đủ thủ tục pháp lý hoá nhân sự các chức danh trong hội đồng quản trị để hoạt động đúng luật pháp.
- Về hiệu quả hoạt động: Có một số liên doanh bước đầu làm ăn tương đối có hiệu quả, các liên doanh còn lại gặp nhiều khó khăn hoặc mới bắt đầu triển khai hoạt động. Do đó mục đích tăng cường cơ sở vật chất của ngành và tăng thu nhập cho Nhà nước từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt còn rất thấp so với nhu cầu thực tế cũng như so với mục tiêu dự án đặt ra.
- Về địa điểm: Đa số các dự án được xây dựng vội vã, khâu khảo sát ban đầu xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật làm chưa kỹ nên khi triển khai thực hiện gặp khó khăn phải thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ hoạt động của liên doanh.
- Việc tìm hiểu thực lực về tài chính cũng như ý đồ liên doanh và tư cách pháp nhân của đối tác còn sơ sài dẫn đến nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động. Trong đa số các trường hợp phía Việt Nam chưa thực sự kiểm tra, kiểm soát được tàu thuyền cũng như sản phẩm đánh bắt được, chủ yếu do ta chưa chuẩn bị được đội ngũ thuỷ thủ có tay nghề, có ngoại ngữ. Đội ngũ kiểm soát viên còn yếu cả về lực lượng lẫn chất lượng.
2. Một số đánh giá cụ thể.
2.1. Về tình hình các liên doanh khai thác hải sản.
Qua các bảng số liệu ở trên cho thấy đến nay không còn một dự án nào về khai thác hải sản. Mặc dù trong những năm từ 90 - 92 lĩnh vực này đã thu hút được rất nhiều đối tác. Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng trong ba năm 90 - 91 - 92 đã có 14 liên doanh được cấp giấy phép đầu tư khai thác hải sản trên biển, nhưng tất cả đều bị rút giấy phép vì nhiều lý do khác nhau. Đây là thời kỳ đầu có luật đầu tư nước ngoài vì vậy các dự án của ta thường xây dựng với quy mô rất “lạc quan”. Các dự án mang tính chất cầu toàn, liên hoàn, khép kín từ khai thác đến nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ liên doanh Thai - Pochana, Minh Thái, Chiến Thắng Strale và Đại Khánh... Mục tiêu chủ yếu của các liên doanh là khai thác hải sản cho nên khi triển khai dự án hầu hết các liên doanh chỉ triển khai phần khai thác trên biển còn các mục tiêu hoạt động trên bờ khác như xây nhà máy chế biến làm ao đầm nuôi thuỷ sản rất cầm chừng. Mặt khác các chủ đầu tư của Việt Nam lại ít chú ý đến khả năng tài chính của mình cũng như tìm hiểu về thực lực và mục đích đầu tư của đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, thực tế hoạt động của các liên doanh cho thấy phía ta bộc lộ rất nhiều sự yếu kém trong quản lý, trong hoạt động sản xuất của liên doanh. VD: trình độ kỹ thuật, sức khoẻ, ngoại ngữ của cán bộ, công nhân Việt Nam rất yếu. Bộ máy lãnh đạo tham gia liên doanh của phía Việt Nam mang tính cơ cấu nhiều hơn. Chính những lý do đó đã dẫn đến nhiều liên doanh thua lỗ, bỏ dở như: Công ty liên doanh Vũng Tàu - Sirichai với Thái Lan (phía Việt Nam lừa bạn mua 14 tàu đã hết niên hạn sử dụng của mình để góp vốn vào liên doanh. Khi liên doanh hoạt động chi phí sửa chữa tàu cao và năng suất tàu ra khơi giảm. Phía nước ngoài tìm cách khắc phục song không cứu vãn nổi. Đã thế đối tác phía Việt Nam giải thể doanh nghiệp nhưng không bàn bạc và báo cho phía bạn biết. Bạn đã yêu cầu rất nhiều lần cho đối tác mới nhưng ta không đáp ứng được). Có thể nói đây là một điển hình về sự yếu kém của phiá ta.
Một ví dụ khác, liên doanh chế biến đồ hộp Surat Kiên Giang, phía Việt Nam hoàn toàn phó thác cho nước ngoài mọi khâu trong sản xuất: từ khai thác thu mua nguyên liệu, giá cả nguyên liệu phụ gia và giá bán sản phẩm... tất cả đã dẫn đến chỉ hơn hai năm hoạt động sự thua lỗ lên đến 4 triệu USD ...
Liên doanh Thai - Pochana với Thái Lan do việc xây dựng dự án không phù hợp với khả năng tài chính, mặt khác khâu khảo sát địa điểm không cẩn thận đã dẫn đến triển khai hoạt động chỉ có một lĩnh vực khai thác trên biển. Nhưng thực chất việc khai thác này cũng chỉ là khoán mức thu sản phẩm trên mỗi tàu. Không quản lý được hoạt động của tàu trên biển (Các đoàn kiểm tra hoạt động của các liên doanh nước ngoài, do UBND về hợp tác và đầu tư tổ chức hồi tháng 5/ 1993 đã kết luận đề nghị giải thể).
Tuy vậy, các liên doanh chính thức theo luật ĐTNN tại Việt Nam không có vi phạm nào về an ninh quốc phòng mà phải bị xử lý theo pháp luật cả. Về vấn đề này cần phải đề cập đến lĩnh vực hoạt động thương mại khá phổ biến trong những năm 1990 - 1993. Đó là hoạt động mua bán tàu trả chậm giữa ta và một số nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật... Một số chủ đầu tư nước ngoài đã lợi dụng triển khai thực hiện hợp đồng mua bán tàu trả chậm bằng sản phẩm, đưa người vào Việt Nam trái phép, đánh bắt ngoài phạm vi được phép và buôn lậu... đã làm mất trật tự an ninh trên biển nghiêm trọng. Chính vào thời điểm này Chính phủ ta đã ra chỉ thị 250/CP ngày 2/7/1992 về việc chấn chỉnh các hoạt động hợp tác liên doanh nghề cá với nước ngoài trên biển Việt Nam.
Cũng chính vì vậy, sau chỉ thị này lần lượt các liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài có khai thác trên biển mà hoạt động kém hiệu quả đều bị giải thể và rút giấy phép trước thời hạn. Cho đến giữa năm 1994 có thể nói là không còn liên doanh nào về lĩnh vực khai thác hải sản trên biển Việt Nam nữa.
Với hoạt động thương mại mua bán tàu trả chậm cũng vậy. Sau chỉ thị 130/CP của Chính phủ, việc mua bán tàu các nước cũng được lần lượt giải quyết dứt điểm: hoặc là trả lại, hoặc là mua đứt. Tính đến nay số tàu trong diện này đã được giải quyết như sau:
- Xí nghiệp liên hiệp thuỷ sản Hải Phòng đã mua đứt 5 tàu câu. (Trong đó 3 tàu của Nhật và hai tàu của Thái Lan).
- Tỉnh Nam Định đã mua đứt 12/20 tàu của Trung Quốc.
- Tổng Công ty Hải sản Biển Đông đã mua 6 tàu câu của Nhật.
- Tỉnh Quảng Ninh mua 4 tàu của Trung Quốc
Trong khi số tàu trước đây hoạt động trên biển Việt Nam theo phương thức này lên đến hàng trăm chiếc. (Tàu Trung Quốc, số tàu đăng ký chính thức là 120 chiếc, cho đến khoảng tháng 7/1994 có đến 17 liên doanh có mục tiêu hoạt động khai thác trên biển Việt Nam đều bị rút giấy phép trước thời hạn. Việc Nhà nước rút giấy phép đầu tư nhìn chung là đúng bởi vì đa số các doanh nghiệp đều hoạt động rất kém hiệu quả hoặc là đã không triển khai được.
Sau đó nhiều tỉnh, doanh nghiệp có hướng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, nhưng việc xin giấy phép không giải quyết được bởi vướng chỉ thị 250/CP. Việc phải xin ý kiến của nhiều Bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và đầu tư ... rồi lại quay về xin ý kiến Chính phủ... nhiều khi kéo dài hàng năm phía nước ngoài không chờ đợi được lại bỏ.
Đối với nước có nhiều diện tích biển và đảo như nước ta, việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hết sức cần thiết và cấp bách. Vấn đề kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cũng như khai thác nguồn tài nguyên quốc gia. Muốn đạt được mục đích này, Nhà nước và ngành thuỷ sản phải có sự nỗ lực rất lớn cả về chính sách và biện pháp thực hiện.
2.2. Về cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12636.DOC